Vững lòng lên, hỡi người trẻ !

Kysirong

Xamer mới lớn
Maldives

Biến nguy thành cơ xây nền kinh tế tự chủ​


Bình tĩnh ứng phó với việc áp thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump để biến nguy thành cơ, tái cơ cấu nền kinh tế.​


Biến nguy thành cơ xây nền kinh tế tự chủ - Ảnh 1.

Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Trong ảnh: Người dân mua hàng hóa của Mỹ tại siêu thị MM Mega Market (TP Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) nói: Thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong phiên họp Chính phủ thường kỳ là bình tĩnh ứng phó, đàm phán thuế với Mỹ và kiên quyết không thay đổi mục tiêu tăng trưởng, xem đây là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhanh và bền vững, đã mang ý nghĩa lớn cho cộng đồng doanh nghiệp lúc này.

Thể hiện thiện chí của Việt Nam​

tự chủ - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy

* Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ, Thủ tướng cũng tổ chức nhiều cuộc họp với những động thái ứng phó rất nhanh. Vậy bà kỳ vọng thế nào diễn biến sắp tới?

- Nếu nhìn vào nội dung tuyên bố trong sắc lệnh, có thể hiểu rằng Mỹ ra quyết định này nhằm tạo cú hích cho các ngành, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và cải thiện cán cân thương mại hàng hóa với Mỹ.

Việc cải thiện đầu tư và cải thiện cán cân thương mại sẽ cần thời gian. Việt Nam không có doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia để sang đầu tư nhà máy ở Mỹ.

Chưa kể quy mô thương mại hàng hóa Việt - Mỹ cũng quá nhỏ so với các đối tác thương mại khác. Vì vậy, dù có chuyển từ thâm hụt sang thặng dư thương mại giữa hai nước - vốn là điều không thể xảy ra - thì cũng không giúp Mỹ chuyển dịch cán cân thương mại.

Do vậy, tôi cho rằng với các hoạt động ngoại giao và thể hiện thiện chí bằng các chính sách nhằm cải thiện cán cân thương mại hai nước đang thực hiện, chúng ta sẽ có cơ hội đàm phán giảm thuế xuống mức thấp nhất có thể.

Đặc biệt thông điệp giảm thuế và mở rộng nhập khẩu hàng đã thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam trong việc cải thiện cán cân thương mại. Tới đây, nếu giảm thuế, hàng hóa của Mỹ có thể tăng lên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước.

Nhưng ngược lại, người tiêu dùng trong nước có cơ hội sở hữu các mặt hàng nhập khẩu chất lượng từ Mỹ với giá rẻ hơn như điện thoại iPhone, Macbook, các dòng xe hơi thương hiệu Mỹ như GM, Ford, Tesla, Jeep...

Quá trình chuyển đổi cần những doanh nghiệp lớn dẫn đầu, hình thành chuỗi cung ứng trong nước để tạo ra giá trị gia tặng nội địa lớn hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội)
* Vậy theo bà, đâu là cơ hội, là những mặt tích cực từ lệnh áp thuế này và làm gì để biến nguy thành cơ?

- Năng lực cạnh tranh của một quốc gia thể hiện qua số lượng những doanh nghiệp của quốc gia đó có thể cạnh tranh được trên phạm vi toàn cầu.

Vì vậy, đây là cơ hội và là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhanh và bền vững, phát triển doanh nghiệp trong nước, khu vực kinh tế tư nhân, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Sắc lệnh của Mỹ, nhìn theo hướng tích cực, cũng là một bộ lọc giúp Việt Nam giảm thiểu các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam như là "trạm trung chuyển" để tránh thuế từ các nước khác có mức thuế cao hơn, giảm các đơn hàng "tránh thuế", đưa cán cân thương mại phản ánh đúng thực lực thương mại và sản xuất của doanh nghiệp hai nước.

Chúng ta đã làm tốt việc gửi đi thông điệp cho nhà đầu tư, thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh ổn định cho các nhà đầu tư hoạt động tại Việt Nam.

