Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế

Ngôi sao đc viết tiếp theo

  • Rio Ferdinand

    Votes: 1 11.1%
  • Nemanja Vidic

    Votes: 2 22.2%
  • Andrew Cole

    Votes: 1 11.1%
  • Dwight Yoke

    Votes: 1 11.1%
  • Ole

    Votes: 2 22.2%
  • Peter Schmeichel

    Votes: 3 33.3%
  • Van Der Sar

    Votes: 2 22.2%
  • Dimitar Berbatov

    Votes: 2 22.2%
  • Ruud Van Nistelrooy

    Votes: 3 33.3%
  • Mikael Silvestre

    Votes: 1 11.1%

  • Total voters
    9
  • Poll closed .
Thể theo yêu cầu của một số người , hôm nay tao sẽ viết về Carrick , có lẽ có người nói Carrick thầm lặng , đúng thế , anh thầm lặng cống hiến , thầm lặng trở thành người hùng , anh đến MU khá muộn , vào năm 2006 , đã từng bị nghi ngờ rất nhiều , đã từng có nhiều người tưởng rằng chặng đường của anh ở nhà hát sẽ chấm dứt , nhưng không , có lẽ David Moyes , rồi cả Jose Mourinho , và Louis Van Gaal sẽ phải cảm ơn Sir rất nhiều , và sẽ phải cảm ơn chàng cận vệ , người chiến binh cuối cùng canh giữ nhà hát ấy vì đã cứu lấy sự nghiệp cầm quân của 3 người tránh khỏi sự thảm họa , khi tới Nhà Hát của những giấc mơ

Michael Carrick- Vệ thần cuối cùng của Sir Alex


“Manners maketh man” – “Phong thái làm nên người đàn ông”. Câu nói của người Anh không chỉ vận vào những chàng Kingsman trong bộ phim ăn khách cùng tên, mà còn đúng với chàng tiền vệ của Manchester United, Michael Carrick.

Dù ở ngoài sân cỏ hay ở trên đường pitch, Carrick vẫn toát lên một phong thái rất đỗi giản dị, không màu mè, không hoa mĩ. Khác với sự ồn ào của thế giới bóng đá hiện đại cùng đủ những chiêu trò trên sân cỏ, trên thị trường chuyển nhượng hay những câu chuyện ngoài lề, sau bao năm, chàng tiền vệ 36 tuổi vẫn thế, điềm tĩnh, thầm lặng, vẫn cứ “tròn vai” một người đàn ông của gia đình, của xã hội, và của Nhà hát Old Trafford…

CHÀNG TIỀN VỆ PHÒNG NGỰ THẦM LẶNG BẤT ĐẮC DĨ

Hãy bắt đầu câu chuyện bằng một Michael Carrick của năm ấy , vào mùa hè năm 2007, chàng trai ấy đã dành cả thời gian nghỉ hè để đi lưu diễn vòng quanh nước Anh cùng nhóm nhạc Rock lừng danh ‘Sound Ex’. Công việc của anh hết sức “đơn giản”: khiêng và lắp ráp nhạc cụ lên trên sân khấu. Sound Ex đã có những màn trình diễn bùng nổ đến dữ dội và đương nhiên, sự thành công của tour diễn có công sức rất lớn của Carras. Chỉ có điều không ai biết và cũng không ai nhắc đến tên anh.

Đáng lẽ chuyện Carras cập bến Manchester United phải được đề cập ngay từ đầu chứ nhỉ? Bởi đúng ngày ấy, 10 năm trước , 31/07/2006 , anh chính thức khoác trên mình chiếc áo Quỷ Đỏ, thừa hưởng chiếc áo số 16 của cựu đội trưởng Roy Keane. Thực ra, ở đây, có một sự tương quan nho nhỏ: trọng trách trên sân cỏ của Carrick, đối với một số người, “đơn giản” hơn trọng trách của một tiền vệ đánh chặn kiểu Roy Keane hay mẫu tiền vệ tấn công như Paul Scholes. Và Carrick chỉ cần thi đấu “tròn vai” là trận đấu đã thành công mĩ mãn rồi, nó cũng không khác gì công việc đơn giản lắp ráp nhạc cụ cho band nhạc và chẳng mấy ai để ý tới. Có lẽ cũng bởi thế mà trong suốt 12 năm gắn bó với Man United, vẫn có những người hoài nghi về những đóng góp của Michael, những đóng góp của một “chiến binh thầm lặng” đứng đằng sau mọi ánh hào quang của United.

Nhưng họ đâu có biết thuở còn khoác áo đội trẻ West Ham, cậu bé Carrick từng đá ở vị trí tiền đạo mũi nhọn. Còn trong màu áo Tottenham, anh được đánh giá là một trong những tiền vệ công triển vọng nhất ở xứ sở sương mù với những tố chất tuyệt vời: nhanh nhẹn, kỹ thuật và rất táo bạo ở giữa sân. Nhưng rồi Sir Alex xuất hiện trong sự nghiệp của Carrick và thay đổi lối chơi của anh, biến anh thành tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa.

Ở ba mùa giải đầu tiên, công việc của Carrick là tiếp cận vòng cấm địa, sẵn sàng lao lên để hỗ trợ các đồng đội trên hàng công bởi bên cạnh anh là Paul Scholes phân phối bóng thiên tài, Darren Fletcher chắc chắn và Owen Hargreaves đẳng cấp trong nhiệm vụ thu hồi bóng. Chính vì thế, anh có thể thỏa sức sút xa bất cứ khi nào anh muốn. Mà đã sút là sẽ làm nên chuyện: 2 bàn thắng trong trận thắng áp đảo 7-1 trước AS Roma tại Champions League mùa bóng 2006-2007 đã cho thấy anh là một chân sút không-phải-dạng-vừa. Nhưng kể từ khi Quỷ đỏ vắng bóng “đôi chân pha lê” Hargreaves do chấn thương, thêm vào đó là tần suất ra sân bập bõm của cả Fletcher và Scholesy (mùa giải 2009/2010), Carrick bắt đầu quen dần với việc phải đá thấp và đảm đương nhiều nhiệm vụ khác ở giữa sân thay vì thi đấu thoải mái như trước đó.

Có thế mới thấy Carrick đa năng đến như thế nào. Khả năng đọc tình huống, thu hồi bóng tốt, điều phối tuyệt vời và sẵn sàng tung ra những đường chuyển hướng tấn công một cách nhanh gọn đã được bộc lộ khi anh được Sir bố trí chơi thấp. Như một trạm trung chuyển, Carrick luôn đảm bảo cho việc bóng sẽ tìm đến vị trí thuận lợi nhất sau khi qua chân anh. Dù đá ở vị trí ác liệt nhất song số 16 vẫn tin tưởng vào bộ óc nhạy bén thay vì dùng “sức” như một Roy Keane máu lửa hay một De Rossi quyết liệt. Không dùng sức, cũng không sở hữu những màn phô diễn kĩ thuật. Nhưng khó có ai lấy được bóng từ chân Carras một cách dễ dàng. Carras là vậy, đơn giản nhưng hiệu quả.

“Cậu ấy không phải mẫu cầu thủ ngôi sao. Cậu ấy cũng không có những đường chuyền thượng thừa, cũng chẳng ghi nhiều bàn thắng. Nhưng tôi thích được chơi bên cạnh cậu ấy. Cậu ấy luôn có mặt đúng chỗ và tạo cơ hội cho tôi được thể hiện.” – Paul Scholes thổ lộ

“Với tôi, Carrick là tiền vệ trung tâm tốt nhất ở Anh” – Sir Alex chia sẻ với BT Sport
Vậy là chẳng cần những bàn thắng đẳng cấp, Carrick vẫn làm nên mùa giải 2012/2013 bùng nổ dữ dội nhất trong sự nghiệp với danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải (do các đồng đội bình chọn)


22.jpg

KHI NGƯỜI TA GIÀ


Ngày Sir chia tay Old Trafford cũng là ngày người hâm mộ nhận ra chàng tiền vệ mang áo số 16 đang dần trở thành một lão tướng trong đội hình của Quỷ Đỏ. Vai trò của anh vốn đã âm thầm, lại càng trở nên âm thầm hơn, với những chấn thương của thời David Moyes và việc phải ngồi ghế dự bị quá nhiều ở thời Louis van Gaal. thế nhưng không phải thế , đã từng có thời trong triều đại của Sir Alex và cả sau này MU đã từng sống dựa vào hơi thở của cặp tiền vệ " hạng trung " Michael Carrick và Darren Fletcher . Và rồi Sir Alex giải nghệ , Darren ra đi Moyes đã từng đem đến Marouane Fellaini với hy vọng thay thế Carrick , và thế rồi chính anh lại đẩy Fellaini lên ghế dự bị , và rồi bán sới sang tận Trung Quốc xa xôi
11.jpg

Và khi Van Gaal đến nhà hát của những giấc mơ , ông đã đem về Bastian Schweinsteiger , đội trưởng tuyển Đức , danh tiếng hơn nhiều , đc hy vọng hơn nhiều để thay thế cho Carrick , nhưng rồi hóa ra Bastian còn không đủ thể lực để thi đấu và rồi nhiệm vụ điều tiết lại phải giao chi chính Carrick , để rồi khi Rooney đã mệt mỏi , toàn bộ đội hình rệu rã , Morgan Schneiderlin vật vờ , thì chính anh , đã kéo toàn bộ đoàn tàu MU tới chiếc cúp FA 2015

“Kinh nghiệm, uy tín, tài chuyền bóng, đọc trận đấu là vốn quý của Carrick” – Van Gaal

33.jpg

Và rồi trong thời Mou , chính anh đã hồi sinh Pogba và giúp Herrera hòa nhập , để thêm 1 lần nữa , gánh MU , một lần nữa người hùng thầm lặng ấy lại lên tiếng

44.jpg

Và rồi cái ngày đó cũng tới trận đấu với Watford vào ngày 13/5, Carrick chính thức nói lời chia tay sân cỏ và hoàn thành ước nguyện trong cả sự nghiệp của mình đó là điều mà Carrick mong mỏi “Lúc này, tôi chỉ muốn được giải nghệ tại nơi mà mình luôn coi là ngôi nhà thứ 2 trong cuộc đời. Tôi gắn bó cùng MU qua 7 mùa giải, do đó bản thân không muốn phải chuyển đến CLB khác để kết thúc sự nghiệp”.


CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN ÔNG ÍT NÓI

12 năm ở Old Trafford, liệu có bao giờ bạn tình cờ đọc một tin về scandal có tên anh? Những phàn nàn về vị trí được xếp không phải sở trường, hay đề cập đến chuyện tăng lương? Có mấy khi Carrick gây rối trong phòng thay đồ hay phản đối lối chơi của HLV? Trải qua quá nhiều những thăng trầm và biến cố, đội phó Quỷ Đỏ vẫn cứ âm thầm cống hiến mà chẳng mưu cầu lợi ích gì cho cá nhân.

Là cầu thủ, có biết bao sức ép, áp lực từ nhiều phía, có biết bao những cám dỗ về ham muốn nổi tiếng hay những món hợp đồng quảng cáo béo bở, Carrick chỉ biết “làm tốt nhiệm vụ của một cầu thủ” khi có cơ hội được ra sân, thầm lặng làm từ thiện hay dành thời gian cho gia đình và những sở thích giản dị mỗi khi từ sân bóng trở về nhà, thậm chí người đàn ông ấy còn để mốc meo Twitter, Facebook và chẳng có lấy website chính thức cho riêng mình. Ngay cả việc đoàn quân Tam Sư lãng quên anh, anh cũng vẫn im lặng, không đấu tranh, không chỉ trích. Với anh, “Action speaks louder than words” (Nói ít, làm nhiều), cho dù có thể anh sẽ ít được người ta nhớ đến hoặc tung hô giống như một số cầu thủ biết cách làm ồn ào giới báo chí, gây ấn tượng với NHM bằng những câu nói gây sốc, những quả đầu dị biệt hay những clip quảng cáo ấn tượng. 12 năm rồi đấy, Carrick, anh đã thầm lặng quá lâu rồi, hãy vén màn, bước ra và thử ồn ào một chút đi!!!

11111.jpg

Video nhé :

 
Thể theo yêu cầu của một số người , hôm nay tao sẽ viết về Carrick , có lẽ có người nói Carrick thầm lặng , đúng thế , anh thầm lặng cống hiến , thầm lặng trở thành người hùng , anh đến MU khá muộn , vào năm 2006 , đã từng bị nghi ngờ rất nhiều , đã từng có nhiều người tưởng rằng chặng đường của anh ở nhà hát sẽ chấm dứt , nhưng không , có lẽ David Moyes , rồi cả Jose Mourinho , và Louis Van Gaal sẽ phải cảm ơn Sir rất nhiều , và sẽ phải cảm ơn chàng cận vệ , người chiến binh cuối cùng canh giữ nhà hát ấy vì đã cứu lấy sự nghiệp cầm quân của 3 người tránh khỏi sự thảm họa , khi tới Nhà Hát của những giấc mơ

Michael Carrick- Vệ thần cuối cùng của Sir Alex


“Manners maketh man” – “Phong thái làm nên người đàn ông”. Câu nói của người Anh không chỉ vận vào những chàng Kingsman trong bộ phim ăn khách cùng tên, mà còn đúng với chàng tiền vệ của Manchester United, Michael Carrick.

Dù ở ngoài sân cỏ hay ở trên đường pitch, Carrick vẫn toát lên một phong thái rất đỗi giản dị, không màu mè, không hoa mĩ. Khác với sự ồn ào của thế giới bóng đá hiện đại cùng đủ những chiêu trò trên sân cỏ, trên thị trường chuyển nhượng hay những câu chuyện ngoài lề, sau bao năm, chàng tiền vệ 36 tuổi vẫn thế, điềm tĩnh, thầm lặng, vẫn cứ “tròn vai” một người đàn ông của gia đình, của xã hội, và của Nhà hát Old Trafford…

CHÀNG TIỀN VỆ PHÒNG NGỰ THẦM LẶNG BẤT ĐẮC DĨ

Hãy bắt đầu câu chuyện bằng một Michael Carrick của năm ấy , vào mùa hè năm 2007, chàng trai ấy đã dành cả thời gian nghỉ hè để đi lưu diễn vòng quanh nước Anh cùng nhóm nhạc Rock lừng danh ‘Sound Ex’. Công việc của anh hết sức “đơn giản”: khiêng và lắp ráp nhạc cụ lên trên sân khấu. Sound Ex đã có những màn trình diễn bùng nổ đến dữ dội và đương nhiên, sự thành công của tour diễn có công sức rất lớn của Carras. Chỉ có điều không ai biết và cũng không ai nhắc đến tên anh.

Đáng lẽ chuyện Carras cập bến Manchester United phải được đề cập ngay từ đầu chứ nhỉ? Bởi đúng ngày ấy, 10 năm trước , 31/07/2006 , anh chính thức khoác trên mình chiếc áo Quỷ Đỏ, thừa hưởng chiếc áo số 16 của cựu đội trưởng Roy Keane. Thực ra, ở đây, có một sự tương quan nho nhỏ: trọng trách trên sân cỏ của Carrick, đối với một số người, “đơn giản” hơn trọng trách của một tiền vệ đánh chặn kiểu Roy Keane hay mẫu tiền vệ tấn công như Paul Scholes. Và Carrick chỉ cần thi đấu “tròn vai” là trận đấu đã thành công mĩ mãn rồi, nó cũng không khác gì công việc đơn giản lắp ráp nhạc cụ cho band nhạc và chẳng mấy ai để ý tới. Có lẽ cũng bởi thế mà trong suốt 12 năm gắn bó với Man United, vẫn có những người hoài nghi về những đóng góp của Michael, những đóng góp của một “chiến binh thầm lặng” đứng đằng sau mọi ánh hào quang của United.

Nhưng họ đâu có biết thuở còn khoác áo đội trẻ West Ham, cậu bé Carrick từng đá ở vị trí tiền đạo mũi nhọn. Còn trong màu áo Tottenham, anh được đánh giá là một trong những tiền vệ công triển vọng nhất ở xứ sở sương mù với những tố chất tuyệt vời: nhanh nhẹn, kỹ thuật và rất táo bạo ở giữa sân. Nhưng rồi Sir Alex xuất hiện trong sự nghiệp của Carrick và thay đổi lối chơi của anh, biến anh thành tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa.

