Live Tìm đường giải thoát: Trả lời tất cả các câu hỏi của bọn mày về đạo Phật chính thống Ấn Độ, giải thích đạo Phật Nam Tông !

- Phật Gíao Nguyên Thủy không bắt buộc ăn chay, mà ăn tam tịnh nhục tức là "Không Nghe, Không Thấy, Không Biết" rằng món ăn mặn đó ĐƯỢC CHỦ Ý GIẾT HẠI SINH VẬT ĐÓ để cho mình ăn (Tức là nếu người cúng cho vị sư mà chủ động giết hại con vật để dâng lên Sư, thì Sư không được ăn, còn nếu mua đồ mặn ở tiệm cơm bên đường thì không sao...)

Mày láo quá. Thức ăn ven đường người ta cố tình giêt thịt để bán, nên vẫn đúng cái :" rằng món ăn mặn đó ĐƯỢC CHỦ Ý GIẾT HẠI SINH VẬT ĐÓ để cho mình ăn". 1 là ăn chay. Đéo ăn thì nghỉ mẹ đi, ở đâu ra kiểu 3 ko. K nhìn thấy bị giết thì ok, vì đéo trực tiếp làm đồ ăn thì có bao giờ thấy, không nghe cũng tạm được vì đừng đi qua lò mổ. Chứ k biết là đéo bao giờ, có ngu lắm cũng biết thịt là phải bị cố tình giết mới có. Chứ mày đợi thịt tự rơi xuống hay bị chết già hoặc tai nạn ăn là đéo bao giờ. Phật giáo tao coi trọng mỗi thuyết nhân quả, còn lại toàn thấy xàm xàm. Ngài thích ca xứng đáng đức cao vọng trọng, nhưng thuyết của ngài hợp trong thời ăn lông ở lỗ ngu xuẩn thôi. Vào thời hiện đại mấy tôn giáo chỉ là đức tin, còn thuyết pháp sai bét rồi.
Bản thân Ngài Thích Ca nhận rõ đã là ngươi tu đạo không cày cấy, chăn nuôi, không làm ra thức ăn, phải sống nhờ lòng tốt của người khác mà khi nhận phần ăn của người khác thì lại ra yêu cầu người ta phải làm phần chay cho riêng mình. Như vậy thì là đặt bản thân cao hơn người khác, cao hơn lòng tốt của người khác thì sao gọi là giác ngộ được ? Cho nên Ngài Thích Ca đã nói về thuyết tam tịnh nhục để tăng đoàn thực hiện.
Sự thật thì Ngài Thích Ca đã đúng khi mà mày có thể thấy sau ngàn năm thì hội ăn chay sân si hơn ăn mặn rất nhiều, bản tính tham lam vẫn làm đồ chay giả thịt cá để deal với thánh thần.
 
Ý mày cũng giống như một thằng giết người ngụy biện :" nếu tao không giết nó tao thách thằng nào dám chắc chắn là nó không bị giết bởi 1 thằng khác đấy"

Thế nên thằng giết người vô tội vì quan tòa không thể khẳng định một việc chưa xảy ra là nó không thể xảy ra.

Vị sư ăn thịt, dù có mua lòng vòng qua bao nhiêu cửa thì cũng là nguyên nhân cho kết quả là con vật bị giết để có thịt tọng vào mồm nhà sư. Thà cứ thẳng thắn nói mẹ ra là tao không đớp thì thằng khác nó cũng đớp. Đây lại cứ thích văn vở tao ăn qua thằng B còn thằng A giết đi mà hỏi tội thằng A.

Đức phật dạy những thứ điếm thúi như thế này à.
Đức Phật dạy người tu hành là ăn xin, sống nhờ lòng tốt của người khác. Mọi thứ của người tu hành dựa vào mà sống như cái ăn thức mặc đều là do lòng tốt của người khác. Nếu đã ăn xin mà lại yêu cầu gia chủ chuẩn bị phần chay cho riêng mình là đã tự đặt bản thân cao hơn lòng tốt của người khác thì còn gọi là tu hành gì nữa ? Cho nên theo Ngài Thích Ca thì người ta cho gì nhận nấy nhưng phải giới hạn bằng thuyết tam tịnh nhục.
Bọn mày nói chuyện ăn thịt là đạo đức giả. Ngài Thích Ca đã thấy rõ con đường tu hành là để giải thoát bản thân khỏi lòng tham, đối với Ngài thì ăn thịt hay ăn cơm rau cũng chỉ là ăn để sống chứ không vì lòng tham cái ngon, còn nếu yêu cầu ăn chay trong khi bản thân đang ăn xin thì là thành hành động yêu thích quyền lực của kẻ bề trên, là sự tham luyến cảm giác quyền lực điều khiển kẻ khác chứ không phải người tu hành rồi.
 
