Vòng lặp của hành giả chánh niệm

T cũng ko biết m định nghĩa chữ Thiền có giống của tụi t ko nên cũng khó đưa ra nhận định.
M nói rõ hơn về định nghĩa Thiền của m xem.
Tao thiền để khỏi phải suy nghĩ nhiều, nhiều khi tao suy nghĩ tiêu cực lắm, đơn giản là vậy thôi, chứ tao ko có nhu cầu thành phật hay thần tiên gì cả, tao đạo công giáo nhưng tao đang nghiên cứu về thiền
 
Tao thiền để khỏi phải suy nghĩ nhiều, nhiều khi tao suy nghĩ tiêu cực lắm, đơn giản là vậy thôi, chứ tao ko có nhu cầu thành phật hay thần tiên gì cả, tao đạo công giáo nhưng tao đang nghiên cứu về thiền
Nghiên cứu sơ lược về Vipassana nhé.
Mà m theo CG vậy có thực hành niệm Chúa hay cầu nguyện k.
 
Cái này nói về nội dung gì vậy
Nội dung tóm gọn :

Trong Kinh có kể về 1 vị Tỳ Khưu trong 99 kiếp bị vợ giết vì vợ yêu người đàn ông khác.

Vị Tỳ Khưu vẫn tiếp tục luân hồi để làm chồng người đã giết mình
do Vô Minh và Ái Dục chi phối
( ngôn ngữ hiện tại gọi tắt là simp lỏ).

Cho đến khi đạt đạo quả A La Hán và người vợ quá khứ đạt đạo quả A Na Hàm thì vòng lập bị vợ giết mới chấm dứt!

99 kiếp sống, giết hại chồng, giải thoát vào đạo quả? Truyện kỳ lạ có thật về Matikamata trong Kinh​


Sau đó, vị Tỳ khưu aññatara suy xét: “Hiện tại do nương vào bà Mātikamātā mà ta đã chứng đạt thành bậc Thánh Á-rá-hán, không biết trong sinh tử luân hồi bà Mātikamātā đã từng là chỗ tựa của ta không?” nên dùng thần thông quán xét và biết được trong quá khứ bà Mātikamātā đã từng 99 kiếp liên tiếp là người vợ của mình, vì đem tâm yêu thương một người đàn ông khác mà đã đang tâm giết chết chồng mình (ta). Khi ấy, vị Tỳ khưu aññatara, bậc Thánh Á-rá-hán ấy đã phát sinh rúng động theo pháp (dhammasaṃvega). Cũng trong thời gian ấy, bà Mātikamātā khi đang ở trong nhà của mình cũng đang quán xét đến tình hình của vị Tỳ khưu aññatara (không rõ họ tên), thì biết được vị ấy đã chứng đạt thành bậc Thánh Á-rá-hán và cũng thấy được đang phát sinh rúng động theo pháp, do vì trong quá khứ suốt 99 kiếp chính mình đã từng giết chết vị ấy.

Sau đó, bà Mātikamātā lại tiếp tục quán xét đến kiếp thứ 100 trong quá khứ, thấy biết vị Tỳ khưu aññatara này đã từng là chồng của mình, và lại thấy rằng trong kiếp ấy mình (bà Mātikamātā) đã vì chồng (Tỳ khưu aññatara) mà chịu hy sinh thân mạng. Khi bà Mātikamātā đang ở tại nhà mình, đã dùng thần thông tác bạch vị Tỳ khưu aññatara “xin Trưởng lão hãy tiếp tục quán xét lên thêm nữa”. Và khi vị Tỳ khưu aññatara với thiên nhĩ thông nghe được lời tác bạch ấy đã tiếp tục quán xét lên kiếp quá khứ thứ 100, cũng lại thấy biết được bà Mātikamātā với vai trò là người vợ của mình đã hy sinh thân mạng vì chồng (mình). Khi ấy, vị Tỳ khưu aññatara đã hoan hỷ những gì liên quan đến bà Mātikamātā, với ý nghĩ: “Ồ! quả thật bà Mātikamātā là người có ân nghĩa rất lớn đối với ta”. Vì vậy, vị ấy vẫn ở trong ngôi thiền viện của bà Mātikamātā, dùng thần thông, thuyết pháp về 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả đến cho bà rồi tịch diệt Niết-bàn.