Ở ba mùa giải đầu tiên, công việc của Carrick là tiếp cận vòng cấm địa, sẵn sàng lao lên để hỗ trợ các đồng đội trên hàng công bởi bên cạnh anh là Paul Scholes phân phối bóng thiên tài, Darren Fletcher chắc chắn và Owen Hargreaves đẳng cấp trong nhiệm vụ thu hồi bóng. Chính vì thế, anh có thể thỏa sức sút xa bất cứ khi nào anh muốn. Mà đã sút là sẽ làm nên chuyện: 2 bàn thắng trong trận thắng áp đảo 7-1 trước AS Roma tại Champions League mùa bóng 2006-2007 đã cho thấy anh là một chân sút không-phải-dạng-vừa. Nhưng kể từ khi Quỷ đỏ vắng bóng “đôi chân pha lê” Hargreaves do chấn thương, thêm vào đó là tần suất ra sân bập bõm của cả Fletcher và Scholesy (mùa giải 2009/2010), Carrick bắt đầu quen dần với việc phải đá thấp và đảm đương nhiều nhiệm vụ khác ở giữa sân thay vì thi đấu thoải mái như trước đó.

Có thế mới thấy Carrick đa năng đến như thế nào. Khả năng đọc tình huống, thu hồi bóng tốt, điều phối tuyệt vời và sẵn sàng tung ra những đường chuyển hướng tấn công một cách nhanh gọn đã được bộc lộ khi anh được Sir bố trí chơi thấp. Như một trạm trung chuyển, Carrick luôn đảm bảo cho việc bóng sẽ tìm đến vị trí thuận lợi nhất sau khi qua chân anh. Dù đá ở vị trí ác liệt nhất song số 16 vẫn tin tưởng vào bộ óc nhạy bén thay vì dùng “sức” như một Roy Keane máu lửa hay một De Rossi quyết liệt. Không dùng sức, cũng không sở hữu những màn phô diễn kĩ thuật. Nhưng khó có ai lấy được bóng từ chân Carras một cách dễ dàng. Carras là vậy, đơn giản nhưng hiệu quả.

“Cậu ấy không phải mẫu cầu thủ ngôi sao. Cậu ấy cũng không có những đường chuyền thượng thừa, cũng chẳng ghi nhiều bàn thắng. Nhưng tôi thích được chơi bên cạnh cậu ấy. Cậu ấy luôn có mặt đúng chỗ và tạo cơ hội cho tôi được thể hiện.” – Paul Scholes thổ lộ

“Với tôi, Carrick là tiền vệ trung tâm tốt nhất ở Anh” – Sir Alex chia sẻ với BT Sport
Vậy là chẳng cần những bàn thắng đẳng cấp, Carrick vẫn làm nên mùa giải 2012/2013 bùng nổ dữ dội nhất trong sự nghiệp với danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải (do các đồng đội bình chọn)


View attachment 87234

KHI NGƯỜI TA GIÀ


Ngày Sir chia tay Old Trafford cũng là ngày người hâm mộ nhận ra chàng tiền vệ mang áo số 16 đang dần trở thành một lão tướng trong đội hình của Quỷ Đỏ. Vai trò của anh vốn đã âm thầm, lại càng trở nên âm thầm hơn, với những chấn thương của thời David Moyes và việc phải ngồi ghế dự bị quá nhiều ở thời Louis van Gaal. thế nhưng không phải thế , đã từng có thời trong triều đại của Sir Alex và cả sau này MU đã từng sống dựa vào hơi thở của cặp tiền vệ " hạng trung " Michael Carrick và Darren Fletcher . Và rồi Sir Alex giải nghệ , Darren ra đi Moyes đã từng đem đến Marouane Fellaini với hy vọng thay thế Carrick , và thế rồi chính anh lại đẩy Fellaini lên ghế dự bị , và rồi bán sới sang tận Trung Quốc xa xôi
View attachment 87242

Và khi Van Gaal đến nhà hát của những giấc mơ , ông đã đem về Bastian Schweinsteiger , đội trưởng tuyển Đức , danh tiếng hơn nhiều , đc hy vọng hơn nhiều để thay thế cho Carrick , nhưng rồi hóa ra Bastian còn không đủ thể lực để thi đấu và rồi nhiệm vụ điều tiết lại phải giao chi chính Carrick , để rồi khi Rooney đã mệt mỏi , toàn bộ đội hình rệu rã , Morgan Schneiderlin vật vờ , thì chính anh , đã kéo toàn bộ đoàn tàu MU tới chiếc cúp FA 2015

“Kinh nghiệm, uy tín, tài chuyền bóng, đọc trận đấu là vốn quý của Carrick” – Van Gaal

View attachment 87245

Và rồi trong thời Mou , chính anh đã hồi sinh Pogba và giúp Herrera hòa nhập , để thêm 1 lần nữa , gánh MU , một lần nữa người hùng thầm lặng ấy lại lên tiếng

View attachment 87246

Và rồi cái ngày đó cũng tới trận đấu với Watford vào ngày 13/5, Carrick chính thức nói lời chia tay sân cỏ và hoàn thành ước nguyện trong cả sự nghiệp của mình đó là điều mà Carrick mong mỏi “Lúc này, tôi chỉ muốn được giải nghệ tại nơi mà mình luôn coi là ngôi nhà thứ 2 trong cuộc đời. Tôi gắn bó cùng MU qua 7 mùa giải, do đó bản thân không muốn phải chuyển đến CLB khác để kết thúc sự nghiệp”.


CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN ÔNG ÍT NÓI

12 năm ở Old Trafford, liệu có bao giờ bạn tình cờ đọc một tin về scandal có tên anh? Những phàn nàn về vị trí được xếp không phải sở trường, hay đề cập đến chuyện tăng lương? Có mấy khi Carrick gây rối trong phòng thay đồ hay phản đối lối chơi của HLV? Trải qua quá nhiều những thăng trầm và biến cố, đội phó Quỷ Đỏ vẫn cứ âm thầm cống hiến mà chẳng mưu cầu lợi ích gì cho cá nhân.

Là cầu thủ, có biết bao sức ép, áp lực từ nhiều phía, có biết bao những cám dỗ về ham muốn nổi tiếng hay những món hợp đồng quảng cáo béo bở, Carrick chỉ biết “làm tốt nhiệm vụ của một cầu thủ” khi có cơ hội được ra sân, thầm lặng làm từ thiện hay dành thời gian cho gia đình và những sở thích giản dị mỗi khi từ sân bóng trở về nhà, thậm chí người đàn ông ấy còn để mốc meo Twitter, Facebook và chẳng có lấy website chính thức cho riêng mình. Ngay cả việc đoàn quân Tam Sư lãng quên anh, anh cũng vẫn im lặng, không đấu tranh, không chỉ trích. Với anh, “Action speaks louder than words” (Nói ít, làm nhiều), cho dù có thể anh sẽ ít được người ta nhớ đến hoặc tung hô giống như một số cầu thủ biết cách làm ồn ào giới báo chí, gây ấn tượng với NHM bằng những câu nói gây sốc, những quả đầu dị biệt hay những clip quảng cáo ấn tượng. 12 năm rồi đấy, Carrick, anh đã thầm lặng quá lâu rồi, hãy vén màn, bước ra và thử ồn ào một chút đi!!!

View attachment 87249

Video nhé :


Một người hùng thầm lặng khác ở nhà hát.
Đệ viết thêm bài về R10, CR7( giai đoạn ở MU) nhé.
 
Một người hùng thầm lặng khác ở nhà hát.
Đệ viết thêm bài về R10, CR7( giai đoạn ở MU) nhé.
Dạ , để đệ viết thêm bài về Cr7 vs Rooney ở MU
 
Hôm nay sẽ viết về ai , đó chính là về Cr7 người vừa tròn 35 mấy ngày , và vẫn đang chạy tốt , vẫn đang cùng M10 đắm chìm trong cuộc chiến Rô Đĩ và Si lùn , nói đùa thế thôi , không quá lời khi nói Cr7 vẫn là một trong những huyền thoại đương đại , có sức ảnh hưởng cưc lớn trong cả sân cỏ , lẫn mạng xã hội , người ta sẽ nhớ nhiều nhất tới Cr7 trong 9 mùa anh khoác áo Real , thế nhưng nơi nâng tầm anh từ một cầu thủ mới 18 tuổi ham rê dắt và thê hiện trở thành một trong những ngôi sao hàng đầu thế giới đó chính là MU và người huấn luyện viên anh coi như cha mình , và mang ơn suốt sự nghiệp dù sau đó vẫn tỏ THÁI ĐỘ và làm phật lòng Sir để đc tới Real thế nhưng không thể không nói anh đã trở nên vĩ đại và trở thành một trong những huyền thoại đã từng mang áo số 7 ở MU với 292 trận đấu và ghi được 118 bàn thắng ở Old Trafford

Cr7 - Để nhớ một thời ta đã yêu

Mùa hè 2003, MU đã quyết đinh chiêu mộ tài năng trẻ Cristiano Ronaldo một cách liều lĩnh, và phần còn lại là lịch sử.

Người đại diện tiết lộ thương vụ Ronaldo sang MU


Năm 2003 khi bán David Beckham cho Real Madrid, Sir Alex đã nhắm đến siêu sao Ronaldinho để thay thế. Tuy nhiên, Quỷ đỏ đã bị Barca cướp người vào phút chót, và họ phải chuyển sang một cái tên vô danh vào lúc đó – Cristiano Ronaldo.

Thương vụ này chỉ được tiến hành ngay mùa hè 2003, khi MU có trận giao hữu với Sporting và Gary Neville, người đã có một trận đấu vất vả khi theo kèm Ronaldo, đã thuyết phục HLV Ferguson chiêu mộ chàng trai trẻ ngay lập tức. 12 triệu bảng được đặt lên bàn đàm phán và Quỷ đỏ đã sở hữu số 7 vĩ đại bậc nhất lịch sử CLB xếp cùng với David Beckham hay King "Eric " Cantona

cr7.webp

Khởi đầu của sự vĩ đại

Để nói kĩ hơn chúng ta hãy quay ngược lại một chút khi Carlos Queiroz- người cha tinh thần của CR7 , lần đầu tiên được chứng kiến "đứa con" của mình chơi bóng khi cậu bé mới 15 tuổi. Nó cao, gầy nhẳng nhưng táo bạo với đôi chân thoăn thoắt, nổi trội hơn bất cứ đứa trẻ đồng trang lứa nào của lò đào tạo Sporting Lisbon. Vị huấn luyện viên người Bồ Đào Nha bất giác rùng mình khi nhìn vào một pha solo ghi bàn ngoạn mục của thằng bé ấy. Những dự cảm về một cầu thủ vĩ đại chờ ngày bước ra sân khấu bóng đá thế giới ngay lập tức hiện hữu trong tâm trí Queiroz.

1.webp

Đôi mắt sâu như thể diều hâu của Queiroz là thứ "vàng mười", và khả năng nhìn người của ông thì "hiếm có". Trong sự nghiệp, Queiroz từng chứng kiến bước trưởng thành của những cầu thủ xuất chúng bóng đá Bồ Đào Nha như Luis Figo hay Rui Costa. Và Carlos Queiroz - người đã giúp U20 Bồ Đào Nha vô địch FIFA World Youth Championship 2 năm liền 1989 và 1991 cùng Rui Costa, Figo, Fernando Couto, Jorge Costa và Joao Pinto, khẳng định rằng Ronaldo sở hữu tố chất xuất sắc hơn cả Figo hay Rui Costa ở cùng lứa tuổi.

Hữu xạ tự nhiên hương, thằng bé gầy gò nhưng sở hữu đôi chân và khối óc của một thiên tài ấy lớn lên để rồi trở thành một viên ngọc sáng giá trong đội hình của Sporting Lisbon. Ngày 7/8/2003, Sporting chơi trận giao hữu với nhà vô địch nước Anh - CLB Manchester United hùng mạnh. Với tất cả, đó đơn thuần chỉ là một trận giao hữu. Nhưng với riêng Ronaldo, trận đấu ấy là bước ngoặt quan trọng nhất sự nghiệp. Đúng vậy, cầu thủ đã từng ghi tới 118 bàn sau 292 trận tại MU và xa hơn là đoạt 5 Quả bóng vàng, ghi tới 725 bàn thắng cho đến nay, có "khởi đầu" từ một trận giao hữu.
111.webp

Trong suốt trận giao hữu, Ronaldo hành hạ hàng thủ trứ danh của MU. Cặp hậu vệ cánh O'Shea và Silvestre không nghĩ rằng họ lại có một trận đấu khó nhọc đến vậy, còn trung vệ đắt giá nhất lịch sử nước Anh khi ấy - Rio Ferdinand luôn nơm nớp phải lo bọc lót cho các đồng đội. Chỉ cần các cầu thủ chủ nhà một thoáng mắc sai sót thôi, Ronaldo sẵn sàng trừng phạt họ.

Và rồi anh chuyển tới MU , lúc đầu với vai trò là phương án dự bị , do Sir Alex đã bị Barca nẫng tay trên Ronaldinho . Và rồi anh đã được Sir Alex ngay lập tức định hình vào chiếc áo số 7 huyền thoại ấy .

Sau buổi tập đầu tiên cùng các đồng mới ở MU, Cristiano Ronaldo vẫn nghĩ rằng anh chưa ra sân ngay mà được trở về Bồ Đào Nha để lấy đồ đạc. Nhưng không, Sir Alex Ferguson quyết định cậu học trò sẽ ra mắt vào cuối tuần, trong trận khai màn mùa giải 2003/04 với Bolton, trước sự chứng kiến của 67.000 người hâm mộ tại Old Trafford.

Và ngày 16/08/2003 sẽ mãi được khắc ghi trong lịch sử MU, khi chàng trai 18 tuổi Ronaldo với hai lọn tóc hight-light lần đầu bước ra với chiếc áo đỏ thùng thình. Anh vào sân thay Nicky Butt từ phút 60 với sự táo bạo và không sợ hãi, Ronaldo khiến các cầu thủ phòng ngự đối phương rơi vào trạng thái chóng mặt với đôi chân nhanh thoăn thoắt và những pha đi bóng khó chịu dọc hai bên hành lang. Hậu vệ phải Bolton là Nicky Hunt như muốn thổ huyết vì phải chạy theo Ronaldo, trong khi Kevin Nolan kéo ngã Ronaldo và chấp nhận chịu phạt đền. Tiếc rằng Van Nistelrooy lại bỏ lỡ quả phạt đền ấy. MU thắng dễ 4-0, còn Ronaldo có một màn ra mắt hoàn hảo. đến mức không ai nhớ đến việc Ryan Giggs lập cú đúp, Ruud van Nistelrooy bỏ lỡ quả phạt đền mà chính Cr7 mang lại , trước khi ghi bàn thứ 3 hay đường chuyền tinh tế của Diego Forlan. Người ta chỉ nói về Ronaldo, và thống nhất rằng anh là cầu thủ hay nhất trận.

Sir Alex ca ngợi đây là "màn ra mắt tuyệt vời" còn huyền thoại George Best thì nói rằng chưa bao giờ chứng kiến màn trình diễn nào hay đến vậy, khiến lần đầu ông cảm thấy sự so sánh ông với cầu thủ nào đó giống như một lời khen.

aaaaa.webp

Khi Ronaldo đến với MU, anh gầy gò, cơ bắp hầu như không phát triển, thi đấu bản năng dựa vào kỹ thuật và tốc độ cá nhân. Rê bóng ở tốc độ cao là phẩm chất nổi trội. Chàng trai Bồ Đào Nha ham rê dắt đến nỗi, những lời ngợi khen nhanh chóng bị biến thành chỉ trích vì sự khoa trương và lối chơi ích kỷ.

Cristiano Ronaldo bị chỉ trích rất nhiều với lối chơi ích kỷ trên sân, nhưng lại là nguồn cảm hứng trong những buổi tập ở Carrington. Cậu tập luyện chăm chỉ hơn tất thảy, dù trước đấy Roy Keane, Ryan Giggs hay David Beckham đã là những biểu tượng của sự chăm chỉ.

Mick Clegg - huấn luyện viên thể hình của MU trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2011, chia sẻ rằng văn hóa trong phòng tập ở Carrington đã phát triển đến một cấp độ khác kể từ ngày có sự hiện diện của chàng trai Bồ Đào Nha. "Thằng bé hoàn thành mọi bài tập tôi yêu cầu, sau đó còn làm nhiều hơn thế. Về sau, dường như chính nó ra yêu cầu về bài tập cho tôi vậy. Chỉ có điều, Ronaldo mới là người hoàn thành", Mick Clegg từng chia sẻ với The Sun như thế.

