Tao sẽ phân tích toàn bộ trận Trường Bình thử xem nhé.
Năm 270 trước CN, Tần Chiêu Vương giao cho Phạm Thư làm khách khanh, giúp ông cai trị nước Tần. Phạm Thư chủ trương "viễn giao chỉ cận công" (giao hảo với nước ở xa, đánh chiếm nước ở gần), trước hết tiến công các nước Hàn, Ngụy ở gần, đồng thời giao hảo với nước Tề, một nước lớn ở xa nước Tần. Địa bàn của nước Tần được mở rộng dần sau khi chiếm được Hàn, Ngụy, đối phó với nước Tề sẽ dễ hơn. Tần Chiêu Vương rất đồng ý với ý kiến của Phạm Thư.
Năm 262 trước CN, Phạm Thư đem quân đánh Dã Vương của nước Hàn (nay là Tẩm Dương, Hà Nam), như vậy, nước Hàn bị chia làm hai phần, một phần vốn là nước Hàn, một phần là Thượng Đằng quận.
Hàn Hoàn Huệ Vương hoảng sợ, không biết làm thế nào, suy đi tính lại, cuối cùng quyết định dứt khoát cắt đất Thượng Đẳng quận cho nước Tần để cùng Tần giảng hòa.
Quận trưởng quận Thượng Đằng là Phùng Đình không tán thành việc này, ông cho rằng nếu đổi lại, đem Thượng Đẳng cho nước Triệu, quân đội của nước Tần sẽ phải quay sang đối phó với nước Triệu, còn nước Triệu, khi được đất đai, thành trì sẽ cùng nước Hàn giao hảo, cùng đối phó với nước Tần. Vua Hàn bằng lòng
Triệu Hiếu Thành Vương được tin rất mừng rỡ, lập tức cử người đi tiếp nhận đất Thượng Đằng. Tần Chiêu Vương thấy đất Thượng Đằng tưởng đã vào tay mình nay lại rơi vào tay người khác, bèn cử đại tướng Vương Hột mang quân đi đánh Thượng Đằng. Nước Triệu chưa kịp đưa quân đến Thượng Đẳng, không ngăn được quân Tần tiến công đành phải rút quân về Trường Bình (nay là tây bắc Cao Bình, Sơn Tây) đóng quân.
Vua Triệu nghe nói tiền Trường Bình nguy cấp nên cử quân ra Trường Bình ngăn quân Tần.
Lúc này Triệu có 3 danh tướng nổi tiếng nhất là Liêm Pha, Lạn Tương Như và Triệu Xa.
Triệu Xa thì đã chết, Lạn Tương Như đang trên giường bệnh cũng sắp chết và chỉ còn mỗi Liêm Pha
Năm đó Liêm Pha tầm 65 tuổi một cái tuổi được xem là quá già thời chiến quốc
Liêm Pha cầm bao nhiêu quân ra Trường Bình?
Có tài liệu nói Liêm Pha cầm 45 vạn, có tài liệu nói Liêm Pha cầm 25 vạn.
Rất có thể Liêm Pha cầm 25 vạn quân ra Trường Bình vì 45 vạn là gần như toàn bộ quân số của Triệu, khó có thể giao hết cho Liêm Pha đi đánh Tần vì cái vùng Thượng Đảng
Liêm Pha cầm 25 vạn tính ra cũng là một nửa tổng số binh lực nước Triệu để đấu với Vương Hột của Tần.
Đáng chú ý là quân của Liêm Pha đông hơn Vương Hột nhiều.
Liêm Pha cầm 25 vạn quân Triệu ra Trường Bình nhưng không tấn công chỉ thủ ở đó.
Lý do Liêm Pha đưa ra là quân Triệu đông hơn nhưng không tinh nhuệ và trang bị kém hơn quân Tần.
Và Liêm Pha thủ ở đó tận 3 năm trời và không lần nào tấn công Vương Hột
Chiến tranh kéo dài, Tần Chiêu Vương không chịu được. Ông ta giao cho Phạm Thư tìm cách sớm chiến thắng quân Triệu.
Liêm Pha rất hiểu tâm lý của vua tôi nước Tần, càng cố thủ chắc chắn, kiềm chế quân Tần, khiến cho quân Tần tiến thoái lưỡng nan.
Phạm Thư đưa ra biện pháp ly gián, ông ta cho người đến nước Triệu, dùng vàng bạc và nhiều vật quý hối lộ những người gần gũi với vua Triệu, gây chia rẽ quan hệ giữa Triệu Hiếu Thành Vương với Liêm Pha, nói Liêm Pha thực đã quá già, gan cũng nhỏ, không dám đối mặt với quân Tần, chỉ có cử Triệu Quát một tướng trẻ ra trận mới có thể đánh bại quân Tần, giành được thắng lợi.
Liêm Pha giữ thành được ba năm, Triệu Hiếu Thành Vương rất không vừa ý với tình trạng này, lòng tin với Liêm Pha ngày càng giảm. Ông ta muốn tìm người thay thế Liêm Pha.