Câu chuyện này quả thật rất đặc biệt và kỳ lạ. Do đó các nhà lý luận, phê bình đã đúc kết “Chín chín (99) kiếp sống, giết hại chồng, giải thoát vào đạo quả”. (Nghĩa là dù trải qua 99 kiếp liên tục vì thương yêu người khác mà sát hại chồng mình, nhưng với pāramī và các pháp chủ đủ năng lực, thì những người hướng đến giải thoát, thực hành giới-định-tuệ đều có thể chứng ngộ 4 sự thật của bậc Thánh, chứng đạt được 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả và Niết-bàn cao thượng vậy).
 
May be an image of text
 
Tâm nta bản năng hướng thượng thì tìm hiểu tốt chứ sao bạn, toàn ng hữu duyên cả biết đâu lại thành đạo trc tôi và bạn 😀
Có nhiều cái k nên biết thì tốt hơn, gì cũng có 2 mặt

Chứ đc gặp Phật mà như Cinca độn bụng thì ghê quá. Gặp thánh nhân (ariya) chỉ lợi lac khi mình khéo tác ý (yosino manasikara). Còn k thì chuốc hoạ vào thân.
 
tao có 1 cuốn sách, thì bài 1 là thiền cho suy nghĩ trôi tự nhiên, để tập cho thân thể ngồi yên đã, bài 2 mới là tập trung vào 1 nội dung, tổng cộng có 24 bài... tao thấy thiền khá hay, thiền xong tâm thoải mái, cảm giác nếu đỉnh cao của thiền thì đó là cách luyện về tinh thần ý, thể thao là luyện thể, còn thiền là luyện tinh thần
M tham khảo nhé :

https://xamvn.chat/r/thien-vien-xamvn.784093/
 
Tức giận khi bị kẻ khác quấy rối là hạ thấp chính mình!

"Lại vào một thuở nọ,
Ta làm Trâu trong Rừng,
Thân khổng lồ, khoẻ mạnh,
To lớn, sợ khi nhìn.

Trong hang hay dốc núi,
Gốc cây hay hồ nước,
Nơi này hay nơi khác,
Đều có chỗ cho Trâu.

Lang thang trong Rừng sâu,
Ta thấy có chỗ tốt,
Rồi đi đến nơi đó,
Ta đứng và nằm nghỉ.

Rồi một con Khỉ tới,
Ác, ngu nhưng lại nhanh,
Nhảy lên vai, lên trán,
Lên chân mày của ta,
Nó đại tiện, tiểu tiện.

Không chỉ ngày hôm đó,
Mà có lần thứ hai,
Thứ ba và thứ tư,
Nó làm ta dơ bẩn,
Nó đang quấy rối ta.

Thấy ta bị quấy rối,
Dạ-xoa nói với ta:
'Giết thứ xấu ác đó,
Bằng sừng móng của mình'.

Khi nghe vậy, ta nói,
Với Dạ-xoa như vầy:
'Tại sao làm bẩn ta,
Với lời nói xấu ác?'

Nếu ta tức giận nó,
Ta hạ thấp chính mình,
Làm cho Giới hư hại,
Bị người trí quở trách.

Ta thà chết trong sạch,
Còn hơn sống hỗ thẹn,
Vì sự sống của mình,
Sao làm hại kẻ khác?'

Rồi ta nghĩ như vầy:
Nó sẽ làm người khác,
Như hành động với ta,
Nó sẽ chết tại đó,
Còn ta được giải thoát.

Nhẫn nại sự khinh miệt,
Từ thấp, trung đến cao,
Như thế bậc hiền trí,
Đạt mỏng mỏi trong Tâm."

Cp 15. Hạnh của Trâu Chúa.
 