Sửa lần cuối:
Có thật sự là nếu VỊ SƯ không ăn, người bán Hàng A sẽ không cần giết hại để bán cho bất kỳ người nào khác không ?
Và suy nhược cơ thể mà chết vì thiếu dinh dưỡng mày nhé.
 
Hãy giữ cho dây đàn căng đúng mức độ, chùn quá thì khó phát ra âm, căng quá thì dễ đứt... và khi đã căng đúng mức thì vẫn phải luôn chú ý điều chỉnh để nó Không (sửa lỗi thiếu chữ dẫn đến không rõ ý) thuận theo duyên mà lạc chùn theo thời gian... Một buổi sáng an lành đến với hành giả
t có duyên với các hạ 1 lần, năm đó các hạ chỉ cho t đọc tứ diệu đế
các hạ còn nhớ ta ko
 
T có thắc mắc này bọn m giải thích giúp t được ko ?
- trong phật giáo, vạn vật chúng sinh có bình đẳng ko ?
- Ăn chay là gồm ăn những gì ? Thực vật cũng có sự sống và cái chết, tại sao nhiều người ăn chay, ăn rau lại ko coi là sát sinh mà ăn thịt thì coi là sát sinh ?
 
còn đá phò đều ko b
1 lần nữa cảm ơn bạn, nhờ các thiện duyên ngăn trở nên dù Tâm vẫn còn trỗi dậy mạnh mẽ ngọn lửa dục nhưng: "túi không nhiều tiền (và tôi cũng chẳng muốn kiếm thêm nhiều) mỏ chẳng dẻo (và tôi cũng chẳng muốn cải thiện phong cách giao tiếp) đặc biệt là khả năng bắn nhanh hơn cái bóng của mình => nên bộ môn này dù đã có hạt giống tiềm ẩn trong mảnh đất nội tâm nhưng KHÓ CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐÂM CHỒI KẾT TRÁI - ÍT RA LÀ Ở THỜI ĐIỂM NÀY... BẠN THẤY ĐẤY CÁC HÀNH KO CÓ TỰ TÁNH, KHÉO LÉO QUÁN SÁT TƯ DUY + VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC DUYÊN => TỰ TA CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG ĐI CỦA MÌNH...

GIỜ CHỈ CÓ MỖI CON MẮT LÀ VẪN ĐƯỢC TIẾP "THỨC ĂN" ĐỀU, NÊN MẮT DẠO NÀY LÀ CĂN ĐANG THỌ NHẬN CÁC HOA TRÁI "PHẢI" ĐẾN...:vozvn (19):
 
1 lần nữa cảm ơn bạn, nhờ các thiện duyên ngăn trở nên dù Tâm vẫn còn trỗi dậy mạnh mẽ ngọn lửa dục nhưng: "túi không nhiều tiền (và tôi cũng chẳng muốn kiếm thêm nhiều) mỏ chẳng dẻo (và tôi cũng chẳng muốn cải thiện phong cách giao tiếp) đặc biệt là khả năng bắn nhanh hơn cái bóng của mình => nên bộ môn này dù đã có hạt giống tiềm ẩn trong mảnh đất nội tâm nhưng KHÓ CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐÂM CHỒI KẾT TRÁI - ÍT RA LÀ Ở THỜI ĐIỂM NÀY... BẠN THẤY ĐẤY CÁC HÀNH KO CÓ TỰ TÁNH, KHÉO LÉO QUÁN SÁT TƯ DUY + VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC DUYÊN => TỰ TA CHỌN LỰA CON ĐƯỜNG ĐI CỦA MÌNH...

GIỜ CHỈ CÓ MỖI CON MẮT LÀ VẪN ĐƯỢC TIẾP "THỨC ĂN" ĐỀU, NÊN MẮT DẠO NÀY LÀ CĂN ĐANG THỌ NHẬN CÁC HOA TRÁI "PHẢI" ĐẾN...:vozvn (19):
ko trách gì tml mạnh thường nó phát cho b cái title gió lạnh đàu buồi
 
