Tiếng Việt, những câu nói hàng ngày mà nhiều người chưa chắc đã hiểu?

Này là từ vựng, chứ đâu phải ngữ pháp
Ngữ pháp thì đây tml.
Đây là một câu tâm sự của bé gái học bán trú tại 1 trường mẫu giáo:
"Mẹ em vào ca ba, em ngủ với cô giáo."
Hãy dời dấu phẩy phải sang trái 1 từ thì sẽ là: Mẹ em vào ca, ba em ngủ với cô giáo"
 
Sửa lần cuối:
Mày thử lấy ví dụ tất cả các chữ này trong 1 câu văn cụ thể xem nó dùng trong những trường hợp nào?
Tao đã nói tao đọc chơi chơi thôi mà, mày hỏi mấy thằng dạy tiếng Trung chắc gì nó biết.
Cơ mà đã nói trạng thái của hoả, có thể hiểu như
Viêm (Tức nóng hầm hập)
Liệt (Tức nóng gay gắt)
Diễm (Nóng nhẹ nhàng)
Miễn cưỡng lấy ví dụ như từ tháng 4 Lập Hạ - Há Chí tới cuối tháng 6 Đại Thử, cùng là mùa hè nhưng mà độ nóng theo từng giai đoạn nó khác nhau.
Đương nhiên mấy từ kia cũng sẽ dùng trong các tổ hợp từ ngữ khác, k đơn thuần chỉ hoả.
 
Tao đã nói tao đọc chơi chơi thôi mà, mày hỏi mấy thằng dạy tiếng Trung chắc gì nó biết.
Cơ mà đã nói trạng thái của hoả, có thể hiểu như
Viêm (Tức nóng hầm hập)
Liệt (Tức nóng gay gắt)
Diễm (Nóng nhẹ nhàng)
Miễn cưỡng lấy ví dụ như từ tháng 4 Lập Hạ - Há Chí tới cuối tháng 6 Đại Thử, cùng là mùa hè nhưng mà độ nóng theo từng giai đoạn nó khác nhau.
Đương nhiên mấy từ kia cũng sẽ dùng trong các tổ hợp từ ngữ khác, k đơn thuần chỉ hoả.
Uh, chữ Hán rất đa nghĩa, nhiều từ Hán cổ bây giờ ít dùng, có khi nghe xong ko hiểu đc nghĩa. Tao thích mấy ông già hay đọc truyện Tàu như ông Nguyễn Ngọc Ngạn, nghe mấy ông này giải thích hay vãi
 
Nhà tao xưa giờ gọi là vách tranh chứ có gọi vắt tranh đâu.
Từ vắt ở đây là động từ, chủ yếu dùng ở miền nam để diễn tả hành động chẳng hạn như cái áo khoác treo lên móc thì có thể dùng các từ: máng lên, vắt lên. Từ vắt trong trường hợp này sử dụng như vậy
 
Tuổi thơ chắc mày éo dữ dội cho lắm
sao lại ko dữ dội? nhà ngoại t cách nhà t có 25p đi xe thôi nên hồi nhỏ chủ nhật tuần nào t chả về chơi :)) dù cách có 25p đi xe (trc 2003 thậm chí còn chung 1 huyện) nhưng lại giống như 2 thế giới khác vậy, chỗ nhà t thì toàn nhà lầu, dân đông nghẹt, còn nhà ngoài t thì y như quê miền tây, sau nhà có con sông, trước nhà là ruộng mênh mông nên thú vui tuổi thơ cả con nít tp hay vùng quê thì có món nào mà t chưa trải qua đâu, trừ ko biết rau đay là gì :))
 
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN. Thực sự câu này đúng mà ko hẳn là đúng vì từ ngữ thuần Việt ko quá nhiều, đa phần vay mượn từ nước ngoài, chủ yếu là từ mượn bên Tàu, được đọc theo lối phiên âm Hán-Việt. Chính ra tiếng Tàu mới đa nghĩa, trừu tượng, mới đúng là phong ba bão táp. Có nhiều từ người Việt vẫn dùng trong cuộc sống hàng ngày, nói rất nhiều nhưng ý nghĩa thì lại rất ít người biết.

Tết Nguyên đán
Từ này thì ai cũng biết và ai cũng nói mỗi dịp đón năm mới. Tết nguyên đán là lễ đón năm mới của các nước theo lịch mặt trăng (Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam...) . Ngày lễ này đã có hàng ngàn năm, nhưng ko phải ai cũng hiểu đc nghĩa của nó, kể cả các cụ già sống quá nửa đời người.
-Nguyên là đầu tiên. Ví dụ: trạng nguyên là người đứng đầu kỳ thi khoa bảng thời phong kiến hay nguyên thủ quốc gia là người lãnh đạo, đứng đầu một đất nước.
-Đán là buổi sáng sớm
Vậy Nguyên Đán là buổi sáng sớm đầu tiên. Một cách chơi chữ của người xưa, ví von cho 1 sự khởi đầu mới (năm mới)

Bnrue.jpeg


Đều như vắt tranh
-Từ này mới buồn cười. Có nhiều lần tao viết từ này thì bị nhiều người vào bắt lỗi. Họ bắt phải sửa tranh thành chanh, bảo tao viết sai chính tả. Nhưng thực sự họ mới là người sai vì ko hiểu ý nghĩa của từ. Tao có hỏi thì họ nói hành động này là đều như vắt quả chanh. What đờ hợi? Vắt nước từ quả chanh thì có gì mà đều cơ chứ? Vặn lại thì người ta ko giải thích được.
-Vậy từ này có nghĩa gì?
Thời xưa, người VN rất nghèo, có cái nhà chui ra chui vào, che nắng, che mưa là tốt rồi. Loại nhà mà dân thời xưa ở đa phần là nhà tranh vách đất. Tức là: tường thì đắp bằng đất, còn mái lợp bằng cỏ tranh. Chính hình tượng mái nhà tranh này đã đi vào thơ ca và đi vào cả tiềm thức người dân VN rất nhiều. Ví dụ như bài hát "xuân này con không về" có câu: "Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang".
-Mái nhà thời xưa được lợp từ cỏ tranh, một loại cỏ ngày nay ít người biết đến. Muốn lợp mái người ta bó cỏ tranh lại thành từng khóm, còn gọi là đánh tranh. Rồi dùng những khóm cỏ tranh đó lợp mái. Một khóm đó còn được gọi la một cái vắt tranh. Khi lợp các vắt tranh thì người ta bó rồi lợp đều tăm tắp. Vì vậy mới gọi là đều như vắt tranh.

Bn6C0.png


Bn58p.png

Nhà tranh vách đất và cái vắt tranh

Nghèo rớt mồng tơi
-Từ này cũng gây nhiều sự hiểu lầm, đa phần hiểu thành nghĩa rau mồng tơi. Ngày xưa, tao cũng chả hiểu gì, tự hỏi sao cái nghèo lại đi kèm với rau mồng tơi? Nhiều lúc nghĩ chắc chỉ có người nghèo mới ăn mồng tơi.
-Sau này tìm hiểu mới biết được ý nghĩa của nó.
-Câu chuyện vẫn là cái nghèo của người VN. Thời xưa, đa phần dân VN chỉ làm nông, sáng sớm ra đồng cày cấy, người ta mặc 1 cái áo tơi để che mưa, hoặc che gió cho đỡ lạnh. Áo tơi là loại áo được đan bằng lá cọ hoặc lá dừa, ko có tay áo mà đc mặc như 1 cái áo choàng. Phần trên cùng người ta đan thành lỗ để luồn sợi dây vào trong, sau đó quấn quanh cổ.
Phần trên cùng có luồn dây này gọi là mồng tơi.
-Loại áo này đan từ lá, chính vì vậy nếu dùng nhiều, nhất là gặp mưa thì lá cọ cứ thế rụng xuống và rụng từ dưới rụng lên. Cần nhắc lại đây là loại áo rất rẻ tiền, chỉ có nông dân mới dùng. Khi lá cứ thế rụng dần trong quá trình sử dụng, cái áo cứ ngắn dần đi và đến lúc lá rụng hết chỉ còn lại mỗi cái mồng tơi phía trên cùng cũng bị rụng nốt thì người ta ám chỉ việc nghèo đến ko còn gì có thể nghèo hơn nữa, nghèo đến mức cái mồng tơi cũng ko còn... Nói chung là nghèo ko thể tưởng tượng nổi.