Về lâu dài, để tăng cường và duy trì hợp tác, ổn định kinh tế thương mại giữa hai nước, cần xúc tiến việc đàm phán ký kết FTA với Mỹ, thu hút những dự án đầu tư chất lượng cao để có những hợp tác mang tính bền vững, hài hòa lợi ích các bên.

tự chủ - Ảnh 4.

Yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng năng suất lao động cho các ngành xuất khẩu như dệt may đặt ra cấp thiết hơn khi Mỹ áp thuế đối ứng - Ảnh: Q.NAM

Nhiều tác động...​

* Nhưng bà có lo ngại nếu chính sách áp thuế này sẽ khiến doanh nghiệp FDI rút khỏi Việt Nam khi xuất khẩu đang chiếm tới 70% kim ngạch?

- Cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu với mức thuế thấp là một trong những điểm hấp dẫn các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam. Nếu đây là yếu tố quyết định để các nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam thì khi lợi thế này không còn nữa, họ sẽ phải cân nhắc việc tìm kiếm địa điểm đầu tư mới.

Đúng là việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng đã gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quyết định đầu tư là một quyết định dài hạn, trong khi các chính sách của Mỹ vẫn đang còn khá nhiều bất định, khó dự đoán.

Không ai biết được liệu nay mai Mỹ có tăng thuế đối ứng lên các nước khác hay không, khi mà thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước đó tăng đột biến do dịch chuyển thương mại từ các nước bị áp thuế ở mức cao.

Trong dài hạn, nếu tình hình không thay đổi và những lợi thế của Việt Nam không còn nữa, đặc biệt là lợi thế tiếp cận thị trường, Việt Nam sẽ khó duy trì được vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nếu mức thuế vẫn giữ nguyên như đã công bố, có khả năng các đơn hàng gia công, lắp ráp sẽ chuyển từ Việt Nam sang các nước có mức thuế thấp hơn để tránh bị áp thuế ở mức cao.

Tuy nhiên việc đóng cửa nhà máy và rút khỏi Việt Nam chưa có khả năng xảy ra ngay lập tức, vì dịch chuyển địa điểm đầu tư đòi hỏi chi phí lớn để xây dựng nhà xưởng và thiết lập chuỗi cung ứng mới.

* Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hiện nay, có tới 70% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Vậy theo bà, điều đó có đồng nghĩa doanh nghiệp trong nước ít bị tác động bởi lệnh áp thuế?

- Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 142,4 tỉ USD hàng hóa từ Việt Nam - lớn thứ sáu sau Mexico, Trung Quốc, Canada, Đức và Nhật Bản. Trong số này, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm tỉ trọng lớn.

Điển hình là nhóm hàng điện tử, xuất khẩu của FDI chiếm trên 90%; máy móc thiết bị và linh kiện ô tô trên 80%; giày dép, cao su, nhựa trên 70%; nội thất, dệt may trên 60%... Chỉ có hoa quả và thủy sản là hai ngành có tỉ trọng xuất khẩu của FDI thấp dưới 10%.

Đây là tỉ trọng FDI nói chung trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đi khắp toàn cầu, không chỉ riêng thị trường Mỹ, nhưng cũng cho thấy các doanh nghiệp FDI sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ quy định này của Mỹ.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt sẽ ít bị tác động hơn. Bởi vì nhiều đơn hàng xuất khẩu doanh nghiệp FDI có thể thuê gia công từ doanh nghiệp Việt Nam hoặc có nhà cung cấp tại Việt Nam. Vì vậy, việc áp thuế cũng sẽ tác động lên toàn chuỗi sản xuất trong nước, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp Việt, chứ không chỉ riêng doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, còn có tác động lớn hơn vượt ra ngoài phạm vi thương mại, đó là về mặt xã hội, là việc làm và thu nhập của người lao động. Đặc biệt hơn khi các ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam hầu hết đều là các ngành thâm dụng lao động, với hơn 2 triệu lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp dệt may da giày và hơn 800.000 lao động đang làm việc trong lĩnh vực điện tử.

tự chủ - Ảnh 5.

