t không có kiến thức về phật giáo chỉ nghe qua vài sản phẩm của phật giáo như đường xưa mây trắng, vài clip của thầy thích giác khang, m cho t hỏi vài câu hỏi là:
+) vì sao pháp tu của thầy minh tuệ là sai, và tại sao nó lại sai, t nghĩ pháp tu của thích ca chỉ là 1 con đường, nếu đi đường khác mà vẫn đến đích thì cũng không vấn đề chứ sao,
+) chủ thuyết của phật thích ca có phải là dẫn dắt con người đi vào chủ nghĩa hư vô hay không, việc thoát khổ thoát sinh tử có ý nghĩa gì không,
+) những lời nói của đức phật chỉ là phần nổi của tảng băng vì có những tầng tri kiến mà ngôn từ có hình tướng không thể diễn giải được. liệu việc giác ngộ bản chất là nắm bắt được toàn thể tầng ý nghĩa đó, đại ý là thấu được bản chất thuần túy của sự vật hiện tượng.
t mù mờ nên hỏi như vậy
1. Minh Tuệ sai nhiều, Thích Ca ko cổ súy cho khổ hạnh, chính Thích Ca đã từng tu thiền 2 ông thầy, thất bại. Sau đó ổng tu khổ hạnh 6 năm, thất bại, cuối cùng ổng chọn cách của ổng, đó là ly mọi dục vọng, loại trừ tham sân si, diệt ngã, xả tâm, giữ tâm thanh tịnh, tâm bất động, từ đó mới nhập được tứ thiền, tức là tầng thiền cao nhất, từ đó đắc đạo. Tức là cái quan trọng nhất của tu tập là phải giữ cho tâm hồn thật thanh tịnh, cơ thể phải khỏe mạnh, tinh thần phải an lạc thì mới thiền định được. Thực tế Tuệ ngủ ngồi, nên ko thể giữ tâm trí an lạc, lại quá nhiều xáo động xung quanh, nên sáng nào cũng phải có cafe để tỉnh táo. Lịch sử chưa có ai đi khất thực, hoặc tu khổ hạnh mà đắc đạo. Nhưng sai lầm lớn nhất của MT, đó là tin vào phật a di đà, niệm phật a di đà, và tin có thế giới siêu hình, nên cái này ngược với Thích Ca. Nên ai nói tuệ phật sống là ko hiểu đạo phật.
2. Thích Ca ko dẫn dắt con người tới hư vô, mà là chỉ ra con đường giúp mọi người thoát khỏi khổ đau, ngay giây phút hiện tại. Thích Ca muốn cho chúng sinh hiểu là tất cả những gì chúng ta nghĩ là cái tôi, thật ra nó ko tồn tại, tu là để diệt ngã (cái tôi) chứ ko phải là tiến tới hư vô. Thân con người gồm ngũ uẩn tạo thành, con người chết đi, cái ngũ uẩn này tam biến, chỉ còn lại nghiệp lực đi tái sinh ngay lập tức. Tu tập là diệt ngã, giữ cho cái nghiệp lực này nhẹ nhất có thể, để nó ko còn đi tái sinh, lặp lại luân hồi khổ đau mãi mãi. Nghiệp lực được tạo thành là do con người tham sân si, ham muốn dục lạc, làm việc ác, tất cả hoạt động con người tạo ra cái nghiệp lực này. Thuyết nhân quả cũng là từ cái nghiệp lực này mà ra. Làm thiện thì nghiệp lực thiện, nhận được quả thiện và ngược lại.
3. Thích Ca giảng dạy rất trực quan, ko ẩn dụ cao siêu, đó là đám đời sau nhét vô với kinh pháp hoa, king vô lượng thọ, kinh a di đà...Thích Ca chỉ có duy nhất 37 pháp môn để tu tập. Gọi là 37 phẩm trợ đạo. Cực kì trực quan và dễ hiểu. Cái khó nhất là khi thực hành. Làm sao phải ly mọi dục lạc, phải có trí tuệ, sự từ bi vĩ đại, thì mới giữ tâm bất động trước mọi ác pháp từ đó mới nhập được thiền. Cái này rất khó, nên có mấy ai đắc đạo được đâu. Sư Giác Khang chính là một ví dụ điển hình của việc thiền sai, khi thiền ông lại ngỡ mình xuất hồn, thấy cõi vãng sanh cực lạc, thấy có thế giới siêu hình, đây chính là thiền tưởng, do ko giữ được tâm thanh tịnh.