T có thắc mắc này bọn m giải thích giúp t được ko ?
- trong phật giáo, vạn vật chúng sinh có bình đẳng ko ?
- Ăn chay là gồm ăn những gì ? Thực vật cũng có sự sống và cái chết, tại sao nhiều người ăn chay, ăn rau lại ko coi là sát sinh mà ăn thịt thì coi là sát sinh ?
Trong phật giáo, nếu tính trong suốt chiều dài của vòng luân hồi thì chúng sinh bình đẳng.
Có nghĩa là trong cái vòng luân hồi không tìm được điểm bắt đầu này thì chúng ta đã từng là các loài thấp nhất, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục, gà, chó heo, thậm chí là sống ở các tầng phạm thiên cao nhất 6 cõi dục thiên, thậm chí là phạm thiên cao nhất cõi phi tưởng phi phi tưởng... cũng có lúc là con dòi con gián con kiến... chỉ có là Thánh thì chưa thôi!
Tức là có lúc siêu lúc đoạ, nhưng mà đoạ nhiều hơn siêu, lâu lâu mới ngóc đầu lên đc một lần, lo ăn chơi nhảy múa r tạo nghiệp bất thiện r lại rớt xuống cày lại...
Đó là về tổng thể, tuy nhiên, trong một thời điểm cụ thể thì giá trị của sinh mạng ko giống nhau!
Vd các tầng dưới thấp thì ko bằng các tầng trên cao, con heo thì sinh mạng của nó ko thể so sánh được so với con người.
Người có đạo đức thì cao quý hơn ko có đạo đức, thiện thì giá trị cao hơn ác, cha mẹ có như thế nào đi chăng nữa cũng hơn người xa lạ...
Tại sao lại như vậy, câu trả lời là do sự có mặt làm con người là hiếm hoi trong vòng luân hồi của chúng sinh! Chúng ta được làm con người là do tâm quả đại thiện trổ quả làm tâm hộ kiếp trong tiến trình tử-sanh ở kiếp trước.
Vd như vậy cho m hiểu:
Hiện tại mày nghèo rách mồng tơi, đi vô chỗ sang trọng thì người ta thấy khác
Sau mày trúng vietlot thì đến cùng nơi đó được đối xử khác.
Tóm lại giá trị quy ước nó tính tại một thời điểm cụ thể mà thôi!
Kiếp làm chó thì chỉ có ăn cức, kiếp làm vua được ăn đồ ngon.
Nhưng lòng vòng lẩn quẩn cũng trong 3 cõi 6 đường.
Khi nào mày đắc được túc mạng minh, sanh tử minh, nhìn lại các kiếp đã trải qua thì sẽ thấy đươc ntn.
 
T có thắc mắc này bọn m giải thích giúp t được ko ?
- trong phật giáo, vạn vật chúng sinh có bình đẳng ko ? (1)
- Ăn chay là gồm ăn những gì ? Thực vật cũng có sự sống và cái chết, tại sao nhiều người ăn chay, ăn rau lại ko coi là sát sinh mà ăn thịt thì coi là sát sinh ? (2)
2 câu hỏi rất thú vị. Để trả lời cho ông thì tôi sẽ trình bày khái niệm quan trọng nền tảng liên quan mật thiết đến câu hỏi này đó là giới thiệu về 10 DẠNG "CHÚNG SANH":

1 THẤP SANH (SANH RA TRONG ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ẨM THẤP, ƯỚT...)
2 NOÃN SANH (SANH RA TỪ TRỨNG CÓ LỚP VỎ CỨNG - VÌ SAO PHẢI GHI RÕ LÀ TỪ TRỨNG CÓ LỚP VỎ CỨNG => ĐỂ PHÂN BIỆT TƯƠNG ĐỐI RÕ VỚI CÁC DẠNG CHÚNG SANH MÀ CŨNG CÓ KẾT HỢP TỪ TRỨNG VÀ TINH NHƯNG PHÁT TRIỂN TRONG THAI TẠNG)
3 THAI SANH
4 HÓA SANH
5 CÓ SẮC
6 VÔ SẮC
7 CÓ TƯỞNG
8 VÔ TƯỞNG
9 KHÔNG PHẢI CÓ TƯỞNG MÀ CÓ TƯỞNG (VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI ĐẶC BIỆT LÀ KHOA HỌC VỀ MẢNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ÔNG CỦA THỂ TƯ DUY QUÁN XÉT VỀ "TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO - AL ĐỂ NẮM BẮT KHÁI NIỆM)
10 KHÔNG PHẢI VÔ TƯỞNG MÀ VÔ TƯỞNG


Như vậy, hiểu như thế nào là "CHÚNG SANH"... với riêng tôi dựa trên căn bản tri thức thường quy và tri thức có được từ tiếp thu những gì được cho là của Gotama tuyên bày (thông qua quá trình thẩm xét/trải nghiệm) => Thứ gì được tạo tác để có thể hiện hữu ra BẰNG SẮC TƯỚNG LẪN PHI SẮC TƯỚNG gọi là chúng sanh, từ CÓ TƯ TƯỞNG "ĐỘC LẬP" CHO ĐẾN KHÔNG HÀM CHỨA TƯ TƯỞNG gọi là chúng sanh hay với gọi với ngôn ngữ thế gian là được SINH/SANH SẢN VÀ SẢN XUẤT...