Nghiên cứu sơ lược về Vipassana nhé.
Mà m theo CG vậy có thực hành niệm Chúa hay cầu nguyện k.
Ko mày, chẳng cần cầu nguyện hay đọc kinh gì cả, cứ ngồi xuống là thiền thôi, đầu óc chẳng suy nghĩ gì cả kể cả chúa, lúc tao thiền tao chỉ biết chỉ có tao thôi
 
BỒ TÁT SUY XÉT NĂM ĐIỀU ĐẠI QUÁN(pañcamahāvilokana)

Bồ tát khi được tất cả chư thiên và phạm thiên thỉnh mời như vậy, trước khi nhận lời thỉnh mời, Ngài suy xét năm điều đại quán (pañcamahāvilokana) là:

1. Thời (Kāla): suy xét tuổi thọ của tất cả nhân loại, dù trong thời kỳ tuổi thọ của người nhân loại tăng nhiều hơn một trăm ngàn năm hay trong thời kỳ tuổi thọ của nhân loại suy giảm ít hơn một trăm năm, trong cả hai thời kỳ đó đức Phật sẽ không xuất hiện. Thời kỳ thích hợp là đức Phật toàn giác xuất hiện trong thế gian và suy xét rằng tuổi thọ của nhân loại trong thời đó được xác định là trụ trong 100 năm.

2. Châu (Dīpa): suy xét rằng trong tất cả bốn châu thì thấy rằng, ba châu khác không phải là nơi sanh của bậc toàn giác. Tất cả bậc toàn giác chỉ sanh ra trong Nam Thiện Bộ châu.

3. Quốc độ (Desa): từ đó Ngài đã suy xét thấy rằng quốc độ thọ sanh phải là quốc độ trung tâm là nơi sanh của tất cả bậc thánh nhân, có bậc toàn giác v.v... và thành Kāpilavatthu là nơi cao quý trong vùng quốc độ trung tâm đó.

4. Dòng dõi (Kula): rồi Ngài suy xét dòng dõi thọ sanh rằng, theo thông thường bậc toàn giác chỉ thọ sanh trong hai dòng dõi là Khattiya và Brāhmaṇa mà thế gian cho rằng là dòng dõi cao thượng. Vào thời bấy giờ, thế gian chế định rằng dòng dõi Khattiya cao thượng hơn dòng dõi Brāhmaṇa và thấy rằng Ngài sẽ thích hợp sanh trong dòng dõi Khattiya. Đức vua Suddhodana trị vì thành Kapilavatthu là dòng dõi Sakya tiếp nối huyết thống từ đức vua Sammata là không khác biệt, không có dòng dõi khác đến xen vào trong sự tiếp nối huyết thống nên thích hợp làm cha của đức bồ tát.

5. Người mẹ (Matuāyupariccheda): ngài suy xét rằng thông thường người sẽ là thân mẫu bồ tát đó, ắt phải thực hành ba-la-mật trọn vẹn đến trăm ngàn đại kiếp. Từ lúc bắt đầu sanh ra cũng giữ gìn ngũ giới trong sạch không vấy bẩn một cách liên tục, thấy rằng có nàng Mahāmāyādevī là hoàng hậu của vua Suddhodana có ba-la-mật đủ đầy, rồi suy xét tiếp theo rằng tuổi thọ người mẹ của hoàng hậu Mahāmāyā sẽ chấm dứt khi nào. Khi đã biết rồi nhận lời thỉnh mời của tất cả chư thiên và phạm thiên. Ngài tử từ khu vườn Hoan Lạc trong cõi Đâu suất tái tục vào bụng của hoàng hậu Mahāmāyādevī trong thời gian āsāḷhanakkhatta là ngày trăng tròn tháng tám. Khi đủ 10 tháng rồi cũng hạ sanh từ trong bụng thân mẫu của bồ tát trong thời gian visākhanakkhatta là ngày trăng tròn tháng sáu.
𝐒𝐀𝐃𝐃𝐇𝐀𝐌𝐌𝐀 𝐉𝐎𝐓𝐈𝐊𝐀 𝐃𝐇𝐀𝐌𝐌Ā𝐂𝐀𝐑𝐈𝐘𝐀
𝐀𝐛𝐡𝐢𝐝𝐡𝐚𝐦𝐦𝐚𝐭𝐭𝐡𝐚-𝐬𝐚ṅ𝐠𝐚𝐡𝐚
 
Top