Bnsv4.png


Bnt0v.png

Cái áo tơi, phía trên cùng là cái mồng tơi

Trâm anh thế phiệt
Đây là 1 từ ghép đa nghĩa, từ này thì nhiều người hiểu và ko bị nhầm lẫn tai hại như các từ trên.
Nhưng ý nghĩa sâu xa của nó chưa chắc nhiều người đã biết
-Trâm là cái trâm cài đầu. Nếu xem phim cổ trang thì có thể dễ dàng nhận thấy, thời xưa người ta búi tóc củ tỏi cao trên đỉnh đầu, rồi lấy cây trâm đâm xuyên qua búi tóc. Trâm chính là 1 loại phụ kiện trong trang phục của những người giàu có, quyền quý, nó tương đương với 1 món đồ trang sức. Tiếng Hán còn gọi cây trâm là cái Kim thoa. Trâm thường đc làm bằng đồng, người nào giàu có hơn có thể dùng trâm vàng, trâm bạc thậm chí là trâm bằng ngọc.
-Anh là 1 dải lụa cài trên mũ thả xuống 2 bên vai. Cũng là 1 loại phụ kiện trong trang phục của người giàu.
Nói chung, Trâm và Anh là những loại trang sức của người giàu có, quyền quý. Nó tương đương với đồng hồ Rolex, túi Hermes bây giờ. Người ta dùng những cái này để thể hiện đẳng cấp trong xã hội.

BnKXo.png


Nhân vật Tuân Úc trong Tam Quốc diễn nghĩa sử dụng trâmanh trong trang phục

-Thế là thời thế.
-Phiệt là những người rất giàu có, từ phiệt đc hiểu trong từ "Nhà tài phiệt" chẳng hạn
-Thế Phiệt ám chỉ những người giàu có nhưng giàu nhiều đời rồi, có tài sản kế thừa liên tục, tức là tầng lớp tinh hoa, có địa vị xã hội. Khác với những người giàu xổi kiểu trọc phú. Ví dụ: một anh sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống 3 đời làm gỗ nổi tiếng 1 vùng và rất giàu có, anh này có thể hiểu là trâm anh thế phiệt. Nhưng một anh khác mới trúng Vietlott 300 tỷ tối hôm qua thì ko thể coi là trâm anh thế phiệt, mặc dù khối tài sản của 2 anh tạm coi là tương đương nhau.

-Nói chung, Trâm anh thế phiệt ngày nay thường đc chỉ những cậu ấm, cô chiêu sinh ra trong già đình giàu có, quyền thế truyền đời. Sinh ra đã ngậm thìa vàng, phải đi lùi mới đến vạch đích...

BnXYa.webp
Bài viết ý nghĩa! Tổ mả mẹ thằng nào add ảnh sex nhé
 
Uh, chữ Hán rất đa nghĩa, nhiều từ Hán cổ bây giờ ít dùng, có khi nghe xong ko hiểu đc nghĩa. Tao thích mấy ông già hay đọc truyện Tàu như ông Nguyễn Ngọc Ngạn, nghe mấy ông này giải thích hay vãi
Như tao đọc vài môn thuật số như bát tự, con mẹ nó cổ nhân toàn viết văn trữ tình, mang theo cảm giác cá nhân, nhiều khi tự mâu thuẫn. Có thể đây là "Loạn trung hữu tự" (Trong hỗn loạn có thứ tự) trong truyền thuyết đi :))
 