Cần thay đổi tư duy, từ "làm thuê" sang "làm chủ"​

* Vậy bà có lời khuyên gì cho doanh nghiệp để chủ động ứng phó với cú sốc này?

- Với doanh nghiệp, để có thể ứng phó với cú sốc bên ngoài, không có cách nào khác phải cạnh tranh bằng chính nội lực của mình, từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh dựa trên những giá trị bền vững hơn, thay đổi tư duy từ "làm thuê" sang "làm chủ" để có thể ở vị thế chủ động hơn.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đang dựa hoàn toàn vào xuất khẩu và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ, cần cân nhắc chuyển sang chiến lược đa dạng hóa thị trường, phát triển thêm các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước với quy mô trên 100 triệu dân và thị trường khu vực ASEAN.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tăng tỉ lệ đầu vào có xuất xứ từ Mỹ để tận dụng quy định "hàm lượng Mỹ" 20% nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
 

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ​


(Chinhphu.vn) - Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc – nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, mà còn làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một mắt xích quan trọng.​


04/04/2025 06:24
Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ- Ảnh 1.

Mức thuế nói trên được đưa ra dựa trên thông tin cho rằng Việt Nam áp thuế 90% lên hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây là con số cần được kiểm chứng khách quan và trao đổi một cách thẳng thắn, minh bạch và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Trên thực tế, Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi các cam kết thương mại quốc tế, kể cả trong khuôn khổ WTO lẫn các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn luôn là một đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ – nhất quán trong chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Việt Nam sẵn sàng đối thoại có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng, và kiên quyết không chọn đối đầu như một phương thức ứng xử quốc tế.

Không vội vàng lo lắng – đây chưa phải là hồi kết

Chính sách thương mại luôn có tính linh hoạt cao, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi các quyết định hành pháp có thể chịu điều chỉnh bởi Quốc hội, doanh nghiệp và chính công luận Mỹ.

Việc công bố mức thuế mới là một tuyên bố chính trị và đàm phán – chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức thương mại Mỹ vốn đang có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam sẽ lên tiếng, bởi chính họ cũng chịu thiệt hại.

Việt Nam không đơn độc – chúng ta có đối tác, có uy tín và có phương án

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ- Ảnh 2.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á - Thái Bình Dương. Sự đa dạng hóa thị trường là một chiến lược dài hạn đúng đắn, giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc đơn phương.

Hơn nữa, với tư cách là một nền kinh tế tuân thủ luật chơi toàn cầu, Việt Nam có quyền sử dụng các kênh đàm phán song phương và đa phương, từ WTO cho tới các cơ chế giải quyết tranh chấp. Chúng ta có kinh nghiệm, có đội ngũ pháp lý và có niềm tin quốc tế – điều này rất khác với hình ảnh một nền kinh tế nhỏ và dễ tổn thương như trước đây.

Trong nguy có cơ – Thời điểm để tái cơ cấu và nâng tầm chuỗi giá trị

Việc Hoa Kỳ siết lại thương mại có thể là một cú hích giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình xuất khẩu. Thay vì phụ thuộc vào gia công, lắp ráp – đây là lúc chúng ta cần tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, và tiến tới sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Việc dòng vốn FDI có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn lại càng củng cố vai trò trụ cột của kinh tế tư nhân trong nước – lực lượng đang ngày càng năng động, sáng tạo và khát khao vươn lên. Điều này cũng tạo áp lực tích cực để Việt Nam sắp xếp lại chuỗi cung ứng, hướng tới sự tự chủ chiến lược, không quá phụ thuộc vào một nguồn vốn hay thị trường nào.

Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới, đẩy mạnh kinh tế trong nước là con đường bắt buộc. Đây là thời điểm cần có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và trúng đích, tập trung vào đầu tư công hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thị trường nội địa và thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Song song với đó, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thể chế – từ môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đến chính sách thuế, đất đai, khoa học công nghệ. Cải cách không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để nâng cao sức chống chịu và khả năng bứt phá.

