Sunierjin
Bò lái xe
Chúng mày nói chung chung quá... Bác sĩ trong Bệnh viện có nhiều cách hành nghề khác nhau.
Thứ 1 là Bác sĩ nghiên cứu Khoa học hay làm các đề án, đề tài, phụ trách các công tác không trực tiếp điều trị bệnh nhân (chỉ đạo tuyến, đào tạo, dịch tễ, công tác xã hội...), thường các Bác sĩ này là "hạt giống đỏ", được gửi gắm, có nhiều điều kiện thuận lợi, học là học thẳng đến Tiến sĩ hay Chuyên khoa 2 ngay (khi độ tuổi còn rất trẻ, thậm chí 30 tuổi đã có bằng Tiến sĩ/Chuyên khoa 2). Bác sĩ kiểu này thường gắn với việc phát triển sự nghiệp "Chính trị" và Quản lý Y tế hơn là tập chung tay nghề chuyên môn, nên việc phấn đấu kiếm tiền thì thường lúc đầu là không có, nhưng lên được rồi thì không cần phải bàn.
Thứ 2 là Bác sĩ Nội trú làm việc, học tập, sinh hoạt trong Bệnh viên từ lúc tốt nghiệp Y Khoa, kiểu này thường đến các khoa trọng tâm trong bệnh viện (Hồi sức Cấp cứu, Khối Ngoại, hay chuyên khoa trung tâm lớn nhất Bệnh Viện) để thử lửa vừa làm, vừa học vừa nghiên cứu. Chịu khó gian khổ vài năm xong khóa Nội trú (tương đương Thạc sĩ) thì được bổ nhiệm về các khoa, phấn đấu chút (Bác sĩ Nội trú là tinh hoa ở bệnh viện) là có bệnh phòng điều trị riêng (khi đã cứng tay), Bác sĩ này thì thường tập trung vào công việc trong bệnh viện, ít ra ngoài làm thêm, nên thu nhập cũng phụ thuộc vào tay nghề và chuyên môn đào tạo. Đây cũng là những người sẽ được cơ cấu để làm lãnh đão đơn vị (khoa, phòng, trung tâm)
Thứ 3 là những Bác sĩ chân trong chân ngoài, lấy công việc ở Bệnh viện Công để làm bàn đạp, mở thêm phòng khám ngoài, chịu khó kê đơn làm việc với bên Công ty Dược, theo tao đây mới là những người kiếm được nhiều tiền nhất, mới coi "Bác sĩ" là những nghề kiếm ra tiền. Mối quan hệ rộng, thu nhập cao, va chạm thực tế nhiều, tao cũng nể họ nhất vì họ "Đời" và dễ gần hơn so với 2 kiểu Bác sĩ kia. Họ rất nhanh nhẹn trong "nghề", có thể linh hoạt chuyển từ chuyên môn này sang chuyên môn khác có thu nhập và điều kiện làm việc phù hợp không bó hẹp trong chuyên môn ban đầu. Đây cũng là hướng đi thường thấy của những Bác sĩ không có điều kiện (hoặc không muốn) để học Nội trú, điểm trừ là vì làm nhiều việc, nhiều vấn đề phải xử lý, nên việc học tập/nghiên cứu cũng như cơ hội "Chính trị" của họ thường thua kém một chút.
Thứ 4 là nhưng Bác sĩ chuyên môn không cao, ở tw, tuyến cuối thì chắc hiếm lắm nhưng vẫn có đấy. Chúng mày tưởng tưởng một Bác sĩ công tác nhiều năm, không được giao bệnh phòng, không được tin tưởng khi đi trực (phải làm cọc 3, cọc 4, trực kèm). Máy tay Bác sĩ này nhiều khi trình độ Y khoa còn thua kém Điều Dưỡng, máy Bác sĩ này thì đi làm lĩnh lương thôi.
Tao đã từng là Dược sĩ, công tác hơn chục năm trong ngành, nên tao chỉ muốn chia sẻ với chúng mày là trong bệnh viện, người chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất là Điều Dưỡng, vất vả nhất cũng là Điều dưỡng... Nên chúng mày nếu được hãy quan tâm và cảm ơn Điều dưỡng nhiều hơn một chút.
