Hơi dài, mong sẽ có thằng chịu khó đọc hết bõ công tao viết:
I. Điểm lại các giai đoạn kinh tế quan trọng
Giai đoạn trước 1986: 100% các ngành sản xuất đến dịch vụ đều do nhà nước nắm.
Giai đoạn từ 1986 đến 2006: là giai đoạn sau bao cấp cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào nền kinh tế, nhưng vẫn là dạng kinh tế chỉ huy do nhà nước điều tiết. Cánh tay vươn dài của nhà nước thông qua các công ty, tổng công ty nhà nước nằm gần như toàn bộ nền kinh tế.
Từ những thứ thiết yếu như may mặc, lương thực, thực phẩm, xây dựng, thép, luyện kim, hóa chất, điện, xăng dầu...đến thuốc lá, kẹo bánh, đướng sữa
1 số ngành thì độc quyền của nhà nước, 1 số ngành thì được dẫn đầu bằng các công ty kiểu như cá mập trong ngành
Nhắc tới doanh nghiệp đứng đầu mỗi ngành, người ta sẽ nghĩ tới 1 doanh nghiệp nhà nước
=> Ko nói thì nhiều thằng cũng biết giai đoạn này ko khác gì hợp tác xã ngày xưa. Quan liêu, trì trệ, mục ruỗng, ì ạch là những thứ mà người ta nói khi nhắc tới doanh nghiệp nhà nước, cả độc quyền lẫn ko độc quyền
Giai đoạn 2006 - đến bây giờ: là giai đoạn mà sau khi kinh tế VN có biến đổi lớn nhất sau khi cải cách 1986 là việc VN gia nhập WTO, việc gia nhập buộc VN phải đưa nền kinh tế chỉ huy của nhà nước mà bản chất là thông qua các doanh nghiệp nhà nước về tiệm cận nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Giảm ảnh hưởng của nguồn vốn nhà nước vào lưu thông kinh tế, giảm độc quyền, cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước
Từ đấy, các Tổng công ty sông đà, cienco, tổng công ty lương thực, Tổng công ty thép, tổng công ty hóa chất, May 10, .... ti tỉ các con cá mập ngành trogn nước lần lượt tư nhân hóa, cổ phần hóa, gỡ bỏ độc quyền 1 số ngành.
Ở giai đoạn này, tranh thủ tranh sáng tranh tối, các anh chị đại đầu nghành cổ phần hóa thì ối dồi ôi, biến tài sản công thành tài sản tư với giá bèo bọt. bản chất là rút ruột tài sản quốc gia, tài sản chung của nhân dân. thời đại này thì kinh hoàng chim lợn, thằng nào kinh qua các DN nhà nước thì biết.
1 phần vì những thằng doanh nghiệp nhà nước cha chung không ai khóc kia cũng mục ruỗng, thối nát, trì trệ đến mức ko thể cải tạo đc nữa thì nhà nước mới bắt đầu nhả ra cho tư nhân tham gia cùng và thoái vốn dần
Cuối cùng còn sót lại vài ngành mà đến bây giờ vẫn độc quyền là Điện, than và dầu khí. 3 con gà đẻ trứng vàng của ngân sách. Trong 3 ngành thì đánh giá điện và dầu khí vẫn chỉn chu hơn than, nhưng bản chất như nhau cả. Thời đại thông tin đại chúng, tai vách mạch rừng, dân cũng khôn hơn nên 3 thằng to đầu này cũng ko dám quá lộ liễu mà gần như phải làm hình ảnh cho chế độ.
II. Trả lời câu hỏi tại sao giờ vẫn còn độc quyền ngành điện
Trả lời cho câu hỏi tại sao nhà nước chưa nhả ra, theo tao có 2 ý:
1. vì nó vẫn sinh lời, vẫn tạo ra được nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát nó thì nhà nước dễ dàng kiểm soát nguồn thu ngân sách, ko bị vỡ kế hoạch để phục vụ cho bộ máy, chính sách của quốc gia. Sinh lời ở đây ko đơn thuần là chuyện lãi hay lỗ, sinh lời là giá trị gia tăng mà nó tạo cho đất nước hiểu đơn giản là giá trị gia tăng tài sản quốc gia, hiểu đơn giản nữa là nó được thể hiện trên hóa đơn đỏ.
Chừng nào nhà nước chưa đảm bảo được có các nguồn thu ổn định, đủ để bù đắp vào các khoản sinh lời mà các ngành độc quyền này đóng góp cho ngân sách để đáp ứng nhu cầu chung chi trong nước, thì lúc đấy còn độc quyền.
2. Câu chuyện muôn đời ở cái xã hội nãy vẫn là chuyện lợi ích, mà lợi ích ở đây ko phải lợi ích của tập thế mà là lợi ích cá nhân của 1 bộ phận chóp bu. Xin phép ko nói thêm.
III. Câu chuyện tăng giá điện
Còn câu chuyện về tại sao tăng giá điện, tăng giá hợp lý hay chưa thì tao khẳng đinh bằng quan điểm của tao là:
+Nếu các anh tài ko tham, ko đút túi, ko móc ngoặc, ko thông thầu, ko gửi giá vào vật tư thiết bị điện, ko ăn chia, ko vẽ chi phí,....
+ Tuyển ít thằng ăn hại ngồi chơi để thằng khác phải gánh việc, đuổi bớt mấy thằng ngồi trong văn phòng để giữ chỗ, thằng nào đần tống cổ cmn đi....
=> Thì đéo bao giờ có chuyện dân phải đi bù lỗ cho các anh tài.