Các hạ thử đọc qua bài viết này, đây là một bài viết khá logic và chặt chẽ về việc ai phá mả chúa Nguyễn. nếu thấy sai có thể phản biện.
Thực ra bài này đã có vấn đề ngay từ đầu!
Phản biện 1: căn cứ vào đâu nói vua QT cho đào mộ vứt xuống sông vào năm 1792?
Ngay cả sử nhà Nguyễn cũng ko nhắc đến.
Tại sao t lại nhắc đến mốc 1792, bởi vì nếu biết rõ như vậy thì làm gì có chuyện nghi vấn nữa
Lúc ấy Phú Xuân làm đéo gì có ông Trịnh nào mà phá, chỉ có Tây Sơn thôi
Nên t đánh giá bài viết này như l!
Phản biện 2: tại sao Khâm định việt sử lại ko nhắc đến việc vua QT cho phá mộ?
Hay có uẩn khúc gì?
Tại sao 1 việc kinh khủng như vậy mà đéo có ghi chép gì???
Phản biện 3: tại sao vấn đề lại chỉ hướng vào Tây sơn và chúa Trịnh, còn vấn đề rất lớn là trong lúc loạn lạc giặc cướp phá lấy
Phản biện 4: về việc phá Văn Miếu, m đọc bài thơ này sẽ rõ,
Thôi! Thôi! Thôi!
Việc đã rồi
Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta!
Nay mai dọn lại nước nhà
Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian
Cơ đồ họ Trịnh đã tan?
Chớ đổ Trịnh Khải mà oan muôn đời.
Phản biện 5: người khéo léo như QT, m có thể nhìn vào đối ngoại vs nhà Thanh, để thấy rằng ông ko ngu để làm mấy chuyện ấy!
Đm t nói thật, có 4 vụ quật mộ, nhưng thằng Phúc Ánh là cách làm bẩn thỉu nhất
Đm Ánh!
Phản biện 6: vua QT có ác vs vương quan Chúa Nguyễn ko?
Theo sử mà họ Nguyễn đã chép thì lúc sinh thời "giặc" Nguyễn Văn Huệ đã lưu dùng và tha mạng cho rất nhiều lương tướng, hiền thần của chúa Nguyễn, tổng cộng không dưới chục người và ông còn đối đãi với họ rất tốt.
Trong giới hạn bài viết xin giới thiệu truyện giữa Nguyễn Đăng Trường và vị tướng quân Nguyễn Văn Huệ lúc đó. Trường là trung thần của Hoàng tôn Dương (người cũng từng được Tây Sơn mượn là chính nghĩa tôn phò), lúc loạn lạc ông này mang theo gia quyến nên không kịp chạy theo chúa Nguyễn vào Nam, dọc đường bị quân Tây Sơn bắt lại, đem nộp cho tướng Nguyễn Văn Huệ.
Đại Nam Liệt Truyện chép:
"Nguyễn Văn Huệ nghe tiếng Trường là người hiền nên lưu lại, đãi lễ bằng bạn thầy nhưng Trường cố từ, không nhận.
Trước đó, Hoàng tôn Dương bị giặc cưỡng ép đem vào Quy Nhơn, Trường bèn bí mật bàn mưu với Dương để Dương vào Gia Định trước. Một hôm Trường nói thực với Huệ xin theo chúa cũ cho toàn nghĩa vua tôi.
Huệ nói:
"Tiên sinh đi chuyến này, ý muốn xoay lại trời đất, được chăng? Tôi e ngày sau ăn năn cũng muộn mất."
Trường nói:
"Đại trượng phu ở đời lấy trung hiếu làm đầu. Tôi nay mang mẹ đi theo vua, nghĩa ấy thật đã rõ ràng; còn việc cùng hay thông, được hay hỏng là ở số mệnh, đâu có ăn năn!"
Huệ khen khảng khái, cho đi và hậu tiễn cho vàng, lụa, Trường đều không nhận."
Trường được thả đi rồi thì vào Gia Định ra sức giúp Hoàng tôn Dương tính kế chống Tây Sơn. Nhưng sự không thành, về sau quân Tây Sơn đánh vào Gia Định bắt được cả ông và Hoàng tôn Dương.
Đại Nam liệt truyện chép:
"Đến lúc Sài Gòn thất thủ, Trường lại bị bắt. Huệ (hỏi):
"Tiên sinh, ngày nay tính sao?"
Trường đáp:
"Việc ngày nay, chỉ giữ nghĩa, không mong sống. Vua nhục, tôi chết đó là phận sự. Còn hỏi làm chi!"
Huệ bèn sai giết đi. Lúc sắp bị hành hình, Trường hướng về phía bắc, lạy hai lạy rồi chịu chết."