Thứ 1 là Bác sĩ nghiên cứu Khoa học hay làm các đề án, đề tài, phụ trách các công tác không trực tiếp điều trị bệnh nhân (chỉ đạo tuyến, đào tạo, dịch tễ, công tác xã hội...), thường các Bác sĩ này là "hạt giống đỏ", được gửi gắm, có nhiều điều kiện thuận lợi, học là học thẳng đến Tiến sĩ hay Chuyên khoa 2 ngay (khi độ tuổi còn rất trẻ, thậm chí 30 tuổi đã có bằng Tiến sĩ/Chuyên khoa 2). Bác sĩ kiểu này thường gắn với việc phát triển sự nghiệp "Chính trị" và Quản lý Y tế hơn là tập chung tay nghề chuyên môn, nên việc phấn đấu kiếm tiền thì thường lúc đầu là không có, nhưng lên được rồi thì không cần phải bàn.
Thứ 2 là Bác sĩ Nội trú làm việc, học tập, sinh hoạt trong Bệnh viên từ lúc tốt nghiệp Y Khoa, kiểu này thường đến các khoa trọng tâm trong bệnh viện (Hồi sức Cấp cứu, Khối Ngoại, hay chuyên khoa trung tâm lớn nhất Bệnh Viện) để thử lửa vừa làm, vừa học vừa nghiên cứu. Chịu khó gian khổ vài năm xong khóa Nội trú (tương đương Thạc sĩ) thì được bổ nhiệm về các khoa, phấn đấu chút (Bác sĩ Nội trú là tinh hoa ở bệnh viện) là có bệnh phòng điều trị riêng (khi đã cứng tay), Bác sĩ này thì thường tập trung vào công việc trong bệnh viện, ít ra ngoài làm thêm, nên thu nhập cũng phụ thuộc vào tay nghề và chuyên môn đào tạo. Đây cũng là những người sẽ được cơ cấu để làm lãnh đão đơn vị (khoa, phòng, trung tâm)
Thứ 3 là những Bác sĩ chân trong chân ngoài, lấy công việc ở Bệnh viện Công để làm bàn đạp, mở thêm phòng khám ngoài, chịu khó kê đơn làm việc với bên Công ty Dược, theo tao đây mới là những người kiếm được nhiều tiền nhất, mới coi "Bác sĩ" là những nghề kiếm ra tiền. Mối quan hệ rộng, thu nhập cao, va chạm thực tế nhiều, tao cũng nể họ nhất vì họ "Đời" và dễ gần hơn so với 2 kiểu Bác sĩ kia. Họ rất nhanh nhẹn trong "nghề", có thể linh hoạt chuyển từ chuyên môn này sang chuyên môn khác có thu nhập và điều kiện làm việc phù hợp không bó hẹp trong chuyên môn ban đầu. Đây cũng là hướng đi thường thấy của những Bác sĩ không có điều kiện (hoặc không muốn) để học Nội trú, điểm trừ là vì làm nhiều việc, nhiều vấn đề phải xử lý, nên việc học tập/nghiên cứu cũng như cơ hội "Chính trị" của họ thường thua kém một chút.
Thứ 4 là nhưng Bác sĩ chuyên môn không cao, ở tw, tuyến cuối thì chắc hiếm lắm nhưng vẫn có đấy. Chúng mày tưởng tưởng một Bác sĩ công tác nhiều năm, không được giao bệnh phòng, không được tin tưởng khi đi trực (phải làm cọc 3, cọc 4, trực kèm). Máy tay Bác sĩ này nhiều khi trình độ Y khoa còn thua kém Điều Dưỡng, máy Bác sĩ này thì đi làm lĩnh lương thôi.
Tao đã từng là Dược sĩ, công tác hơn chục năm trong ngành, nên tao chỉ muốn chia sẻ với chúng mày là trong bệnh viện, người chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất là Điều Dưỡng, vất vả nhất cũng là Điều dưỡng... Nên chúng mày nếu được hãy quan tâm và cảm ơn Điều dưỡng nhiều hơn một chút.
Sửa lần cuối: