Ignatz
Cái nồi có lắp
Long chưa hết ngạc nhiên khi xe chàng chạy ngang toán quân chiến thắng mệt mỏi đi bộ vào thủ đô Sài Gòn, thì một sự kiện khác làm chàng không thể quên buổi chiều ngày 30 tháng tư trên đường phố Sài Gòn này. Chàng đang chạy chiếc Vespa chầm chậm nhìn quang cảnh thành phố đổi chủ như thế nào thì có một bộ đội đứng bên đường ngoắc chàng lại. Người bộ đội này cũng mặc quần áo lính, cũng không đeo lon, không có bảng tên, chân cũng đi dép râu, đầu cũng đội nón cối, nhưng đeo một khẩu súng lục bên hông, và đặc biệt có một cái túi vải đeo chéo trên vai. Sau này Long được biết súng lục và túi vải chỉ có sĩ quan mới có, có thể là chính ủy không chừng.
Người bộ đội này trạc khoảng bốn mươi, nói với Long có thể cho anh ta quá giang một đoạn đường được không. Giọng nói chững chạc và lịch sự. Long trả lời được, “Tôi cũng đi về hướng đó”. Anh chàng leo lên phía sau của cái yên đôi trên chiếc Vespa.
Người bộ đội này trạc khoảng bốn mươi, nói với Long có thể cho anh ta quá giang một đoạn đường được không. Giọng nói chững chạc và lịch sự. Long trả lời được, “Tôi cũng đi về hướng đó”. Anh chàng leo lên phía sau của cái yên đôi trên chiếc Vespa.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ này, và nhất là sự va chạm của hai thân thể gần kề trên cái yên đôi của chiếc Vespa làm cho Long không thể quên sự kiện này. Cứ tưởng tượng mới sáng nay thôi, khi mà ông Dương Văn Minh chưa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không thể có chuyện gặp gỡ như thế này. Long và anh chàng bộ đội này thuộc hai chiến tuyến, gặp nhau chỉ có thể tiêu diệt nhau hoặc người này bắt người kia làm tù binh. Không thể khác được. Vậy mà giờ đây, Long đang chở người này phía sau mình, như Long đã từng chở bao bạn bè của chàng trước đây… Lịch sử có những lúc sang trang một cách đột ngột và kỳ lạ như thế !
Người bộ đội ngồi sau lưng Long hỏi chàng về thân thế, gia đình, công việc của chàng. Sau này Long sẽ biết là người miền Bắc vào thời đó có thói quen hỏi một người lạ mới nói chuyện lần đầu như thế là để chứng tỏ sự thân tình, không phải là chuyện tò mò bất lịch sự. Và Long cũng hỏi lại anh chàng bộ đội này một câu mà chàng xem là vô thưởng vô phạt : “Anh vào Sài Gòn bằng phương tiện nào ?”. Chàng chờ đợi câu trả lời như “đi từ phía bắc vào trên một chiếc xe tăng” hoặc “đi thẳng từ Biên Hòa đến đây trên một chiếc xe chỉ huy” hoặc “đi xe cam-nhông Molotova cùng đoàn quân”, v.v.
Nhưng câu trả lời đến tức khắc, không cần thời gian suy nghĩ : “Tôi đi thẳng từ ngoài Bắc vào bằng tàu ngầm, tàu đến Vũng Tàu hôm qua, sáng nay đi xe về Sài Gòn.”
Long chưng hửng, không biết nói gì hơn, lúc sau phải nói lảng qua chuyện khác. Miền Bắc có tàu ngầm ? Sao hồi nào đến giờ không nghe nói ? Chàng không biết miền Bắc như thế nào, nhưng chàng biết chắc chắn miền Nam không có tàu ngầm233. Chẳng lẽ miền Bắc tiến bộ về Hải quân hơn hẳn miền Nam như thế ? Nhưng chỉ qua một thoáng suy nghĩ, chàng tìm ra chân lý : anh chàng bộ đội này “nói xạo” (theo tiếng miền Nam) hay “nói phét” (theo tiếng miền Bắc) “như hít thở không khí” (theo kiểu người Pháp “il ment comme il respire”). Rất tự nhiên, như một phản xạ. Nhưng xạo để làm gì ? Trông mặt mũi cũng sáng sủa mà sao nói xạo tỉnh bơ vậy ? Hay anh chàng nghĩ dân miền Nam dốt nát cả, nói khoác lác đến đâu họ cũng tin ?