Mặc dù vậy, có thể nói rằng "giai đoạn đầu tiên" của Ronaldo ở Old Trafford - từ năm 2003 đến 2006, không thành công như kỳ vọng. Đó là khoảng thời gian MU cay đắng lẩn khuất phía sau vinh quang của Chelsea cùng với một người Bồ Đào Nha khác - HLV Jose Mourinho. Còn Ronaldo nói riêng, MU và Sir Alex nói chung phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì những thất bại trong các cuộc đua tranh danh hiệu.

Trong 3 mùa giải đầu tiên, Cristiano Ronaldo - dù không giấu giếm tham vọng trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, vẫn chỉ là gã màu mè. Mùa giải đầu tiên, cậu có 4 bàn thắng ở giải Ngoại hạng Anh, một năm sau là 5, rồi là 9. Sự thăng tiến chậm chạp ấy không đủ đáp ứng tham vọng và tiềm năng tuyệt vời của "người Bồ Đào Nha bay".

11111.webp
 
...Đến cầu thủ vĩ đại bậc nhất
Mùa hè 2006 đã thay đổi về căn bản sự nghiệp của Cristiano Ronaldo ở MU. World Cup 2006, Ronaldo biến mình trở thành kẻ thù của nước Anh với cái nháy mắt tinh ranh về phía Wayne Rooney sau chiếc thẻ đỏ mà người bạn chí thân tại MU phải nhận. Chính Ronaldo là tác nhân, buộc ĐT Anh phải chơi với 10 người trong trận tứ kết, trước khi thất bại ở loạt luân lưu.
Sự kiện ấy ồn ào và ảnh hưởng tiêu cực đến nỗi, đích thân Sir Alex Ferguson phải bay đến Algarve để lôi cổ cậu học trò cưng trở lại Manchester. Thực ra, ban đầu Fergie chỉ nhắn tin, nhưng đợi mãi không có hồi âm mới tá hỏa rằng Ronaldo thậm chí còn thay cả số điện thoại mà không thông báo với bất cứ ai. Chi tiết này cũng cho thấy, bản thân Cristiano đã có kế hoạch rời MU từ mùa hè 2006, chứ không phải đến khi chạm tay đến đỉnh cao danh vọng mới gia nhập Real mùa hè 2009 - và cuộc chia ly này là điều không thể tránh khỏi.
222.jpg

Mãi đến đầu tháng 8/2006, Ronaldo mới trở lại Carrington. Đàn anh Gary Neville đã phải kinh ngạc thốt lên: "Trời ạ, điều gì đã xảy ra với cậu ta trong suốt mùa hè vậy?". Ronaldo - thằng bé ốm nhắt trong tâm tưởng của tất cả, đã tăng đến cả chục ký, các cơ bắp trở nên cuồn cuộn. Chàng trai Bồ Đào Nha nhỏ thó và điệu đà ngày nào nay đã trở thành người đàn ông thực thụ, với tham vọng hoài bão lớn lao. Vậy là, trong khi cả nước Anh dùng những ngôn từ cay độc và bẩn thỉu nhất để ném về phía Ronaldo, thì ở Algarve cực nam Bồ Đào Nha, Ronaldo lao mình vào phòng tập với chế độ tập luyện hà khắc và hoài bão về những Quả bóng vàng.

333.jpg

Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. May mắn cho Ronaldo, bởi khi ấy Sir Alex có một đội ngũ trợ lý tuyệt vời. Rene Meulensteen - HLV người Hà Lan, kỳ thực mới là người biến đổi Ronaldo từ một anh chàng màu mè ham rê dắt thành cỗ máy săn bàn thượng thặng. Đó là những ngày Ronaldo bị treo giò 3 trận, sau chiếc thẻ đỏ ở trận hòa Portsmouth 1-1 năm 2007.

Meulensteen hỏi Ronaldo có gì, cầu thủ người Bồ Đào Nha nhún vai rằng tất cả. Nhưng vị trợ lý người Hà Lan mau chóng vạch ra điểm yếu của Ronaldo: Cậu có sở thích ghi những bàn thắng đẹp, và rằng muốn được người ta nhắc đến nhờ những pha lập công khiến tất cả phải trầm trồ. Với Meulensteen, Ronaldo đã sai từ trong tâm tưởng, bởi những cá nhân quan trọng nhất là người nâng tầm cho cả đội bóng, không phải cho chính họ, và sau đó chính đội bóng sẽ mang đến điều ngược lại.

Vậy là một cuộc dịch chuyển âm thầm diễn ra trong tâm trí, trong nhận thức chơi bóng, trong thái độ và hành động trên sân của Cristiano Ronaldo. Không cần biết ghi bàn bằng cách nào, đánh đầu hay sút phạt, sút xa hay đá bồi, thậm chí trở thành "Penaldo" cũng không sao cả. Nhiệm vụ tối thượng của Ronaldo là ghi bàn, và mang về chiến thắng cho đội bóng. Vậy nên, chính Ronaldo là người bật cao đánh đầu trong trận chung kết Champions League 2007/08, còn MU thì giúp Ronaldo ẵm Quả bóng vàng đầu tiên trong sự nghiệp.

444.jpg

Nói thêm về mùa giải 2007-2008 , Cr7 ghi tới 42 bàn thắng trên mọi đấu trường cho Quỷ đỏ sau 49 trận ra sân , bằng cả 3 tiền đạo của MU là Roney, Saha và Tevez cộng lại dù anh không chơi ở vị trí tiền đạo.
555.jpg

Và rồi ngay sau mùa giải ấy , những manh nha từ năm 2006 đã bắt đầu xảy ra khi Cr7 cảm thấy chiếc áo số 7 ở MU trở nên quá nhỏ với anh nên ngay sau khi giúp MU ẵm cú đúp Ngoại hạng Anh và Champions League, bỗng nhiên Cristiano Ronaldo “dở chứng”. Siêu sao người Bồ yêu sách đòi đến Real Madrid. Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, khi đó được đạo diễn bởi cựu Chủ tịch Ramon Calderon, cố gắng đưa CR7 đến Bernabeu với mức phí được cho là vào khoảng 60 đến 65 triệu bảng.


Nhưng ước nguyện của Ronaldo bị Sir Alex và phía MU phản đối kịch liệt. Thương vụ này càng rùm beng hơn nữa sau tuyên bố của cựu Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter - một fan ruột của Real Madrid, rằng Ronaldo đang bị đối xử như “nô lệ”. Tuyên bố ấy khiến giới truyền thông Anh nổi giận, thực hiện một cuộc tổng công kích cả vào Blatter, Real lẫn cá nhân Ronaldo.

Để tháo gỡ ngòi nổ cho quả bom Ronaldo, đích thân Sir Alex bay đến Bồ Đào Nha. Tại đây, sau khi nỗ lực thuyết phục cậu học trò cưng ở lại với MU bất thành, “Ông già gân” buộc lòng phải đưa ra một lời hứa: Sẽ để cho Ronaldo ra đi vào mùa hè 2009, nếu anh ở lại và cống hiến hết mình cho “Quỷ đỏ” thêm 1 năm.

Năm 2009, Real Madrid có biến cố thượng tầng. Sau cuộc bình bán chức Chủ tịch, nhà tài phiệt Florentino Perez trở lại với cương vị người đứng đầu Bernabeu. “Cha đẻ” của chiến lược Galacticos 1.0 lập tức xây dựng kế hoạch Galacticos 2.0 cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên Cristiano Ronaldo - Quả bóng vàng thế giới khi đó, đóng vai trò trọng tâm.

Florentino Perez tìm đến MU, đặt lên bàn đàm phán một đề nghị trị giá 80 triệu bảng khiến người Manchester không thể chối từ. Sau này, Sir Alex nói rằng sau Ronaldo sẽ không bán thêm cho Real dù chỉ là con virus. Quả thực, “Ông già gân” hiểu MU vừa trao cho đối thủ cạnh tranh tầm ảnh hưởng trên phương diện toàn cầu một cầu thủ có thể thay đổi lịch sử CLB. Cho đến ngày nghỉ hưu, Sir Alex không bán cầu thủ nào cho Real nữa, nhưng chừng đó đã là quá đủ.

666.jpg

Cái kết của cuộc tình MU-Cr7 thì có lẽ ai cũng đã biết , anh đã tới Real và trở nên vĩ đại gần như bậc nhất trong thế giới bóng đá , người duy nhất có thể xếp ngang mâm với anh là M10 và hiện nay các em , các cháu vẫn còn mãi trong công cuộc cãi vã xem Cr7 hay M10 vĩ đại hơn.

Kẻ phản bội ư? Không, đừng bao giờ nói về Cristiano Ronaldo như vậy. Sau tất cả những gì anh đã cống hiến trong màu áo đỏ, chàng trai người Bồ Đào Nha, cũng giống như Beckham trước kia, xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ mọi Manucians. Anh vẫn mai là một trong những số 7 vĩ đại nhất trong lịch sử MU và trong triều đại của Sir Alex Ferguson .
111777.jpg




Video : Quá khứ huy hoàng của Cr7

 
Sửa lần cuối:
...Đến cầu thủ vĩ đại bậc nhất
Mùa hè 2006 đã thay đổi về căn bản sự nghiệp của Cristiano Ronaldo ở MU. World Cup 2006, Ronaldo biến mình trở thành kẻ thù của nước Anh với cái nháy mắt tinh ranh về phía Wayne Rooney sau chiếc thẻ đỏ mà người bạn chí thân tại MU phải nhận. Chính Ronaldo là tác nhân, buộc ĐT Anh phải chơi với 10 người trong trận tứ kết, trước khi thất bại ở loạt luân lưu.
Sự kiện ấy ồn ào và ảnh hưởng tiêu cực đến nỗi, đích thân Sir Alex Ferguson phải bay đến Algarve để lôi cổ cậu học trò cưng trở lại Manchester. Thực ra, ban đầu Fergie chỉ nhắn tin, nhưng đợi mãi không có hồi âm mới tá hỏa rằng Ronaldo thậm chí còn thay cả số điện thoại mà không thông báo với bất cứ ai. Chi tiết này cũng cho thấy, bản thân Cristiano đã có kế hoạch rời MU từ mùa hè 2006, chứ không phải đến khi chạm tay đến đỉnh cao danh vọng mới gia nhập Real mùa hè 2009 - và cuộc chia ly này là điều không thể tránh khỏi.
View attachment 87853

Mãi đến đầu tháng 8/2006, Ronaldo mới trở lại Carrington. Đàn anh Gary Neville đã phải kinh ngạc thốt lên: "Trời ạ, điều gì đã xảy ra với cậu ta trong suốt mùa hè vậy?". Ronaldo - thằng bé ốm nhắt trong tâm tưởng của tất cả, đã tăng đến cả chục ký, các cơ bắp trở nên cuồn cuộn. Chàng trai Bồ Đào Nha nhỏ thó và điệu đà ngày nào nay đã trở thành người đàn ông thực thụ, với tham vọng hoài bão lớn lao. Vậy là, trong khi cả nước Anh dùng những ngôn từ cay độc và bẩn thỉu nhất để ném về phía Ronaldo, thì ở Algarve cực nam Bồ Đào Nha, Ronaldo lao mình vào phòng tập với chế độ tập luyện hà khắc và hoài bão về những Quả bóng vàng.

View attachment 87854

Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. May mắn cho Ronaldo, bởi khi ấy Sir Alex có một đội ngũ trợ lý tuyệt vời. Rene Meulensteen - HLV người Hà Lan, kỳ thực mới là người biến đổi Ronaldo từ một anh chàng màu mè ham rê dắt thành cỗ máy săn bàn thượng thặng. Đó là những ngày Ronaldo bị treo giò 3 trận, sau chiếc thẻ đỏ ở trận hòa Portsmouth 1-1 năm 2007.

Meulensteen hỏi Ronaldo có gì, cầu thủ người Bồ Đào Nha nhún vai rằng tất cả. Nhưng vị trợ lý người Hà Lan mau chóng vạch ra điểm yếu của Ronaldo: Cậu có sở thích ghi những bàn thắng đẹp, và rằng muốn được người ta nhắc đến nhờ những pha lập công khiến tất cả phải trầm trồ. Với Meulensteen, Ronaldo đã sai từ trong tâm tưởng, bởi những cá nhân quan trọng nhất là người nâng tầm cho cả đội bóng, không phải cho chính họ, và sau đó chính đội bóng sẽ mang đến điều ngược lại.

Vậy là một cuộc dịch chuyển âm thầm diễn ra trong tâm trí, trong nhận thức chơi bóng, trong thái độ và hành động trên sân của Cristiano Ronaldo. Không cần biết ghi bàn bằng cách nào, đánh đầu hay sút phạt, sút xa hay đá bồi, thậm chí trở thành "Penaldo" cũng không sao cả. Nhiệm vụ tối thượng của Ronaldo là ghi bàn, và mang về chiến thắng cho đội bóng. Vậy nên, chính Ronaldo là người bật cao đánh đầu trong trận chung kết Champions League 2007/08, còn MU thì giúp Ronaldo ẵm Quả bóng vàng đầu tiên trong sự nghiệp.

View attachment 87855

Nói thêm về mùa giải 2007-2008 , Cr7 ghi tới 42 bàn thắng trên mọi đấu trường cho Quỷ đỏ sau 49 trận ra sân , bằng cả 3 tiền đạo của MU là Roney, Saha và Tevez cộng lại dù anh không chơi ở vị trí tiền đạo.
View attachment 87856

Và rồi ngay sau mùa giải ấy , những manh nha từ năm 2006 đã bắt đầu xảy ra khi Cr7 cảm thấy chiếc áo số 7 ở MU trở nên quá nhỏ với anh nên ngay sau khi giúp MU ẵm cú đúp Ngoại hạng Anh và Champions League, bỗng nhiên Cristiano Ronaldo “dở chứng”. Siêu sao người Bồ yêu sách đòi đến Real Madrid. Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, khi đó được đạo diễn bởi cựu Chủ tịch Ramon Calderon, cố gắng đưa CR7 đến Bernabeu với mức phí được cho là vào khoảng 60 đến 65 triệu bảng.


Nhưng ước nguyện của Ronaldo bị Sir Alex và phía MU phản đối kịch liệt. Thương vụ này càng rùm beng hơn nữa sau tuyên bố của cựu Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter - một fan ruột của Real Madrid, rằng Ronaldo đang bị đối xử như “nô lệ”. Tuyên bố ấy khiến giới truyền thông Anh nổi giận, thực hiện một cuộc tổng công kích cả vào Blatter, Real lẫn cá nhân Ronaldo.

Để tháo gỡ ngòi nổ cho quả bom Ronaldo, đích thân Sir Alex bay đến Bồ Đào Nha. Tại đây, sau khi nỗ lực thuyết phục cậu học trò cưng ở lại với MU bất thành, “Ông già gân” buộc lòng phải đưa ra một lời hứa: Sẽ để cho Ronaldo ra đi vào mùa hè 2009, nếu anh ở lại và cống hiến hết mình cho “Quỷ đỏ” thêm 1 năm.

Năm 2009, Real Madrid có biến cố thượng tầng. Sau cuộc bình bán chức Chủ tịch, nhà tài phiệt Florentino Perez trở lại với cương vị người đứng đầu Bernabeu. “Cha đẻ” của chiến lược Galacticos 1.0 lập tức xây dựng kế hoạch Galacticos 2.0 cho đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha. Và dĩ nhiên Cristiano Ronaldo - Quả bóng vàng thế giới khi đó, đóng vai trò trọng tâm.

Florentino Perez tìm đến MU, đặt lên bàn đàm phán một đề nghị trị giá 80 triệu bảng khiến người Manchester không thể chối từ. Sau này, Sir Alex nói rằng sau Ronaldo sẽ không bán thêm cho Real dù chỉ là con virus. Quả thực, “Ông già gân” hiểu MU vừa trao cho đối thủ cạnh tranh tầm ảnh hưởng trên phương diện toàn cầu một cầu thủ có thể thay đổi lịch sử CLB. Cho đến ngày nghỉ hưu, Sir Alex không bán cầu thủ nào cho Real nữa, nhưng chừng đó đã là quá đủ.

View attachment 87857

Cái kết của cuộc tình MU-Cr7 thì có lẽ ai cũng đã biết , anh đã tới Real và trở nên vĩ đại gần như bậc nhất trong thế giới bóng đá , người duy nhất có thể xếp ngang mâm với anh là M10 và hiện nay các em , các cháu vẫn còn mãi trong công cuộc cãi vã xem Cr7 hay M10 vĩ đại hơn.