Tao đã nói tao đọc chơi chơi thôi mà, mày hỏi mấy thằng dạy tiếng Trung chắc gì nó biết.
Cơ mà đã nói trạng thái của hoả, có thể hiểu như
Viêm (Tức nóng hầm hập)
Liệt (Tức nóng gay gắt)
Diễm (Nóng nhẹ nhàng)
Miễn cưỡng lấy ví dụ như từ tháng 4 Lập Hạ - Há Chí tới cuối tháng 6 Đại Thử, cùng là mùa hè nhưng mà độ nóng theo từng giai đoạn nó khác nhau.
Đương nhiên mấy từ kia cũng sẽ dùng trong các tổ hợp từ ngữ khác, k đơn thuần chỉ hoả.
nhiên liệu, cũng có bộ hoả bên trong, mà tới 2 bộ hoả khác nhau
nhiệt đới, cũng có bộ hoả
 
@Ba Sâm
历史没有那么简单的二分法
算了 莫谈国是

Đéo post được ảnh, dòng trên là tao đang hỏi Mao Trạch Đông với 1 tkg Trung Quốc. Và nó trả lời tao là :
Lịch sử không đơn giản là phép nhị phân (Tư duy nhị nguyên).
Ok, chớ đàm (đàm luận) chính sách quốc gia.
 
@Ba Sâm
历史没有那么简单的二分法
算了 莫谈国是

Đéo post được ảnh, dòng trên là tao đang hỏi Mao Trạch Đông với 1 tkg Trung Quốc. Và nó trả lời tao là :
Lịch sử không đơn giản là phép nhị phân (Tư duy nhị nguyên).
Ok, chớ đàm (đàm luận) chính sách quốc gia.
bọn tàu đổi sang dùng giản thế nên nhìn được có vài chữ trong đó

lịch sử nó cũng đổi nhưng nhìn vẫn ra, nhìn được thêm chữ dịch (giá trị), hữu, đơn giản, nhị, phân, pháp (phép)
dòng dưới chữ quốc gia nó cũng khác
 
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN. Thực sự câu này đúng mà ko hẳn là đúng vì từ ngữ thuần Việt ko quá nhiều, đa phần vay mượn từ nước ngoài, chủ yếu là từ mượn bên Tàu, được đọc theo lối phiên âm Hán-Việt. Chính ra tiếng Tàu mới đa nghĩa, trừu tượng, mới đúng là phong ba bão táp. Có nhiều từ người Việt vẫn dùng trong cuộc sống hàng ngày, nói rất nhiều nhưng ý nghĩa thì lại rất ít người biết.

Tết Nguyên đán
Từ này thì ai cũng biết và ai cũng nói mỗi dịp đón năm mới. Tết nguyên đán là lễ đón năm mới của các nước theo lịch mặt trăng (Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam...) . Ngày lễ này đã có hàng ngàn năm, nhưng ko phải ai cũng hiểu đc nghĩa của nó, kể cả các cụ già sống quá nửa đời người.
-Nguyên là đầu tiên. Ví dụ: trạng nguyên là người đứng đầu kỳ thi khoa bảng thời phong kiến hay nguyên thủ quốc gia là người lãnh đạo, đứng đầu một đất nước.
-Đán là buổi sáng sớm
Vậy Nguyên Đán là buổi sáng sớm đầu tiên. Một cách chơi chữ của người xưa, ví von cho 1 sự khởi đầu mới (năm mới)

