TQ hưởng lợi gì trong cuộc chiến Pakistan - Ấn Độ?

Ftm

Chịu khó la liếm
Poland
Xung đột vũ trang bùng lên đầu tháng 5/2025 giữa Ấn Độ và Pakistan, sau vụ tấn công khủng bố khiến hơn 20 du khách Ấn Độ thiệt mạng tại vùng lãnh thổ tranh chấp ở Kashmir. Ấn Độ tiến hành chiến dịch Sindoor để trả đũa, với cáo buộc Islamabad đồng lõa. Trong đụng độ Ấn Độ - Pakistan vừa qua, có một quốc gia khác được nhắc đến nhiều: Trung Quốc. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là : Có phải Trung Quốc là bên hưởng lợi chính từ xung đột Ấn Độ - Pakistan ?

Một nhóm người Hindu giáo biểu tình lên án Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn Pakistan, Jammu, Ấn Độ, ngày 15/05/2025.

Lần đầu tiên vũ khí tân tiến do Trung Quốc sản xuất đọ sức trên quy mô lớn với vũ khí hiện đại phương Tây. Nhưng các lợi ích mà Bắc Kinh thu được không chỉ là vũ khí.

***

Trong cuộc xung đột diễn ra từ đêm ngày 06 qua ngày 07/05/2025, theo truyền thông quốc tế, hai bên đã sử dụng tổng cộng 125 phi cơ chiến đấu tham chiến trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Đây được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới từ nhiều thập niên nay, theo đài Mỹ CNN. Không quân Ấn Độ chủ yếu sử dụng các loại máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất như Rafale và Mirage và của Nga, như Su-30MKI và Mig-29. Phía Pakistan là các tiêm kích F-16 của Mỹ và các chiến đấu cơ JF-17 và J-10C của Trung Quốc.

Chống vũ khí tân tiến phương Tây : Lần đầu tiên vũ khí Trung Quốc thực chiến trên quy mô lớn

Trả lời AFP, nhà nghiên cứu Siemon Wezeman, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), nhận định đây là « lần đầu tiên kể từ thập niên 1980, một nước sử dụng một số lượng lớn vũ khí Trung Quốc với nhiều chủng loại khác nhau giao chiến với một nước khác ». Theo Islamabad, quân đội Pakistan trong cuộc đọ sức này đã bắn hạ 5 phi cơ đối thủ, trong đó có « ba chiến đấu cơ Rafale » Pháp sản xuất. Phía Ấn Độ xác nhận có tổn thất, nhưng không cho biết cụ thể.

Các phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh quảng bá rầm rộ cho chiến thắng này. Trang Asia Times có bài « Trung Quốc là bên giành thắng lợi lớn nhất trong trận không chiến Ấn Độ -Pakistan » (ngày 21/05/2025), thuật lại một cách hào hứng không khí chiến thắng với đoạn mở đầu như sau « những tiếng reo hò hân hoan nhất » là dành để « chào mừng các phi công Pakistan, lái máy bay phản lực do Trung Quốc chế tạo, bắn tên lửa PL-15 đầy uy lực, được cho là giúp bắn hạ 6 phi cơ chiến đấu của Ấn Độ, do Pháp và Nga chế tạo. Trung Quốc ăn mừng chiến tích của Pakistan. »

Thực đơn Không quân Pakistan : « bánh mỳ nướng Pháp » và « salad Nga »

Asia Times cho biết, để nhạo báng Ấn Độ và tuyên truyền cho chiến thắng, Không Quân Pakistan (PAF) đưa lên mạng bức ảnh chụp thực đơn « Bữa sáng của sĩ quan phòng không », với hai món « bánh mỳ nướng kiểu Pháp » và « sa lát Nga », ngụ ý các phi cơ của Ấn Độ bị bắn hạ rạng sáng ngày mùng 7 tháng 5.

Đài Pháp France 24 có bài mô tả không khí phấn khích trên các mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, sau khi Islamabad loan tin. Nhà sản xuất phi cơ Rafale, tập đoàn Dassault Aviation, không trả lời đề nghị bình luận của France 24. Việc các cơ sở liên quan của Pháp im lặng dường như xác nhận độ tin cậy của các tin tức loan tải. Theo một phân tích của Washington Post, do ba chuyên gia về đạn dược thực hiện, những hình ảnh được kiểm chứng tại địa điểm rơi máy bay cho thấy các mảnh vỡ « tương thích với ít nhất hai máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất mà Không quân Ấn Độ sử dụng, bao gồm một chiếc Rafale và một chiếc Mirage 2000 ».