Kẻ phản bội ư? Không, đừng bao giờ nói về Cristiano Ronaldo như vậy. Sau tất cả những gì anh đã cống hiến trong màu áo đỏ, chàng trai người Bồ Đào Nha, cũng giống như Beckham trước kia, xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ mọi Manucians. Anh vẫn mai là một trong những số 7 vĩ đại nhất trong lịch sử MU và trong triều đại của Sir Alex Ferguson .
View attachment 87860




Video : Quá khứ huy hoàng của Cr7


Sau thời Sir còn thằng nào không trời....nản quá.
1 cuộc tình của mình chỉ kéo dài từ 1996 đến 2013 thôi à?huhu yêu tuyển Anh và MU từ 1996
 
Sau thời Sir còn thằng nào không trời....nản quá.
1 cuộc tình của mình chỉ kéo dài từ 1996 đến 2013 thôi à?huhu yêu tuyển Anh và MU từ 1996
Đang mong chờ Ole , mà t chuẩn bị viết về Rooney , còn lại thì giờ MU đang nát tươm , trong giai đoạn tái thiết
 
Đang mong chờ Ole , mà t chuẩn bị viết về Rooney , còn lại thì giờ MU đang nát tươm , trong giai đoạn tái thiết
Có thằng nói R10 đi thì MU nát, mà tao thấy chả thằng HLV nào đáp ứng được tiêu chí của Sir nên nát từ khi Sir hưu.
Tao thích MU ở chổ trong bài viết của mày, 1s cũng phải chiến đấu, từ đó sinh ra trận bán kết và chung kết 1999. Không phải đội nào cũng đá đến phút 93-94 mà máu như vậy.
Từ đó cũng ghét thằng Barca vì nó éo bao giờ có nhiệt huyết như vậy, dù là đang bị dẫn trước.
Thằng nào chửi thì nghe thôi, kkkk
 
Đây , hôm nay theo lịch đều 2-3 ngày t sẽ lại viết về ai đó , và hôm nay người tao viết là Wayne Rooney , gã Shrek luôn cháy hết mình khi trên sân , dù đã lưu lạc sang Mỹ hay quay trở lại nước anh trong màu áo của Derby County ở giải hạng nhất thì những năm tháng đẹp nhất của anh đã cống hiến cho MU , anh cùng Cr7 reo rắc sợ hãi khắp các sân cỏ Châu âu những năm đầu thế kỉ 21 . Rooney -Gã Shrek mang màu áo đỏ

Rooney -Gã Shrek mang màu áo đỏ


Để mở đầu cho câu chuyện về Rooney hãy nói về bàn thắng vào ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 của chàng traichưa tròn 17 tuổi vào lưới Arsenal hùng mạnh của Giáo sư Arsene Wenger , đúng thế ngày 20/10/2002 - chính bàn thằng của Rooney đã góp phần chấm dứt 30 trận bất bại của Ars hùng mạnh đó cũng là bàn thắng đầu tiên của anh và cũng giúp anh lập kỉ lục trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn của Ngoại hạng Anh thời điểm đó . Và rồi anh dần khẳng định tài năng , cầu thủ trẻ đáng giá nhất của NHA thời điểm đó , để rồi tua nhanh một chút xíu tới ngày 25/8/2004. Sân Old Trafford. Lượt về vòng sơ loại thứ 3 Champions League. Man United đối đầu Dinamo Bucharest. “Quỷ đỏ” dễ dàng đánh bại CLB Romania với tỉ số 3-0 (tổng 2 lượt là 5-1) chính thức giành vé dự vòng đấu bảng. Nhưng thứ được truyền thông và công chúng quan tâm nhiều hơn sau trận đấu không phải màn trình diễn của United trên sân cỏ mà là hình ảnh một chú nhóc tầm 10-11 tuổi, mặc áo đấu “Quỷ đỏ” giơ cao tấm biển. Trên tấm biển ấy ghi dòng chữ “Please buy Rooney – Xin hãy mua Rooney”.
666.jpg

6 ngày sau, đúng 7 giờ trước khi kì chuyển nhượng mùa Hè 2004 của bóng đá Anh đóng cửa, thương vụ Wayne Rooney gia nhập Man United từ Everton chính thức phát nổ. 27 triệu bảng và Rooney, 18 tuổi, trở thành cầu thủ “tuổi teen” đắt giá nhất Thế giới vào thời điểm đó, không chỉ thế trong lần đầu tiên ra mắt MU trong trận gặp ngày 28/9/2004 trong trận gặp Fernebahce tại sân nhà Old Trafford Rooney đã lập hattrick . Và phần còn lại sau đó là… lịch sử. Rooney - cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất lịch sử Man United đã cùng “Quỷ đỏ” giành 11 danh hiệu lớn và là thủ quân của tuyển Anh.


Joe Ruane, chủ nhân của tấm biển “Xin hãy mua Rooney” hôm 25/8/2004 ấy, cho đến tận những ngày này vẫn tự hỏi rằng: “Nếu tôi không làm điều đó, không xuất hiện với hình ảnh ấy, liệu Rooney có cập bến United?”. Thế nhưng có lẽ chỉ Joe Ruane tự hỏi câu hỏi đó , còn với hiểu biết của chúng ta về Sir Alex có lẽ điều đó chỉ nhấn mạnh thêm sự cập bến của Rooney tới Nhà hát của những giấc mơ và quãng đời ở Mu của Rooney- một trong những tiền đạo vĩ đại nhất của MU dưới thời Sir Alex bắt đầu như thế

Từ một tài năng trẻ

Quay trở lại thời điểm cách đây 16 năm, người Anh lúc ấy dường như không thể thể thoát khỏi cơn dư chấn mang tên Wayne Rooney với những gì anh đã thể hiện xuất sắc ở Euro 2004. Khi Manchester United mua Rooney từ câu lạc bộ Everton, lối chơi của anh cho người ta thấy dường như trong anh – một dòng máu của Quỷ đã chảy trong huyết quản. Ở anh có một sự nhiệt huyết, một thứ đam mê, một tinh thần không gì có thể kìm hãm được. Anh khiến nửa đỏ thành Manchester phát cuồng, phải hô gọi tên anh trong mỗi trận đấu, hòa cùng nhịp bài hát bất hủ: “Glory glory Man United. Glory glory Man United. Glory glory Man United. As the Reds go marching up up up!”. Anh bỗng dưng trở thành một thần tượng mới ở Nhà hát của những giấc mơ, người đã mang anh về Old Trafford – Sir Alex Ferguson thậm chí đã giành cho anh những lời có cánh: “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có được cầu thủ trẻ xuất sắc nhất nước Anh trong 30 năm qua”. Bỏ ngoài tai những lời chế giễu, chê trách của người Everton, với sự tiến bộ trong lối chơi, trong phong cách, Rooney đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, ở tuổi mười tám đôi mươi, anh xứng đáng với cái giá 25 triệu bảng, anh xứng đáng với những lời khen ngợi, anh xứng đáng với sự tin tưởng của tất cả mọi người.
Và Rooney đã trở thành một Quỷ đỏ như thế!

2222.jpg

…đến một ngôi sao

Một ngôi sao sáng không phải bởi vì nó đang ở trung tâm vũ trụ, mà bởi thứ ánh sáng nó tỏa ra có thể hấp dẫn ánh mắt người nhìn!
Và chúng ta thấy điều đó ở Wayne.
Người ta không nói nhiều đến thái độ, cảm xúc của anh khi phải nhường lại vị trí của mình, nhưng bất luận thế nào, đó cũng là một sự hi sinh đáng được trân trọng. Và quả thật, mùa giải 2007-2008, anh là người góp công trong những pha làm bàn đẹp mắt của CR7, anh cuồng nhiệt ăn mừng những bàn thắng đến từ Tevez và đồng đội; và vỡ òa trong những bàn thắng ít ỏi hơn của mình. Bù lại, cú đúp danh hiệu, trong đó có chức vô địch C1 đã giúp những hi sinh của Rooney không hề vô ích. Cũng từ đó, rất tự nhiên, anh chấp nhận và luôn hết mình với mọi vị trí mình được yêu cầu, chỉ với một mục đích duy nhất – vì thành công của Manchester United. Phải chăng ở anh không có sự vị kỉ cá nhân, ở anh không có sự ghen ghét đố kị mặc dù có thể rằng ở vào hoàn cảnh của anh điều đó hoàn toàn có thể thông cảm được; hay anh đã phải cố gắng kiềm chế nó lại vì mục tiêu chung, vì lợi ích chung? Sau này, khi Ronaldo rời Nhà hát của những giấc mơ, Tevez đến với hàng xóm ồn ào, gã Shrek trở lại với vị trí cắm, và anh lại trở về với bản năng sát thủ như chưa từng có bất kì một sự xáo trộn nào trước đó. Dù là ở cạnh những ngôi sang bậc nhất thời kì ấy hay một mình, Rooney vẫn luôn biết cách tỏa sáng, một thứ ánh sáng vô cùng đặc biệt. Ngài Ferguson có thể bán đi đứa con cưng CR7, nhưng nhất quyết không bán đi Wayne bằng bất cứ giá nào đi chăng nữa, bởi chất Quỷ trong con người Rooney đã lớn quá rồi, nên một sự thật không bao giờ có thể thay đổi được, anh là một Quỷ đỏ, dù cho anh sinh ra ở Liverpool xinh đẹp hay từng chơi cho Everton đầy đỉnh cao. Dù có những lúc anh chệch ra khỏi đường ray của đời sống riêng tư, bị bủa vây bởi những lời không tốt đẹp hay đưa ra những quyết định sai lầm thì sau tất cả, vấp ngã không đánh gục được anh, dư luận không khuất phục được anh, chàng hói vẫn đứng vững trên đôi chân của chính mình.
Cứ thế, Rooney trở thành biểu tượng không thể nào thay thế được!

rooney2.jpg
Từ một Quỷ đầu đàn mẫu mực

Thật không quá để nói rằng, những tinh hoa tinh túy nhất sự nghiệp chơi bóng của mình, Rooney đã để lại ngôi đền Old Trafford. Chính tại đây, anh có mọi thứ mà mọi cầu thủ chuyên nghiệp đều muốn có; tại đây anh vấp ngã rồi đứng lên, tại đây anh hy sinh và tỏa sáng. Anh cống hiến không biết mệt mỏi, đồng đội của anh có thể đến rồi đi, để lại bao nhiêu tiếc nuối nhưng anh thì luôn luôn ở đó, thật may! Hơn 10 năm thi đấu cho Man United, sự toàn diện trong lối chơi của anh được nâng cao, nhưng bản năng sát thủ thì lại dần dần thui chột. Đó có lẽ là một sự thiệt thòi, hơn là một niềm vui, bởi sau cùng, người ta phân vân chẳng biết đâu mới thực sự là vị trí dành cho anh. Như đã quá quen với những điều như thế, Rooney không một lời giải thích, cũng chẳng ồn ào mà cứ âm thầm lặng lẽ. Ngày trước là Ronaldo, sau này là những Robin van Persie, Chicharito, hay Ibra, Rashford. Dần dần, chúng ta chấp nhận điều ấy như một lẽ tự nhiên!
Manchester United đã quá quen thuộc bởi có một Wayne Rooney. Anh có thể ngồi trên hàng ghế khán giả, cũng có thể trên ghế dự bị; anh có thế chơi trọn vẹn 90 phút hay chỉ một vài phút, thì máy quay lúc nào cũng trân trọng dành cho anh một vị trí trên màn hình. Tôi có cảm giác, khi “vị vua đầu tiên của Quỷ đỏ” Denis Law trao lại cho anh chiến áo số 10, thì anh đã mang trong mình sứ mệnh đặc biệt của một người đội trưởng, điều đó được hiện thực hóa khi anh chính thức tiếp nhận chiếc băng đội trưởng khi Vidic nói lời chia tay. Tôi thích hình ảnh R10 dẫn đầu đoàn quân bước ra từ đường hầm, thích cái cách mà anh phân bua với trọng tài đòi công bằng cho đồng đội. Nếu không phải Rooney, ai sẽ làm những điều đó đây? Rooney đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình khi là đầu tàu dẫn dắt Quỷ đỏ chinh chiến ở các giải đấu lớn nhỏ, mặc cho M.U đang ở thời kì đỉnh cao hay đang rơi vào khủng hoảng, anh cũng tiếp thêm niềm tin cho đồng đội, cho người hâm mộ, rằng một ngày, nhất định M.U sẽ trở lại.
Tôi cũng tin thế, vì tôi tin anh!

unnamed.jpg

…đến một huyền thoai
Gót giày của Rooney đã in dấu ở không biết bao nhiêu trận cầu, đã ghi biết bao bàn thắng cho Tam Sư và Quỷ đỏ, thế nhưng thật buồn khi nhắc về anh, người ta vẫn như chỉ đang nói đến một ngôi sao, mặc cho những gì anh đã cống hiến, những thành tích mà anh đạt được, những nhận xét mà các ngôi sao hàng đầu dành cho anh. Tôi tự hỏi, vì đâu mà người ta khắt khe với anh như thế - dường như chỉ với mình anh – bởi vì anh hy sinh đến mức không có vị trí cố định trong đội hình, bởi vì anh cứ miệt mài cống hiến không nghĩ đến lợi ích riêng, hay bởi vì anh trở thành ngôi sao từ quá sớm mà người ta gạt phăng đi mọi cố gắng, nỗ lực của anh? Liệu có bất công quá không, khi cứ đòi hỏi mà không cần nhìn lại, dù anh thậm chí đã dành những điều tốt đẹp nhất cho đồng đội, kể cả việc ghi bàn. Ở cái dốc bên kia của sự nghiệp, khi tuổi tác lấy đi của Rooney tốc độ và sự chính xác cần có, thì cũng đã đến lúc nên trả lại cho anh sự công bằng. Người ta có thể ghét anh, có thể hận anh, nhưng những người yêu bóng đã văn minh thì không thể phù nhận rằng – Wayne Rooney thực sự xứng đáng trở thành huyện thoại của Tam Sư.

R10 đã có rất nhiều dự định cho tương lai của mình, nhưng anh vẫn mãi là Quỷ đỏ. Anh đã sống cùng M.U từ những ngày tháng vinh quang đến đen tối nhất, ở anh vẫn còn chất Quỷ mà cả cuộc đời ngài Fergie cất công tạo dựng, giờ đây anh đang truyền lại nó cho đồng đội của mình, dù có thể nó đã không còn vẹn nguyên như trước. Tuy không phải là người nhóm lửa, nhưng anh đã giữ và truyền lại ngọn lửa ấy cho rất nhiều người khác, để cùng nhau vực dậy con Quỷ đang vấp ngã, cùng nhau vực dậy đế chế một thời của châu Âu.
Wayne Rooney không phải cầu thủ mà tôi yêu thích nhất, nhưng anh ấy là người mà tôi kính trọng nhất, và tôi cảm thấy thật may mắn khi mình có cơ hội xem anh thi đấu. Những gì Wayne đã có và xứng đáng có được trong suốt sự nghiệp chơi bóng của mình, đã phải đánh đổi bằng rất nhiều thứ. Dẫu biết chẳng có vinh quang nào mà không phải trả giá, nhưng anh xứng đáng nhận được nhiều hơn thế. Tôi nhớ cựu thủ tướng Anh - ngài Winston Churchill từng có một câu như thế này: “Kites rise highest against the wind, not with it”, hiểu đơn giản là chính nhờ thả ngược gió, chứ không phải theo những cơn gió, mà con diều bay cao. Tôi không khoa trương để bàn đến một hiện tượng khoa học mang tầm vĩ mô, mà chỉ muốn nói, suốt hành trình “ngược gió” của mình, Wayne đã thực sự bay cao, rất cao, cả trong sự nghiệp lẫn trong trái tim những người hâm mộ.

Một ngày nào đó, anh sẽ lại nhường vị trí Quỷ đầu đàn của mình, những năm tháng oai hùng lùi xa, anh đường hoàng bước chân vào ngôi đền dành cho những huyền thoại!

