Sức khỏe đúng ra là cái cần được quan tâm hàng đầu, phải được giữ gìn và chăm sóc thường xuyên.
Sức khỏe cũng như thời gian vậy, 1 khi đã mất rồi thì không thể lấy lại được.
Nhưng nhiều thằng xe chưa đến hạn đã lo đem đi thay nhớt, bảo trì, bảo dưỡng các kiểu, nhưng thử hỏi, bao lâu rồi tụi m chưa bảo trì/chăm sóc cơ thể?
tao sẽ nói về 3 ý chính quan trọng trong việc giữ gìn sk theo kinh nghiệm và kiến thức rộng lớn của tao. Thằng nào ý kiến gì thì vào đây bặc co.
3 cái cơ bản nhất cần biết và chú ý đó là ăn uống, chữa bệnh, và luyện tập.
1. Ăn uống.
Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra.
Phải nhớ nằm lòng câu này bất cứ khi nào định cho cái gì vào/ ra miệng của mình.
Cái gì cũng phải có chừng mực, cái gì quá cũng không tốt. luôn đảm bảo ăn uống đủ các nhóm thực phẩm, không ăn quá nhiều đồ công nghiệp, chế biến sẵn.
Các đồ ăn không tốt cho sk thì trên mạng đầy, tự tìm hiểu mà hạn chế. Cũng k cần ăn uống quá cực đoan như kiểu ăn chay trường hoặc là thực dưỡng cm gì, lâu lâu làm bữa chó, nốc vài xị rượu vẫn ok, cơ thể vẫn xử lý được, đừng lạm dụng là ok.
Cái này cần 1 quá lâu trình dài, đầu tiên là đảm bảo ăn đủ các nhóm thực phẩm, vì không phải ai cũng ăn được mọi thứ, nhưng trong 1 nhóm thực phẩm, luôn có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau để lựa chọn, ví dụ k ăn được tôm cua, thì ăn cá, trứng sữa để thay thế. Không ăn được đậu phộng thì ăn mè, các loại hạt khác.
Sau khi nắm được cơ bản về các nhóm chất cần ăn, thì có thể lên menu, ăn và theo dõi trong 3~6 tháng. Đồng thơi theo dõi các biểu hiện của cơ thể để điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp. ví dụ m cảm giác m ăn nhiều rau rồi nhưng vẫn táo bón, tức là m vẫn chưa ăn đủ rau/trái cây/chất xơ, vì vậy phải tăng khẩu phần với nhóm này lên.
Vì sự thay đổi trong ăn uống đối với cơ thể khá chậm và cần thời gian dài, nên đôi khi có những dấu hiệu thay đổi diễn từ từ, nên chúng m không nhận ra, nên phải thường xuyên quan sát, theo dõi cơ thể, có thể tìm 1 người khỏe mạnh để trò truyện, quan sát cơ thể họ để so sánh.
ví dụ như móng tay, dấu hiệu của thiếu kẽm như xước, sọc, mỏng, dễ gãy đều diễn ra rất chậm.
cho nên phải quan sát tất cả mọi dấu hiệu, thay đổi dù là nhỏ nhất: quan sát từng cục cứt m ỉa, từng giọt nước đái, từng cục cứt mũi, ráy tay, cái mụn, cọng tóc, móng tay, vv.....tất cả những sự thay đổi dù nhất nhất đều là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, tuyệt đối không nên xem nhẹ
tóm tắt lại phần ăn uống: ăn khoa học, đa dạng, uống đủ nước, hạn chế thực phẩm công nghiệp. đi kèm với đó là phải quan sát cơ thể và điều chỉnh cho phù hợp.
một vài cuốn sách tụi m có thể tham khảo thêm để cải thiện vấn đề ăn uống:
-Minh triết trong ăn uống của phương đông.
-Thế nào là văn hóa sức khỏe
-Tân dưỡng sinh
-Thực dưỡng hồi xuân sống thọ.
2.Chữa bệnh.
Cái này thì tùy quan điểm mỗi người, nhưng theo tao, hiện nay đa số theo phương pháp chữa trị của tây y, tức là chỉ chú trọng chữa phần ngọn chứ không thật sự giải quyết gốc rễ của bệnh.