Nhân có những lời nói rằng sử nhà Nguyễn chép về nhà Tây Sơn không đáng tin (thiếu điều đốt hết đi mới phải), nên chắc là không có việc ông Huệ quý kẻ hiền mà "đãi bằng lễ bạn thầy", lại trọng nghĩa thả ông Nguyễn Đăng Trường về với chúa cũ còn tặng thêm "vàng, lụa", sau cùng vì giữ tín mà chiều lòng cho Trường được chết cho tròn khí tiết
Phản biện 7: Về cái việc “Gia Long thương tình thông gia với nhà chúa Trịnh”, nhiều người thích viện dẫn vấn đề này để bảo rằng: Ngài Gia Long chẳng phải con người hiếu sát, đuổi tận giết tuyệt Tây Sơn chẳng qua là do cái thù quật mồ chúa khi xưa. Nhưng liệu phải thế chăng?
Chả cần là người tìm hiểu chuyên sâu gì mà chỉ cần nhìn qua quá trình va chạm thời Đàng Trong – Đàng Ngoài rất dễ thấy là chả ai coi cái “nghĩa thông gia” này ra cái gì, hai bên choảng nhau người sống ta chết.
Vấn đề là Đàng Ngoài tuy có lợi thế áp đảo về mặt binh lực do ưu thế về mặt dân số và lãnh thổ nhưng đường hành quân đánh xuống phía Nam quá dài và xa xôi, binh lương khó vận chuyển và mối lo sợ bị cát cứ nơi hậu phương cũng khiến các chúa Trịnh không thể dốc toàn tâm lực vào cuộc chiến, ở phía Nam từ Thuận Hóa đổ vào có lợi thế địa hình hiểm trở, một dãy Hoành Sơn, rồi sau này lại tới cái Lũy Thầy rốt cuộc khiến hai bên đánh ăn miếng trả miếng nhưng chả ai làm gì được ai hình thành cái thế quân bình cả mấy trăm năm.
Đến lần Nam tiến thành công sau này, đầu tiên quân Trịnh lấy cớ “để tụi em diệt Tây Sơn giùm” nhưng bị đánh đầu tiên là quân Nguyễn, sau đó lại lấy tiếp cớ “để tụi em trừ Trương Phúc Loan cho”, Nguyễn Phúc Thuần lập tức gô cổ Trương Phúc Loan nộp nhưng quân Trịnh sau khi chém Loan xong vẫn tiếp tục “giúp” tiếp, đánh thẳng vào kinh đô Phú Xuân, các chúa Nguyễn phải bỏ nhà mà chạy. Thử hỏi trong những lúc này đã có ai nghĩ gì đến cái tình thông gia?
Nếu nói Tây Sơn có quốc thù với Nguyễn Ánh thì chuyện quân Trịnh đánh cho cả nhà phải chạy như chó nhà có tang, cơ đồ mất hết để rồi sau này bị bắt giết vào tay Tây Sơn chẳng lẽ không phải là thù?
Vậy tại sao Nguyễn lại lấy cái cớ “thông gia” này để nương tình cho dòng họ Trịnh?
Điều lý giải đầu tiên là: Anh Trịnh này là anh Trịnh nào?
Thường nói về một thế lực nào đó nhiều người có thói quen nghĩ nó như một thực thể thống nhất và xuyên suốt nhưng thực ra chẳng phải vậy. Mỗi một thế lực, một quốc gia đều có rất nhiều phân nhánh và gồm rất nhiều người khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau.
Chẳng hạn lấy ví dụ, trước Nguyễn Ánh thì còn có Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ chạy qua Xiêm nhờ che chở nhưng sau này bị vua Xiêm đem ra giết hết cả nhà, đấy cũng là máu mủ ruột rà, thậm chí có khi còn chính danh hơn Nguyễn Ánh. Nhưng đương nhiên, chúng ta chỉ thấy một Nguyễn Ánh chít khăn tang đánh thành Quy Nhơn chứ chẳng thấy Nguyễn Ánh nào hướng về phía vua Xiêm để đòi “vì nghĩa lớn kinh Xuân Thu”.
Những anh quân Trịnh có liên quan đến việc đánh Phú Xuân năm xưa hoặc giả có liên quan gì đến việc đập mồ phá mả chúa Nguyễn thì đến khi Nguyễn Ánh kéo được vào Bắc hầu như đều đi bán muối cả rồi, có người bị bệnh chết (như Hoàng Ngũ Phúc), số còn sót thì Nguyễn Huệ cũng đã xử lý nốt hoặc chết trong chiến loạn. Nên nói thẳng ra, những anh Trịnh còn sót lại vốn chả có thù hằn gì lớn đối với Nguyễn Ánh nữa. Nhưng đương nhiên điều đó vẫn là chưa đủ để nghĩ đến “tình thông gia”.
Cho nên ở cái lý do thứ hai thì phải nói qua một chút về thế cục Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Thời Trịnh – Nguyễn, phía Nam các chúa Nguyễn dùng danh tôn phò vua Lê (dù ở Đàng Trong chả có ông vua Lê nào) chủ yếu để dùng cho mục đích đối ngoại, tránh gây thêm cường địch (Từng có ý định xin nhà Thanh ra cho lập riêng, nhưng nhà Thanh say no nên giữ vậy luôn), và đa phần dân chúng vẫn là hướng về chúa Nguyễn chứ không hướng về vua Lê.
