Ftm
Chịu khó la liếm

Xung đột vũ trang bùng lên đầu tháng 5/2025 giữa Ấn Độ và Pakistan, sau vụ tấn công khủng bố khiến hơn 20 du khách Ấn Độ thiệt mạng tại vùng lãnh thổ tranh chấp ở Kashmir. Ấn Độ tiến hành chiến dịch Sindoor để trả đũa, với cáo buộc Islamabad đồng lõa. Trong đụng độ Ấn Độ - Pakistan vừa qua, có một quốc gia khác được nhắc đến nhiều: Trung Quốc. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là : Có phải Trung Quốc là bên hưởng lợi chính từ xung đột Ấn Độ - Pakistan ?
Lần đầu tiên vũ khí tân tiến do Trung Quốc sản xuất đọ sức trên quy mô lớn với vũ khí hiện đại phương Tây. Nhưng các lợi ích mà Bắc Kinh thu được không chỉ là vũ khí.
***
Trong cuộc xung đột diễn ra từ đêm ngày 06 qua ngày 07/05/2025, theo truyền thông quốc tế, hai bên đã sử dụng tổng cộng 125 phi cơ chiến đấu tham chiến trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Đây được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới từ nhiều thập niên nay, theo đài Mỹ CNN. Không quân Ấn Độ chủ yếu sử dụng các loại máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất như Rafale và Mirage và của Nga, như Su-30MKI và Mig-29. Phía Pakistan là các tiêm kích F-16 của Mỹ và các chiến đấu cơ JF-17 và J-10C của Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh quảng bá rầm rộ cho chiến thắng này. Trang Asia Times có bài « Trung Quốc là bên giành thắng lợi lớn nhất trong trận không chiến Ấn Độ -Pakistan » (ngày 21/05/2025), thuật lại một cách hào hứng không khí chiến thắng với đoạn mở đầu như sau « những tiếng reo hò hân hoan nhất » là dành để « chào mừng các phi công Pakistan, lái máy bay phản lực do Trung Quốc chế tạo, bắn tên lửa PL-15 đầy uy lực, được cho là giúp bắn hạ 6 phi cơ chiến đấu của Ấn Độ, do Pháp và Nga chế tạo. Trung Quốc ăn mừng chiến tích của Pakistan. »
Đài Pháp France 24 có bài mô tả không khí phấn khích trên các mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, sau khi Islamabad loan tin. Nhà sản xuất phi cơ Rafale, tập đoàn Dassault Aviation, không trả lời đề nghị bình luận của France 24. Việc các cơ sở liên quan của Pháp im lặng dường như xác nhận độ tin cậy của các tin tức loan tải. Theo một phân tích của Washington Post, do ba chuyên gia về đạn dược thực hiện, những hình ảnh được kiểm chứng tại địa điểm rơi máy bay cho thấy các mảnh vỡ « tương thích với ít nhất hai máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất mà Không quân Ấn Độ sử dụng, bao gồm một chiếc Rafale và một chiếc Mirage 2000 ».
Mặc dù vẫn còn quá sớm để « rút ra kết luận », chuyên gia về Trung Quốc Carlotta Rinaudo, thuộc Nhóm nghiên cứu an ninh quốc tế (ITSS) Verona, được France 24 dẫn lại, tin rằng đây quả là « một chiến thắng lớn cho Trung Quốc về mặt hình ảnh, đặc biệt là đối với một quốc gia mà về mặt lý thuyết, chưa từng tiến hành chiến tranh kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 và vũ khí của họ không có danh tiếng như vũ khí của Pháp hay của Mỹ ».

Lần đầu tiên vũ khí tân tiến do Trung Quốc sản xuất đọ sức trên quy mô lớn với vũ khí hiện đại phương Tây. Nhưng các lợi ích mà Bắc Kinh thu được không chỉ là vũ khí.
***
Trong cuộc xung đột diễn ra từ đêm ngày 06 qua ngày 07/05/2025, theo truyền thông quốc tế, hai bên đã sử dụng tổng cộng 125 phi cơ chiến đấu tham chiến trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Đây được coi là một trong những cuộc không chiến lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới từ nhiều thập niên nay, theo đài Mỹ CNN. Không quân Ấn Độ chủ yếu sử dụng các loại máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất như Rafale và Mirage và của Nga, như Su-30MKI và Mig-29. Phía Pakistan là các tiêm kích F-16 của Mỹ và các chiến đấu cơ JF-17 và J-10C của Trung Quốc.
