Tao không gọi thế hệ cuối 8x - 95 là là kém cỏi mà tao gọi thế hệ này là thế hệ tội nghiệp. Tao sẽ phân tích cho mày hiểu:@saigonvip @Olineasdf xác nhận !
Thế hệ 7x 8x đời đầu khi họ trưởng thành thì đúng lúc kinh tế phát triển thay đổi nên có nhiều cơ hội để thành công hơn. Động lực tăng trưởng lúc đấy chủ yếu tài chính...
Lứa 8x đời sau 9x đời đầu khi sinh ra lúc kinh tế chậm choạng phát triển, khi ra trường trưởng thành thì là giai đoạn khủng hoảng (2008), động lực tăng trưởng cũ đã hết. Công việc khó kiếm hơn và cũng rất khó để bứt phá. Nhớ 2007 nghành ngân hàng hot ra trường là có việc, nhân sự cấp trưởng phó phòng được cho mua nợ nhà và xe... Đến năm 08 09 ra trường thất nghiệp làm trái nghành nhiều. Hơn nữa khi ra trường các vị trí quản lý cấp trung lứa 7x 8x đời đầu đã ngồi hết mà độ tuổi lao động còn rất dài nên khó cho lứa 88-95 chen chân vào được. Tao ví dụ cho mày dễ hiểu: 7x 8x trưởng thành vào năm 98 -2000 lúc đấy kinh tế bùng nổ phát triển, như ngân hàng nó mở ra 100 chi nhánh và vì nhân sự chưa nhiều nên 7x 8x ngồi ghế lãnh đạo. Đến khi lứa 88 -95 ra trường thì kinh tế èo uột tăng trưởng chậm số chi nhánh nó lên 103 104 nhân sự thì nhiều ( vì đào tạo đại học phát triển) mà lứa 7x 8x vẫn còn ngồi đó thì còn chỗ đâu cho bọn 88-95 vào ngồi. Hơn nữa thế hệ 8x đời cuối 9x đời đầu vẫn đào tạo theo hệ thống giáo dục mà 7x 8x đời đầu được đào tạo, chênh lệch về trình độ gần như không có thì 88 95 lấy gì mà cạnh tranh.
Thế hệ 96 - 2k+ sau này kinh tế vượt qua khủng hoảng Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng động lực tăng trưởng là công nghệ... Tiếng anh gần như là ưu tiên số 1 giáo dục đào tạo định hướng nghề nghiệp cũng khác nhiều so với hệ thống giáo dục cũ. Các công ty đa quốc gia lập trình các mô hình kinh doanh mới không cần chú trọng kinh nghiệp. Lứa sau cũng được giáo dục rất khác công nghệ được bọn trẻ sử dụng từ bé. Tuổi trẻ chấp nhận lương thấp khi lứa 88 95 áp lực vì gia đình vì leo lên vị trí cấp trung thì lứa 9x đời sau chưa bị áp lực sẵn sàng làm rẻ hơn cống hiến hơn có nhiều thời gian sức khỏe bán mạng hơn. Bản thân tao kinh doanh cũng gặp ít doanh nghiệp mà chủ 8x đời cuối 9x đời đầu thành công.
Nói chung cũng có những trường hợp ngoại lệ nhưng lứa 8x đời cuối 9x đời đầu hợp với câu: Cao không tới thấp không thông.
Nhưng mà nói đi cũng phải nói lại, bọn GenZ bây giờ được tiếp xúc và học hỏi nhiều thứ hơn lứa cũ nhưng cái quan trọng nhất để được nhận vào làm và làm lâu dài là THÁI ĐỘ thì tao đánh giá là bọn GenZ không bằng 1 góc các thế hệ trước.
Tao lấy ví dụ cụ thể công ty cũ của tao ở Việt Nam có 3 bé GenZ, và 1 nùi hội Millennials. Khi bị chỉ trích thì Millennial (hội cuối 8x - 95) hay có xu hướng nhận sai, có cãi lại thì cũng đợi đối phương nói hết. 3 bé Gen Z kia thì hay nhem nhẻm, đành rằng các bé có quan điểm đúng nhưng rất thiếu tôn trọng, đặc biệt là đang nói chuyện với sếp lớn. Tao chỉ khuyên là mấy em có sai hay đúng thì cũng nghe đi, nghe hết rồi phản biện, sao lại nhảy vào mồm người khác như vậy, làm thế thì mấy em có đúng cũng khó được công nhận vì ngay cái thái độ đã sai rồi. Người ta leo lên đc vị trí cao như vậy cũng phải là người có đầu óc ít nhiều, họ phân tích cho mà bật tanh tách. Và cuối cùng tao bị chúng nó bật lại, hiện tại theo tao biết thì 2 trong số đó đã bỏ việc. Tao không biết với thái độ làm việc vậy thì mấy bé sẽ tiếp tục nhảy bao nhiêu công ty chỉ vì sếp hay đồng nghiệp "phật lòng" chúng nó.
Sửa lần cuối: