Có Hình Đứa nào biết về chữ Hán và Truyện Kiều nhận xét hộ tao cái.

Tao đọc manga thì vô tình thấy cái bình luận này của 1 thằng trên mạng, tao mù chữ hán, cũng đéo bao giờ đọc kiều. Tụi mày đứa nào biết về chữ Hán và Truyện Kiều nhận xét hộ tao cái.

Nó nói vầy: "Cuốn truyện em gái cầm có chữ "kiều" nghĩa là "cây cầu", ko phải dâm thư "truyện kiều "của vn. Truyện kiều chỉ nổi tiếng ở vn thôi, nn chúng nó cảm ko nổi, tao cũng thế, đéo hiểu sao 1 cuốn truyện còn chả phải của vn (đi chôm từ TQ), nói về 1 con phò lại được các bố giáo sư ưa thích tôn vinh, quỳ luôn đó."

7E48hyy.png
Mày giỏi quá, đéo ai độ nổi. Học lớp 10 cô giáo chết hả?
Truyện Kiều viết bằng tiếng Việt mà.
Bản gốc tiếng Tàu phải tên là Đoạn Trường Tân Thanh.
 
Truyện Kiều mà Nguyễn Du viết dùng nhiều từ Hán Việt, mà dân việt thì mất gốc Hán Việt khá nhiều nên đọc truyện Kiều cảm giác nó cao siêu khó hiểu nhưng thật ra thì lại khá bình dân và thiếu chất "nghệ thuật". Khác với người Việt, dân Trung, Nhật không bị đứt gãy chữ Hán nên truyện Kiều không lòe được họ. Nhắc đến tác phẩm của Nguyễn Du thì Thanh Hiên Thi Tập giá trị nghệ thuật cao hơn Truyện Kiều nhiều nhưng không hiểu sao lại rất ít khi được nhắc đến. À mà kiều 橋 đúng là cây cầu đấy, còn kiều 嬌 này mới là truyện Kiều.
Cụ Du dùng điển cố, điển tích chữ Hán nhiều, nên phải có 1 cái "phông" văn hoá nhất định mới đọc hiểu hoàn toàn được. Nhưng giá trị của TK là cách sử dụng từ ngữ nhuần nhuyễn và đẹp như tranh của cụ, cụ có nhét điển cố vô thì cũng rất tự nhiên, còn cốt truyện thì bình thường ko có gì đáng bàn. Tất cả các truyện nôm khác như Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm khúc... để xét về mặt dùng từ thì chỉ ngang hs cấp 3 so với ông GS thôi.
 
Đây là tả cảnh 4 mùa trong truyện Kiều:

Mùa xuân:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Mùa hạ :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Mùa thu :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc,non phơi bóng vàng.

Mùa đông :
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

Đây là tả cảnh biệt ly ko biết ngày gặp lại:

Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàndâu xanh.
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Đm chúng mày có biết toàn bộ những sắc,âm,vần tinh tuý nhất của tiếng Việt được thể hiện, phô diễn trong truyện Kiều ko?
Đọc những vần thơ đấy có thấy vẽ ra khung cảnh đẹp đẽ thuần khiết lay động lòng người không?
Tự nhục tuỳ cái, ngu như chó rồi đồng quy mọi thứ của Vn đều là rác ah
Ngay 2 câu mở đầu đã hay con mẹ nó nhất rồi. Đầy ý nghĩa về cuộc đời con người. Mày thử nghe bài phân tích truyện Kiều của "Hẻm Radio" đi hay vd luôn
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
 
Ngay 2 câu mở đầu đã hay con mẹ nó nhất rồi. Đầy ý nghĩa về cuộc đời con người. Mày thử nghe bài phân tích truyện Kiều của "Hẻm Radio" đi hay vd luôn
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Bài phân tích trong Hẻm radio là tao soạn mà 😌
Câu “Cỏ non xanh rợn chân trời” tuy hay nhưng tao thấy vẫn thua một chút so với câu “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” trong bài “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử
 
Bài phân tích trong Hẻm radio là tao soạn mà 😌
Câu “Cỏ non xanh rợn chân trời” tuy hay nhưng tao thấy vẫn thua một chút so với câu “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” trong bài “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử
Thế văn mày vd nhỉ. Ngoài đời mày có công tác nghiên cứu gì liên quan đến văn chương không
Tao nghe mấy lần rồi. Hay gắp vạn lần mấy ông bà thợ dạy tao học ngày xưa
 
Nội dung của truyện Kiều không đặc sắc ; đó là bộ truyện Kim Vân Kiều Truyện của trung quốc . Điều đặc biệt ở đây là nó được kể lại ( biên dịch lại ) bằng hơn 3000 câu thơ lục bát 1 cách tinh tế , nhịp nhàng . Và đó là giá trị nghệ thuật của nó . Cũng giống như Lục Vân Tiên cũng là 1 thể loại truyện - thơ đặc sắc .
Mày cứ nghĩ bây giừo chuyển thể cuốn tây du kí hoạc thần điêu đại hiệp ra thể thơ lục bát đi .
 
Thế văn mày vd nhỉ. Ngoài đời mày có công tác nghiên cứu gì liên quan đến văn chương không
Tao nghe mấy lần rồi. Hay gắp vạn lần mấy ông bà thợ dạy tao học ngày xưa
Ko, tao chạy Grab mạn Cầu giấy, tao hay đứng chỗ ngã 4 Nguyễn Phong Sắc-Tô Hiệu. Bữa nào rảnh ghé tao mời trà đá 🤓
 
Bài phân tích trong Hẻm radio là tao soạn mà 😌
Câu “Cỏ non xanh rợn chân trời” tuy hay nhưng tao thấy vẫn thua một chút so với câu “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” trong bài “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử
Chữ "rợn" này nghĩa là gì?
Nếu tao không nhầm thì ND tả vẻ đẹp của Vân và Kiều rất khác nhau: Vân xem trang trọng khác vời mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Còn Kiều thì lại khác: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Vân thì mây chịu thua, tuyết cũng nhường rồi. Không còn ai đố kị nữa
Còn Kiều thì bị hờn ghen đố kỵ ngay từ đầu. Những người có nhiều đố kỵ trong cuộc sống như vậy thì cuộc đời ắt sẽ lắm truân chuyên, tai vạ, thị phi. Số phận sao thể gọi là an yên được.
Nên tao nghĩ chữ "rợn" bên trên nghĩa là rùng rợn, báo hiệu một chuyện chẳng lành sẽ sảy đến
Nhưng tao không biết chữ Hán nên không chắc
 
Nội dung của truyện Kiều không đặc sắc ; đó là bộ truyện Kim Vân Kiều Truyện của trung quốc . Điều đặc biệt ở đây là nó được kể lại ( biên dịch lại ) bằng hơn 3000 câu thơ lục bát 1 cách tinh tế , nhịp nhàng . Và đó là giá trị nghệ thuật của nó . Cũng giống như Lục Vân Tiên cũng là 1 thể loại truyện - thơ đặc sắc .
Mày cứ nghĩ bây giừo chuyển thể cuốn tây du kí hoạc thần điêu đại hiệp ra thể thơ lục bát đi .
Hồi xưa truyện tây du cũng có thơ ngay đầu trang rồi mới diễn giải ra văn xuôi mà mày
 
Trước tao làm báo thông tin tài chính và thể thao cuộc sống mà.Khịa sai người rồi nhá.
Tao nói thật chứ khịa làm gì, tao cũng tin luôn vụ mày đoạn giải và từng làm báo, vì mấy thằng làm báo hay kỹ mấy vụ chính tả, có thể coi là bệnh nghề nghiệp.
Mà mày nói trước mày làm báo nghĩa là đã nghỉ rồi ah, vậy giờ mày làm gì?
 
Bài phân tích trong Hẻm radio là tao soạn mà 😌
Câu “Cỏ non xanh rợn chân trời” tuy hay nhưng tao thấy vẫn thua một chút so với câu “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” trong bài “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử
HMT câu này mượn ý cụ Du rõ ràng, hay thì hay hơn nhưng cũng hơn 1 chữ :))
 
Tao nói thật chứ khịa làm gì, tao cũng tin luôn vụ mày đoạn giải và từng làm báo, vì mấy thằng làm báo hay kỹ mấy vụ chính tả, có thể coi là bệnh nghề nghiệp.
Mà mày nói trước mày làm báo nghĩa là đã nghỉ rồi ah, vậy giờ mày làm gì?
Covid xong sếp chết,tao ăn tiền trợ cấp rồi ra chạy grab.Năm rồi bị tml kia đụng sau xe té dập đầu giờ nằm bịnh viện tâm thần đây.
 
HMT câu này mượn ý cụ Du rõ ràng, hay thì hay hơn nhưng cũng hơn 1 chữ :))
Cả 2 câu của cụ Du và Hàn Mặc Tử đều tuyệt đẹp ở tả cảnh, nhưng câu của cụ Du là cảnh tĩnh, còn câu của Hàn tạo cảm giác như một cảnh phim sống động, đọc lên mày sẽ có cảm giác như gió thổi vào đồng cỏ tạo thành những đợt sóng đang nối đuôi nhau đến chân trời
 
Cả 2 câu của cụ Du và Hàn Mặc Tử đều tuyệt đẹp ở tả cảnh, nhưng câu của cụ Du là cảnh tĩnh, còn câu của Hàn tạo cảm giác như một cảnh phim sống động, đọc lên mày sẽ có cảm giác như gió thổi vào đồng cỏ tạo thành những đợt sóng đang nối đuôi nhau đến chân trời
Thua, tao đọc cả hai câu đéo thấy gì cả. Có thể tại ngày xưa đi học bị cô giáo ép chép theo văn mẫu nên giờ tao ác cảm với cả hai.
 

Có thể bạn quan tâm

Top