Trở về lại câu hỏi, dựa trên 10 dạng Hiện Hữu trên thì trả lời cho câu số 2: "THỰC VẬT THUỘC "NHỮNG DẠNG NÀO TRONG NHÓM 10 DẠNG TRÊN?!" Nó có sắc tướng, theo nhân duyên mà trưởng thành, nhưng nó có phải là chúng sanh hữu tưởng hay không tự ông phải tự thẩm xét bằng chính tư duy của mình. Sau khi ông sát định được nó có phải dạng thữ hữu tưởng hay không thì tiếp theo ông hãy tìm đọc lại tựa kinh mà tôi đã giới thiệu trong thớt này: "Kinh Lăng Già" đoạn nói về Năng Hại và Sở Hại - Văn Thù thị hiện tay cầm gươm bén bức hại Như Lai => tự thân mình thẩm xét/tư duy và chiêm nghiệm để tự mình trả lời câu hỏi số 2 của ông...

Trở về câu hỏi thứ 1 cũng vậy, ngay trong quyển kinh trên cũng có phần giải thích chi tiết cái gọi là BÌNH ĐẲNG/ĐỒNG ĐẲNG giữa Như Lai và Như Lai NÓI RIÊNG, VÀ CHÚNG SANH NÓI CHUNG... cũng lại một lần nữa hãy tự mình thẩm xét/tư duy rồi trả lời cho chính mình...
 
T có thắc mắc này bọn m giải thích giúp t được ko ?
- trong phật giáo, vạn vật chúng sinh có bình đẳng ko ?
- Ăn chay là gồm ăn những gì ? Thực vật cũng có sự sống và cái chết, tại sao nhiều người ăn chay, ăn rau lại ko coi là sát sinh mà ăn thịt thì coi là sát sinh ?
Về vấn đề ăn chay:
Bản thân thực vật có sự sống, tuy nhiên nó không biết đau.
Cái này có thể sẽ có tranh cãi nhưng cũng nói luôn.
Để cảm nhận được 6 trần bên ngoài thì phải có 6 căn tương ứng và có 6 xúc, do 3 loại này co mặt nên mới phát sinh 6 thức, 6 cảm thọ, rồi hành, tưởng...
Thực vật thì không có thức, do ko có đủ các căn để cảm nhận đầy đủ các trần cảnh. Tuy nhiên nó vẫn có sự sống.
Việc giết hại các loài thực vật dĩ nhiên là cũng tạo nghiệp. Tuy nhiên mức độ đánh giá sức nặng của nghiệp là ko giống nhau.
Ví dụ mày lên rừng đốn cây thì trước hết mày hại một đống loài đang sống nương nhờ vô cái cây đó.
Tiếp đến có thể xảy ra thiên tai, lũ quét, càn quét dân sống dưới hạ lưu chết rất nhiều người. Mày cũng hốt thêm một mớ nghiệp nặng nhẹ khác nhau nữa.
Ngoài ra có những chúng sinh ko thấy đc, như các loài thọ thần sống nương nhờ vào cái cây đó, mày tới phá thì cũng tạo nghiệp xấu...
Phật giáo nguyên thủy có giới luật là ko được làm hại đến hột giống nữa chứ ko phải là được làm hại đến cái loài thực vật.
Về vấn đề ăn chay ăn mặn cũng đã nói rất nhiều lần r, tóm lại ăn để nuôi mạng, ko mê đắm vô vị ngon, nếu đc lựa chọn, nên ăn chay.
 
Về vấn đề ăn chay:
Bản thân thực vật có sự sống, tuy nhiên nó không biết đau.
Cái này có thể sẽ có tranh cãi nhưng cũng nói luôn.
Để cảm nhận được 6 trần bên ngoài thì phải có 6 căn tương ứng và có 6 xúc, do 3 loại này co mặt nên mới phát sinh 6 thức, 6 cảm thọ, rồi hành, tưởng...
Thực vật thì không có thức, do ko có đủ các căn để cảm nhận đầy đủ các trần cảnh. Tuy nhiên nó vẫn có sự sống.
Việc giết hại các loài thực vật dĩ nhiên là cũng tạo nghiệp. Tuy nhiên mức độ đánh giá sức nặng của nghiệp là ko giống nhau.
Ví dụ mày lên rừng đốn cây thì trước hết mày hại một đống loài đang sống nương nhờ vô cái cây đó.
Tiếp đến có thể xảy ra thiên tai, lũ quét, càn quét dân sống dưới hạ lưu chết rất nhiều người. Mày cũng hốt thêm một mớ nghiệp nặng nhẹ khác nhau nữa.
Ngoài ra có những chúng sinh ko thấy đc, như các loài thọ thần sống nương nhờ vào cái cây đó, mày tới phá thì cũng tạo nghiệp xấu...
Phật giáo nguyên thủy có giới luật là ko được làm hại đến hột giống nữa chứ ko phải là được làm hại đến cái loài thực vật.
Về vấn đề ăn chay ăn mặn cũng đã nói rất nhiều lần r, tóm lại ăn để nuôi mạng, ko mê đắm vô vị ngon, nếu đc lựa chọn, nên ăn chay.
Đâu ra lục nhập sinh thức vậy bác, có thức mới có danh sắc lục nhập chứ, việc sát sinh theo e biết chỉ tính với chúng sinh hữu tình thôi, còn thực vật là chúng sinh vô tình.
 
Đâu ra lục nhập sinh thức vậy bác, có thức mới có danh sắc lục nhập chứ, việc sát sinh theo e biết chỉ tính với chúng sinh hữu tình thôi, còn thực vật là chúng sinh vô tình.
Tư duy/Tầm - Tứ về Năng Hại/Sở Hại... Quán xét cẩn trọng về NGÃ/NHÂN/CHÚNG SINH/THỌ GIẢ...

Um, giới thiệu về kinh cũng khá rồi, giới thiệu về tiểu thuyết đi => bộ 4 sách của Christopher Paolini: Eragon... hi vọng rằng trong lúc giải trí lại thấy được cái gì đấy hay ho thú vị...
 
Đâu ra lục nhập sinh thức vậy bác, có thức mới có danh sắc lục nhập chứ, việc sát sinh theo e biết chỉ tính với chúng sinh hữu tình thôi, còn thực vật là chúng sinh vô tình.
Thức duyên danh sắc, ở đây nói về thức tái sanh.
Còn 6 căn duyên 6 trần, 6 xúc, 6 thức, 6 thọ, 6 ái. Ở đây nói về nhãn thức, nhĩ thức,thân thức ý thức... sanh khởi, sau đó tưởng, thọ, hành cùng sanh.
Ví dụ: một người ngồi trong quán cf, có một đối tượng bước vào, lọt vào tầm mắt của người này thì do có các điều kiện như ánh sáng, khoảng trống, mắt người ngồi, thần kinh thị giác, sự chú ...thì nhãn thức sanh lên (hình ảnh của người bước vào). Ngay lập tức tâm của người quan sát lập tức đối chiếu với dữ kiện quá khứ và suy đạc đối tượng (nam, nữ, già, trẻ, đẹp, xấu...quen hay không quen.v.vv. Toàn bộ tiến trình này diễn ra ở tâm với tốc độ rất nhanh.
Nếu đối tượng là dễ nhìn( gái đẹp so với người quan sát là nam, trai đẹp so với người quan sát là nữ) hoặc là kẻ thù, hoặc là người xa lạ...
Lúc này 3 loại cảm giác sẽ xảy ra trong tâm.
Thọ lạc, thọ khổ, hoặc thọ xả( vô ký)
Tiếp đến tâm đưa ra quyết định trên dữ kiện của thọ đó mà đưa ra các hành thông qua ý, lời nói, hoặc hành động.
Nói một ví dụ để thấy đc, tất cả các thứ như thọ, tưởng, hành, thức đều là các pháp lệ thuộc vào điều kiện, duyên khởi nên đều ko phải là tự ngã...

Đoạn kinh như sau trích trong kinh 66:
"
TRÍCH GIẢNG TRUNG BỘ KINH (NHIỀU TÁC GIẢ) TIPIṬAKA (TAM TẠNG T.VIỆT)

Kinh Sáu Sáu – Hòa Thượng Thích Minh Châu​

Tháng Một 2, 2021 Dhamma Paññā4150 Views 0 Comments Toát yếu Kinh Trung Bộ nhiều tác giả
41-16-800x445.jpg

