Xin thưa với ông rằng, không một người cựu chiến binh nào khi đi đánh giặc nghĩ đến việc giàu có sung túc sau này? Bởi vì khi xung phòng ra chiến trận họ đã ko màng đến chuyện sinh tử của bản thân, họ vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân mà sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của bản thân! Để đền đáp, tôn vinh sự hi sinh, cống hiến to lớn của các a hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh...Đảng và Nhà Nước luôn quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tác chính sách dành cho cựu chiến binh, chính sách hậu phương quân đội. Còn về kinh tế, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam từ nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới với 90% dân số làm nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá...nói thế để thấy rằng mặc dù điều kiện kinh tế hiện nay đã được cải thiện so với trước đây nhưng thu nhập bình quân đầu người của người dân vẫn chưa cao, tiền thuế đóng góp phải giải quyết nhiều vấn đề khác bức thiết cho xã hội, không thể chi trả phụng dưỡng những cựu chiến binh vẫn còn khoẻ mạnh mà giúp đỡ, hỗ trợ các cựu chiến binh phát triển kinh tế tự làm giầu ( ông có thể cho tôi hỏi ông có sẵn sàng chi trả 50% số tiền ông, vợ, con cái ông sau này kiếm được hàng tháng và tháng nào cũng chi trả 50% số tiền kiếm được để trả ơn cho các cựu chiến binh đã giành lấy độc lập cho ông ko?)
Điều tiếp theo, nghĩa vụ của mỗi công dân là sống tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật quy định, tự do trong khuôn khổ pháp luật cho phép, mọi đơn thư tố cáo các sai phạm của công dân (không cần phải là cựu chiến binh, người có công với cách mạng) đều được tiếp nhận và xử lý nhưng phải dựa trên cái chung, không thể vì lợi ích của cá nhân mà không chấp hành. Ví dụ quy hoạch xây dựng bệnh viên, trường học, đường xá, cầu... không thể chỉ vì tiền đền bù mà không chấp hành...còn việc đền bù chưa thoả đáng hay sai phạm của các cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn thì phải giải quyết theo đúng trình tự, đúng quy định.