Đây là ý kiến của LS ông Lê Công Định dựa theo căn cứ luật pháp của Pháp nhé:
Liên quan đến vụ đấu giá ấn và kiếm của cựu hoàng Bảo Đại, vài học giả Việt Nam đã viện dẫn Điều 2276 của Bộ Dân luật Pháp để kết luận rằng CHXHCNVN có quyền đòi lại ấn kiếm bị "lạc mất".
Tuy nhiên, Điều 2276 đã được quý học giả ấy trích dẫn không đầy đủ và cắt đoạn một cách cố tình, nhằm biện minh cho lập luận của họ trong thư gửi cho tổ chức bán đấu giá.
Để mọi người hiểu rõ hơn về điều luật nói trên, tôi xin mạn phép chép lại nguyên văn và tạm dịch sang tiếng Việt dưới đây.
Article 2276 du Code civil:
"En fait de meubles, la possession vaut titre.
Néanmoins, celui qui a perdu ou auquel il a été volé une chose peut la revendiquer pendant trois ans à compter du jour de la perte ou du vol, contre celui dans les mains duquel il la trouve; sauf à celui-ci son recours contre celui duquel il la tient."
(Tạm dịch:
"Đối với động sản, sự chấp hữu có giá trị chứng minh quyền sở hữu.
Tuy nhiên, người nào bị lạc mất hoặc bị đánh cắp một đồ vật có thể truy đòi lại trong vòng ba năm tính từ ngày lạc mất hoặc bị đánh cắp, để chống lại người mà trong tay y đồ vật đó được tìm thấy; không áp dụng đối với trường hợp người này khởi kiện chống lại người mà từ đó y nắm giữ đồ vật.")
Điều khoản trên của Bộ Dân luật Pháp được tu chính bởi Đạo luật số 2008-561 ngày 17/6/2008 tại Điều 2 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/6/2008.
Điều khoản này thuộc Phần 3 quy định về thời hiệu thủ đắc động sản (Section 3: De la prescription acquisitive en matière mobilière), bao gồm Điều 2276 và 2277.
Có thể diễn giải Điều 2276 của Bộ Dân luật Pháp một cách dễ hiểu hơn như sau:
1) Đối với động sản, ai đang nắm giữ đồ vật trong tay thì người đó mặc nhiên được xem là chủ sở hữu.
2) Bên cạnh đó, Bộ Dân luật Pháp cũng dự liệu khả năng người chủ sở hữu thật có thể giành lại quyền sở hữu của mình bằng tố quyền (hay quyền khởi kiện) truy đòi lại đồ vật.
3) Tố quyền truy đòi lại đồ vật mà người chủ sở hữu hợp pháp bị lạc mất hoặc bị đánh cắp, tuy nhiên, chỉ có thể được hành sử trong thời hạn ba năm. Sau thời hạn đó, tố quyền bị triệt tiêu.
Như vậy, nếu viện dẫn Điều 2276 của Bộ Dân luật Pháp, thì chính quyền VN hiện thời khó có thể kiện đòi lại ấn kiếm với lập luận rằng hai bảo vật đó bị "lạc mất" khi cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra từ tháng 12/1946, bởi lẽ thời hiệu ba năm để hành sử tố quyền nói trên đã chấm dứt từ rất lâu.
Anh em tham khảo Nguồn:
https://www.facebook.com/LSLeCongDinh