Phong cách kiến trúc Đông Dương (Indochine)

150 năm trc mà có cái ks đẹp vcl
s14.jpg
chi nhánh của continental ở Việt Nam à :v
 
Tiếp nối bài viết này về chủ đề kiến trúc
https://xamvn.chat/r/kien-truc-va-goc-nhin-ve-1-ngoi-nha-dep-cua-nguoi-viet.543168/

Cùng với sự gợi ý của các đồng dâm @slender111223@Serama

s1.png


Tao viết tiếp 1 bài nói về Phong cách kiến trúc Đông Dương hay còn gọi là Indochine.
Ko khó để bắt gặp những công trình mang phong cách này ở các thành phố lớn như HN, SG. Ngày xưa, nếu ai từng xem những phim được sản xuất vào thập niên năm 90 như Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa. Cũng thấy bối cảnh phim có nhiều công trình mang phong cách Indochine.

1.Khởi nguồn
-Đầu tiên, để nói về kiến trúc phải nói về nguyên nhân hình thành ngôn ngữ kiến trúc này.
-Giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Pháp có rất nhiều thuộc địa trên khắp thế giới, trải rộng từ châu Phi sang châu Á và cả châu Mỹ. Một trong các vùng thuộc địa của Pháp là khu vực bán đảo Đông Dương với 3 thuộc địa là Việt Nam, Lào, Campuchia. Thực dân Pháp đã đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa và đầu tư rất nhiều tiền vào khu vực này.
-Vị trí địa lý của Đông Dương nằm giữa Ấn Độ (Indo) và Trung Quốc (China).
Nền văn hóa của các nước bán đảo cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ 2 nền văn hóa lớn Trung - Ấn. Vì thế, Đông Dương có tên quốc tế là được ghép từ Indo – China (Indochina), tiếng Pháp là Indochine.

s3.jpg


-Việc đầu tư và khai thác toàn diện các lĩnh vực kinh tế cũng kéo theo rất nhiều tri thức, nhà tư bản đủ mọi ngành nghề sang VN sinh sống và lập nghiệp. Các tri thức Pháp này ngoài tâm lý luôn hoài niệm về quê hương, họ còn có cái nhìn sâu sắc hơn, tôn trọng hơn dành cho văn hóa, con người bản địa. Ngoài ra với chính sách “cải lương hương chính”, Pháp cố gắng loại bỏ tầng lớp cai trị cũ ở cấp làng xã, hương ấp, thay thế bằng tầng lớp tri thức mới, Tây học hơn. Một trong các lĩnh vực rất được Pháp quan tâm đầu tư đó là xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước thuộc địa.

-Người Pháp đã mang phong cách kiến trúc châu Âu sang VN nhưng nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt nên đã biến tấu đi để phù hợp với môi trường nóng ẩm, mưa nhiều và tập quán sinh hoạt ở đây.
-Cha đẻ của kiến trúc Đông Dương là Ernest Hébrard (1875 – 1933) một KTS danh tiếng tại Paris - Pháp đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá về kiến trúc khi còn theo học tại Trường Đại học Mỹ Thuật Paris. Ông đến Đông Dương năm 1921 và trở thành KTS trưởng của Chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông Dương trong 10 năm. Suốt thời gian đó, Hébrard đã để lại nhiều dấu ấn với các sản phẩm kiến trúc tiêu biêu cho phong cách Á – Âu (hay còn gọi là phong cách Đông Dương -Indochine) như các công trình: Nhà Tài chính Đông Dương, Bảo tàng Louis Finot, Đại học Đông Dương, nhà thờ Cửa Bắc, trường Viễn Đông Bác Cổ, trường Petrus Ký, viện Pasteur…

s4.png

Ernest Hébrard (1875 – 1933)

-Dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng các công trình do KTS Ernest Hebrard thiết kế vẫn luôn được đánh giá là các công trình kiến trúc đẹp, hài hòa và trường tồn với thời gian. Các tác phẩm của ông sở hữu hệ mái ngói nhiều lớp từ kiến trúc phương Đông, nhưng được tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó, tạo nên vẻ đẹp độc đáo góp phần tô điểm kiến trúc đô thị Đông Dương. Và cho đến ngày nay, Phong cách kiến trúc Đông Dương vẫn được rất nhiều nhà phê bình ca ngợi, đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ lẫn văn hóa – lịch sử.