Đây cũng là lúc mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp phải bứt phá vươn lên, phát huy nội lực, sáng tạo và bản lĩnh để cùng đất nước vượt qua giai đoạn thử thách. Một nền kinh tế khỏe mạnh không thể chỉ trông vào bên ngoài – mà phải được nuôi dưỡng từ khát vọng phát triển bên trong.

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ- Ảnh 3.

Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á - Thái Bình Dương.

Vai trò của Nhà nước – Đồng hành và kiến tạo

Chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ không đứng ngoài. Ngay trong sáng ngày 3 tháng 4, chỉ ít giờ sau tuyên bố áp thuế từ phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp khẩn của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành liên quan. Những chỉ đạo được đưa ra – trong đó đề cập tất cả những chủ đề quan trọng như đã nói ở trên - là kịp thời, sáng suốt và mang tầm chiến lược – thể hiện rõ tinh thần chủ động, không bị động bất ngờ trước các biến động từ bên ngoài.

Thủ tướng đã yêu cầu đánh giá toàn diện tác động – gồm cả trực tiếp và gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài, cả tích cực và tiêu cực – tới kinh tế, thương mại, việc làm và tâm lý thị trường, đồng thời chỉ đạo xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt. Chính phủ cũng xúc tiến các kênh đối thoại cấp cao với Hoa Kỳ, sử dụng các cơ chế song phương và đa phương như WTO để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước. Chính phủ nỗ lực hết sức mình để bảo đảm lợi ích quốc gia trước lệnh áp thuế mới của Mỹ.

Không dừng ở đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, tăng sức chống chịu, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định tỷ giá và dòng vốn cũng được đồng loạt triển khai. Những hành động này chính là sự khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc dẫn dắt niềm tin thị trường và duy trì ổn định vĩ mô – hai yếu tố sống còn trong bối cảnh bất định.

Trong thời điểm thử thách như hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên định của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ Việt Nam đang thực sự là ngọn hải đăng trong giông bão, soi sáng phương hướng cho doanh nghiệp và người dân, giữ vững niềm tin vào tương lai và tiếp thêm năng lượng để cả nền kinh tế vượt qua sóng gió một cách vững vàng và tự tin.

Bản lĩnh làm nên sự khác biệt

Lịch sử kinh tế Việt Nam đã từng trải qua nhiều cú sốc – từ cấm vận, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh cho đến những thay đổi chính sách bất ngờ từ đối tác lớn… Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ này, nếu năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2024 là siêu bão Yagi thì ngay đầu năm 2025 là cú sốc thuế. Nhưng mỗi lần như vậy, chúng ta đều đứng vững, và thậm chí vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua.

Thuế quan có thể là một rào cản tạm thời, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần sáng tạo, năng lực thích ứng và khát vọng vươn mình của người Việt Nam. Thế giới vẫn rộng lớn, cơ hội vẫn còn nhiều – và với sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn thử thách này với tâm thế của một quốc gia, một nền kinh tế ngày càng trưởng thành, bản lĩnh và có trách nhiệm.

Trên tất cả, Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác, đối thoại. Không có cánh cửa nào thực sự khép lại khi các bên còn giữ được thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta gửi tới bạn bè quốc tế lúc này.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
 

Dựa vào nội lực và ngoại lực, vượt qua thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên​