KINH SÁU SÁU
Đây là một kinh được xem là rất đặc biệt, vì sau khi đức Phật thuyết pháp kinh này, có 60 vị Tỷ-kheo được chứng quả A-la-hán.
Như thường lệ, đức Phật tổng thuyết phân biệt 36 pháp cần phải được hiểu biết, tức là sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân và sáu ái thân cần phải được biết.
Rồi đức Phật biệt thuyết 36 pháp này là gì:
– 6 nội xứ là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
– 6 ngoại xứ là sắc, tiếng, hương, vị, xúc và pháp.
– 6 thức thân là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
– 6 xúc thân là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
– 6 thọ thân là thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
– 6 ái thân là ái do nhãn xúc sanh, ái do nhĩ xúc sanh, ái do tỷ xúc sanh, ái do thiệt xúc sanh, ái do thân xúc sanh, ái do ý xúc sanh.
Như vậy có tất cả là 36 pháp, rồi đức Phật giải thích 36 pháp ấy là vô ngã, không thể xem là tự ngã, vì 36 pháp này có sanh, có diệt. Nếu nói 36 pháp này là tự ngã thời xác nhận tự ngã có sanh có diệt là một điều không hợp lý. Và như vậy phải đi đến kết luận 36 pháp này là vô ngã. Tiếp đến, đức Phật trình bày con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến (sakkàyaditti). Đối với ai quán 36 pháp này là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi, thời như vậy là sự tập khởi của thân kiến. Trái lại, những ai quán 36 pháp này không của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, thời như vậy là sự đoạn diệt của thân kiến.
Đến đây, đức Phật mới hướng dẫn con đường đưa đến giải thoát và giác ngộ.
Trước hết, đức Phật lấy ví dụ con mắt (nội xứ) duyên với các sắc (ngoại xứ), khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm giác lạc thọ, khởi lên hoan hỷ tán thán, lạc ấy xâm nhập tâm và an trú. Do vậy tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy cảm giác khổ thọ, sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy. Do vậy vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Chính vì do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ. Không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra. Tiến trình tương tự như vậy sẽ xảy ra đối với năm căn và năm trần còn lại, tức là tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và các pháp.
Chính tại nơi đây, đức Phật chỉ rõ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, được giải thoát và giác ngộ. Do duyên mắt, do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ, không hoan hỷ tán thán, không để lạc ấy xâm nhập tâm và an trú. Do vậy tham tùy miên không có tùy tăng. Vị ấy cảm giác khổ thọ, không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, đi đến bất tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy không có tùy tăng. Vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ra khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không có tùy tăng. Chính do đoạn tận tùy miên, chính do nhổ lên vô minh tùy miên, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là chấm dứt khổ đau, sự kiện như vậy có xảy ra."
 
Thức duyên danh sắc, ở đây nói về thức tái sanh.
Còn 6 căn duyên 6 trần, 6 xúc, 6 thức, 6 thọ, 6 ái. Ở đây nói về nhãn thức, nhĩ thức,thân thức ý thức... sanh khởi, sau đó tưởng, thọ, hành cùng sanh.
Ví dụ: một người ngồi trong quán cf, có một đối tượng bước vào, lọt vào tầm mắt của người này thì do có các điều kiện như ánh sáng, khoảng trống, mắt người ngồi, thần kinh thị giác, sự chú ...thì nhãn thức sanh lên (hình ảnh của người bước vào). Ngay lập tức tâm của người quan sát lập tức đối chiếu với dữ kiện quá khứ và suy đạc đối tượng (nam, nữ, già, trẻ, đẹp, xấu...quen hay không quen.v.vv. Toàn bộ tiến trình này diễn ra ở tâm với tốc độ rất nhanh.
Nếu đối tượng là dễ nhìn( gái đẹp so với người quan sát là nam, trai đẹp so với người quan sát là nữ) hoặc là kẻ thù, hoặc là người xa lạ...
Lúc này 3 loại cảm giác sẽ xảy ra trong tâm.
Thọ lạc, thọ khổ, hoặc thọ xả( vô ký)
Tiếp đến tâm đưa ra quyết định trên dữ kiện của thọ đó mà đưa ra các hành thông qua ý, lời nói, hoặc hành động.
Nói một ví dụ để thấy đc, tất cả các thứ như thọ, tưởng, hành, thức đều là các pháp lệ thuộc vào điều kiện, duyên khởi nên đều ko phải là tự ngã...

Đoạn kinh như sau trích trong kinh 66:
"
TRÍCH GIẢNG TRUNG BỘ KINH (NHIỀU TÁC GIẢ) TIPIṬAKA (TAM TẠNG T.VIỆT)

Kinh Sáu Sáu – Hòa Thượng Thích Minh Châu​

Tháng Một 2, 2021 Dhamma Paññā4150 Views 0 Comments Toát yếu Kinh Trung Bộ nhiều tác giả
41-16-800x445.jpg