22222222.jpg

Video :
 
Sửa lần cuối:
Vẫn nhớ như in quả bật nhảy vô lê qua đầu của Rooney vào lưới Man xanh.
Không thể nào có quả thứ 2....
Người ghi bàn nhiều nhất lịch sử câu lạc bộ
 
Thể theo yêu cầu của một số người , hôm nay tao sẽ viết về Carrick , có lẽ có người nói Carrick thầm lặng , đúng thế , anh thầm lặng cống hiến , thầm lặng trở thành người hùng , anh đến MU khá muộn , vào năm 2006 , đã từng bị nghi ngờ rất nhiều , đã từng có nhiều người tưởng rằng chặng đường của anh ở nhà hát sẽ chấm dứt , nhưng không , có lẽ David Moyes , rồi cả Jose Mourinho , và Louis Van Gaal sẽ phải cảm ơn Sir rất nhiều , và sẽ phải cảm ơn chàng cận vệ , người chiến binh cuối cùng canh giữ nhà hát ấy vì đã cứu lấy sự nghiệp cầm quân của 3 người tránh khỏi sự thảm họa , khi tới Nhà Hát của những giấc mơ

Michael Carrick- Vệ thần cuối cùng của Sir Alex


“Manners maketh man” – “Phong thái làm nên người đàn ông”. Câu nói của người Anh không chỉ vận vào những chàng Kingsman trong bộ phim ăn khách cùng tên, mà còn đúng với chàng tiền vệ của Manchester United, Michael Carrick.

Dù ở ngoài sân cỏ hay ở trên đường pitch, Carrick vẫn toát lên một phong thái rất đỗi giản dị, không màu mè, không hoa mĩ. Khác với sự ồn ào của thế giới bóng đá hiện đại cùng đủ những chiêu trò trên sân cỏ, trên thị trường chuyển nhượng hay những câu chuyện ngoài lề, sau bao năm, chàng tiền vệ 36 tuổi vẫn thế, điềm tĩnh, thầm lặng, vẫn cứ “tròn vai” một người đàn ông của gia đình, của xã hội, và của Nhà hát Old Trafford…

CHÀNG TIỀN VỆ PHÒNG NGỰ THẦM LẶNG BẤT ĐẮC DĨ

Hãy bắt đầu câu chuyện bằng một Michael Carrick của năm ấy , vào mùa hè năm 2007, chàng trai ấy đã dành cả thời gian nghỉ hè để đi lưu diễn vòng quanh nước Anh cùng nhóm nhạc Rock lừng danh ‘Sound Ex’. Công việc của anh hết sức “đơn giản”: khiêng và lắp ráp nhạc cụ lên trên sân khấu. Sound Ex đã có những màn trình diễn bùng nổ đến dữ dội và đương nhiên, sự thành công của tour diễn có công sức rất lớn của Carras. Chỉ có điều không ai biết và cũng không ai nhắc đến tên anh.

Đáng lẽ chuyện Carras cập bến Manchester United phải được đề cập ngay từ đầu chứ nhỉ? Bởi đúng ngày ấy, 10 năm trước , 31/07/2006 , anh chính thức khoác trên mình chiếc áo Quỷ Đỏ, thừa hưởng chiếc áo số 16 của cựu đội trưởng Roy Keane. Thực ra, ở đây, có một sự tương quan nho nhỏ: trọng trách trên sân cỏ của Carrick, đối với một số người, “đơn giản” hơn trọng trách của một tiền vệ đánh chặn kiểu Roy Keane hay mẫu tiền vệ tấn công như Paul Scholes. Và Carrick chỉ cần thi đấu “tròn vai” là trận đấu đã thành công mĩ mãn rồi, nó cũng không khác gì công việc đơn giản lắp ráp nhạc cụ cho band nhạc và chẳng mấy ai để ý tới. Có lẽ cũng bởi thế mà trong suốt 12 năm gắn bó với Man United, vẫn có những người hoài nghi về những đóng góp của Michael, những đóng góp của một “chiến binh thầm lặng” đứng đằng sau mọi ánh hào quang của United.

Nhưng họ đâu có biết thuở còn khoác áo đội trẻ West Ham, cậu bé Carrick từng đá ở vị trí tiền đạo mũi nhọn. Còn trong màu áo Tottenham, anh được đánh giá là một trong những tiền vệ công triển vọng nhất ở xứ sở sương mù với những tố chất tuyệt vời: nhanh nhẹn, kỹ thuật và rất táo bạo ở giữa sân. Nhưng rồi Sir Alex xuất hiện trong sự nghiệp của Carrick và thay đổi lối chơi của anh, biến anh thành tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa.

Ở ba mùa giải đầu tiên, công việc của Carrick là tiếp cận vòng cấm địa, sẵn sàng lao lên để hỗ trợ các đồng đội trên hàng công bởi bên cạnh anh là Paul Scholes phân phối bóng thiên tài, Darren Fletcher chắc chắn và Owen Hargreaves đẳng cấp trong nhiệm vụ thu hồi bóng. Chính vì thế, anh có thể thỏa sức sút xa bất cứ khi nào anh muốn. Mà đã sút là sẽ làm nên chuyện: 2 bàn thắng trong trận thắng áp đảo 7-1 trước AS Roma tại Champions League mùa bóng 2006-2007 đã cho thấy anh là một chân sút không-phải-dạng-vừa. Nhưng kể từ khi Quỷ đỏ vắng bóng “đôi chân pha lê” Hargreaves do chấn thương, thêm vào đó là tần suất ra sân bập bõm của cả Fletcher và Scholesy (mùa giải 2009/2010), Carrick bắt đầu quen dần với việc phải đá thấp và đảm đương nhiều nhiệm vụ khác ở giữa sân thay vì thi đấu thoải mái như trước đó.

Có thế mới thấy Carrick đa năng đến như thế nào. Khả năng đọc tình huống, thu hồi bóng tốt, điều phối tuyệt vời và sẵn sàng tung ra những đường chuyển hướng tấn công một cách nhanh gọn đã được bộc lộ khi anh được Sir bố trí chơi thấp. Như một trạm trung chuyển, Carrick luôn đảm bảo cho việc bóng sẽ tìm đến vị trí thuận lợi nhất sau khi qua chân anh. Dù đá ở vị trí ác liệt nhất song số 16 vẫn tin tưởng vào bộ óc nhạy bén thay vì dùng “sức” như một Roy Keane máu lửa hay một De Rossi quyết liệt. Không dùng sức, cũng không sở hữu những màn phô diễn kĩ thuật. Nhưng khó có ai lấy được bóng từ chân Carras một cách dễ dàng. Carras là vậy, đơn giản nhưng hiệu quả.

“Cậu ấy không phải mẫu cầu thủ ngôi sao. Cậu ấy cũng không có những đường chuyền thượng thừa, cũng chẳng ghi nhiều bàn thắng. Nhưng tôi thích được chơi bên cạnh cậu ấy. Cậu ấy luôn có mặt đúng chỗ và tạo cơ hội cho tôi được thể hiện.” – Paul Scholes thổ lộ

“Với tôi, Carrick là tiền vệ trung tâm tốt nhất ở Anh” – Sir Alex chia sẻ với BT Sport
Vậy là chẳng cần những bàn thắng đẳng cấp, Carrick vẫn làm nên mùa giải 2012/2013 bùng nổ dữ dội nhất trong sự nghiệp với danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải (do các đồng đội bình chọn)


View attachment 87234

KHI NGƯỜI TA GIÀ


Ngày Sir chia tay Old Trafford cũng là ngày người hâm mộ nhận ra chàng tiền vệ mang áo số 16 đang dần trở thành một lão tướng trong đội hình của Quỷ Đỏ. Vai trò của anh vốn đã âm thầm, lại càng trở nên âm thầm hơn, với những chấn thương của thời David Moyes và việc phải ngồi ghế dự bị quá nhiều ở thời Louis van Gaal. thế nhưng không phải thế , đã từng có thời trong triều đại của Sir Alex và cả sau này MU đã từng sống dựa vào hơi thở của cặp tiền vệ " hạng trung " Michael Carrick và Darren Fletcher . Và rồi Sir Alex giải nghệ , Darren ra đi Moyes đã từng đem đến Marouane Fellaini với hy vọng thay thế Carrick , và thế rồi chính anh lại đẩy Fellaini lên ghế dự bị , và rồi bán sới sang tận Trung Quốc xa xôi
View attachment 87242

Và khi Van Gaal đến nhà hát của những giấc mơ , ông đã đem về Bastian Schweinsteiger , đội trưởng tuyển Đức , danh tiếng hơn nhiều , đc hy vọng hơn nhiều để thay thế cho Carrick , nhưng rồi hóa ra Bastian còn không đủ thể lực để thi đấu và rồi nhiệm vụ điều tiết lại phải giao chi chính Carrick , để rồi khi Rooney đã mệt mỏi , toàn bộ đội hình rệu rã , Morgan Schneiderlin vật vờ , thì chính anh , đã kéo toàn bộ đoàn tàu MU tới chiếc cúp FA 2015

“Kinh nghiệm, uy tín, tài chuyền bóng, đọc trận đấu là vốn quý của Carrick” – Van Gaal

View attachment 87245

Và rồi trong thời Mou , chính anh đã hồi sinh Pogba và giúp Herrera hòa nhập , để thêm 1 lần nữa , gánh MU , một lần nữa người hùng thầm lặng ấy lại lên tiếng

View attachment 87246

Và rồi cái ngày đó cũng tới trận đấu với Watford vào ngày 13/5, Carrick chính thức nói lời chia tay sân cỏ và hoàn thành ước nguyện trong cả sự nghiệp của mình đó là điều mà Carrick mong mỏi “Lúc này, tôi chỉ muốn được giải nghệ tại nơi mà mình luôn coi là ngôi nhà thứ 2 trong cuộc đời. Tôi gắn bó cùng MU qua 7 mùa giải, do đó bản thân không muốn phải chuyển đến CLB khác để kết thúc sự nghiệp”.


CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN ÔNG ÍT NÓI

12 năm ở Old Trafford, liệu có bao giờ bạn tình cờ đọc một tin về scandal có tên anh? Những phàn nàn về vị trí được xếp không phải sở trường, hay đề cập đến chuyện tăng lương? Có mấy khi Carrick gây rối trong phòng thay đồ hay phản đối lối chơi của HLV? Trải qua quá nhiều những thăng trầm và biến cố, đội phó Quỷ Đỏ vẫn cứ âm thầm cống hiến mà chẳng mưu cầu lợi ích gì cho cá nhân.

Là cầu thủ, có biết bao sức ép, áp lực từ nhiều phía, có biết bao những cám dỗ về ham muốn nổi tiếng hay những món hợp đồng quảng cáo béo bở, Carrick chỉ biết “làm tốt nhiệm vụ của một cầu thủ” khi có cơ hội được ra sân, thầm lặng làm từ thiện hay dành thời gian cho gia đình và những sở thích giản dị mỗi khi từ sân bóng trở về nhà, thậm chí người đàn ông ấy còn để mốc meo Twitter, Facebook và chẳng có lấy website chính thức cho riêng mình. Ngay cả việc đoàn quân Tam Sư lãng quên anh, anh cũng vẫn im lặng, không đấu tranh, không chỉ trích. Với anh, “Action speaks louder than words” (Nói ít, làm nhiều), cho dù có thể anh sẽ ít được người ta nhớ đến hoặc tung hô giống như một số cầu thủ biết cách làm ồn ào giới báo chí, gây ấn tượng với NHM bằng những câu nói gây sốc, những quả đầu dị biệt hay những clip quảng cáo ấn tượng. 12 năm rồi đấy, Carrick, anh đã thầm lặng quá lâu rồi, hãy vén màn, bước ra và thử ồn ào một chút đi!!!

View attachment 87249

Video nhé :


Hay lắm mày ơi. Ngày xưa đội bóng quá nhiều những người hùng thầm lặng như thế này. Bây giờ thì bọn trẻ ranh đá đấm chưa ra gì mà suốt này thể hiện phát ngôn bố đời.
 
Hay lắm mày ơi. Ngày xưa đội bóng quá nhiều những người hùng thầm lặng như thế này. Bây giờ thì bọn trẻ ranh đá đấm chưa ra gì mà suốt này thể hiện phát ngôn bố đời.
Giờ là thời đại kim tiền rồi , lòng trung thành đo đếm bằng lương , đơn cử như Pogba đó , hay Neymar của PSG , cho nên là tìm dc những người như Carrick thực sự khó
 
Hay lắm đệ, nhưng với R10 đệ quên mất không nhắc đến một chi tiết rất quan trọng. Ngày R10 ra mắt MU ở trận đấu đầu tiên ở C1. Cầu thủ tuổi teen ra mắt ấn tượng nhất ở sân chơi cấp cao nhất TG của các CLB cho đến giờ. Hattrick vào lưới Fenerbahce ngày 28/09/2004.
 
Hay lắm đệ, nhưng với R10 đệ quên mất không nhắc đến một chi tiết rất quan trọng. Ngày R10 ra mắt MU ở trận đấu đầu tiên ở C1. Cầu thủ tuổi teen ra mắt ấn tượng nhất ở sân chơi cấp cao nhất TG của các CLB cho đến giờ. Hattrick vào lưới Fenerbahce ngày 28/09/2004.
Dạ, để em xem bỏ đâu trong bài viết đc ạ , thanks lão đại
 
Giờ là thời đại kim tiền rồi , lòng trung thành đo đếm bằng lương , đơn cử như Pogba đó , hay Neymar của PSG , cho nên là tìm dc những người như Carrick thực sự khó
Đúng mày ạ. GIờ kiếm thằng nào trung thành đá vì tình yêu khó quá. Đợt này thằng Bruno về lương có hơn 100k với thằng Ighalo chấp nhận giảm lương về clb tao ưng cái bụng. Xem chúng nó đá nhiệt huyết khác bọt ngay. Thằng Pogba hay thì hay thật nhưng tao là Ole chắc tao cho next thôi. Đợt nó chấn thương này Man đang ổn cơ cấu rõ ràng. Sợ nó trở lại lúc ấy lại phá tan hoang thì bỏ mẹ.
PS: mày viết về Brown đi. Nó cũng 2C1 với boss đấy. Đa năng ít phàn nàn, đá luôn ở mức khá tuy nhiều khi vẫn bóp dái. Có những trận cần toả sáng thì sáng vl luôn. Cả OShea nữa. Viết ngôi sao thì dễ viết mấy cầu thủ kiểu này khó hơn mày ạ. Mấy cầu thủ này cũng cực kỳ cần thiết trong thành công của đội bóng.
 
Đúng mày ạ. GIờ kiếm thằng nào trung thành đá vì tình yêu khó quá. Đợt này thằng Bruno về lương có hơn 100k với thằng Ighalo chấp nhận giảm lương về clb tao ưng cái bụng. Xem chúng nó đá nhiệt huyết khác bọt ngay. Thằng Pogba hay thì hay thật nhưng tao là Ole chắc tao cho next thôi. Đợt nó chấn thương này Man đang ổn cơ cấu rõ ràng. Sợ nó trở lại lúc ấy lại phá tan hoang thì bỏ mẹ.
PS: mày viết về Brown đi. Nó cũng 2C1 với boss đấy. Đa năng ít phàn nàn, đá luôn ở mức khá tuy nhiều khi vẫn bóp dái. Có những trận cần toả sáng thì sáng vl luôn. Cả OShea nữa. Viết ngôi sao thì dễ viết mấy cầu thủ kiểu này khó hơn mày ạ. Mấy cầu thủ này cũng cực kỳ cần thiết trong thành công của đội bóng.
Ok , v để t xem xét thêm về Wes Brown và John O'Shea
 
Ok , v để t xem xét thêm về Wes Brown và John O'Shea
Ok. Thanks mày. Có thể sẽ nhiều thằng ko thích. Nhưng theo tao những cầu thủ kiểu này nó thực sự là nhân tố cần thiết trong đội bóng. Tao nhớ trận gặp Barca năm 08-09 Schole ghi bàn nhưng ng đc bầu cầu thủ xuất sắc nhất trận là W.Brown đá trung vệ thay Vidic thì phải. Đến trận chung kết thì nó là ng tạt cho Ro ghi bàn. Mấy năm đấy đá Pes tao cũng toàn dùng Brown. Còn OShea thì là con hàng siêu đa năng của ông cụ rồi.
 
