Một Ý kiến khác ở trên mạng, chắc bác Huệ ngày xưa toàn bắt Pyrophorus noctilucus để học bài

GIẢI NGỐ VỀ ĐÈN ĐOM ĐÓM
Một con Pyrophorus noctilucus (tạm gọi con đèn pha) có độ sáng = 0.0004 candela (1 candela = 1 nến = tương đương độ sáng 1 ngon nến thông thường).
Như vậy, 25 con đèn pha ở khoảng cách 10 cm, tương đương 1 ngon nến ở khoảng cách 1 m. (Chú ý độ rọi tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách đến vật phát sáng). Thực tế chỉ cần vài con là có thể đọc được rồi.
Nhân đọc một bài viết rất hùng hồn (nhưng sai hoàn toàn về kiến thức cơ bản) về việc cần đến mấy triệu con đom đóm để đọc sách.
1. Về đơn vị sáng
Cường độ sáng, đo bằng candela. Candela tức là nến. Một ngọn nến bình thường có độ sáng 1 candela (1cd). Chi tiết thêm là một candela có phát ra năng lượng ánh sáng khoảng 1/683 W trên 1 steradian (đơn vị góc khối).
Lumen (lm) là đơn vị đo quang thông (thông lượng ánh sáng), để đo tổng lượng sáng của một vật phát sáng. Bằng với cường độ sáng nhân với góc khối vật phát sáng.
Như vậy, nếu một vật có độ sáng 1 cd mà phát sáng khắp mọi nơi (tổng góc khối=4pi sr), thì sẽ có thông lượng sáng là 4pi ~ 12.57 lumen. Nói cách khác, một ngọn nến có thông lượng sáng cỡ 12.57 lumen.
Một ngọn đèn dầu lạc tù mù của ta hồi xưa chắc tối hơn một ngọn nến. Dưới ánh sáng dầu lạc, ông bà ta làm đủ mọi chuyện, từ vá áo đến đọc sách đến abc tương đương với khoảng 36 ngọn nến.
Cường độ chiếu sáng, hay độ rọi, đo bằng lux (lx). 1 lx = 1 lm/m2.
Một vật có cường độ sáng 1 candela chiếu đến vật được chiếu sáng cách 1 mét thì cường độ chiếu sáng là 1 lux!
2. Cần bao nhiêu con đom đóm đọc được sách chữ nho ngày xưa?
Trước hết hãy xem các nguần sáng cho cường độ chiếu sáng bằng bao nhiêu (nguồn [1] )
Ánh sáng ban ngày: khoảng 10 nghìn lux
Ngày nhiều mây: khoảng 1 nghìn lux
Chạng vạng: khoảng 10 lux
Đêm sáng trăng: khoảng 0.1 lux.
Những ai đã từng ngồi dưới ánh trăng vào một ngày trời trong, thì thấy rằng nếu cố gắng có thể đọc được chữ quốc ngữ (tất nhiên hại mắt đấy). Với sách chữ nho được viết rất to thì điều này còn dễ hơn. Vậy ta hãy lấy con số này cho ngưỡng đọc tối thiểu. Bạn nào chụp ảnh sẽ biết khoảng độ nhạy sáng của mắt rộng đến chừng nào!
Tức là thực chất chỉ cần 0.1 ánh sáng ngọn nến, (hay khoảng 1.3 lumen) ở khoảng cách 1 mét là có thể đọc sách ở mức cố gắng. Nhưng có thể tưởng tượng, một đèn đom đóm trong vỏ trứng, thì người xưa cầm nó sát trang giấy, chắc chắn nhỏ hơn 10 cm. Lấy con số 10 cm, thì 0.1 lux tương ứng với 0.1 cd/100 (tỉ lệ nghich bình phương khoảng cách), hay 0.001cd, hay 0.013 lumen.
Theo một nghiên cứu nghiên cứu từ 1928 của Harvey và Stenvens [2], thì độ sáng của một con Pyrophorus noctilucus (loài này phát sáng liên tục, không nhấp nháy, và phát sát ở 2 chấm sáng gần đầu chứ không phải ở đít, có lẽ gọi là con đèn pha cho tiện) là 0.0004 cd (không phải lumen). Như vậy cần 0.001/0.0004 = 2.5 con đèn pha đã đủ để đọc sách ở khoảng cách 10 cm.
Tôi không có số liệu về loài đom đóm ở Việt Nam, hồi nhỏ loài đom đóm rất nhiều và có thể khẳng định vài con đom đóm ở khoảng cách gần có độ sáng đủ để đọc một cách cố gắng. Và chuyện đèn đom đóm tôi là hoàn toàn có cơ sở.