Tao nghĩ ko phải hiệp ước ko cho thả bom mà hậu quả chính trị quá lớn, mất chính nghĩa, MB diệt thì TQ lấy cớ tràn qua bảo vệ đồng minh chiếm luôn
Còn trong đợt thả bom 12 ngày đêm mày tìm hiểu kĩ, Mỹ nó chỉ muốn MB ngồi vào đàm phán để nó rút trong danh dự chứ không muốn tiêu diệt, còn lý do thì bên trên
Tao có ông bác quen đi lính tăng ổng kể chiến hạm nó ngoài biển bắn 2 ngày đêm 1 quả đồi, sau đó lính lên xem thì đá thành cám, con kiến éo sống nổi thì mày biết nó muốn diệt thì không khó
Thánh ăn gì tôi cúng? Thánh bảo nó muốn rút trong danh dự và ko muốn tiêu diệt? Vậy thánh có biết bao nhiêu tiền để sản xuất B52, bao nhiêu tiền để sản xuất ra một quả bom ko mà nói nó ko muốn đánh? Chẳng có hiệp ước nào ko thả bom thánh nhé? Vì sao Mỹ không dùng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Việt Nam?
Đến tháng 2 năm 1966, sau khi đã triển khai chiến dịch Sấm Rền, ném bom miền Bắc Việt Nam nhưng kết quả thu được lại rất ít trong khi Không quân Việt Nam với dàn tiêm kích MiG-17 cổ lỗ sĩ vẫn khiến Không lực Hoa Kỳ thiệt hại khá nặng, ngày càng nhiều nhân vật cấp cao của Lầu Năm Góc nhắc đến ý tưởng sử dụng bom nguyên tử (vũ khí hạt nhân chiến thuật – Tactical Nuclear Weapons – TNW).
Nhưng sử dụng TNW không đơn giản là rút khẩu súng và siết cò nên một nhóm các “nhà thông thái” của Bộ Quốc phòng Mỹ được giao nhiệm vụ nghiên cứu về vấn đề này.
Nhóm nghiên cứu có tên gọi JASON gồm thành viên là những nhà khoa học xuất sắc nhất được tuyển chọn từ các cơ sở giáo dục, nghiên cứu. Đầu năm 1966, nhóm 4 người được giao đề án “ Vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Đông Nam Á” với 2 câu hỏi chính: Tính hiệu quả đến đâu nếu sử dụng TNW ở chiến trường Đông Dương? và Liệu Việt Nam có khả năng trả đũa bằng TNW do Liên Xô hoặc Trung Quốc cung cấp hay không?
Bốn người gồm giáo sư hóa học Robert Gomer, nhà vật lý lượng tử Steven Weinberg, nhà vật lý thực nghiệm Courtenay Wright và nhà toán học Freeman Dyson.
Theo tiết lộ của Seymour Deitchman – một người từng làm việc trong Viện phân tích quốc phòng, cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ cho JASON thì “thời đó đã có nhiều ý kiến cho rằng nên thả vài quả bom nguyên tử vào những vị trí chiến lược, ví dụ như đèo Mụ Giạ, cửa ngõ từ vùng núi của Việt Nam và biên giới giáp Lào để đóng cửa vĩnh viễn con đường này”.
Freeman Dyson nhớ lại: “Khi đó chúng tôi phải bắt tay vào nghiên cứu bởi kể từ mùa xuân 1966, các quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng liên tục nói về khả năng sử dụng TMW ở chiến trường Việt Nam khi họp với Tổng thống Johnson . Đôi lúc họ nói kiểu nửa đùa nửa thật nên nhiều lúc tôi không biết ý định thực sự của họ là gì. Vì vậy, chúng tôi đi tìm câu trả lời: Nên hay không nên?”.
Theo một nghiên cứu của RAND Corporation, một vũ khí hạt nhân chiến thuật có sức mạnh tương đương 12 trận oanh tạc bằng bom thông thường. Để có thể cắt đứt hoàn toàn tuyến vận tải Bắc Nam qua dãy Trường Sơn, quân đội Mỹ cần dùng tới 3.000 quả bom nguyên tử trong vòng 1 năm – con số nằm ngoài khả năng sản xuất của Mỹ.
Nhưng giả sử như nước Mỹ có đủ 3.000 quả bom nguyên tử để ném xuống chiến trường Việt Nam thì hiệu quả của nó vẫn là một dấu hỏi lớn. Khi cho chạy một mô hình giả định cuộc tấn công bằng TNW, người Mỹ nhận ra mỗi quả bom chỉ có thể giết được khoảng 100 binh sĩ.
Nếu tấn công vào những phân đội nhỏ, phân tán rộng và được tán rừng Trường Sơn che phủ thì hiệu quả còn thấp hơn nữa. Các JASON còn nhận ra rằng, không phải ném 1 quả bom nguyên tử là xong mà để duy trì mức sát thương cũng như mức độ phóng xạ, quân đội Mỹ phải dùng vài lần ném bom cho 1 vị trí.
Thêm vào đó, mỗi vụ ném bom nguyên tử đòi hỏi phải được chỉ dẫn mục tiêu cực kỳ chính xác nhưng lúc này người ta đặt ra câu hỏi: Nếu có chỉ dẫn mục tiêu chính xác thế thì tại sao không dùng B-52?
Cựu chuyên gia phân tích của CIA Daniel Ellsberg khi đó đã nói: "Nếu bạn không có mục tiêu cho B-52 thì bạn cũng chẳng có mục tiêu cho bom nguyên tử...