Ngày 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
[td]
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]​
[td]
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]
Tham dự phiên họp tại các điểm cầu có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Phiên họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm, công tác giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình 3 mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; các nhiệm vụ, trọng tâm thời gian tới; và một số nội dung quan trọng khác.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến, giao Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, các bộ, ngành khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của các địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn những khó khăn, thách thức khi bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp; sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nhất là lãi suất, tỷ giá còn cao trong bối cảnh tình hình thế giới biến động mạnh, rủi ro gia tăng; cầu tiêu dùng tăng chậm; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn…
Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm quan trọng:
Thứ nhất, càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng nỗ lực, càng phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, thể hiện bản lĩnh, giá trị cốt lõi, trí tuệ và văn hoá người Việt Nam; "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; dựa vào nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.
Thứ hai, phải nắm chắc diễn biến tình hình, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sáng suốt, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng thời điểm; chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; phân công nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm: "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả"; "làm việc nào ra việc đấy; làm việc nào dứt việc đó".
Thứ ba, phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh đoàn kết trong từng cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực với quan điểm: "Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân.
Lưu ý một số nội dung trọng tâm, trong đó về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Mỹ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo; coi đây là cơ hội để phấn đấu, vươn mình, vượt lên, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
Thủ tướng nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất. Do đó, chúng ta rất tôn trọng, giải quyết các vấn đề quan tâm của Mỹ và tiến hành đàm phán với Mỹ theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, đặt quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ trong tổng thể quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và các hiệp ước quốc tế khác, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ với các đối tác.
[td]
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]​
[td]
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
[/td]
Thủ tướng chỉ đạo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, các cơ quan rà soát, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ. Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo Tổ công tác, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, có kế hoạch, phương án và triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp, công việc cụ thể trên các lĩnh vực và kết nối chặt chẽ với đoàn công tác đàm phán.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Mỹ nói riêng; chủ động làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp lớn, có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; chủ động cung cấp thông tin, phản hồi kịp thời, đầy đủ, minh bạch những vấn đề Mỹ quan tâm, nhất là về sở hữu trí tuệ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa…
Về yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì tham mưu, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, không để gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.
Về đầu tư, Bộ Tài chính được giao chủ trì tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, kịp thời điều chuyển vốn cho các dự án có khả năng giải ngân tốt và có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ.
Về xuất khẩu, Bộ Công thương chủ trì để đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Về tiêu dùng, Bộ Tài chính chủ trì khẩn trương xây dựng gói chính sách kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng như xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng… trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2025.
Với yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng phương án, kịch bản tăng trưởng quý II/2025 và các quý còn lại của năm 2025, đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi; tăng cường quản lý thu, nhất là từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển.
Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm hoàn thành 3.000km đường cao tốc trong năm 2025.
Về tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP Hồ Chí Minh, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2025, phấn đấu hoàn thành trong tháng 4 này.
Đặc biệt, với yêu cầu chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị khánh thành, khởi công 50 công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tổ chức trực tuyến đồng thời trên cả 3 miền.
Bộ Xây dựng chủ trì đẩy mạnh thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; trình Quốc hội chính sách về nhà ở xã hội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hoàn thiện báo cáo khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đặc biệt chú ý việc xử lý tài sản sau khi sáp nhập các địa phương; củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách.
Mây Hạ​
 
Nằm thẳng hay còn gọi là nằm ngửa thì dễ ngủ, ngủ được sâu. Nằm sấp, nằm nghiêng chỉ đc lúc lại mệt người.

Một người đàn ông ngả lưng trong khu trưng bày ở một trung tâm thương mại Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone
 

Dựa vào nội lực và ngoại lực, vượt qua thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên​


Ngày 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.


[td]
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


[/td]
[td]
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


[/td]

Tham dự phiên họp tại các điểm cầu có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Phiên họp tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm, công tác giải ngân vốn đầu tư công, triển khai chương trình 3 mục tiêu quốc gia; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; các nhiệm vụ, trọng tâm thời gian tới; và một số nội dung quan trọng khác.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến, giao Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, các bộ, ngành khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của các địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội còn những khó khăn, thách thức khi bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp; sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nhất là lãi suất, tỷ giá còn cao trong bối cảnh tình hình thế giới biến động mạnh, rủi ro gia tăng; cầu tiêu dùng tăng chậm; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn…

Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm quan trọng:

Thứ nhất, càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng nỗ lực, càng phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, thể hiện bản lĩnh, giá trị cốt lõi, trí tuệ và văn hoá người Việt Nam; "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể"; dựa vào nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Thứ hai, phải nắm chắc diễn biến tình hình, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sáng suốt, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng thời điểm; chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; phân công nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm: "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả"; "làm việc nào ra việc đấy; làm việc nào dứt việc đó".

