Ok, mày giải khá hay... Nếu như thế thì hệ thống luật pháp của đám Anh, Mỹ, Úc công bằng và khách quan hơn đám Pháp, Ý , Đức à? Tao có đọc nhiều bài viết và xem nhiều phim đều khen luật pháp của bọn Anh là chuẩn chỉ nhất, từ những năm đầu thế kỉ 20 đã là hình mẫu nhiều nước học hỏi theo.
Mỗi hệ thống nó có cái hay riêng, đại khái chắc mày cũng nghe khái niệm công lý về thủ tục và công lý về thực chất, nó tương ứng với tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn.
Bọn tố tụng tranh tụng của Anh, Mỹ thì nó thiên về công lý thủ tục, nâng cao quyền của bị can bị cáo, đề cao việc tuân thủ theo thủ tục trình tự luật định, dù anh biết rõ thằng đó phạm tội nhưng không đủ chứng cứ thì anh vẫn phải thả nó ra, hoặc thậm chí đủ chứng cứ nhưng vì anh vi phạm 1 thủ tục trong quá trình thu chứng cứ thì chứng cứ đó cũng sẽ bị vô hiệu và bị lật, phải thả bị cáo. Nó tương ứng với 1 câu nổi tiếng "Thà bỏ lọt 10 tội phạm còn hơn làm oan 1 người" của lão luật gia Anh Blackstone.
Điển hình là vụ Miranda v Arizona, chỉ vì thằng cảnh sát trước khi hỏi cung ko nói cho bị cáo biết nó có quyền im lặng, thế là nó khai tất tần tật. Về sau luật sư lật ngay điểm đó, tòa cho rằng việc ko thông báo quyền im lặng là vi phạm, vô hiệu lời nhận tội, tuyên bố bị cáo vô tội. Mãi về sau, nhờ các chứng cứ khác được thu thập nên mới có thể kết án thằng này ở một vụ án khác.
Còn tố tụng thẩm vấn của Pháp, Đức, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam,...thì nó thiên về công lý thực chất, tức là nếu vi phạm thủ tục ở mức độ nhất định thì cũng không ảnh hưởng đến kết quả vụ án nếu việc vi phạm đó nó không làm sai bản chất vụ việc. Bởi vậy mày hay nghe tòa vn hay có câu có vi phạm nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Mày tưởng tượng dân VN thì áp dụng cái nào phù hợp, ví dụ như mấy vụ nổi cộm gần đây như vụ con Quỳnh Trang giết bé 08 tuổi, Tòa thử mà tuyên nó vô tội do không đủ chứng cứ xem, chắc dân nó tế sống nguyên dàn HĐXX.
Hình dung khác đơn giản là tranh tụng quan trọng quá trình, còn thẩm vấn quan trọng kết quả.
The Means Justify the Ends hay the Ends Justify the Means. Tùy quan điểm của mày thôi. Xét theo từng vụ án thì có khi thế này lại hay, có khi thế kia lại hay, nhưng xét toàn cục thì phải chọn 1 trong 2 tất yếu sẽ có trường hợp làm oan, hoặc trường hợp bỏ lọt.
Trên thế giới đa số là theo tố tụng thẩm vấn có pha trộn vài yếu tố tranh tụng, còn theo tố tụng tranh tụng thì chỉ có đám đệ của Anh ngày xưa như Mỹ, Canada, Úc, Scotland, và một số nước như Nhật, Hàn thôi.