2.Các giai đoạn phát triển của Indochine

Giai đoạn 1:
Giai đoạn áp đặt hay còn gọi là giai đoạn các đô đốc vào thập niên 80, 90 cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20. Người Pháp mang nguyên bản phong cách châu Âu xây dựng công trình thiết kế Đông Dương. Các công trình mang tính chất phòng thủ có thiên hướng quân sự thể hiện tính áp chế, có phần phô trương quyền lực và sự giàu có của chủ nghĩa thực dân.
Giai đoạn 2: từ đầu thế kỷ 20 cho đến thập niên 30, 40 thế kỷ 20. Nét kiến trúc của nước ta không còn mang nét cũ mà chạy theo các trào lưu mới như phong cách Art Nouveau, phong cách Art Deco,… Thiết kế chú trọng vào các giải pháp để thích hợp với khí hậu vùng miền và văn hóa thuộc địa. Đường nét thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất phong có lối trang trí giản dị. Hình khối kết hợp địa phương như sắt cong, họa tiết kỷ hà, mỹ thuật Khmer, Chăm, Hoa,… được ưa chuộng.
Giai đoạn 3: Phong cách sau những năm 1930 nhìn chung nghiêng về phong cách Indochine hiện đại bắt kịp xu hướng thế giới. Đường lối chủ yếu được sử dụng bê tông cốt thép nhiều, hình khối vuông vức, trang trí đơn giản. Thời điểm này phong cách kiến trúc Indochine dần hiện đại hơn. Tuy nhiên qua các giai đoạn, phong cách Đông Dương vẫn giữ được nguyên bản giá trị bản sắc Á Đông.

3.Những đặc điểm của phong cách Indochine
Mặc dù mang nhiều đặc điểm pha trộn với kiến trúc phương Tây, nhưng Indochine vẫn mang những điểm khác biệt cơ bản tạo nên giá trị văn hóa kiến trúc không thể nhầm lẫn của phong cách này, góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc.

-Giải pháp kiến trúc phù hợp khí hậu bản địa
Phần lớn các kiến trúc Indochine đều được bố trí các dãy hành lang rộng rãi chạy dọc theo công trình và thi công vách tường bao rất dày để cách nhiệt & tạo hành lang thông thoáng nhằm giảm thiểu tác động của khí hậu nóng, ẩm miền nhiệt đới. Các lam gió đặc trưng của Á Đông cũng được sử dụng để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Một nét đặc biệt nữa là các công trình phần lớn đều được thiết kế thêm sân trong hoặc giếng trời, mang ánh sáng tự nhiên vào không gian. Nếu những ai đã từng tham quan những công trình Pháp thuộc được xây dựng tại HN hay SG đều dễ nhận thấy điều này. Không gian rất rộng rãi thoáng mát, đón nhiều gió + ánh sáng tự nhiên, tránh được ko khí nóng ẩm vào mùa hè và tránh ẩm mốc vào mùa nồm (tại miền Bắc).

s10.jpg


-Hình khối kiến trúc
Tuy chịu ảnh hưởng của một số phong cách cổ điển, phong cách Art Deco, phong cách Art Nouveau, nhưng phong cách kiến trúc Indochine kết hợp thêm những đường nét hiện đại. Kiểu hình khối lập thể, tổ chức bố cục tự do phóng khoáng, không quá gò bó theo khuôn phép kiến trúc Pháp cổ. Ngoài ra, một số đặc điểm hình khối còn còn lấy cảm hứng từ cổ điển Pháp như là sự kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc. Hình ảnh bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt…

-Vật liệu và kĩ thuật xây dựng
Đây cũng là 1 điểm cho thấy sự pha trộn giữa 2 trường phái Đông - Tây rõ nét
Các công trình mang phong cách Indochine thường được xây dựng với hệ khung bê tông cốt thép chịu lực tốt. Cùng với đó là sự xuất hiện của các phương tiện kỹ thuật mới được tích hợp như cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn… Trong khi đó, các vật liệu đậm chất phương đông như sành sứ nhiều màu, gạch thẻ, gạch caro… được kết hợp mang lại nét giao thoa độc đáo cho phong cách này.