Còn ở Bắc Hà, các chúa Trịnh nhờ vào tiếng Phù Lê mà lấy được thiên hạ, phù Lê không chỉ là chiêu bài đối ngoại mà nó còn là đối nội để dẹp các thế lực chống đối khác.
Nếu ở Nam chúa Nguyễn có tiếng có miếng thì ở phía Bắc vua Lê có tiếng, chúa Trịnh có miếng. Ở Bắc Hà đến thời Tây Sơn – Nguyễn Ánh, chúa Trịnh đã thờ phật ăn oản gần 200 năm, là thế lực nắm được quyền điều phối kinh tế và quân sự, sức ảnh hưởng đã thâm căn cố đế rễ sâu bền gốc bám vào từng thế lực địa phương.
Nếu Nguyễn Huệ - Gia Long là những con cường long thì ở Bắc Hà đây chính là những con địa đầu xà. Và Cường long cũng không thể áp nổi địa đầu xà.
Kể cả ở thời Nguyễn Huệ là người có chiến công hết sức hoành tráng tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, võ công lẫm liệt lại ngoại giao thành công được sự công nhận của nhà Thanh ngay sau chiến tranh cũng chẳng thể làm căng với họ nhà Trịnh thì đương nhiên Nguyễn Ánh lại càng không thể, căng sẽ loạn ngay lập tức.
Nói một cách đơn giản, trừ khi bạn muốn diệt chủng hoàn toàn khu vực mình mới chiểm được và sau đó di dân làm lại từ đầu, còn không thì để quản được địa phương bạn phải thỏa hiệp được với thế lực ở địa phương đó.
Như Lý Thái Tông từng ba lần bắt thả Nùng Trí Cao nhưng vẫn phải để họ Nùng quản Tây Bắc là cớ vì sao? Liệu có phải Lý Thái Tông “mê đắm cai từ bi của nhà Phật” như lời bình của Lê Văn Hưu? Một người đánh Nam dẹp Bắc, đánh Ái Châu, đập Ai Lao, hạ Chiêm Thành, chém Sạ Đấu, giết Nùng Tốn Phúc lại có thể là một người “mê đắm từ bi”?
Đấy chính là vì không có thế lực địa phương thì không thể quản được địa phương, tương tự như việc Lê Thánh Tông đồ sát Trấn Ninh vẫn là phải để họ Cầm Công lên nối đời cai quản vậy. Thì ở đây, thế lực của dòng chúa Trịnh ở miền Bắc cũng tương tự.
Cho nên, cái tình “thông gia” từ tận 8,9 đời trước, nơi các cụ Trịnh – Nguyễn sẵn sàng quẳng nó vào sọt rác khi mình có lợi thế, lại vẫn được Nguyễn Ánh móc ra xài và đến tận bây giờ vẫn có thể lừa được khối người.
======================================
Những quyết định lịch sử thường được đưa ra do: vua chúa, tướng lãnh, những chính trị gia lão luyện quen nhìn nhận sự việc trên góc độ lợi ích và thiệt hại. Trong khi đó, viết và bình về lịch sử thường là thành phần tri thức vốn đã quen với lối suy nghĩ đạo đức giáo điều. Điều này khiến nhiều sự việc trong lịch sử thường được bình xét lại một cách rất ngây thơ (Chẳng hạn như những lời bình của Tự Đức, Lê Văn Hưu, thậm chí cả Ngô Sĩ Liên) hoặc diễn dịch theo kiểu dùng kết quả suy nguyên nhân, đạo đức quyết định vấn đề.
Đó là lý do vì sao khi đọc sử: Kết quả đáng tin hơn sự kiện, sự kiện đáng tin hơn lời bình và lời bình … tốt nhất chỉ là mang tính chất tham khảo. Kể cả những người học nhiều hiểu rộng cũng không phải là người có thể tường tận mọi vấn đề, ý kiến của những người không nằm trong lĩnh vực chuyên môn nhận xét thường là có giá trị không cao, và trong lịch sử thường thì góc nhìn của những người chép sử lại rất khác so với góc nhìn của những người tạo ra nó.
Phản biện cuối: câu nói nổi tiếng của Nguyễn Phúc Ánh: vì chín đời mà trả thù để lấy cớ vin thêm vào việc đào mộ 9 người lên thì xin nói thẳng rằng câu nói ấy chẳng qua là học lỏm của vua Lê Thánh Tông trong Chiếu Bình Chiêm: Giết kẻ thù 9 đời theo nghĩa Xuân Thu...
Chả lẽ nhà Lê cungnx bị đào mộ 9 người nên uất ức vậy à?
Đm Ánh phát nữa!