Hôm nay tao sẽ viết về ai , viết như thế nào , thực sự cũng băn khoăn rât nhiều vì những người muốn viết thì quá nhiều , nhưng rồi sẽ gây nhàm chán v.v cho nên có lẽ hôm nay đồng thời cũng sẽ chốt danh sách luôn , có lẽ câp trung vệ Rio Vidic , thủ môn Schmeichel ,
Dimitar Berbatov
Wes Brown có lẽ là đủ rồi . Và để bắt đầu chúng ta sẽ đi tới Rio Ferdinand trung vệ có lẽ là hay nhất trong lịch sử MU thời Sir Alex , anh cùng với Vidic hợp thành cặp trung vệ đỉnh nhất Premier League thời ấy . Nếu như Vidic máu lửa, ,là một máy càn đích thực thì Ferdinand gần giống một trung vệ quét có phong cách thanh lịch, lướt theo tiền đạo đối phương và đoạt bóng một cách nhẹ nhàng . Nào , hãy cùng bắt đầu nói về Rio Ferdinand- Chiến bình thép thanh lịch ở Old Trafford .'


Rio Ferdinand- Chiến bình thép thanh lịch ở Old Trafford

Nếu như bạn buộc phải xây dựng một đội hình mà trong đó hàng phòng ngự chỉ được có hai người, thì trong đó nhất định phải có Rio Ferdinand.



Manchester United giờ đây vẫn đang miệt mài đi tìm một người giống như Rio Ferdinand, và cũng như việc tìm người thay thế Cristiano Ronaldo, mọi thứ đều mờ mịt. Có những thứ không mua được bằng tiền chẳng hạn như đẳng cấp và lòng trung thành. Những ngôi sao trẻ giờ đây quá nóng vội để chạy theo tiếng gọi của hiện kim mà quên mất rằng bóng đá không phải là sự đổi chác. Bóng đá là về cảm xúc, niềm đam mê, vinh quang và khát vọng. Manchester United không thiếu tiền, họ có thể đem bất cứ người nào về Old Trafford, tuy nhiên như đã nói, tiền bạc gần như không thể đem về “Nhà hát của những giấc mơ” một Rio Ferdinand thứ hai.

1.webp


Tiểu sử
Rio Ferdinand sinh ngày 7 tháng 11 năm 1978 tại thành phố London, Anh. Bố anh là ông Julian Ferdinand – làm nghề thợ may – còn mẹ ông, bà Janice Lavender là một vú em. Tuổi thơ của Rio Ferdinand là những tháng ngày vui vẻ lớn lên bên cạnh hai người em trai, và gia đình nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười dù cho cuộc sống mưu sinh còn nhiều vất vả. Tuy nhiên biến cố đầu đời của Rio Ferdinand xảy ra năm anh lên 14 tuổi, thời điểm mà bố mẹ anh quyết định đường ai nấy đi. Song, trong cái rủi vẫn còn cái may, cả hai người đều làm lụng vất vả đề cùng nhau dung dưỡng cho cậu con trai lớn.

Ít ai biết rằng trước khi trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, Rio Ferdinand từng là một cậu học sinh đa tài. Trước khi ông Ferdinand và bà Lavender chính thức chia tay, Rio sống cùng bố tại một khu khác, anh đăng ký tham gia nhiều lớp học trong trường từ bóng đá, gym, diễn xuất, hý viện và múa ba-lê. Nhờ vào thành tích hoạt động xuất sắc, anh giành được học bổng và đại diện khu Southwark tham gia giải Thể hình trẻ London. Năm lên 10, anh được nhận vào học viện đào tạo bóng đá Queens Park Rangers, nơi ước mơ của Rio Ferdinand được chắp cánh.

3. Sự nghiệp

Khả năng chơi bóng của Rio Ferdinand đã thật sự thuyết phục huấn luyện viên đội trẻ của Queens Park Rangers khi đó là David Goodwin, và ông đã không hề ngần ngại dành cho cậu học trò nhỏ những lời nói có cánh: “Con trai, ta sẽ gọi con là Pele.”. Thực tế rằng, Rio Ferdinand bắt đầu chơi bóng ở vị trí tiền vệ tấn công nhưng các huấn luyện viên đã đưa anh về chơi trung vệ do Rio sở hữu thể hình vượt trội. Năm 16 tuổi, Rio Ferdinand quyết định chọn West Ham làm đích đến mặc cho Middlebrough và Chelsea luôn bày tỏ rõ ràng về mong muốn có được chữ ký của anh.

Trong đội trẻ của West Ham United, Rio Ferdinand chơi bên cạnh “Người không phổi” Frank Lampard. Sự xuất sắc của Rio Ferdinand ở đội hai của câu lạc bộ được huấn luyện viên Harry Redknapp chú ý đến. Redknapp quyết định ký với anh bản hợp đồng chuyên nghiệp, thứ được coi là tờ giấy thông hành đưa Rio Ferdinand thẳng tiến đến giải đấu cao nhất nước Anh – Premier League. Ngày 5 tháng 5 năm 1996, Rio Ferdinand có trận ra mắt cho West Ham United. Sau 152 trận đấu, Rio Ferdinand đã chứng minh cho toàn nước Anh thấy rằng vì sao anh được so sánh với huyền thoại một thời của West Ham – Bobby Moore. Sau đó, một thương vụ mới được bắt đầu.



2.webp


Rio Ferdinand lọt vào tầm ngắm của những ông lớn châu Âu như Manchester United, Real Madrid và Barcelona, nhưng không một ai thuyết phục được Harry Redknapp “nhả người” ngoại trừ David O’Leary của Leeds. Thương vụ ‘’động trời’’ 18 triệu bảng Anh lập tức được ký kết trong bầu không khí chung nồng nặc mùi ngờ vực khi nhiều nhận định rằng tài năng của Rio Ferdinand là chưa đủ thuyết phục. Mùa giải đầu tiên gia nhập Leeds, Rio Ferdinand góp công lớn đưa đội bóng vào đến bán kết Champion League. Sự xuất sắc của Rio trong màu áo của Leeds giúp anh có được vị trí chính thức trong đội hình tuyển Anh và khiến cho Sir Alex Ferguson chơi tất tay để đem anh về Old Trafford.

Ferdinand gia nhập “Quỷ Đỏ” với giá trị kỷ lục thời điểm đó cho một trung vệ – hơn 30 triệu bảng Anh, vượt qua cái giá 22 triệu bảng mà “Bà đầm già” thành Turin trả cho Parma để có được Lilian Thuram. Mùa 2002/03 tại Old Trafford, Rio Ferdinand đã cùng Manchester United lên ngôi vô địch Premier League. Sau sự việc trễ giờ kiểm tra sức khỏe ngày 23 tháng 9 năm 2003, Rio Ferdiand nhận án phạt cấm thi đấu 8 tháng của Ủy ban Kỷ luật Hiệp hội bóng đá, tuy vậy người hứng chịu nhiều nhất lại là Manchester United. Trong thời gian không có sự phục vụ của Rio Ferdinand, M.U liên tục hứng chịu cơn mưa … bàn thua bởi không có một trung vệ nào có đủ khả năng để giữ cho khung gỗ Edwin van der Sar được an toàn.



3.webp

Sau 4 mùa giải hụt hơi trước Arsenal và Chelsea, Manchester United trở lại ấn tượng vào mùa 2006/07, thời điểm mà ‘anh hùng’, ‘nhân kiệt’ trong đội hình xuất hiện nhiều như nấm sau mưa đầu mùa. Rio Ferdinand nằm trong số những con người làm nên thành công của danh hiệu Premier League năm đó bên cạnh những Nemanja Vidic, Cristiano Ronaldo, Patrice Evra, Wayne Rooney, Park Ji-sung, Paul Scholes,… Khi đó, Rio Ferdinand và Nemanja Vidic được đánh giá là cặp trung vệ thép xuất sắc nhất thế giới. Điều đó cũng dễ hiểu khi bộ đôi “Thái Sơn” này kết hợp cùng “Người Hà Lan bay” Edwin van der Sar tạo nên chuỗi trận giữ sạch lưới dài nhất lịch sử. Nói tóm lại, có Rio Ferdinand thì Manchester United đá tấn công 9 người vẫn được!

Rio Ferdinand
kết thúc mùa giải 2006/07 với chiếc cúp Premier League thứ hai cùng câu lạc bộ và đồng thời được bình chọn vào danh sách ‘Đội hình tiêu biểu của năm’. Rio Ferdinand thi đấu không cậy sức như John Terry hay “chém đinh chặt sắt” như Jaap Stamp, mà anh chơi thứ bóng đá hiệu quả, thanh thoát, mềm mại nhưng không kém phần quyết liệt mà máu lửa. Ngày ấy đội bóng nào gặp Manchester United đều khốn đốn bởi họ phải vượt qua đến ba lớp rào để có thể tìm đường vào khung thành của đối thủ. Nếu vượt qua được “Gã Shrek” Wayne Rooney “điên rồ” thì hàng tiền vệ vẫn còn đó “Người ba phổi” Park Ji-sung, chưa kể “Hoàng tử” Paul Scholes, nếu đánh bại khu trung tuyến rồi thì đừng nên mừng vội, hãy quan sát vị trí của Rio Ferdinand và Nemanja Vidic nếu không muốn chạy thục mạng về tham gia phòng ngự.
4.webp

Mùa giải 2007/08 là mùa giải thành công nhất của Ferdinand trong màu áo của “Quỷ Đỏ”. Anh cùng Manchester United giành cú đúp lịch sử Premier League và Champion League bằng màn trình diễn thuyết phục. Ở Old Trafford, Rio Ferdinand đơn giản là không thể thay thế vì triết lý “Ghi bàn giúp đội bóng giành điểm, nhưng phòng ngự mới giúp đội bóng giành chiến thắng”.Mùa giải tiếp theo, Ferdinand và đồng đội bảo tuy thất bại trước “Độc cô cầu bại” Barcelona nhưng cũng kịp bảo vệ thành công ngôi vương nước Anh, giành luôn Siêu cúp châu Âu, Siêu cúp nước Anh, Cúp Liên đoàn và Cúp liên lục địa. Sau sự ra đi của Cristiano Ronaldo, gánh nặng trách nhiệm giành chiến thắng đặt nặng lên vai của những người ở lại.

Phòng thay đồ của Manchester United treo trên giá chiếc áo số 7, thể hiện ước muốn tìm người kế thừa Ronaldo. Sir Alex Ferguson đã tạo ra một huyền thoại xuất sắc nhất thế giới thời điểm bấy giờ và tất nhiên chính ông là nạn nhân trong công cuộc tìm người thay thế. Dù vậy, với những Wayne Rooney, Luis Nani, Dimitar Berbatov, Javier Hernandez và đặc biệt là bộ đôi trung vệ Ferdinand – Vidic thì Ferguson vẫn đưa “Quỷ Đỏ” đến chức vô địch lần thứ 19 của câu lạc bộ. Nhưng rồi “Nhà hát của những giấc mơ” đã đến thời kỳ “trùng tu”, và ông chủ của “Nhà hát” cảm thấy bản thân không còn đủ khỏe mạnh để điều hành.

5.webp

Nhưng hóa ra đó mới chỉ là… bước tạo đà cho một mùa giải 2008/09 mà cặp đôi Rio – Vidic còn hay hơn gấp bội. 14 vòng đấu với 1331 phút giữ sạch lưới liên tiếp của United trong quãng thời gian 15/11/2008 – 21/02/2009 cho đến thời điểm hiện tại vẫn là kỉ lục vô tiền khoáng hậu của Premier League. Đó là kỉ lục ghi dấu một tập thể United xuất sắc bậc nhất trong lịch sử. Và nó gắn liền với cặp đôi Rio – Vidic!

Nhưng cuộc chơi nào cũng có quy luật riêng của nó. Và chẳng có gì là mãi mãi cả, nhất là với sự nghiệp của một cầu thủ bóng đá. Sau đỉnh cao 2009 của cặp trung vệ thép này , lần lượt Rio và Vidic chạm vào “vực sâu” của họ. Rio dính chấn thương nặng và bở lỡ 2/3 số trận trong cả mùa giải 2009/10, mùa kế tiếp anh cũng chỉ ra sân 19 trận tại Premier League. Vị trí của Rio, bên cạnh Vidic, dần được thay thế bởi những cầu thủ trẻ trung hơn như Chris Smalling, Phil Jones hay Jonny Evans.

Mùa giải 2012-13, Manchester United khởi động mùa giải bằng 11 trận thắng liên tiếp. Ferdinand vẫn miệt mài làm tốt công việc mà anh đã làm từ suốt 10 năm qua – bảo vệ an toàn cho khung gỗ. Trong từng pha tắc bóng và cản phá của Ferdinand, người hâm mộ dễ dàng cảm nhận được tinh thần chiến binh mang dòng máu “Quỷ”. Cuối mùa giải, Manchester United đem về phòng truyền thống chiếc cúp Premier League thứ 20, đánh dấu sự kết thúc của M.U dưới triều đại Sir Alex Ferguson.


Sir Alex Ferguson nghỉ hưu. David Moyes là người được chọn. Những vấn đề về thể lực, tuổi tác, chấn thương và thậm chí là cả lòng tự trọng khiến Rio và người đá cặp tuyệt nhất của anh Vidic “lùi vào bóng tối” trong mùa giải cuối cùng của cả hai ở Old Trafford. Sau 14 lần ra sân cùng nhau ở mùa giải 2013/14, Rio lặng lẽ gia nhập QPR còn Vidic nói lời chia tay United để tới Inter Milan theo dạng chuyển nhượng tự do.

Ferdinand trải qua 12 mùa giải khoác áo “Quỷ đỏ” thành Manchester, có một thời gian dài đeo băng thủ quân. Tổng cộng anh thi đấu cho “Quỷ Đỏ” 312 trận, giành được vô số danh hiệu: 6 Premier League, 1 FA Cup, 3 League Cup, 1 C2, 1 FIFA Club Word Cup, 6 English Super Cup và 1 Champion League.

6.webp

Cống hiến của Rio Ferdinand cho câu lạc bộ nâng tầm anh trở thành huyền thoại không chỉ của riêng Manchester United mà còn là của bóng đá Anh. Tài năng của Rio như thế nào thì cũng không cần phải bàn nữa, cứ nhìn cách mà M.U thi đấu và ngụp lặn tại ngoại hạng Anh bây giờ mới hiểu được rất khó cho “Nhà hát của những giấc mơ” mới có được một người như Rio.

7.webp


Video nhé:

 
Hôm nay tao sẽ viết về ai , viết như thế nào , thực sự cũng băn khoăn rât nhiều vì những người muốn viết thì quá nhiều , nhưng rồi sẽ gây nhàm chán v.v cho nên có lẽ hôm nay đồng thời cũng sẽ chốt danh sách luôn , có lẽ câp trung vệ Rio Vidic , thủ môn Schmeichel ,
Dimitar Berbatov
Wes Brown có lẽ là đủ rồi . Và để bắt đầu chúng ta sẽ đi tới Rio Ferdinand trung vệ có lẽ là hay nhất trong lịch sử MU thời Sir Alex , anh cùng với Vidic hợp thành cặp trung vệ đỉnh nhất Premier League thời ấy . Nếu như Vidic máu lửa, ,là một máy càn đích thực thì Ferdinand gần giống một trung vệ quét có phong cách thanh lịch, lướt theo tiền đạo đối phương và đoạt bóng một cách nhẹ nhàng . Nào , hãy cùng bắt đầu nói về Rio Ferdinand- Chiến bình thép thanh lịch ở Old Trafford .'


Rio Ferdinand- Chiến bình thép thanh lịch ở Old Trafford

Nếu như bạn buộc phải xây dựng một đội hình mà trong đó hàng phòng ngự chỉ được có hai người, thì trong đó nhất định phải có Rio Ferdinand.



Manchester United giờ đây vẫn đang miệt mài đi tìm một người giống như Rio Ferdinand, và cũng như việc tìm người thay thế Cristiano Ronaldo, mọi thứ đều mờ mịt. Có những thứ không mua được bằng tiền chẳng hạn như đẳng cấp và lòng trung thành. Những ngôi sao trẻ giờ đây quá nóng vội để chạy theo tiếng gọi của hiện kim mà quên mất rằng bóng đá không phải là sự đổi chác. Bóng đá là về cảm xúc, niềm đam mê, vinh quang và khát vọng. Manchester United không thiếu tiền, họ có thể đem bất cứ người nào về Old Trafford, tuy nhiên như đã nói, tiền bạc gần như không thể đem về “Nhà hát của những giấc mơ” một Rio Ferdinand thứ hai.