Thứ ba, phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh đoàn kết trong từng cơ quan, đơn vị, cả hệ thống chính trị và toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực với quan điểm: "Đảng chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống Nhân dân.

Lưu ý một số nội dung trọng tâm, trong đó về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Mỹ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo; coi đây là cơ hội để phấn đấu, vươn mình, vượt lên, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.

Thủ tướng nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất. Do đó, chúng ta rất tôn trọng, giải quyết các vấn đề quan tâm của Mỹ và tiến hành đàm phán với Mỹ theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, đặt quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ trong tổng thể quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và các hiệp ước quốc tế khác, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ với các đối tác.

[td]
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


[/td]
[td]
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


[/td]

Thủ tướng chỉ đạo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, các cơ quan rà soát, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Mỹ. Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo Tổ công tác, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, có kế hoạch, phương án và triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp, công việc cụ thể trên các lĩnh vực và kết nối chặt chẽ với đoàn công tác đàm phán.

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Mỹ nói riêng; chủ động làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp lớn, có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; chủ động cung cấp thông tin, phản hồi kịp thời, đầy đủ, minh bạch những vấn đề Mỹ quan tâm, nhất là về sở hữu trí tuệ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa…

Về yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, sắp xếp địa giới hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì tham mưu, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, không để gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.

Về đầu tư, Bộ Tài chính được giao chủ trì tăng cường kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, kịp thời điều chuyển vốn cho các dự án có khả năng giải ngân tốt và có nhu cầu đẩy nhanh tiến độ.

Về xuất khẩu, Bộ Công thương chủ trì để đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Về tiêu dùng, Bộ Tài chính chủ trì khẩn trương xây dựng gói chính sách kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với các mặt hàng quan trọng như xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng… trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2025.

Với yêu cầu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng phương án, kịch bản tăng trưởng quý II/2025 và các quý còn lại của năm 2025, đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi; tăng cường quản lý thu, nhất là từ thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển.

Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm hoàn thành 3.000km đường cao tốc trong năm 2025.

Về tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài, Thủ tướng yêu cầu Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP Hồ Chí Minh, hoàn thành chậm nhất trong quý II/2025, phấn đấu hoàn thành trong tháng 4 này.

Đặc biệt, với yêu cầu chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị khánh thành, khởi công 50 công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tổ chức trực tuyến đồng thời trên cả 3 miền.

Bộ Xây dựng chủ trì đẩy mạnh thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; trình Quốc hội chính sách về nhà ở xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hoàn thiện báo cáo khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đặc biệt chú ý việc xử lý tài sản sau khi sáp nhập các địa phương; củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, các bộ, ngành, địa phương tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách.







[/td]​


Mây Hạ
giờ còn tăng trưởng gì nữa hả 936 ơi =))
 
giờ còn tăng trưởng gì nữa hả 936 ơi =))
Chỉ bàn làm, không bàn lùi !

Thủ tướng: Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Chủ nhật: 19:54 ngày 06/04/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên​

google news

Không thay đổi về ổn định và phát triển
Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị thống nhất đánh giá, về công tác chỉ đạo, điều hành, trong tháng 3 và từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư Tô Lâm, của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các báo cáo, ý kiến cũng đánh giá, nhìn chung, tình hình KT-XH tháng sau tốt hơn tháng trước, tính chung quý I tốt hơn cùng kỳ năm trước, với 10 nhóm kết quả quan trọng đạt được trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020. GDP quý I năm 2025 tăng 6,93% (cùng kỳ 2020-2024 tăng lần lượt là 3,21%, 4,85%, 5,42%, 3,46%, 5,98%). Cả 3 khu vực đều tăng trưởng tốt: Nông nghiệp 3,74%; công nghiệp, xây dựng 7,42%; dịch vụ 7,70%...