Long chợt nhớ hồi còn nhỏ xíu đã nghe câu “nói dối như Vẹm”… Vẹm là tiếng lóng để chỉ Việt Minh. Thời đó vì nhu cầu tuyên truyền, những cán bộ Việt Minh có thói quen thổi phồng chiến thắng, tâng bốc quá lố các chiến sĩ có công ngoài mặt trận, chưa kể đôi khi còn dựng đứng lên những tên tuổi anh hùng chỉ có trong trí tưởng tượng của họ234. Không ngờ qua 30 năm, thói quen đó đã thấm sâu trong vô thức của họ đến độ thế hệ con cháu vẫn tiếp tục “nói phét” mà không ngượng miệng.
Người bộ đội này trạc khoảng bốn mươi, nói với Long có thể cho anh ta quá giang một đoạn đường được không. Giọng nói chững chạc và lịch sự. Long trả lời được, “Tôi cũng đi về hướng đó”. Anh chàng leo lên phía sau của cái yên đôi trên chiếc Vespa.
Người bộ đội này trạc khoảng bốn mươi, nói với Long có thể cho anh ta quá giang một đoạn đường được không. Giọng nói chững chạc và lịch sự. Long trả lời được, “Tôi cũng đi về hướng đó”. Anh chàng leo lên phía sau của cái yên đôi trên chiếc Vespa.
Cuộc gặp gỡ bất ngờ này, và nhất là sự va chạm của hai thân thể gần kề trên cái yên đôi của chiếc Vespa làm cho Long không thể quên sự kiện này. Cứ tưởng tượng mới sáng nay thôi, khi mà ông Dương Văn Minh chưa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không thể có chuyện gặp gỡ như thế này. Long và anh chàng bộ đội này thuộc hai chiến tuyến, gặp nhau chỉ có thể tiêu diệt nhau hoặc người này bắt người kia làm tù binh. Không thể khác được. Vậy mà giờ đây, Long đang chở người này phía sau mình, như Long đã từng chở bao bạn bè của chàng trước đây… Lịch sử có những lúc sang trang một cách đột ngột và kỳ lạ như thế !
Người bộ đội ngồi sau lưng Long hỏi chàng về thân thế, gia đình, công việc của chàng. Sau này Long sẽ biết là người miền Bắc vào thời đó có thói quen hỏi một người lạ mới nói chuyện lần đầu như thế là để chứng tỏ sự thân tình, không phải là chuyện tò mò bất lịch sự. Và Long cũng hỏi lại anh chàng bộ đội này một câu mà chàng xem là vô thưởng vô phạt : “Anh vào Sài Gòn bằng phương tiện nào ?”. Chàng chờ đợi câu trả lời như “đi từ phía bắc vào trên một chiếc xe tăng” hoặc “đi thẳng từ Biên Hòa đến đây trên một chiếc xe chỉ huy” hoặc “đi xe cam-nhông Molotova cùng đoàn quân”, v.v.
Nhưng câu trả lời đến tức khắc, không cần thời gian suy nghĩ : “Tôi đi thẳng từ ngoài Bắc vào bằng tàu ngầm, tàu đến Vũng Tàu hôm qua, sáng nay đi xe về Sài Gòn.”
Long chưng hửng, không biết nói gì hơn, lúc sau phải nói lảng qua chuyện khác. Miền Bắc có tàu ngầm ? Sao hồi nào đến giờ không nghe nói ? Chàng không biết miền Bắc như thế nào, nhưng chàng biết chắc chắn miền Nam không có tàu ngầm233. Chẳng lẽ miền Bắc tiến bộ về Hải quân hơn hẳn miền Nam như thế ? Nhưng chỉ qua một thoáng suy nghĩ, chàng tìm ra chân lý : anh chàng bộ đội này “nói xạo” (theo tiếng miền Nam) hay “nói phét” (theo tiếng miền Bắc) “như hít thở không khí” (theo kiểu người Pháp “il ment comme il respire”). Rất tự nhiên, như một phản xạ. Nhưng xạo để làm gì ? Trông mặt mũi cũng sáng sủa mà sao nói xạo tỉnh bơ vậy ? Hay anh chàng nghĩ dân miền Nam dốt nát cả, nói khoác lác đến đâu họ cũng tin ?
Long chợt nhớ hồi còn nhỏ xíu đã nghe câu “nói dối như Vẹm”… Vẹm là tiếng lóng để chỉ Việt Minh. Thời đó vì nhu cầu tuyên truyền, những cán bộ Việt Minh có thói quen thổi phồng chiến thắng, tâng bốc quá lố các chiến sĩ có công ngoài mặt trận, chưa kể đôi khi còn dựng đứng lên những tên tuổi anh hùng chỉ có trong trí tưởng tượng của họ234. Không ngờ qua 30 năm, thói quen đó đã thấm sâu trong vô thức của họ đến độ thế hệ con cháu vẫn tiếp tục “nói phét” mà không ngượng miệng.