3 nho giáo này khác nhau chỗ nào ?
Nho giáo nguyên thủy, Khổng tử thật ra chỉ nói được mỗi chữ Lễ, ý muốn ai cũng như người tiền cổ, sống chan hòa, có quy tắc với nhau, lấy lễ làm hành động, lấy đức làm quy tắc. Kết quả là đéo ai dùng, sống già đầu chạy khắp thiên hạ không ai dùng nổi, dùng được một thời gian cũng phải bỏ vì là siêu thực .
Thời Hán thì Nho giáo vẫn là coi trọng Lễ nhưng được Đổng Trọng Thư góp một mả hầm bà lằng vào, bao gồm cả thần học, cuối cùng vẫn là được dùng nhờ tạo nền móng cho quân chủ tập quyền, dần dà biến thành Nội Pháp Ngoại Nho, phục vụ chính cho mục đích hợp thức hóa việc cai trị thiên hạ của nhà họ Lưu là chính.
Đời Minh lại tiếp tục tôn Nho lên làm quốc giáo, quốc pháp, quốc tính luôn, mục đích là để đè hết các thành phần khác trong xã hội xuống, trừ Hoàng Đế ra thì Sĩ phu là thành phần cao cấp nhất, các thể loại môn phiệt, thế gia đời Tấn - Đường tuyệt tích, các thể loại ngày xưa không chịu Nho giáo ước thúc như võ tướng, thương nhân giờ đều bị Chính phủ - thông qua quan lại - được tuyển từ tầng lớp Nho sinh - đè cho đéo thở nổi, cái gì cũng lôi Khổng - Mạnh ra phang, được cải tiến để lấp lỗ hổng quyền lực khi Hoàng đế rút hết quyền của các thành phần khác trong xã hội. Kết quả vẫn là ăn cứt.
Ta có thể thấy là qua 3 mốc thời gian chính, Nho giáo càng ngày càng có vị trí quan trọng thì hậu quả nó để lại càng nhiều, cuối cùng từ một lý thuyết về xã hội không tưởng, nó trở thành công cụ của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích thâu tóm quyền lực.
Nhưng vấn đề là nó vẫn là lời giải cho bài toán của thời điểm của nó, không thể dùng lời giải bài toán năm 14XX đi dùng cho bài toán năm 20XX được.