KINH SÁU SÁU
Đây là một kinh được xem là rất đặc biệt, vì sau khi đức Phật thuyết pháp kinh này, có 60 vị Tỷ-kheo được chứng quả A-la-hán.
Như thường lệ, đức Phật tổng thuyết phân biệt 36 pháp cần phải được hiểu biết, tức là sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu thức thân, sáu xúc thân, sáu thọ thân và sáu ái thân cần phải được biết.
Rồi đức Phật biệt thuyết 36 pháp này là gì:
– 6 nội xứ là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
– 6 ngoại xứ là sắc, tiếng, hương, vị, xúc và pháp.
– 6 thức thân là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
– 6 xúc thân là nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc.
– 6 thọ thân là thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh.
– 6 ái thân là ái do nhãn xúc sanh, ái do nhĩ xúc sanh, ái do tỷ xúc sanh, ái do thiệt xúc sanh, ái do thân xúc sanh, ái do ý xúc sanh.
Như vậy có tất cả là 36 pháp, rồi đức Phật giải thích 36 pháp ấy là vô ngã, không thể xem là tự ngã, vì 36 pháp này có sanh, có diệt. Nếu nói 36 pháp này là tự ngã thời xác nhận tự ngã có sanh có diệt là một điều không hợp lý. Và như vậy phải đi đến kết luận 36 pháp này là vô ngã. Tiếp đến, đức Phật trình bày con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến (sakkàyaditti). Đối với ai quán 36 pháp này là của tôi, là tôi, là tự ngã của tôi, thời như vậy là sự tập khởi của thân kiến. Trái lại, những ai quán 36 pháp này không của tôi, không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, thời như vậy là sự đoạn diệt của thân kiến.
Đến đây, đức Phật mới hướng dẫn con đường đưa đến giải thoát và giác ngộ.
Trước hết, đức Phật lấy ví dụ con mắt (nội xứ) duyên với các sắc (ngoại xứ), khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy do cảm giác lạc thọ, khởi lên hoan hỷ tán thán, lạc ấy xâm nhập tâm và an trú. Do vậy tham tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy cảm giác khổ thọ, sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy tùy tăng. Vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, không như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy. Do vậy vô minh tùy miên của vị ấy tùy tăng. Chính vì do không đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, do không tẩy trừ sân tùy miên đối với khổ thọ, do không nhổ lên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ. Không đoạn tận vô minh, không làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là người chấm dứt đau khổ, sự kiện như vậy không xảy ra. Tiến trình tương tự như vậy sẽ xảy ra đối với năm căn và năm trần còn lại, tức là tai và tiếng, mũi và hương, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và các pháp.
Chính tại nơi đây, đức Phật chỉ rõ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau, được giải thoát và giác ngộ. Do duyên mắt, do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy cảm xúc lạc thọ, không hoan hỷ tán thán, không để lạc ấy xâm nhập tâm và an trú. Do vậy tham tùy miên không có tùy tăng. Vị ấy cảm giác khổ thọ, không sầu muộn, than van, than khóc, đập ngực, đi đến bất tỉnh. Sân tùy miên của vị ấy không có tùy tăng. Vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, như thật biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly ra khỏi cảm thọ ấy; vô minh tùy miên của vị ấy không có tùy tăng. Chính do đoạn tận tùy miên, chính do nhổ lên vô minh tùy miên, đoạn tận vô minh, làm cho minh khởi lên, có thể ngay trong hiện tại là chấm dứt khổ đau, sự kiện như vậy có xảy ra."
Thức bác nói đến nó là thức tục sinh, là các tâm mang chức năng tái sinh trong 121 tâm vương, mà 121 tâm vương chính là thức trong ngũ uẩn. Quan điểm của nhiều nguồn e tìm hiểu thì có 2 cách hiểu về thức trong 12 nhân duyên, 1 phía thì nói thức đó là thức tục sinh, phía thứ 2 thì nói thức đó chính là lục thức, theo ngu kiến của e khi mà tìm hiểu và đúc kết lại cả 2 đều đúng, và đều là thức trong ngũ uẩn. Điều này cũng thỏa mãn thắc mắc của e vì sao đạo phật lại tìm ra 2 định nghĩa cùng tên mà lạ khác ý nghĩa nhau đc, hóa ra bản chất ko hề khác nhau, nó cùng tên vì nó là 1.
 
Sửa lần cuối:
Tư duy/Tầm - Tứ về Năng Hại/Sở Hại... Quán xét cẩn trọng về NGÃ/NHÂN/CHÚNG SINH/THỌ GIẢ...

Um, giới thiệu về kinh cũng khá rồi, giới thiệu về tiểu thuyết đi => bộ 4 sách của Christopher Paolini: Eragon... hi vọng rằng trong lúc giải trí lại thấy được cái gì đấy hay ho thú vị...
Xin lỗi bác, e kiến thức ngu si, ko đc hiểu lắm ý tứ trong cmt của bác
 
Xin lỗi bác, e kiến thức ngu si, ko đc hiểu lắm ý tứ trong cmt của bác
Câu trên được tôi viết ra để tập trung vào phần tôi cho in đậm trong cmt của bạn (mà tôi đã quote).

Vế dưới để giới thiệu với bạn về bộ tiểu thuyết 4 cuốn của 1 tác giả trẻ người Mỹ (có thể biết hoặc không biết, có tìm hiểu về các vấn đề được Gotama tuyên bày hoặc không... nhưng với CÁI BIẾT/KHẢ NĂNG TƯ DUY CỦA VỊ ẤY về sự vận hành của cuộc sống được lồng ghép miêu tả trong bộ sách, nếu bạn vừa thưởng thức vừa chiêm nghiệm sẽ thấy có nhiều điều thú vị) => tôi rất muốn giới thiệu với bạn cảm nhận của tôi ở những chỗ đặc biệt thú vị nhưng chỗ thú vị ấy có thể chỉ hiện hữu nơi tâm thức tôi khi đọc đến những đoạn ấy, và làm như vậy thì lại khiến bạn sẽ bị định hướng dù vô tình hay hữu ý... cho nên nếu hội đủ các yếu tố thuận tiện => hi vọng bạn sẽ thưởng thức được 1 tác phẩm hay và tìm được cái gì đó hay ho bằng chính CẢM THỌ nơi bản thân. Chúc bạn 1 buổi trưa an lành.
 