-Đặc điểm mái nhà
Phần mái của các công trình kiến trúc Đông Dương cũng thể hiện nhiều nét độc đáo. Các công trình lớn thường sử dụng mái bằng, trong khi các kiến trúc nhỏ hơn thì thường được lợp mái ngói cổ kính mang hơi hướng Á Đông. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống của văn hóa Việt Nam, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái theo nét đặc trưng của Trung Hoa. Bên cạnh đó, phần mái cũng bắt đầu kết hợp tận dụng hệ thống sê nô chạy dọc phía dưới chân mái để thu nước mưa.

s5.jpg

s11.jpg

Trường trung học Albert Sarraus nay là THPT Trần Phú - HN với mái ngói đặc trưng

+Những công trình nhà mái ngói đỏ là biểu tượng đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam. Mái ngói đỏ thường mang đến cảm giác thân thuộc và thiện cảm mỗi khi nhìn ngắm. Ngói lợp nhà được làm từ đất nung nên có màu đỏ sẫm truyền thống của đất sét đất nung và nó được ưa chuộng với khả năng chống rêu và ẩm mốc vô cùng tốt. Sau này, mái ngói có rất nhiều màu đa dạng phù hợp thẩm mỹ từng ngôi nhà phong cách Indochine.

s2.png


-Đặc điểm hệ cửa
Một trong những đặc trưng mà khi nhìn vào đó chính là hàng loạt cửa sổ được bố trí liền kề vào bao quanh công trình. Loại cửa cuốn vòm thường được sử dụng phổ biến, nhằm đảm bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.

s6.jpg


-Đặc điểm họa tiết
Yếu tố mang âm hưởng văn hóa Việt Nam trong kiến trúc Đông Dương đó chính là các mô típ trang trí được áp dụng, có thể kể đến như pháp vân, lân sư, rồng phụng, cỏ cây hoa lá… của giai đoạn phong kiến xưa. Một vài họa tiết kiểu Khmer – Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết… Kết hợp với lối trang trí kiểu Phục Hưng châu Âu như lan can con tiện, gờ chỉ, tranh tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột…Có lúc còn pha trộn cả những phong cách thời thượng của thế giới lúc bấy giờ như Art Nouveau, Art Déco.

s7.jpg


-Phong cách nội thất
+Theo thời gian, sự giao thoa bởi nhiều nền văn hóa khác nhau đã hình thành nên một phong cách Indochine rất riêng, rất sang trọng nhưng không xa lạ với xu hướng của thế giới. Phong cách Indochine vẫn giữ nguyên bản như buổi đầu phát triển qua từng chất liệu địa phương, những màu sắc nhiệt đới phối hợp hoa văn, hoa tiết bản sắc Việt Nam….. Những vật liệu địa phương đó là bản sắc văn hóa, là cái “hồn” của dân tộc và đề cao giá trị cộng đồng. Một số vật liệu phù hợp với khí hậu nhiệt đới tiêu biểu như tre, nứa, mây, gỗ, gạch…
+Gỗ tự nhiên hầu như xuất hiện dày đặc trong các không gian Indochine. Những khung kết cấu và console của mái nhà, hệ cửa, khung trần nhà, đồ nội thất, vật dụng trang trí, chạm khắc phù điêu, tượng tròn,… đều từ chất liệu gỗ. Gỗ mang vẻ đẹp tự nhiên và dân dã. Ngoài ra, gỗ có tuổi thọ cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt phù hợp với khí hậu Việt Nam.

s8.jpg

s9.jpg


+Những vật dụng trang trí nội thất của phong cách Indochine như vật liệu tre nứa, vật liệu mây tre tạo vẻ đẹp thu hút hoài cổ cho không gian nội thất. Những vật liệu địa phương này có độ bền cao, còn làm mềm không gian sống, tạo cảm giác thanh tao, hài hòa cùng thiên nhiên. Các sản phẩm nội thất Đông Dương từ mây tre trúc được làm thủ công như ghế tựa, sofa, bình phong, mành và cả giỏ đựng đồ.

-Màu sắc
Một số màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất Indochine có hơi hướng hoài cổ, có bản chất nhiệt đới và các màu hiện đại. Màu đỏ sẫm và màu vàng thường được sử dụng ở các công trình cổ như Phố cổ Hội An, các công trình công cộng ở Hà Nội và Sài Gòn. Sở dĩ, hai gam màu đậm chất Indochine là điểm nhấn bản sắc văn hóa vùng miền của phương Đông.
Sau này, màu sắc hiện đại hơn. Gam màu giúp cho không gian nội thất trở nên nhẹ nhàng hơn. Một số tông màu sáng như màu kem, màu trắng, vàng nhạt tạo cảm giác mát mẻ phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam nên được thịnh hành.