Bnrue.jpeg


Đều như vắt tranh
-Từ này mới buồn cười. Có nhiều lần tao viết từ này thì bị nhiều người vào bắt lỗi. Họ bắt phải sửa tranh thành chanh, bảo tao viết sai chính tả. Nhưng thực sự họ mới là người sai vì ko hiểu ý nghĩa của từ. Tao có hỏi thì họ nói hành động này là đều như vắt quả chanh. What đờ hợi? Vắt nước từ quả chanh thì có gì mà đều cơ chứ? Vặn lại thì người ta ko giải thích được.
-Vậy từ này có nghĩa gì?
Thời xưa, người VN rất nghèo, có cái nhà chui ra chui vào, che nắng, che mưa là tốt rồi. Loại nhà mà dân thời xưa ở đa phần là nhà tranh vách đất. Tức là: tường thì đắp bằng đất, còn mái lợp bằng cỏ tranh. Chính hình tượng mái nhà tranh này đã đi vào thơ ca và đi vào cả tiềm thức người dân VN rất nhiều. Ví dụ như bài hát "xuân này con không về" có câu: "Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang".
-Mái nhà thời xưa được lợp từ cỏ tranh, một loại cỏ ngày nay ít người biết đến. Muốn lợp mái người ta bó cỏ tranh lại thành từng khóm, còn gọi là đánh tranh. Rồi dùng những khóm cỏ tranh đó lợp mái. Một khóm đó còn được gọi la một cái vắt tranh. Khi lợp các vắt tranh thì người ta bó rồi lợp đều tăm tắp. Vì vậy mới gọi là đều như vắt tranh.

Bn6C0.png


Bn58p.png

Nhà tranh vách đất và cái vắt tranh

Nghèo rớt mồng tơi
-Từ này cũng gây nhiều sự hiểu lầm, đa phần hiểu thành nghĩa rau mồng tơi. Ngày xưa, tao cũng chả hiểu gì, tự hỏi sao cái nghèo lại đi kèm với rau mồng tơi? Nhiều lúc nghĩ chắc chỉ có người nghèo mới ăn mồng tơi.
-Sau này tìm hiểu mới biết được ý nghĩa của nó.
-Câu chuyện vẫn là cái nghèo của người VN. Thời xưa, đa phần dân VN chỉ làm nông, sáng sớm ra đồng cày cấy, người ta mặc 1 cái áo tơi để che mưa, hoặc che gió cho đỡ lạnh. Áo tơi là loại áo được đan bằng lá cọ hoặc lá dừa, ko có tay áo mà đc mặc như 1 cái áo choàng. Phần trên cùng người ta đan thành lỗ để luồn sợi dây vào trong, sau đó quấn quanh cổ.
Phần trên cùng có luồn dây này gọi là mồng tơi.
-Loại áo này đan từ lá, chính vì vậy nếu dùng nhiều, nhất là gặp mưa thì lá cọ cứ thế rụng xuống và rụng từ dưới rụng lên. Cần nhắc lại đây là loại áo rất rẻ tiền, chỉ có nông dân mới dùng. Khi lá cứ thế rụng dần trong quá trình sử dụng, cái áo cứ ngắn dần đi và đến lúc lá rụng hết chỉ còn lại mỗi cái mồng tơi phía trên cùng cũng bị rụng nốt thì người ta ám chỉ việc nghèo đến ko còn gì có thể nghèo hơn nữa, nghèo đến mức cái mồng tơi cũng ko còn... Nói chung là nghèo ko thể tưởng tượng nổi.

Bnsv4.png


Bnt0v.png

Cái áo tơi, phía trên cùng là cái mồng tơi

Trâm anh thế phiệt
Đây là 1 từ ghép đa nghĩa, từ này thì nhiều người hiểu và ko bị nhầm lẫn tai hại như các từ trên.
Nhưng ý nghĩa sâu xa của nó chưa chắc nhiều người đã biết
-Trâm là cái trâm cài đầu. Nếu xem phim cổ trang thì có thể dễ dàng nhận thấy, thời xưa người ta búi tóc củ tỏi cao trên đỉnh đầu, rồi lấy cây trâm đâm xuyên qua búi tóc. Trâm chính là 1 loại phụ kiện trong trang phục của những người giàu có, quyền quý, nó tương đương với 1 món đồ trang sức. Tiếng Hán còn gọi cây trâm là cái Kim thoa. Trâm thường đc làm bằng đồng, người nào giàu có hơn có thể dùng trâm vàng, trâm bạc thậm chí là trâm bằng ngọc.
-Anh là 1 dải lụa cài trên mũ thả xuống 2 bên vai. Cũng là 1 loại phụ kiện trong trang phục của người giàu.
Nói chung, Trâm và Anh là những loại trang sức của người giàu có, quyền quý. Nó tương đương với đồng hồ Rolex, túi Hermes bây giờ. Người ta dùng những cái này để thể hiện đẳng cấp trong xã hội.