Thức bác nói đến nó là thức tục sinh, là các tâm mang chức năng tái sinh trong 121 tâm vương, mà 121 tâm vương chính là thức trong ngũ uẩn. Quan điểm của nhiều nguồn e tìm hiểu thì có 2 cách hiểu về thức trong 12 nhân duyên, 1 phía thì nói thức đó là thức tục sinh, phía thứ 2 thì nói thức đó chính là lục thức, theo ngu kiến của e khi mà tìm hiểu và đúc kết lại cả 2 đều đúng, và đều là thức trong ngũ uẩn. Điều này cũng thỏa mãn thắc mắc của e vì sao đạo phật lại tìm ra 2 định nghĩa cùng tên mà lạ khác ý nghĩa nhau đc, hóa ra bản chất ko hề khác nhau, nó cùng tên vì nó là 1.
Bác nên tìm hiểu kỹ thêm về duyên khởi, nếu có điều kiện thì học tiếng Pali hoặc tìm những bài kinh có giảng dạy về duyên khởi của một số vị sư có pháp học cao.
Mình giới thiệu trang toaikhanh.com của sư Giác Nguyên, có tg thì vào đó xem các bài giảng để hiểu rõ hơn.
Tiến trình duyên khởi nó cực kỳ thâm sâu, cách tóm gọn lại thành 12 duyên khởi là cách mà đức Phật hệ thống lại cho ngắn gọn, để hiểu đc toàn bộ duyên khởi này phải có quá trình tu chứng và phải có túc duyên, chiêm nghiệm, quan sát thường xuyên.
 
Bác nên tìm hiểu kỹ thêm về duyên khởi, nếu có điều kiện thì học tiếng Pali hoặc tìm những bài kinh có giảng dạy về duyên khởi của một số vị sư có pháp học cao.
Mình giới thiệu trang toaikhanh.com của sư Giác Nguyên, có tg thì vào đó xem các bài giảng để hiểu rõ hơn.
Tiến trình duyên khởi nó cực kỳ thâm sâu, cách tóm gọn lại thành 12 duyên khởi là cách mà đức Phật hệ thống lại cho ngắn gọn, để hiểu đc toàn bộ duyên khởi này phải có quá trình tu chứng và phải có túc duyên, chiêm nghiệm, quan sát thường xuyên.
Làm sao mà hiểu hết đc bác, hiểu hết thì thành ala hán r. 12 nhân duyên e cũng ngẫm nữa năm r, càng ngẫm càng ra vấn đề mà càng ra vấn đề thì lại càng thấy mình chả hiểu gì. Đúc kết của e là tự e nghiệm ra thôi, cũng tham khảo từ cả các thầy tiểu thừa và đại thừa. Cảm ơn chia sẻ của bác. Những thứ này chắc học qua vô lượng kiếp mới thực sự hiểu đc.
 
Câu trên được tôi viết ra để tập trung vào phần tôi cho in đậm trong cmt của bạn (mà tôi đã quote).

Vế dưới để giới thiệu với bạn về bộ tiểu thuyết 4 cuốn của 1 tác giả trẻ người Mỹ (có thể biết hoặc không biết, có tìm hiểu về các vấn đề được Gotama tuyên bày hoặc không... nhưng với CÁI BIẾT/KHẢ NĂNG TƯ DUY CỦA VỊ ẤY về sự vận hành của cuộc sống được lồng ghép miêu tả trong bộ sách, nếu bạn vừa thưởng thức vừa chiêm nghiệm sẽ thấy có nhiều điều thú vị) => tôi rất muốn giới thiệu với bạn cảm nhận của tôi ở những chỗ đặc biệt thú vị nhưng chỗ thú vị ấy có thể chỉ hiện hữu nơi tâm thức tôi khi đọc đến những đoạn ấy, và làm như vậy thì lại khiến bạn sẽ bị định hướng dù vô tình hay hữu ý... cho nên nếu hội đủ các yếu tố thuận tiện => hi vọng bạn sẽ thưởng thức được 1 tác phẩm hay và tìm được cái gì đó hay ho bằng chính CẢM THỌ nơi bản thân. Chúc bạn 1 buổi trưa an lành.
cảm ơn bác rất nhiều
 

Có thể bạn quan tâm

Top