4.Các công trình tiêu biểu mang phong cách Indochine

s12.jpg

ĐH Đông Dương sau này là ĐH tổng hợp

s13.jpg

Viện khoa học Đông Dương

s14.jpg

Khách sạn Continental 1878 (khách sạn lâu đời nhất VN)

s15.jpg

s16.jpg

Bưu điện trung tâm Sài Gòn 1886

s17.jpg

s21.webp

Nhà hát lớn Hà Nội 1901

s19.webp

s20.jpg

Khách sạn Metropole 1901

Kết

Sự kết hợp của phong cách kiến trúc phương Tây với với kiến trúc văn hóa bản địa đã khai sinh ra một phong cách thiết kế hài hòa, thẩm mỹ và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng Đông Dương. Dáng dấp của công trình vẫn mang nét rắn rỏi, vững chãi của Phương Tây nhưng kết hợp thêm yếu tố trang trí mềm mại, thích dụng của Phương Đông.
Trải qua quá trình lịch sử đầy biến động, Đông Dương bây giờ đã không còn nữa, do đó những gì từng thuộc về Đông Dương xưa cũ kiến trúc – văn hóa – con người đều vô cùng quý giá và đáng trân trọng!
Nhà đồng bằng bắc bộ bây giờ kiểu nào đẹp Triển đại hiệp ơi?
 
Thời kỳ Pháp thuộc rất nhiều cái thú vị nếu mà chịu tìm hiểu.
Từ chính trị, kinh tế, xã hội. Nhiều khi t tự hỏi là nếu chính quyền Bảo Đại vẫn tồn tại Etat du Viêt Nam. Thì dân tộc mình tránh được đổ máu & văn minh hơn không ?
Đây
https://xamvn.chat/r/dau-khong-thanh-lich-cung-nguoi-trang-an.595872/#post-13967132
 
Mấy dòng tao viết bên trên cũng gọi là có 1 số thông tin rồi đó. Cụ thể hơn thì cần đính kèm thêm nguồn dẫn chứng.

Trên Fb t cũng có nhiều bài share dạng này, rất nhiều. Nguồn tư liệu của t đa số từ nguồn nước ngoài vì nguồn trong nước t tìm mỏi mắt chỉ thấy đi copy của nhau mà toàn cảm tính, không dẫn chứng nên t không đọc. Nếu nhiều anh em thích và ủng hộ t sẽ dành thời gian chia sẻ trên xàm, tổng hợp kiến thữ từ kiến trúc đến nội thất, nói riêng về thuật ngữ ngành, từ nguồn tài liệu nước ngoài.

Ba cái định nghĩa phong cách này nọ thì khách hàng cao cấp họ vững hơn đa số anh em kts nhiều, không chỉ họ có tiền họ trải nghiệm nhiều mà là họ tiếp xúc với nhiều nhân vật lão làng trong ngành, họ có đã từng xây dựng rất nhiều công trình, và họ còn có gốc gác tinh hoa nữa. Thử liên hệ thực tế mà xem, hiện nay anh em kts, thiết kế nội thất đa số là con nhà nông đúng không? Số gốc gác tinh bông theo nghề này đâu có nhiều đâu. Đâu có như thời Pháp thuộc, tinh bông tinh hoa mới vào những ngành nghệ thuật như thế này. Nên là anh em trẻ bây giờ nền tảng về văn hoá, lịch sử chưa được ngon lành, nhất là trải nghiệm thì càng ít. Mà khách hàng của ngành này thì lại hoàn toàn ngược lại, toàn người có tiền, có trải nghiệm, anh em tư vấn mượt làm sao được. Đương nhiên khách hàng cũng có người lọ người trai, nhưng làm về công trình dạng bản sắc văn hoá như Đông Dương thì toàn người có hiểu biết, số ít là đu trend.
Đấy, nếu mà thích thì t dành thời gian viết lách cho anh em đọc.
Hay đấy, ủng hộ
T ngoài ngành nhưng thích tìm hiểu về mấy cái này cũng hóng bài mày
 
Tiếp nối bài viết này về chủ đề kiến trúc
https://xamvn.chat/r/kien-truc-va-goc-nhin-ve-1-ngoi-nha-dep-cua-nguoi-viet.543168/

Cùng với sự gợi ý của các đồng dâm @slender111223@Serama

s1.png


Tao viết tiếp 1 bài nói về Phong cách kiến trúc Đông Dương hay còn gọi là Indochine.
Ko khó để bắt gặp những công trình mang phong cách này ở các thành phố lớn như HN, SG. Ngày xưa, nếu ai từng xem những phim được sản xuất vào thập niên năm 90 như Người đẹp Tây Đô, Những nẻo đường phù sa. Cũng thấy bối cảnh phim có nhiều công trình mang phong cách Indochine.

1.Khởi nguồn
-Đầu tiên, để nói về kiến trúc phải nói về nguyên nhân hình thành ngôn ngữ kiến trúc này.
-Giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Pháp có rất nhiều thuộc địa trên khắp thế giới, trải rộng từ châu Phi sang châu Á và cả châu Mỹ. Một trong các vùng thuộc địa của Pháp là khu vực bán đảo Đông Dương với 3 thuộc địa là Việt Nam, Lào, Campuchia. Thực dân Pháp đã đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa và đầu tư rất nhiều tiền vào khu vực này.
-Vị trí địa lý của Đông Dương nằm giữa Ấn Độ (Indo) và Trung Quốc (China).
Nền văn hóa của các nước bán đảo cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ 2 nền văn hóa lớn Trung - Ấn. Vì thế, Đông Dương có tên quốc tế là được ghép từ Indo – China (Indochina), tiếng Pháp là Indochine.

s3.jpg


-Việc đầu tư và khai thác toàn diện các lĩnh vực kinh tế cũng kéo theo rất nhiều tri thức, nhà tư bản đủ mọi ngành nghề sang VN sinh sống và lập nghiệp. Các tri thức Pháp này ngoài tâm lý luôn hoài niệm về quê hương, họ còn có cái nhìn sâu sắc hơn, tôn trọng hơn dành cho văn hóa, con người bản địa. Ngoài ra với chính sách “cải lương hương chính”, Pháp cố gắng loại bỏ tầng lớp cai trị cũ ở cấp làng xã, hương ấp, thay thế bằng tầng lớp tri thức mới, Tây học hơn. Một trong các lĩnh vực rất được Pháp quan tâm đầu tư đó là xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước thuộc địa.

-Người Pháp đã mang phong cách kiến trúc châu Âu sang VN nhưng nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt nên đã biến tấu đi để phù hợp với môi trường nóng ẩm, mưa nhiều và tập quán sinh hoạt ở đây.
-Cha đẻ của kiến trúc Đông Dương là Ernest Hébrard (1875 – 1933) một KTS danh tiếng tại Paris - Pháp đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá về kiến trúc khi còn theo học tại Trường Đại học Mỹ Thuật Paris. Ông đến Đông Dương năm 1921 và trở thành KTS trưởng của Chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông Dương trong 10 năm. Suốt thời gian đó, Hébrard đã để lại nhiều dấu ấn với các sản phẩm kiến trúc tiêu biêu cho phong cách Á – Âu (hay còn gọi là phong cách Đông Dương -Indochine) như các công trình: Nhà Tài chính Đông Dương, Bảo tàng Louis Finot, Đại học Đông Dương, nhà thờ Cửa Bắc, trường Viễn Đông Bác Cổ, trường Petrus Ký, viện Pasteur…

s4.png

Ernest Hébrard (1875 – 1933)

-Dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng các công trình do KTS Ernest Hebrard thiết kế vẫn luôn được đánh giá là các công trình kiến trúc đẹp, hài hòa và trường tồn với thời gian. Các tác phẩm của ông sở hữu hệ mái ngói nhiều lớp từ kiến trúc phương Đông, nhưng được tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó, tạo nên vẻ đẹp độc đáo góp phần tô điểm kiến trúc đô thị Đông Dương. Và cho đến ngày nay, Phong cách kiến trúc Đông Dương vẫn được rất nhiều nhà phê bình ca ngợi, đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ lẫn văn hóa – lịch sử.

2.Các giai đoạn phát triển của Indochine

Giai đoạn 1:
Giai đoạn áp đặt hay còn gọi là giai đoạn các đô đốc vào thập niên 80, 90 cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20. Người Pháp mang nguyên bản phong cách châu Âu xây dựng công trình thiết kế Đông Dương. Các công trình mang tính chất phòng thủ có thiên hướng quân sự thể hiện tính áp chế, có phần phô trương quyền lực và sự giàu có của chủ nghĩa thực dân.
Giai đoạn 2: từ đầu thế kỷ 20 cho đến thập niên 30, 40 thế kỷ 20. Nét kiến trúc của nước ta không còn mang nét cũ mà chạy theo các trào lưu mới như phong cách Art Nouveau, phong cách Art Deco,… Thiết kế chú trọng vào các giải pháp để thích hợp với khí hậu vùng miền và văn hóa thuộc địa. Đường nét thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất phong có lối trang trí giản dị. Hình khối kết hợp địa phương như sắt cong, họa tiết kỷ hà, mỹ thuật Khmer, Chăm, Hoa,… được ưa chuộng.
Giai đoạn 3: Phong cách sau những năm 1930 nhìn chung nghiêng về phong cách Indochine hiện đại bắt kịp xu hướng thế giới. Đường lối chủ yếu được sử dụng bê tông cốt thép nhiều, hình khối vuông vức, trang trí đơn giản. Thời điểm này phong cách kiến trúc Indochine dần hiện đại hơn. Tuy nhiên qua các giai đoạn, phong cách Đông Dương vẫn giữ được nguyên bản giá trị bản sắc Á Đông.

3.Những đặc điểm của phong cách Indochine
Mặc dù mang nhiều đặc điểm pha trộn với kiến trúc phương Tây, nhưng Indochine vẫn mang những điểm khác biệt cơ bản tạo nên giá trị văn hóa kiến trúc không thể nhầm lẫn của phong cách này, góp phần tôn vinh nghệ thuật kiến trúc dân tộc.

-Giải pháp kiến trúc phù hợp khí hậu bản địa
Phần lớn các kiến trúc Indochine đều được bố trí các dãy hành lang rộng rãi chạy dọc theo công trình và thi công vách tường bao rất dày để cách nhiệt & tạo hành lang thông thoáng nhằm giảm thiểu tác động của khí hậu nóng, ẩm miền nhiệt đới. Các lam gió đặc trưng của Á Đông cũng được sử dụng để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Một nét đặc biệt nữa là các công trình phần lớn đều được thiết kế thêm sân trong hoặc giếng trời, mang ánh sáng tự nhiên vào không gian. Nếu những ai đã từng tham quan những công trình Pháp thuộc được xây dựng tại HN hay SG đều dễ nhận thấy điều này. Không gian rất rộng rãi thoáng mát, đón nhiều gió + ánh sáng tự nhiên, tránh được ko khí nóng ẩm vào mùa hè và tránh ẩm mốc vào mùa nồm (tại miền Bắc).

s10.jpg


-Hình khối kiến trúc
Tuy chịu ảnh hưởng của một số phong cách cổ điển, phong cách Art Deco, phong cách Art Nouveau, nhưng phong cách kiến trúc Indochine kết hợp thêm những đường nét hiện đại. Kiểu hình khối lập thể, tổ chức bố cục tự do phóng khoáng, không quá gò bó theo khuôn phép kiến trúc Pháp cổ. Ngoài ra, một số đặc điểm hình khối còn còn lấy cảm hứng từ cổ điển Pháp như là sự kết hợp trên một mặt đứng đăng đối, cân đối mặt tiền của kiến trúc. Hình ảnh bằng những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt…

-Vật liệu và kĩ thuật xây dựng
Đây cũng là 1 điểm cho thấy sự pha trộn giữa 2 trường phái Đông - Tây rõ nét
Các công trình mang phong cách Indochine thường được xây dựng với hệ khung bê tông cốt thép chịu lực tốt. Cùng với đó là sự xuất hiện của các phương tiện kỹ thuật mới được tích hợp như cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn… Trong khi đó, các vật liệu đậm chất phương đông như sành sứ nhiều màu, gạch thẻ, gạch caro… được kết hợp mang lại nét giao thoa độc đáo cho phong cách này.

-Đặc điểm mái nhà
Phần mái của các công trình kiến trúc Đông Dương cũng thể hiện nhiều nét độc đáo. Các công trình lớn thường sử dụng mái bằng, trong khi các kiến trúc nhỏ hơn thì thường được lợp mái ngói cổ kính mang hơi hướng Á Đông. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống của văn hóa Việt Nam, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái theo nét đặc trưng của Trung Hoa. Bên cạnh đó, phần mái cũng bắt đầu kết hợp tận dụng hệ thống sê nô chạy dọc phía dưới chân mái để thu nước mưa.

s5.jpg

s11.jpg

Trường trung học Albert Sarraus nay là THPT Trần Phú - HN với mái ngói đặc trưng

+Những công trình nhà mái ngói đỏ là biểu tượng đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam. Mái ngói đỏ thường mang đến cảm giác thân thuộc và thiện cảm mỗi khi nhìn ngắm. Ngói lợp nhà được làm từ đất nung nên có màu đỏ sẫm truyền thống của đất sét đất nung và nó được ưa chuộng với khả năng chống rêu và ẩm mốc vô cùng tốt. Sau này, mái ngói có rất nhiều màu đa dạng phù hợp thẩm mỹ từng ngôi nhà phong cách Indochine.

s2.png


-Đặc điểm hệ cửa
Một trong những đặc trưng mà khi nhìn vào đó chính là hàng loạt cửa sổ được bố trí liền kề vào bao quanh công trình. Loại cửa cuốn vòm thường được sử dụng phổ biến, nhằm đảm bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.