Trung Quốc : Ít nhất là chiến thắng về hình ảnh trên truyền thông

Không quân Pakistan chế giễu Ấn Độ đã lãng phí tiền bạc cho « giấc mơ 9 tỉ đô la » mua vũ khí phương Tây mới đây. Pakistan, quốc gia đồng minh của Mỹ, nhưng sử dụng nhiều vũ khí của Trung Quốc trong thời gian gần đây (với hơn 80% lượng nhập khẩu từ 2020 đến 2024, theo Sipri), hoan hỉ với chất lượng vũ khí Trung Quốc. Theo Asia Times, vũ khí Trung Quốc sẽ không những được Pakistan mua nhiều hơn, mà còn thu hút cả Ai Cập, Iran hay Ả Rập Xê Út, sau trận thực chiến vừa qua.

Mặc dù vẫn còn quá sớm để « rút ra kết luận », chuyên gia về Trung Quốc Carlotta Rinaudo, thuộc Nhóm nghiên cứu an ninh quốc tế (ITSS) Verona, được France 24 dẫn lại, tin rằng đây quả là « một chiến thắng lớn cho Trung Quốc về mặt hình ảnh, đặc biệt là đối với một quốc gia mà về mặt lý thuyết, chưa từng tiến hành chiến tranh kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 và vũ khí của họ không có danh tiếng như vũ khí của Pháp hay của Mỹ ».
 

Mắt xích chính của « Con đường tơ lụa mới » ở Nam Á: Quân đội Pakistan được lên dây cót tinh thần…

Một lợi thế khác với Trung Quốc qua xung đột này là uy tín của Quân đội Pakistan bất ngờ được phục hồi. Pakistan là đối tác số một của Trung Quốc tại khu vực, và là mắt xích chính của Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc tại Nam Á, nơi Bắc Kinh đã bỏ ra hàng chục tỉ đô la đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Uy tín của Quân đội Pakistan khởi sắc, Bắc Kinh ắt hẳn hoan hỉ. Ngày 10/05, ngày chấm dứt chiến sự với Ấn Độ kể từ giờ trở thành một ngày lễ tại Pakistan. Chính quyền Pakistan muốn tranh thủ cơ hội này cổ vũ cho Quân đội, mà uy tín vốn bị sụt giảm mạnh từ nhiều năm nay.

Phóng sự của đặc phái viên Sonia Ghezali gửi về từ Islamabad :

« Pakistan muôn năm ! Bọn trẻ hét vang khi gặp nhau trên đường phố. Chúng được người lớn xung quanh cổ vũ. Đây là một cảnh tượng thường thấy trong những ngày qua ở đất nước này. Những biểu ngữ mang màu xanh lá cây, màu cờ của Pakistan đã trở thành hình nền của một số ứng dụng trên điện thoại di động, một số chương trình truyền hình và một số tài khoản trên mạng xã hội.

Pakistan tự coi mình là bên chiến thắng trong cuộc xung đột vừa qua với Ấn Độ. Quân đội Pakistan - vốn mất đi hào quang trong những năm gần đây, bị chỉ trích và bị cáo buộc liên quan đến những mờ ám về chính trị - nay lại được tôn vinh.

Ali, một người đàn ông đứng tuổi, sống ở Islamabad, lưu ý rằng cách nhìn đã thay đổi đối với Quân đội. Ông nói : ‘‘Đã có thời điểm, Quân đội mất đi một số lợi thế trong việc giành được sự ủng hộ từ người dân Pakistan. Nhưng giờ đây, Quân đội được ủng hộ mạnh mẽ. Quân đội đã giành lại được trái tim của người dân Pakistan. Tôi đã bảo các con tôi phải tôn trọng quân đội, tôn trọng những người đang trong quân ngũ, để bảo vệ chúng ta và bảo vệ đất nước’’.

Lòng yêu nước đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở Pakistan, nơi mà cho đến gần đây người dân vẫn tỏ ra ngờ vực chính quyền
. »
 

… nhưng tình hình có thể sớm đảo chiều

Trong một bài trả lời báo Ấn Độ The New Indian Express, bà Christine Fair, giáo sư Đại học Georgetown (Mỹ), một chuyên gia về chính trị Nam Á, xác nhận việc trước vụ tấn công khủng bố ở Kashmir và chiến dịch trả đũa « Sindoor », tổng tham mưu trưởng Lục quân Asim Munir và Quân đội Pakistan mất uy tín nặng nề đặc biệt do việc đàn áp cựu thủ tướng Imran Khan. Tuy nhiên, chuyên gia Nam Á Christine Fair cũng nhấn mạnh là xung đột vừa qua có thể lấy lại một phần thiện cảm của dân chúng và lên dây cót tinh thần cho quân đội Pakistan, nhưng tình hình có thể xoay chuyển theo chiều hướng ngược lại trong những tháng tới.

Đó là chưa kể xét về tương quan lực lượng, quân đội Ấn Độ vẫn mạnh hơn nhiều, và trong cuộc đụng độ vừa qua, Ấn Độ đã nâng ngưỡng tấn công trả đũa khủng bố, với việc oanh kích thẳng vào một số cơ quan quân sự trọng yếu của Pakistan, trong đó có sân bay Nur Khan, cách thủ đô Islamabad chỉ 10 cây số.

