Theo tao nghĩ thì Việt Nam trải qua thời kỳ dài xem trọng học vấn và quan niệm “làm quan” mới là thành công (ảnh hưởng từ Nho giáo, tư duy trọng sĩ – khinh nông ảnh hưởng từ Nho giáo). → Các nghề lao động chân tay thường bị xem là "thất học", "thất bại". Hệ thống giáo dục và định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam thiếu sự công bằng trong việc tôn vinh các nghề. Học đại học thường được coi là con đường duy nhất dẫn đến thành công.
Ở phương Tây, có một tư duy tôn trọng lao động rất rõ ràng. Dù là nhân viên phục vụ quán ăn hay công nhân, thì vẫn đang góp phần vận hành xã hội. Không ai bị coi là “thấp kém” vì công việc của mình. → Tư tưởng: “Làm việc chăm chỉ là điều đáng tự hào, không quan trọng bạn đang làm gì.” Ở Việt Nam, tư duy này chưa phổ biến rộng rãi. Nhiều người vẫn có thói quen đánh giá người khác qua: Công việc có "sang" không? Thu nhập cao không? Có bằng cấp không? → Điều này dẫn đến việc những người làm công việc tay chân, không cần bằng đại học dễ bị coi thường.