s6.jpg


-Đặc điểm họa tiết
Yếu tố mang âm hưởng văn hóa Việt Nam trong kiến trúc Đông Dương đó chính là các mô típ trang trí được áp dụng, có thể kể đến như pháp vân, lân sư, rồng phụng, cỏ cây hoa lá… của giai đoạn phong kiến xưa. Một vài họa tiết kiểu Khmer – Chăm như: rắn naga, hoa Mạn đà la, chữ viết… Kết hợp với lối trang trí kiểu Phục Hưng châu Âu như lan can con tiện, gờ chỉ, tranh tượng, phù điêu, hoa lá, các thức cột…Có lúc còn pha trộn cả những phong cách thời thượng của thế giới lúc bấy giờ như Art Nouveau, Art Déco.

s7.jpg


-Phong cách nội thất
+Theo thời gian, sự giao thoa bởi nhiều nền văn hóa khác nhau đã hình thành nên một phong cách Indochine rất riêng, rất sang trọng nhưng không xa lạ với xu hướng của thế giới. Phong cách Indochine vẫn giữ nguyên bản như buổi đầu phát triển qua từng chất liệu địa phương, những màu sắc nhiệt đới phối hợp hoa văn, hoa tiết bản sắc Việt Nam….. Những vật liệu địa phương đó là bản sắc văn hóa, là cái “hồn” của dân tộc và đề cao giá trị cộng đồng. Một số vật liệu phù hợp với khí hậu nhiệt đới tiêu biểu như tre, nứa, mây, gỗ, gạch…
+Gỗ tự nhiên hầu như xuất hiện dày đặc trong các không gian Indochine. Những khung kết cấu và console của mái nhà, hệ cửa, khung trần nhà, đồ nội thất, vật dụng trang trí, chạm khắc phù điêu, tượng tròn,… đều từ chất liệu gỗ. Gỗ mang vẻ đẹp tự nhiên và dân dã. Ngoài ra, gỗ có tuổi thọ cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt phù hợp với khí hậu Việt Nam.

s8.jpg

s9.jpg


+Những vật dụng trang trí nội thất của phong cách Indochine như vật liệu tre nứa, vật liệu mây tre tạo vẻ đẹp thu hút hoài cổ cho không gian nội thất. Những vật liệu địa phương này có độ bền cao, còn làm mềm không gian sống, tạo cảm giác thanh tao, hài hòa cùng thiên nhiên. Các sản phẩm nội thất Đông Dương từ mây tre trúc được làm thủ công như ghế tựa, sofa, bình phong, mành và cả giỏ đựng đồ.

-Màu sắc
Một số màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất Indochine có hơi hướng hoài cổ, có bản chất nhiệt đới và các màu hiện đại. Màu đỏ sẫm và màu vàng thường được sử dụng ở các công trình cổ như Phố cổ Hội An, các công trình công cộng ở Hà Nội và Sài Gòn. Sở dĩ, hai gam màu đậm chất Indochine là điểm nhấn bản sắc văn hóa vùng miền của phương Đông.
Sau này, màu sắc hiện đại hơn. Gam màu giúp cho không gian nội thất trở nên nhẹ nhàng hơn. Một số tông màu sáng như màu kem, màu trắng, vàng nhạt tạo cảm giác mát mẻ phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam nên được thịnh hành.

4.Các công trình tiêu biểu mang phong cách Indochine

s12.jpg

ĐH Đông Dương sau này là ĐH tổng hợp

s13.jpg

Viện khoa học Đông Dương

s14.jpg

Khách sạn Continental 1878 (khách sạn lâu đời nhất VN)

s15.jpg

s16.jpg

Bưu điện trung tâm Sài Gòn 1886

s17.jpg

s21.webp

Nhà hát lớn Hà Nội 1901

s19.webp

s20.jpg

Khách sạn Metropole 1901

Kết

Sự kết hợp của phong cách kiến trúc phương Tây với với kiến trúc văn hóa bản địa đã khai sinh ra một phong cách thiết kế hài hòa, thẩm mỹ và phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng Đông Dương. Dáng dấp của công trình vẫn mang nét rắn rỏi, vững chãi của Phương Tây nhưng kết hợp thêm yếu tố trang trí mềm mại, thích dụng của Phương Đông.
Trải qua quá trình lịch sử đầy biến động, Đông Dương bây giờ đã không còn nữa, do đó những gì từng thuộc về Đông Dương xưa cũ kiến trúc – văn hóa – con người đều vô cùng quý giá và đáng trân trọng!
Hóng tml ra những bài chất lượng như này. 1 Vodka.
 