phien-hop-1743924068066602892988.webp


Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến, giao Bộ Tài chính, VPCP nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, các bộ, ngành khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của các địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tình hình KT-XH còn những khó khăn, thách thức khi bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp; sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nhất là lãi suất, tỷ giá còn cao trong bối cảnh tình hình thế giới biến động mạnh, rủi ro gia tăng; cầu tiêu dùng tăng chậm; tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn…

thu-tuong-17439241349331432945088.webp


Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tổng quát không thay đổi về ổn định và phát triển. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Sau khi phân tích nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, Thủ tướng nhấn mạnh 3 bài học kinh nghiệm quan trọng, đó là: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng nỗ lực, càng phấn đấu vươn lên mạnh mẽ; phải nắm chắc diễn biến tình hình, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, sáng suốt, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh đoàn kết trong từng cơ quan, đơn vị.

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
Tăng trưởng GDP quý I/2025 tiếp tục thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tổng quát không thay đổi về ổn định và phát triển, gồm ổn định bên trong và bên ngoài, ổn định lòng dân, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện, không để ai bị bỏ lại phía sau; không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.

Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết
Về quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Hội nghị thống nhất cao các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm: Thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ.

ptt-1743924164202760682219.webp


Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất. Do đó, chúng ta rất tôn trọng, giải quyết các vấn đề quan tâm của Hoa Kỳ và tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ theo thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, đặt quan hệ kinh tế - thương mại với Hoa Kỳ trong tổng thể quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và các hiệp ước quốc tế khác, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ với các đối tác.

Thủ tướng chỉ đạo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, các cơ quan rà soát, chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ; Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chỉ đạo Tổ công tác, các bộ, cơ quan liên quan rà soát, có kế hoạch, phương án và triển khai ngay các nhiệm vụ, giải pháp, công việc cụ thể trên các lĩnh vực và kết nối chặt chẽ với Đoàn công tác đàm phán.

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng; chủ động làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp lớn, có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; chủ động cung cấp thông tin, phản hồi kịp thời, đầy đủ, minh bạch những vấn đề Hoa Kỳ quan tâm, nhất là về sở hữu trí tuệ, chống gian lận xuất xứ hàng hóa…

Nguồn SKĐS

nằm thẳng hết thì sợ đéo gì
hợ hợ
ai không tăng trưởng 8% thì nằm sang một bên !
 
Tóm tắt:
VỀ ĂN BOBO
Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
Nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập 22 tháng 12 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam lời khen tặng: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”1. Đó cũng chính là truyền thống vẻ vang của Quân đội ta, là chuẩn mực của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng ******** Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, luôn vững vàng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, hy sinh phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với vai trò là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân trở thành phẩm chất hàng đầu của người cách mạng và mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Phẩm chất đó là cơ sở vững chắc của sức mạnh đoàn kết, thống nhất về tư tưởng và hành động; là động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn nêu cao ý chí quyết tâm, huy động mọi sức lực và trí tuệ, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất mọi nhiệm vụ được giao.

Trung với Đảng, trung với nước của quân đội ta trước hết thể hiện ở sự tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, là trung thành với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước.

Hiếu với dân là phải gắn bó với nhân dân, gần gũi nhân dân, dựa vào dân, nắm vững dân tình, dân tâm, dân trí, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, để dân tin, dân yêu, dân giúp đỡ, bao bọc chở che.

Trong suốt hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cùng với toàn dân tộc kinh qua các cuộc trường chinh kháng chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất dù phải đối mặt với đế quốc, thực dân hung bạo. Với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, với tinh thần tự tôn dân tộc, quân đội đã luôn giữ vững lời thề “Cảm tử để Tổ quốc quyết sinh”. Tinh thần bất khuất, kiên trung, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân đã được lớp lớp cán bộ, chiến sĩ kế thừa và phát huy làm cho bản chất và truyền thống cách mạng của quân đội ta càng thêm sâu sắc, phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng tỏa sáng. Đó là cội nguồn tạo nên sức mạnh thần kỳ; là sức mạnh giúp quân đội ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tiến lên chính quy, hiện đại đủ sức hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 

Có thể bạn quan tâm

Top