BnKXo.png


Nhân vật Tuân Úc trong Tam Quốc diễn nghĩa sử dụng trâmanh trong trang phục

-Thế là thời thế.
-Phiệt là những người rất giàu có, từ phiệt đc hiểu trong từ "Nhà tài phiệt" chẳng hạn
-Thế Phiệt ám chỉ những người giàu có nhưng giàu nhiều đời rồi, có tài sản kế thừa liên tục, tức là tầng lớp tinh hoa, có địa vị xã hội. Khác với những người giàu xổi kiểu trọc phú. Ví dụ: một anh sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống 3 đời làm gỗ nổi tiếng 1 vùng và rất giàu có, anh này có thể hiểu là trâm anh thế phiệt. Nhưng một anh khác mới trúng Vietlott 300 tỷ tối hôm qua thì ko thể coi là trâm anh thế phiệt, mặc dù khối tài sản của 2 anh tạm coi là tương đương nhau.

-Nói chung, Trâm anh thế phiệt ngày nay thường đc chỉ những cậu ấm, cô chiêu sinh ra trong già đình giàu có, quyền thế truyền đời. Sinh ra đã ngậm thìa vàng, phải đi lùi mới đến vạch đích...

BnXYa.webp
Mày ko hiểu thế nào là NGỮ PHÁP RỒI
Tiếng Việt khó và phức tạp là do nó cấu trúc về mặt từ loại của nó ko được chặt chẽ
Trong bất cứ 1 ngôn ngữ nào thì sẽ đều có từ loại gồm: danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, liên từ, giới từ, phó từ, từ để hỏi, v.v...
Và cấu trúc 1 câu cơ bản là:
1. Khẳng định: S + V + O
2. Phủ định : S + phủ định của V + O
3. Nghi vấn: Từ để hỏi S + V + O ?
Trong đó:
1. Chủ ngữ S là gì và từ những từ loại nào có thể làm chủ ngữ trong câu được
2. Động từ V là gì và từ loại nào có thể làm
3. Tân ngữ là gì và từ loại nào có thể làm tân ngữ trong câu
Các ngôn ngữ khác cấu trúc của nó quy định rất rõ ràng, nhưng riêng tiếng việt thì ối giời ơi và tao lấy cho mày 1 ví dụ kinh điển để nói tại sao phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam
Với bất kể là ngôn ngữ nào thì khi cho đủ các từ mày chỉ cần sắp xếp lại theo đúng cấu trúc ngữ pháp là sẽ được 1 câu hoàn chỉnh, đúng nhưng riêng tiếng việt với chỉ 1 ví dụ này thôi thì mày sẽ hiểu tại sao nó lại bố của phức tạp
Ví dụ: cho năm từ sau sắp xếp làm sao để được 1 câu hoàn chỉnh: Sao / Bảo / Nó / Không / Đến
Vs 5 từ này tiếng việt có thể ghép được 5! câu khác nhau với nhiều ngữ nghĩa khác nhau (PHẢI NÓI LÀ CHẮC ĐÉO CÓ THỨ NGÔN NGỮ NÀO MÀ NGỮ PHÁP NÓ LẠI CỦ LOL NHƯ THẾ NÀY)
Mày có thể hiểu sai về ngữ pháp nên mới đi phân tích ngữ nghĩa của một số câu mà quên mất rằng ngữ pháp nó còn là quy tắc để đặt được câu
II. Bổ sung thêm cho mày 1 ý nữa là về mặt ngữ pháp tiếng tàu cực kì dễ, cái làm chữ tàu được xếp vào loại ngôn ngữ khó học là Hán tự, trở ngại cho tiếng tàu khó phổ biến là phát âm, nếu mày học tiếng tàu mày sẽ hiểu
 

Có thể bạn quan tâm

Top