Đất tao 700m2, 2 mặt tiền, ngang 14m mày gợi ý một vài mẫu được không?
700m2 tức là 14x50
Đất ntn thì ko thiếu gì kiểu đẹp... Nhiều tiền thì cứ làm cái biệt thự vườn, diện tích sàn khoảng 120-150m2, xây 2 tầng, hoặc 2 tầng rưỡi.
Phong cách hiện đại hoặc phong cách Nhật...
 
Lâu đài Thành Thắng à?
Tổng thể chỉ đc cái to thôi, chứ đi sâu vào ko đẹp... quá phô trương và rườm rà...
Đẹp hay xấu nó phải theo một cái chuẩn nào đó. Nhưng chắc chắn đắt tiền.
Có thể nhiều ng chê phong cách này xấu, tạp nham nhưng chủ nhân những nhà này nó lại đang thuộc giới thượng lưu của xã hội VN. Nên nó có thể đại diện cho 1 phong cách kiến trúc VN hiện đại.
 
Đẹp hay xấu nó phải theo một cái chuẩn nào đó. Nhưng chắc chắn đắt tiền.
Có thể nhiều ng chê phong cách này xấu, tạp nham nhưng chủ nhân những nhà này nó lại đang thuộc giới thượng lưu của xã hội VN. Nên nó có thể đại diện cho 1 phong cách kiến trúc VN hiện đại.
Thượng lưu, nhiều tiền nhưng chưa chắc đã chơi đúng cách... Mà đây là kiểu tân cổ điển chứ lấy đâu ra phong cách VN hiện đại.
Có điều tân cổ điển này lại quá lạm dụng chi tiết, rối mắt, rườm rà...
Ngôi nhà cũng như con người vậy, muốn đẹp thì cơ bản người phải đẹp trước thì mặc cái áo hàng chợ cũng vẫn đẹp. Còn người xấu có mặc đồ hiệu cũng chỉ bớt xấu đi thôi, chứ ko thể gọi là đẹp đc.
-Người ta cứ nhìn nhà to, hoành tráng, họa tiết cầu kì lại tưởng đẹp. Thực ra nó chỉ là cái áo thôi
 
Chủ thớt ngồi 1 chỗ Copy Paste đủ thể loại kiến thức trên đời nhỉ, chỗ nào cũng thấy có mặt, đúng là giáo sư biết tuốt
 
Đẹp hay xấu nó phải theo một cái chuẩn nào đó. Nhưng chắc chắn đắt tiền.
Có thể nhiều ng chê phong cách này xấu, tạp nham nhưng chủ nhân những nhà này nó lại đang thuộc giới thượng lưu của xã hội VN. Nên nó có thể đại diện cho 1 phong cách kiến trúc VN hiện đại.
sai rồi ml. đây là minh chứng cho việc giàu quá nhanh. giờ con nhà này đi du học ở châu âu về. nó ko bao h xây kiểu này đâu.
có tiền nhưng ko có hiểu biết thôi. tích luỹ tư sản 2 3 đời thì kiến trúc nó khác.
 
Biết tuốt sao đc, t có phải thánh đâu, nói đến công nghệ t ko biết tí gì luôn...
Ý là tao đang chê mày đó chứ ko phải khen đâu, người biết chuyên sâu 1 vấn đề mới là đáng quý chứ người cái gì cũng biết chỉ là loại vứt đi
 
Ý là tao đang chê mày đó chứ ko phải khen đâu, người biết chuyên sâu 1 vấn đề mới là đáng quý chứ người cái gì cũng biết chỉ là loại vứt đi
Mày nhầm, biển học mênh mông, biết đc càng nhiều càng tốt, những cái ko thuộc chuyên môn, ko kiếm ra tiền cũng nên biết, ít nhất là những vấn đề cơ bản... Biết thêm có thể ko giúp gì cho việc kiếm tiền nhưng nếu gặp ngoài đời cũng đỡ bị lừa...
Vì những thằng như mày, thủ dâm tinh thần 1 góc nên chả có gì để nói.
Còn tao, mặc dù có những thứ t ko biết sâu, nhưng t muốn chia sẻ để những thằng chưa biết gì có thể hiểu thêm và cũng để những thằng biết nhiều hơn tao đóng góp ý kiến, đó cũng là 1 cách học hỏi thêm.
 

Có thể bạn quan tâm

Top