View attachment 90050


Tiểu sử
Rio Ferdinand sinh ngày 7 tháng 11 năm 1978 tại thành phố London, Anh. Bố anh là ông Julian Ferdinand – làm nghề thợ may – còn mẹ ông, bà Janice Lavender là một vú em. Tuổi thơ của Rio Ferdinand là những tháng ngày vui vẻ lớn lên bên cạnh hai người em trai, và gia đình nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười dù cho cuộc sống mưu sinh còn nhiều vất vả. Tuy nhiên biến cố đầu đời của Rio Ferdinand xảy ra năm anh lên 14 tuổi, thời điểm mà bố mẹ anh quyết định đường ai nấy đi. Song, trong cái rủi vẫn còn cái may, cả hai người đều làm lụng vất vả đề cùng nhau dung dưỡng cho cậu con trai lớn.

Ít ai biết rằng trước khi trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, Rio Ferdinand từng là một cậu học sinh đa tài. Trước khi ông Ferdinand và bà Lavender chính thức chia tay, Rio sống cùng bố tại một khu khác, anh đăng ký tham gia nhiều lớp học trong trường từ bóng đá, gym, diễn xuất, hý viện và múa ba-lê. Nhờ vào thành tích hoạt động xuất sắc, anh giành được học bổng và đại diện khu Southwark tham gia giải Thể hình trẻ London. Năm lên 10, anh được nhận vào học viện đào tạo bóng đá Queens Park Rangers, nơi ước mơ của Rio Ferdinand được chắp cánh.

3. Sự nghiệp

Khả năng chơi bóng của Rio Ferdinand đã thật sự thuyết phục huấn luyện viên đội trẻ của Queens Park Rangers khi đó là David Goodwin, và ông đã không hề ngần ngại dành cho cậu học trò nhỏ những lời nói có cánh: “Con trai, ta sẽ gọi con là Pele.”. Thực tế rằng, Rio Ferdinand bắt đầu chơi bóng ở vị trí tiền vệ tấn công nhưng các huấn luyện viên đã đưa anh về chơi trung vệ do Rio sở hữu thể hình vượt trội. Năm 16 tuổi, Rio Ferdinand quyết định chọn West Ham làm đích đến mặc cho Middlebrough và Chelsea luôn bày tỏ rõ ràng về mong muốn có được chữ ký của anh.

Trong đội trẻ của West Ham United, Rio Ferdinand chơi bên cạnh “Người không phổi” Frank Lampard. Sự xuất sắc của Rio Ferdinand ở đội hai của câu lạc bộ được huấn luyện viên Harry Redknapp chú ý đến. Redknapp quyết định ký với anh bản hợp đồng chuyên nghiệp, thứ được coi là tờ giấy thông hành đưa Rio Ferdinand thẳng tiến đến giải đấu cao nhất nước Anh – Premier League. Ngày 5 tháng 5 năm 1996, Rio Ferdinand có trận ra mắt cho West Ham United. Sau 152 trận đấu, Rio Ferdinand đã chứng minh cho toàn nước Anh thấy rằng vì sao anh được so sánh với huyền thoại một thời của West Ham – Bobby Moore. Sau đó, một thương vụ mới được bắt đầu.



View attachment 90051


Rio Ferdinand lọt vào tầm ngắm của những ông lớn châu Âu như Manchester United, Real Madrid và Barcelona, nhưng không một ai thuyết phục được Harry Redknapp “nhả người” ngoại trừ David O’Leary của Leeds. Thương vụ ‘’động trời’’ 18 triệu bảng Anh lập tức được ký kết trong bầu không khí chung nồng nặc mùi ngờ vực khi nhiều nhận định rằng tài năng của Rio Ferdinand là chưa đủ thuyết phục. Mùa giải đầu tiên gia nhập Leeds, Rio Ferdinand góp công lớn đưa đội bóng vào đến bán kết Champion League. Sự xuất sắc của Rio trong màu áo của Leeds giúp anh có được vị trí chính thức trong đội hình tuyển Anh và khiến cho Sir Alex Ferguson chơi tất tay để đem anh về Old Trafford.

Ferdinand gia nhập “Quỷ Đỏ” với giá trị kỷ lục thời điểm đó cho một trung vệ – hơn 30 triệu bảng Anh, vượt qua cái giá 22 triệu bảng mà “Bà đầm già” thành Turin trả cho Parma để có được Lilian Thuram. Mùa 2002/03 tại Old Trafford, Rio Ferdinand đã cùng Manchester United lên ngôi vô địch Premier League. Sau sự việc trễ giờ kiểm tra sức khỏe ngày 23 tháng 9 năm 2003, Rio Ferdiand nhận án phạt cấm thi đấu 8 tháng của Ủy ban Kỷ luật Hiệp hội bóng đá, tuy vậy người hứng chịu nhiều nhất lại là Manchester United. Trong thời gian không có sự phục vụ của Rio Ferdinand, M.U liên tục hứng chịu cơn mưa … bàn thua bởi không có một trung vệ nào có đủ khả năng để giữ cho khung gỗ Edwin van der Sar được an toàn.



View attachment 90052

Sau 4 mùa giải hụt hơi trước Arsenal và Chelsea, Manchester United trở lại ấn tượng vào mùa 2006/07, thời điểm mà ‘anh hùng’, ‘nhân kiệt’ trong đội hình xuất hiện nhiều như nấm sau mưa đầu mùa. Rio Ferdinand nằm trong số những con người làm nên thành công của danh hiệu Premier League năm đó bên cạnh những Nemanja Vidic, Cristiano Ronaldo, Patrice Evra, Wayne Rooney, Park Ji-sung, Paul Scholes,… Khi đó, Rio Ferdinand và Nemanja Vidic được đánh giá là cặp trung vệ thép xuất sắc nhất thế giới. Điều đó cũng dễ hiểu khi bộ đôi “Thái Sơn” này kết hợp cùng “Người Hà Lan bay” Edwin van der Sar tạo nên chuỗi trận giữ sạch lưới dài nhất lịch sử. Nói tóm lại, có Rio Ferdinand thì Manchester United đá tấn công 9 người vẫn được!

Rio Ferdinand
kết thúc mùa giải 2006/07 với chiếc cúp Premier League thứ hai cùng câu lạc bộ và đồng thời được bình chọn vào danh sách ‘Đội hình tiêu biểu của năm’. Rio Ferdinand thi đấu không cậy sức như John Terry hay “chém đinh chặt sắt” như Jaap Stamp, mà anh chơi thứ bóng đá hiệu quả, thanh thoát, mềm mại nhưng không kém phần quyết liệt mà máu lửa. Ngày ấy đội bóng nào gặp Manchester United đều khốn đốn bởi họ phải vượt qua đến ba lớp rào để có thể tìm đường vào khung thành của đối thủ. Nếu vượt qua được “Gã Shrek” Wayne Rooney “điên rồ” thì hàng tiền vệ vẫn còn đó “Người ba phổi” Park Ji-sung, chưa kể “Hoàng tử” Paul Scholes, nếu đánh bại khu trung tuyến rồi thì đừng nên mừng vội, hãy quan sát vị trí của Rio Ferdinand và Nemanja Vidic nếu không muốn chạy thục mạng về tham gia phòng ngự.
View attachment 90055

Mùa giải 2007/08 là mùa giải thành công nhất của Ferdinand trong màu áo của “Quỷ Đỏ”. Anh cùng Manchester United giành cú đúp lịch sử Premier League và Champion League bằng màn trình diễn thuyết phục. Ở Old Trafford, Rio Ferdinand đơn giản là không thể thay thế vì triết lý “Ghi bàn giúp đội bóng giành điểm, nhưng phòng ngự mới giúp đội bóng giành chiến thắng”.Mùa giải tiếp theo, Ferdinand và đồng đội bảo tuy thất bại trước “Độc cô cầu bại” Barcelona nhưng cũng kịp bảo vệ thành công ngôi vương nước Anh, giành luôn Siêu cúp châu Âu, Siêu cúp nước Anh, Cúp Liên đoàn và Cúp liên lục địa. Sau sự ra đi của Cristiano Ronaldo, gánh nặng trách nhiệm giành chiến thắng đặt nặng lên vai của những người ở lại.

Phòng thay đồ của Manchester United treo trên giá chiếc áo số 7, thể hiện ước muốn tìm người kế thừa Ronaldo. Sir Alex Ferguson đã tạo ra một huyền thoại xuất sắc nhất thế giới thời điểm bấy giờ và tất nhiên chính ông là nạn nhân trong công cuộc tìm người thay thế. Dù vậy, với những Wayne Rooney, Luis Nani, Dimitar Berbatov, Javier Hernandez và đặc biệt là bộ đôi trung vệ Ferdinand – Vidic thì Ferguson vẫn đưa “Quỷ Đỏ” đến chức vô địch lần thứ 19 của câu lạc bộ. Nhưng rồi “Nhà hát của những giấc mơ” đã đến thời kỳ “trùng tu”, và ông chủ của “Nhà hát” cảm thấy bản thân không còn đủ khỏe mạnh để điều hành.

View attachment 90056

Nhưng hóa ra đó mới chỉ là… bước tạo đà cho một mùa giải 2008/09 mà cặp đôi Rio – Vidic còn hay hơn gấp bội. 14 vòng đấu với 1331 phút giữ sạch lưới liên tiếp của United trong quãng thời gian 15/11/2008 – 21/02/2009 cho đến thời điểm hiện tại vẫn là kỉ lục vô tiền khoáng hậu của Premier League. Đó là kỉ lục ghi dấu một tập thể United xuất sắc bậc nhất trong lịch sử. Và nó gắn liền với cặp đôi Rio – Vidic!

Nhưng cuộc chơi nào cũng có quy luật riêng của nó. Và chẳng có gì là mãi mãi cả, nhất là với sự nghiệp của một cầu thủ bóng đá. Sau đỉnh cao 2009 của cặp trung vệ thép này , lần lượt Rio và Vidic chạm vào “vực sâu” của họ. Rio dính chấn thương nặng và bở lỡ 2/3 số trận trong cả mùa giải 2009/10, mùa kế tiếp anh cũng chỉ ra sân 19 trận tại Premier League. Vị trí của Rio, bên cạnh Vidic, dần được thay thế bởi những cầu thủ trẻ trung hơn như Chris Smalling, Phil Jones hay Jonny Evans.

Mùa giải 2012-13, Manchester United khởi động mùa giải bằng 11 trận thắng liên tiếp. Ferdinand vẫn miệt mài làm tốt công việc mà anh đã làm từ suốt 10 năm qua – bảo vệ an toàn cho khung gỗ. Trong từng pha tắc bóng và cản phá của Ferdinand, người hâm mộ dễ dàng cảm nhận được tinh thần chiến binh mang dòng máu “Quỷ”. Cuối mùa giải, Manchester United đem về phòng truyền thống chiếc cúp Premier League thứ 20, đánh dấu sự kết thúc của M.U dưới triều đại Sir Alex Ferguson.


Sir Alex Ferguson nghỉ hưu. David Moyes là người được chọn. Những vấn đề về thể lực, tuổi tác, chấn thương và thậm chí là cả lòng tự trọng khiến Rio và người đá cặp tuyệt nhất của anh Vidic “lùi vào bóng tối” trong mùa giải cuối cùng của cả hai ở Old Trafford. Sau 14 lần ra sân cùng nhau ở mùa giải 2013/14, Rio lặng lẽ gia nhập QPR còn Vidic nói lời chia tay United để tới Inter Milan theo dạng chuyển nhượng tự do.

Ferdinand trải qua 12 mùa giải khoác áo “Quỷ đỏ” thành Manchester, có một thời gian dài đeo băng thủ quân. Tổng cộng anh thi đấu cho “Quỷ Đỏ” 312 trận, giành được vô số danh hiệu: 6 Premier League, 1 FA Cup, 3 League Cup, 1 C2, 1 FIFA Club Word Cup, 6 English Super Cup và 1 Champion League.

View attachment 90059

Cống hiến của Rio Ferdinand cho câu lạc bộ nâng tầm anh trở thành huyền thoại không chỉ của riêng Manchester United mà còn là của bóng đá Anh. Tài năng của Rio như thế nào thì cũng không cần phải bàn nữa, cứ nhìn cách mà M.U thi đấu và ngụp lặn tại ngoại hạng Anh bây giờ mới hiểu được rất khó cho “Nhà hát của những giấc mơ” mới có được một người như Rio.

View attachment 90060


Video nhé:


Rio còn là fan của Liver từ bé và còn tuyệt giao với Frank Lampard vì ghét Chelsea vô địch nữa. Chàng hậu vệ có đôi chân ba lê :))
 
Rio còn là fan của Liver từ bé và còn tuyệt giao với Frank Lampard vì ghét Chelsea vô địch nữa. Chàng hậu vệ có đôi chân ba lê :))
Từng là vũ công ba lê :v
 
Nếu viết về Rio Ferdinand mà không viết về Nemanja Vidic thì lại quá thiếu sót , Rio và Vidic, là hai mẫu trung vệ hoàn toàn trái ngược trên hầu như tất cả các khía cạnh nhưng lại là một sự kết hợp hoàn hảo khi họ ở bên nhau.
Bình thản và mạnh mẽ. Kiểm soát và chiến đấu. Tinh anh và máu lửa. Rio – Vidic đã tạo thành một cặp đôi phòng ngự xuất sắc và hiếm thấy bậc nhất, không chỉ trong lịch sử United hay Premier League mà còn ở tầm vóc Thế giới. Hôm nay chúng ta hãy nói về Vidic

Nemanja Vidic, MU vẫn nợ anh một lời cảm ơn

Với các mancunian, những gì gắn với Vidic sẽ không bao giờ bị lãng quên. Họ vẫn nợ anh một lời cảm ơn từ tận đáy lòng. Chào nhé, người thủ lĩnh!

Cựu đội trưởng MU, Nemanja Vidic đã giã từ bóng đá. Trung vệ đã trải qua 8 mùa rưỡi đẹp nhất sự nghiệp ở Old Trafford quyết định treo giày sau những ngày bị dày vò bởi các chấn thương. Bức tường thép tuy chưa nguội lạnh khát khao chiến đấu, nhưng bất lực để ra sân một lần nữa. Ở tuổi 34, anh đã buông tay.
Biểu trưng cao nhất của tinh thần United
Chắc chắn có một sự hẫng hụt lớn đối với các mancunian. Với họ, Vidic là người khổng lồ thực sự, nhắc nhở họ về quá khứ vinh quang - cái không thể tìm lại trong những ngày điêu tàn này.
Ngày 30/1/2006, trung vệ người Serbia xuất hiện ở Carrington. Đó là thành quả tuyệt vời của Sir Alex Ferguson, khi ông tranh thủ thời gian Fiorentina phải chờ đợi để hoàn thành việc ký kết vì hết suất ngoài EU và nhảy vào, chồng đủ 7 triệu bảng cho Spartak Moscow. Đây là một trong những quyết định mà chính Sir Alex cũng phải thừa nhận là một trong những quyết định sáng suốt nhất của mình .

aa.jpg

Để hiểu rõ hơn , chúng ta hãy đi sâu vào chuyển nhượng của mùa 2005-2006 , mùa chuyển nhượng thành công bậc nhất của Sir Alex ,Khi đó MU đang trong giai đoạn tái thiết sau 2 mùa giải bị Arsenal và nhất là túi tiền của tỷ phú Abramovich áp đảo. Hai mùa giải liên tiếp MU thất bại tại Premier League, một việc chưa từng xảy ra trong lịch sử, chính 4 cái tên mà Sir Alex đem về trong kì chuyển nhượng này , đã tiếp tục kéo dài kỉ nguyên thống trị của MU , đó là Patrice Evra với giá 8 triệu Euro , Edwin Van Der Sar lúc đó đã 34 tuổi với giá 4 triệu Euro , Park Ji Sung với giá 7,3 triêu Euro và cuối cùng là Nemanja Vidic với giá 10.5 triệu Euro chưa bằng một mình Shaun Wright-Phillips (31.5m euro) được Chelsea chiêu mộ cùng năm đó .

11.jpg

Để rồi điều gì đã xảy ra? Van Der Sar trở thành biểu tượng số 1 ở khung gỗ của Quỷ đỏ, thậm chí được đánh giá xuất sắc hơn cả Peter Schmeichel. Park Ji Sung trở thành một người không phổi, một chiến binh bất diệt mang dòng máu quỷ đỏ. Còn với Evra hay Vidic, những người bị coi là vô danh lại trở thành một phần của lịch sử. 2 người đội trưởng mẫu mực, xuất sắc bậc nhất của Old Trafford. Họ cùng Ferdinand và Neville tạo nên bộ tứ vệ trứ danh Ngoại hạng Anh.