Theo tôi Triệu Hiếu Thành Vương muốn thay Liêm Pha không hẳn vì trúng kế ly gián khích tướng của Tần mà còn vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất 25 vạn quân là con số khổng lồ và tiêu tốn rất nhiều tiền của lương thảo. Liêm Pha thủ tận 3 năm không đánh, số binh khổng lồ này tiêu thụ quốc khố của Triệu quá nhiều khiến vua Triệu rất sốt ruột khi tiền của mình ngày càng tốn mà Liêm Pha thì không có dấu hiệu xuất binh.
Thứ hai 25 vạn quân này là nửa quân số mà Triệu có thể huy động được nay Liêm Pha thủ 3 năm làm tổng chỉ huy tiếp xúc binh lính tướng sĩ nhiều sẽ kết bè cánh và tạo nên mối họa với ngai vàng nước Triệu
Lý do Liêm Pha lần lữa không đánh càng khiến vua Triệu nghi ngờ khi quân của Pha đông hơn quân Vương Hột
Thứ ba vua Triệu thực sự cũng nghĩ Liêm Pha đã già và là kẻ nhát gan, trước đó 7 năm vào năm 269 khi quân Tần đánh Triệu tại Yên Dư vua Triệu là Triệu Huệ Văn Vương mời Liêm Pha và Nhạc Thừa hỏi cách cứu viện nhưng cả Liêm Pha lẫn Nhạc Thừa đều viện lý do đường xá chật hẹp khó đi mà từ chối.
Đến khi hỏi Triệu Xa thì Xa khẳng khái nói: 2 con chuột cắn nhau nơi đường chật hẹp thì con nào hung dữ hơn sẽ thắng.
Triệu Xa cầm quân đi đánh tan quân Tần.
Chính vì thế vua Triệu Hiếu Thành Vương cũng bắt đầu thấy Liêm Pha là kẻ nhát gan và quyết định cử Triệu Quát thay Liêm Pha.
Vì sao lại là Triệu Quát:
Vì Quát là con của Triệu Xa nổi tiếng về binh pháp đến Triệu Xa cũng tranh luận không lại nên được Triệu Hiếu Thành Vương tin tưởng là Quát còn giỏi hơn cha mình.
Quát tuổi còn trẻ giống Triệu Hiếu Thành Vương nên dễ chiếm thiện cảm của ông ta.
Và Quát hứa hẹn sẽ xuất chiến đánh bại Tần đúng với mong muốn của Triệu Hiếu Thành Vương
Và Triệu Hiếu Thành Vương quyết định tăng thêm cho Quát 20 vạn quân nửa nâng tổng số quân của Triệu là 45 vạn gần như toàn bộ quân của Triệu có thể huy động được
Mục tiêu là tốc chiến tốc thắng vì Triệu cũng không còn đủ kinh tế đánh lâu dài với Tần.
Lạn Tương Như đang nằm bệnh nghe vậy liền vào triều can:
- Đại vương dùng Triệu Quát làm tướng chỉ vì nghe tiếng suông của ông ấy mà thôi, giống như gảy đàn không dây. Triệu Quát chỉ đọc sách chứ không có tài ứng biến.
Nhà vua không nghe.
Triệu Quát thẳng ra giáo trường duyệt 20 vạn quân sĩ. Duyệt binh xong, Triệu Quát liền chở mấy xe vàng lụa đem về nhà chào mẹ. Triệu mẫu nói:
- Lúc lâm chung, phụ thân con dạy những gì, nay con quên rồi sao?
Triệu Quát nói:
- Con cũng muốn từ chối, ngặt nỗi không có ai giỏi bằng Quát này!
Triệu mẫu dâng thư cho vua, đại ý: "Xin đức vua chớ dùng Triệu Quát. Quát chỉ biết đọc sách chứ không biết lẽ biến thông, không thể làm tướng được".
Nhà vua đòi Triệu mẫu vào triều. Bà nói:
- Già này từng thờ cha nó, được biết mỗi khi đức vua ban thưởng vật gì đều phân phát hết cho tướng sĩ, cùng chịu khó khổ với quân sĩ. Đến khi thụ phong làm tướng thì ông không để ý gì đến việc nhà nữa. Còn Quát làm tướng thì ngồi ngoảnh mặt về phía đông tiếp khách, không chịu nghe ý kiến ai. Vàng lụa của vua ban đều đem về nhà cất. Hằng ngày xem cái gì có lợi thì mua bán. Trước lúc lâm chung bố nó có dặn: "Nếu Quát làm tướng thì hại cho nước Triệu". Xin đức vua hãy chọn tướng khác.
Nhà vua vẫn không nghe.
Triệu mẫu thở dài:
– Nếu đại vương sử dụng Triệu Quát, vạn nhất hắn gặp sai lầm, xin đại vương đừng nổi giận, làm liên lụy đến cả gia đình chúng tôi.
Vua Triệu đồng ý.
Năm 260 trước CN vua Triệu triệu hồi Liêm Pha, thay Triệu Quát còn trẻ làm đại tướng quân nước Triệu. Triệu Quát vừa nhậm chức, không nghe lời các tướng lĩnh, thay đổi kể cả chiến lược chiến thuật của Liêm Pha, muốn đánh bại quân Tần nhanh chóng, lập chiến công để báo đáp ơn của vua Triệu.
Vua Tần thấy vua Triệu thay chủ tướng, vô cùng mừng rỡ, giao cho danh tướng Bạch Khởi làm thượng tướng, đổi Vương Hột làm thiên tướng, lại tăng thêm quân số, chuẩn bị giao chiến với quân Triệu.
Như vậy cả Tần và Triệu đều gia tăng quân số cho trận quyết chiến Trường Bình
Cả hai đều thay đổi đại tướng cầm quân
Triệu cử tướng trẻ Triệu Quát chưa có kinh nghiệm chiến trường thay ông già Liêm Pha hay thủ
Tần cử danh tướng dày dạn kinh nghiệm Bạch Khởi thay thế Vương Hột và đây mà việc hết sức bí mật không một ai bên phía Triệu hay biết.
Quân Triệu có lợi thế hơn quân Tần vì quân của Triệu Quát đến Trường Bình trước quân của Bạch Khởi nhưng Triệu Quát đã để Bạch Khởi chuẩn bị sẵn lưới đón lọng quân Triệu .
Để lừa Triệu Quát, Bạch Khởi giả vờ thua mấy trận làm cho Triệu Quát vốn đã chưa có kinh nghiệm trận mạc, lại chủ quan khinh địch nên càng đắc chí, cho rằng quân Tần không có gì đáng sợ nên mang cả đại quân ra truy kích quân Tần .
Triệu Quát thấy vậy đắc ý, nói:
– Ai dám nói ta chỉ biết đánh trận trên sách vở? Ta nhất định đánh một trận đại thắng cho mọi người xem!
Rồi chỉ huy binh mã truy kích.
Bạch Khởi lại dùng hai đạo tinh binh, từ bên sườn đánh vu hồi vào phía sau quân của Triệu Quát, chặn lối về của quân Triệu, khiến Triệu Quát không thể về thành. Bạch Khởi cũng dùng năm vạn tinh binh tiến công quân Triệu. Những công sự phòng ngự Liêm Pha cho xây dựng trước đây đều bị Triệu Quát cho là biểu hiện của sự hèn nhát, phá hết, giờ đây, chủ tướng lại ở bên ngoài, quân lính không có người chỉ huy, đại doanh Trường Bình bị quân Tần công phá.
Kỵ binh tinh nhuệ của quân Tần không ngừng
ngừng đột kích quân Triệu, quân Triệu không thể chống cự đành phải ở yên trong trại lâm vào thế bị bao vậy.
Biết đại quân của Bạch Khởi bao vây quân Triệu vua Tần rất mừng, đích thân đến Hà Nội (nay là Tầm Dương, Hà Nam) đem toàn bộ trai tráng từ 15 tuổi trở lên chiêu mộ được, tổ chức thành quân đội, đưa đến vùng đất cao ở đông bắc Trường Bình, chia cắt con đường tiếp ứng lương thảo và cứu viện của quân Triệu.
Đây là lần tăng quân thứ ba của Tần và ông ta huy động gần như toàn bộ binh lính mà Tần có thể huy động được đổ vào cuộc chiến
Triệu huy động được 45 vạn đổ vào Trường Bình thì khi Tần vét hết trai tráng đổ vào cuộc chiến này thì chắc chắn binh của Tần sẽ nhiều hơn con số 45 vạn của Triệu như vậy mới đủ sức bao vây chia cắt Triệu.
Lính Tần có hai cánh quân do Bạch Khởi chỉ huy bao vây Triệu Quát và vua Tần chỉ huy chẹn đường tiếp vận lương thực.
Cuộc bao vây đến hơn 40 ngày, lương thực của quân triệu đã hết. Trong quân thậm chí đã xảy ra thảm kịch người ăn thịt người. Triệu Quát tổ chức quân đội thành bốn mũi phá vây quyết mở một con đường máu. Nhưng quân Tần giữ chặt vòng vây chẳng khác gì chiếc đai sắt, không một tên lính nào của Triệu Quát có thể vượt qua. Triệu Quát không còn cách nào khác, đích thân cầm quân phá vây, vừa mới xuất trận đã bị bắn chết trong loạn tên của quân Tần.
Quân Triệu mất chủ tướng, không còn lòng dạ nào, lập tức hỗn loạn. Quân Tần tiến công mãnh liệt, quân Triệu đại bại, đua nhau đầu hàng.
Bốn mươi vạn quân Triệu đầu hàng khiến nước Tần không thể cung ứng được lương thực. Nếu thả cho họ về nước, chẳng phải chiến thắng này không có ý nghĩa gì. Bạch Khởi quyết định, trừ 240 người còn rất trẻ, số lính tráng còn lại đều bị đem chôn sống, tạo nên một vụ thảm án nổi tiếng trong lịch sử.