Chiến tranh Ấn – Pakistan có thể khiến nhiều « nước dao động » Nam Á ngả về Trung Quốc

Về vị thế của Trung Quốc sau cuộc chiến 4 ngày Ấn Độ và Pakistan, một số chuyên gia chú ý đến việc hàng loạt quốc gia « dao động » (swing states) tại khu vực Nam Á, như Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives, có thể điều chỉnh chiến lược, và ngả hơn về phía Trung Quốc. Bài « How South Asia’s ‘swing states’ navigate India-Pakistan tensions » (Các quốc gia ‘dao động’ vùng Nam Á lèo lái ra sao trong bối cảnh căng thẳng Ấn Độ - Pakistan), của hai nhà nghiên cứu Rudabeh Shahid và Nazmus Sakib, đăng tải trên Atlantic Council (15/05/2025), nêu một số nhận định tổng quan đáng chú ý về 5 quốc gia nói trên.
Bangladesh, đa số dân cư theo đạo Hồi, đang trong quá trình chuyển tiếp chính trị gian nan, sau khi nhà lãnh đạo độc tài thân Ấn Độ Sheikh Hasina bị lật đổ. Lập trường chống Ấn Độ trong dân chúng có nguy cơ gia tăng, khiến Dhaka có thể phải khẳng định lập trường độc lập nhiều hơn, và thậm chí đối lập với Ấn Độ. Bangladesh có thể sẽ phải chấp nhận Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng của nước này.

Đảo quốc Sri Lanka cũng đang tiến trình phục hồi sau khủng hoảng kinh tế. Việc chính quyền Ấn Độ của thủ tướng Narendra Modi cổ vũ mạnh cho chủ nghĩa dân tộc Hindu, có thể thổi bùng lên chủ nghĩa dân tộc Phật giáo ở Sri Lanka. Liên minh giữa các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ấn giáo và dân tộc chủ nghĩa Phật giáo Sri Lanka có thể làm gia tăng thế đối đầu chống đạo Hồi tại Sri Lanka, làm tình hình nội bộ đảo quốc này thêm căng thẳng, khiến nỗ lực duy trì thế cân bằng chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc của Sri Lanka thêm khó khăn.

Tạo bất ổn, khiến Ấn Độ kém thu hút hơn với giới đầu tư nước ngoài ?

Nhưng Liệu Trung Quốc có thể kích động xung đột Ấn Độ -Pakistan để tiếp tục hưởng lợi ? Trả lời RFI, chuyên gia về Ấn Độ Olivier Da Lage nhấn mạnh, xung đột bùng phát dữ hội cũng gây tổn thất lớn cho Bắc Kinh :

« Về mặt địa chính trị, Trung Quốc hậu thuẫn Pakistan và không thể để Pakistan suy yếu quá một mức độ nhất định. Nhưng mặt khác, Trung Quốc cũng có lợi ích ở Ấn Độ, có lợi ích kinh tế rất lớn ở đây. Và cuối cùng, tại vùng biên giới bất ổn giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đã có nhiều cuộc đụng độ trong những năm gần đây. Nhưng trong khoảng một năm trở lại đây, đã có một quá trình xích lại gần nhau rất đáng kể mà Trung Quốc không thể bỏ qua vào thời điểm mà một cuộc đối đầu lớn đang được chuẩn bị, có thể là với Mỹ. Trung Quốc sẽ thiệt hại rất nhiều nếu xung đột bùng nổ tại một khu vực sát sườn. »

Về vấn đề này, tại Ấn Độ cũng có quan điểm lo ngại là Bắc Kinh có thể hưởng lợi, khi không khí căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan có thể làm nản lòng giới đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dòng đầu tư đang có xu hướng chuyển một phần từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
 
Đéo tốn 1 giọt máu mà giã cho Ấn tơi tả...có gì thằng paki nát gáo...phú đỹ nhục nhã quá...còn nga giờ đéo bằng thằng hầu TQ...Ấn đụ vẫn tán dương vũ khí Nga...chờ nó bắn rụng mẹ hết lố Su rồi cho cả s400 vào bể cứt mới tỉnh
 
  • Vodka
Reactions: Ftm
Đéo tốn 1 giọt máu mà giã cho Ấn tơi tả...có gì thằng paki nát gáo...phú đỹ nhục nhã quá...còn nga giờ đéo bằng thằng hầu TQ...Ấn đụ vẫn tán dương vũ khí Nga...chờ nó bắn rụng mẹ hết lố Su rồi cho cả s400 vào bể cứt mới tỉnh
Nước Nga bây giờ giống như một hòn đảo cô đơn đang trôi dạt dần về vòng tay TQ một cách tịnh tiến và không thể cưỡng lại.
 

Có thể bạn quan tâm

Top