Ví dụ đau đầu thì cứ nốc 1 viên giảm đau là hết, chỉ số nào trong máu cao thì uống thuốc ức chế chất đó là xong. Nhưng chỉ được vài ngày, hết thuốc là đâu vào đó nếu người bệnh vẫn giữ lối sống/ sinh hoạt như cũ.
Vấn đề này không chỉ người bệnh, mà đa số bác sĩ cũng đi theo con đường này, dẫn tới vòng lặp bệnh -> uống thuốc -> bệnh.
Theo tao, để tiếp cận vấn đề cho đúng, thì cái quan trọng là phải thay đổi tư duy, đặt lại vấn đề và cách nhìn nhận đối với bệnh tật.
Ví dụ m ra đường, lúc nào cũng chạy 100km/h, đèn đỏ cũng là đèn xanh, thì khi m gặp tai nạn, cái m cần chữa là cái đầu lồn chạy xe ngu của m chứ đừng chữa mỗi vết thương do tai nạn.
Cũng không nên quá cực đoan mà bài xích tây y, nên áp dụng cả đông tây y trong điều trị và chữa bệnh, cái này hơi khó thực hiện, nhưng nếu tụi m thật sự quan tâm, thì nên tự tìm hiểu và áp dụng.
Ví dụ những bệnh đơn giản như cảm cúm, tiêu hóa. Thì cứ đi khám, uống thuốc tây để giảm triệu trứng. sau đó tìm đọc thêm về bệnh, rồi cải thiện lối sống, ăn uống cho phù hợp, thì là khả năng bị lại của m đã thấp đi rất nhiều rồi.
3. Luyện tập.
Cái này quan trọng thế nào chắc t del cần nói thêm.
Một vài cái cơ bản t nghĩ có thể chia sẻ với tụi m, đó là tuần hoàn máu.
Máu đem oxi đến tế bào, sau đó chở rác thải của tế bào đem về xử lý.
Nếu quá trình này bị gián đoạn thì tế bào thiếu oxi -> giảm hiệu quả, tồn đọng rác thải gây viêm nhiễm -> chết tế bào.
Cải thiện quá trình này như thế nào:
Hít thở & Oxi: cái này là chất độc chắc ai cũng biết rồi, nếu m hít phải hằng ngày thì tối đa chỉ sống được tới 100 tuổi là max.
Nhưng vì không thể thiếu nó nên phải học cách sống chung với lũ thôi.
Chất lượng không khí miễn đừng quá ô nhiễm thì oxi ở đâu hít cũng được.
Cái quan trọng là hít thở sâu, mấy thằng xamer loser tụi m bao lâu rồi chưa xài full dung tích phổi?
Hít thở sâu ngoài việc cung cấp max ôxi cho cơ thể, còn làm căng phổi, kích thích tim co bóp, tăng tuần hoàn máu.
Mạch máu trong cơ thể dài tổng khoảng ~100.000km ~ 2 vòng chu vi trái đất.
Nếu tụi m không hít thở sâu, tăng tuần hoàn, thì rất nhiều vùng trong cơ thể máu huyết lưu thông kém, dẫn tới hoạt động kém, tích lũy nhiều chất thải, độc tố. gây hư hỏng tế bào dẫn tới các bệnh liên quan.
Đa số các bệnh văn phòng như đau vai gáy, trĩ, tắc tĩnh mạch chi dưới là do máu huyết không được lưu thông. Dẫn tới các chất thải, CO2 không được đem về xử lý, lâu ngày gây tắc ngẽn, gây viêm, đau nhức.
Để hít thở sâu thì cần làm gì?
Làm tình hay làm cl gì cũng được, miễn là làm xong m thở như chó là được.
Vì ngoài tim ra, thì các tĩnh mạch trong cơ thể phần lớn hoạt động nhờ vào lực ép của các khối cơ. Càng vận động nhiều thì máu huyết lưu thông càng tốt. máu huyết lưu thông tốt thì các tế bào được cung cấp đủ oxi, chất thải cũng được đem về xử lý sạch sẽ.
Chăm sóc sức khỏe là một hành trình dài, không đơn giản và dễ dàng, cần rất nhiều kiến thức và sự quan tâm. Tao hy vọng tụi m sẽ có cái nhìn đúng đắn và quan tâm sk nhiều hơn, đừng để có không giữ, mất tiếc ghê.