Chống vũ khí tân tiến phương Tây : Lần đầu tiên vũ khí Trung Quốc thực chiến trên quy mô lớn
Trả lời AFP, nhà nghiên cứu Siemon Wezeman, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), nhận định đây là « lần đầu tiên kể từ thập niên 1980, một nước sử dụng một số lượng lớn vũ khí Trung Quốc với nhiều chủng loại khác nhau giao chiến với một nước khác ». Theo Islamabad, quân đội Pakistan trong cuộc đọ sức này đã bắn hạ 5 phi cơ đối thủ, trong đó có « ba chiến đấu cơ Rafale » Pháp sản xuất. Phía Ấn Độ xác nhận có tổn thất, nhưng không cho biết cụ thể.Các phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh quảng bá rầm rộ cho chiến thắng này. Trang Asia Times có bài « Trung Quốc là bên giành thắng lợi lớn nhất trong trận không chiến Ấn Độ -Pakistan » (ngày 21/05/2025), thuật lại một cách hào hứng không khí chiến thắng với đoạn mở đầu như sau « những tiếng reo hò hân hoan nhất » là dành để « chào mừng các phi công Pakistan, lái máy bay phản lực do Trung Quốc chế tạo, bắn tên lửa PL-15 đầy uy lực, được cho là giúp bắn hạ 6 phi cơ chiến đấu của Ấn Độ, do Pháp và Nga chế tạo. Trung Quốc ăn mừng chiến tích của Pakistan. »
Thực đơn Không quân Pakistan : « bánh mỳ nướng Pháp » và « salad Nga »
Asia Times cho biết, để nhạo báng Ấn Độ và tuyên truyền cho chiến thắng, Không Quân Pakistan (PAF) đưa lên mạng bức ảnh chụp thực đơn « Bữa sáng của sĩ quan phòng không », với hai món « bánh mỳ nướng kiểu Pháp » và « sa lát Nga », ngụ ý các phi cơ của Ấn Độ bị bắn hạ rạng sáng ngày mùng 7 tháng 5.Đài Pháp France 24 có bài mô tả không khí phấn khích trên các mạng xã hội Trung Quốc như Weibo, sau khi Islamabad loan tin. Nhà sản xuất phi cơ Rafale, tập đoàn Dassault Aviation, không trả lời đề nghị bình luận của France 24. Việc các cơ sở liên quan của Pháp im lặng dường như xác nhận độ tin cậy của các tin tức loan tải. Theo một phân tích của Washington Post, do ba chuyên gia về đạn dược thực hiện, những hình ảnh được kiểm chứng tại địa điểm rơi máy bay cho thấy các mảnh vỡ « tương thích với ít nhất hai máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất mà Không quân Ấn Độ sử dụng, bao gồm một chiếc Rafale và một chiếc Mirage 2000 ».
Trung Quốc : Ít nhất là chiến thắng về hình ảnh trên truyền thông
Không quân Pakistan chế giễu Ấn Độ đã lãng phí tiền bạc cho « giấc mơ 9 tỉ đô la » mua vũ khí phương Tây mới đây. Pakistan, quốc gia đồng minh của Mỹ, nhưng sử dụng nhiều vũ khí của Trung Quốc trong thời gian gần đây (với hơn 80% lượng nhập khẩu từ 2020 đến 2024, theo Sipri), hoan hỉ với chất lượng vũ khí Trung Quốc. Theo Asia Times, vũ khí Trung Quốc sẽ không những được Pakistan mua nhiều hơn, mà còn thu hút cả Ai Cập, Iran hay Ả Rập Xê Út, sau trận thực chiến vừa qua.Mặc dù vẫn còn quá sớm để « rút ra kết luận », chuyên gia về Trung Quốc Carlotta Rinaudo, thuộc Nhóm nghiên cứu an ninh quốc tế (ITSS) Verona, được France 24 dẫn lại, tin rằng đây quả là « một chiến thắng lớn cho Trung Quốc về mặt hình ảnh, đặc biệt là đối với một quốc gia mà về mặt lý thuyết, chưa từng tiến hành chiến tranh kể từ cuộc chiến tranh với Việt Nam năm 1979 và vũ khí của họ không có danh tiếng như vũ khí của Pháp hay của Mỹ ».