Nếu như Ferdinand gần giống một trung vệ quét có phong cách thanh lịch, lướt theo tiền đạo đối phương và đoạt bóng một cách nhẹ nhàng thì Vidic gợi nhớ tới Harry Gregg, Peter Schmeichel hay Steve Bruce trong quá khứ, anh là mẫu cầu thủ gieo vào tâm trí các đồng đội sự an tâm tuyệt đối. Với vóc dáng cao lớn, vẻ mặt cau có, đôi mày nhăn tít và ánh mắt rực sáng, anh như một nhà lãnh đạo, là biểu tượng của kỷ luật và không cho phép bất cứ ai trượt ra khỏi tiêu chuẩn đặt ra. Còn các đối thủ, họ khó tránh được cảm giác sợ hãi và đứng trước Vidic, tất cả đều cảm thấy nhỏ bé và kiêng dè.

“Nemanja, anh đến từ Serbia và anh sẽ giết người”, những tiếng la hét đầy phấn khích từ người hâm mộ không mang tính văn học cho lắm, nhưng nó khái quát được sự tôn kính mà họ dành cho Vida. Tất cả đã nhìn thấy tinh thần chiến đấu rực lửa và không bao giờ lùi bước hay từ bỏ. Nói cách khác, anh là biểu trưng cao nhất của tinh thần United, một chiến binh mang dòng máu Quỷ.

Không ai có thể quên được hình ảnh một Vidic đẫm máu ở các trận gặp Chelsea (2008), gặp Newcastle (2009), gặp Arsenal (2013) và ở những ngày cuối cùng trong màu áo MU, khi gặp Southampton, anh cũng đổ máu mũi sau pha va chạm với Rickie Lambert. Chưa bao giờ, cho đến khi chứng kiến Vida chơi bóng, người ta mới cảm nhận được hết ý nghĩa của cụm từ: bóng đá quan trọng hơn sự sống và cái chết.
bb.jpg

Lòng dũng cảm của Vida có lẽ được tôi luyện sau những năm tháng lớn lên ở Uzice, một thị trấn cách Belgrade khoảng một trăm dặm, nơi là mục tiêu trong những cuộc không kích của Mỹ và NATO. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải câu chuyện được yêu thích nhất ở Old Trafford.

Đến bây giờ, người ta còn kể cho nhau nghe về một Vidic đầy ấm áp, ẩn sau dáng vẻ dữ dằn trên sân cỏ. Anh và người bạn thân Vladimir Dimitrijevic đã lớn lên cùng nhau và chia sẻ ước mơ bóng đá. Người bạn này mất vì cơn đau tim ở tuổi 20. Vidic đã thay thế Dimitrijevic chăm sóc gia đình, tặng cha của bạn tài khoản trị giá 126.000 euro để mua một căn hộ và trang trải các nỗi lo về tài chính.

Sự nghiệp đỉnh cao của Nemanja Vidic thật sự chỉ gói gọn trong 8 năm ở Manchester United. Bắt đầu từ một ngày mùa đông năm 2016. Khi Sir Alex Fegurson mang anh về với quỷ đỏ thành Manchester bằng một quyết định chớp nhoáng. Trước khi nhận được cuộc gọi từ Sir Alex, Vidic đã có cuộc trò chuyện ngắn ngủi với… Rafa Benitez, huấn luyện viên của Liverpool lúc bấy giờ. Sau cuộc gọi, Benitez lặng im suốt mấy tuần, thế là tới lượt Alex Ferguson. “ Ông ấy nói rất thích tôi, đã xem tôi thi đấu, và đã chọn một vị trí cho riêng tôi rồi. So với sự mập mờ của Liverpool, thì sự rõ ràng của Fergie là một thông điệp chắc chắn hơn rất nhiều, cuối cùng mọi thứ được gút lại trong 3 ngày “

Ba ngày ngắn ngủi đó là ba ngày để tạo nên một trong những bản hợp đồng thành công nhất lịch sử đội bóng thành Manchester. Khi chàng trai 25 tuổi khi đó trở thành một trong những huyền thoại của câu lạc bộ. Nhưng nếu ai đó nghĩ rằng thành công chỉ tự đến với Vidic, đó chắc chắn là một sự nhầm lẫn lớn. Đến quỷ đỏ từ một giải bóng đá ít cạnh tranh hơn rất nhiều ( Anh chuyển đến từ Spartak Moskva) chưa bao giờ là một điều dễ dàng, nhất là khi anh lại đến ở kỳ chuyển nhượng mùa đông, khi mọi chuyện đã bắt đầu từ 6 tháng trước.

“Tôi không đủ thể lực, tôi không đủ nhanh, đủ khỏe để có thể bắt đầu ngay lập tức với đội bóng, đó là những ngày khó khăn”. Nhưng với một người như Vidic, làm sao khó khăn có thể ngăn cản anh vươn lên được. Anh từ từ tiến vào đội hình chính thức của quỷ đỏ, cùng với Patrice Evra ( người đến MU cùng lúc với anh). Để rồi không bao giờ nhìn lại phía sau nữa.

Thời kỳ đỉnh cao, Vidic được xem như là một trong những trung vệ xuất sắc nhất thế giới. Cùng với Rio Ferdinand, chiến binh đến từ Serbia này đã tạo thành một bức tường vững chãi để bảo vệ mành lưới của MU. Sự mạnh mẽ, kiên định và máu lửa của Vidic kết hợp với lối đá bọc lót, đầu óc của Rio luôn khiến cho các Manucians cảm thấy an tâm dù cho đối phương có là ai. Vóc dáng cao lớn, đôi mắt luôn rực sáng như muốn nuốt chửng đối phương, cùng với phong thái lãnh đạo của Vidic không những khiến đội nhà an tâm mà còn khiến đối phương luôn phải khiếp sợ khi đối mặt với MU và chính anh.

Hơn 8 năm ở Old Trafford, Nemanja Vidic có tất thảy 15 danh hiệu lớn nhỏ. Trước khi anh đến. quỷ đỏ có 3 năm trắng tay ở giải ngoại hạng Anh. Sau khi anh đến, MU có ba chức vô địch liên tiếp, và khi anh đi, anh rời Manchester với 5 Premier League trong tay.

Manchester United những ngày đó thật đẹp, ở hàng phòng ngự họ có Edwin Van Der Sar trong khung gỗ, Vidic cùng Rio án ngữ ở phía trên. Đôi cánh Neville và Evra. Phía trên là Paul Scholes, Carrick cùng với bộ ba nguyên tử Ronaldo, Rooney và Carlos Tevez. Đỉnh cao của đội hình này là mùa giải 2007-2008 lịch sử. Khi MU giành được cả chức vô địch ngoại hạng Anh lẫn Champions League. Sau đó là một chiếc cúp nữa ở World Cup các câu lạc bộ.

dd.jpg

Đã trải qua những gì khủng khiếp nhất của chiến tranh, nên những gì mạnh mẽ nhất gần như tồn tại trong chính con người của Vidic. Lần gần nhất các Mancunians thấy một cầu thủ của quỷ đỏ đổ máu là bao lâu? Thật khó để có câu trả lời. Với họ, hình ảnh người cựu đội trưởng đầu bê bết máu, sau những pha lao đầu vào chiếm lĩnh những khoảng không, xông thẳng vào đối thủ dù có ra sao đi nữa mãi là những ký ức thật đẹp. Không phải ngẫu nhiên mà Sir Alex lại giao tấm băng đội trưởng MU cho Vidic từ Gary Neville, khi trong đội hình vẫn còn đó những Rio, Giggs, Scholes... Ông nhìn thấy phẩm chất chiến binh từ trong chàng trai ấy, người có thể quên cả thân mình để bảo vệ cả đội bóng, chắc chắn phải là người xứng đáng nhất. Nếu ai nói với Vidic về sự sợ hãi, anh sẽ đáp lại “ không bao giờ”.

Không ai có thể nhớ hết những lần mà Vidic đã đổ máu vì đội bóng thành Manchester, cũng như trong suốt sự nghiệp của mình, máu đổ chưa bao giờ là vấn đề quá lớn đới với anh. “Tôi sống ở Belgrade, chúng tôi được thông báo bom sẽ nổ một ngày trước chiến tranh, chúng tôi ở dưới đường hầm suốt một đêm, tiếng còi báo động và tiếng vang của những vụ nổ thật chẳng dễ chịu chút nào” Vidic chia sẻ về những ngày ở Belgrade. Đối với một người đã trải qua những thời khắc chiến tranh kinh hoàng như thế, thì máu đổ vì đội bóng có xá là gì đâu.

Bóng đá Serbia, trong thế hệ của Vidic, ai cũng cảm nhận được những mất mát mà chiến tranh đã gây ra, nên đối với họ, được chơi bóng với niềm đam mê đã là một đặc ân. Điều đó đã tạo ra những chàng trai Serbia rất riêng, hãy nhìn những Vidic, Aleksandar Koralov, Branislav Ivanovic…bạn sẽ thấy ở họ những điểm chung, đó là chẳng bao giờ biết đầu hàng, một tinh thần máu lửa luôn thường trực trên đôi chân họ.
ee.jpg

Năm 2009, khi đội tuyển Serbia tập trung ở Kosovo, khi Fergie có vẻ lo lắng về chuyến đi của cậu hậu vệ con cưng, Vidic chỉ đáp gọn lõi “Tôi sẽ đi đến đó, vì đó là nhiệm vụ, Serbia là đất nước tôi” . Vidic luôn là thế, nơi mà kẻ khác còn không dám nhìn vào, anh sẽ đến đó với một cái đầu ngẩng cao.

Ẩn sâu bên trong con người của Vidic là một trái tim ấm áp, khác với cái vẻ bề ngoài bặm trợn máu lửa trên sân. Là thủ quân của Sao Đỏ khi chỉ mới 21 tuổi, và giành được tất cả các danh hiệu quốc nội với đội bóng quê hương, Vidic không bao giờ quên về những gì ở đó, đặc biệt là với Vladimir Dimitrijevic, người bạn thân từ thuở thiếu thời của anh. “Cậu ấy với tôi thân thiết như anh em, hai đứa đều xa nhà cùng san sẻ mọi thứ với nhau, cùng một ước mơ và cùng chung một màu áo. Ngày chiếc xe cứu thương đưa cậu ấy đi sau cơn trụy tim và không bao giở trở lại, trái tim tôi gần như vỡ tan”.

Cho đến tận bây giờ Vidic vẫn giữ mối liên hệ với bố mẹ Vladimir, lập cho họ một sổ tiết kiệm 126.000 Euro, chăm sóc họ và chia sẻ những vấn đề tài chính. Thế giới mấy ai được như Vidic, khi những giá trị tình cảm là bền vững, tiền bạc có là vấn đề gì đâu.

Những giá trị không thể đo đếm

Vào tháng 2/2014, David Moyes tuyên bố Vidic sẽ rời khỏi MU vào cuối mùa giải. Ông ta nói rằng đó là quyết định tốt cho cả CLB và Vidic. Nhiều người không đồng ý với điều này.

Giá trị của Vidic không gói gọn trong 300 trận đã chơi, 21 bàn thắng và 15 danh hiệu. Như đã thấy, các giá trị tốt đẹp đã rời bỏ MU sau khi Vida bước ra khỏi cánh cửa Nhà hát. Bây giờ, không ai còn nhìn thấy sự kiêu hãnh, dám thách thức và không sợ hãi, thái độ chiến đấu đến chết để bảo vệ sự tôn nghiêm của màu áo đỏ. Điều quan trọng nữa, MU bây giờ chơi để tồn tại, không phải để giành thắng lợi, như Vidic và các đồng đội của anh đã từng.

cc.jpg


Video nhé :

View attachment aaaaa.mp4
 
Sửa lần cuối:
Thể theo yêu cầu của một số người , hôm nay tao sẽ viết về Carrick , có lẽ có người nói Carrick thầm lặng , đúng thế , anh thầm lặng cống hiến , thầm lặng trở thành người hùng , anh đến MU khá muộn , vào năm 2006 , đã từng bị nghi ngờ rất nhiều , đã từng có nhiều người tưởng rằng chặng đường của anh ở nhà hát sẽ chấm dứt , nhưng không , có lẽ David Moyes , rồi cả Jose Mourinho , và Louis Van Gaal sẽ phải cảm ơn Sir rất nhiều , và sẽ phải cảm ơn chàng cận vệ , người chiến binh cuối cùng canh giữ nhà hát ấy vì đã cứu lấy sự nghiệp cầm quân của 3 người tránh khỏi sự thảm họa , khi tới Nhà Hát của những giấc mơ

Michael Carrick- Vệ thần cuối cùng của Sir Alex


“Manners maketh man” – “Phong thái làm nên người đàn ông”. Câu nói của người Anh không chỉ vận vào những chàng Kingsman trong bộ phim ăn khách cùng tên, mà còn đúng với chàng tiền vệ của Manchester United, Michael Carrick.

Dù ở ngoài sân cỏ hay ở trên đường pitch, Carrick vẫn toát lên một phong thái rất đỗi giản dị, không màu mè, không hoa mĩ. Khác với sự ồn ào của thế giới bóng đá hiện đại cùng đủ những chiêu trò trên sân cỏ, trên thị trường chuyển nhượng hay những câu chuyện ngoài lề, sau bao năm, chàng tiền vệ 36 tuổi vẫn thế, điềm tĩnh, thầm lặng, vẫn cứ “tròn vai” một người đàn ông của gia đình, của xã hội, và của Nhà hát Old Trafford…

CHÀNG TIỀN VỆ PHÒNG NGỰ THẦM LẶNG BẤT ĐẮC DĨ

Hãy bắt đầu câu chuyện bằng một Michael Carrick của năm ấy , vào mùa hè năm 2007, chàng trai ấy đã dành cả thời gian nghỉ hè để đi lưu diễn vòng quanh nước Anh cùng nhóm nhạc Rock lừng danh ‘Sound Ex’. Công việc của anh hết sức “đơn giản”: khiêng và lắp ráp nhạc cụ lên trên sân khấu. Sound Ex đã có những màn trình diễn bùng nổ đến dữ dội và đương nhiên, sự thành công của tour diễn có công sức rất lớn của Carras. Chỉ có điều không ai biết và cũng không ai nhắc đến tên anh.

Đáng lẽ chuyện Carras cập bến Manchester United phải được đề cập ngay từ đầu chứ nhỉ? Bởi đúng ngày ấy, 10 năm trước , 31/07/2006 , anh chính thức khoác trên mình chiếc áo Quỷ Đỏ, thừa hưởng chiếc áo số 16 của cựu đội trưởng Roy Keane. Thực ra, ở đây, có một sự tương quan nho nhỏ: trọng trách trên sân cỏ của Carrick, đối với một số người, “đơn giản” hơn trọng trách của một tiền vệ đánh chặn kiểu Roy Keane hay mẫu tiền vệ tấn công như Paul Scholes. Và Carrick chỉ cần thi đấu “tròn vai” là trận đấu đã thành công mĩ mãn rồi, nó cũng không khác gì công việc đơn giản lắp ráp nhạc cụ cho band nhạc và chẳng mấy ai để ý tới. Có lẽ cũng bởi thế mà trong suốt 12 năm gắn bó với Man United, vẫn có những người hoài nghi về những đóng góp của Michael, những đóng góp của một “chiến binh thầm lặng” đứng đằng sau mọi ánh hào quang của United.

Nhưng họ đâu có biết thuở còn khoác áo đội trẻ West Ham, cậu bé Carrick từng đá ở vị trí tiền đạo mũi nhọn. Còn trong màu áo Tottenham, anh được đánh giá là một trong những tiền vệ công triển vọng nhất ở xứ sở sương mù với những tố chất tuyệt vời: nhanh nhẹn, kỹ thuật và rất táo bạo ở giữa sân. Nhưng rồi Sir Alex xuất hiện trong sự nghiệp của Carrick và thay đổi lối chơi của anh, biến anh thành tiền vệ phòng ngự đúng nghĩa.

Ở ba mùa giải đầu tiên, công việc của Carrick là tiếp cận vòng cấm địa, sẵn sàng lao lên để hỗ trợ các đồng đội trên hàng công bởi bên cạnh anh là Paul Scholes phân phối bóng thiên tài, Darren Fletcher chắc chắn và Owen Hargreaves đẳng cấp trong nhiệm vụ thu hồi bóng. Chính vì thế, anh có thể thỏa sức sút xa bất cứ khi nào anh muốn. Mà đã sút là sẽ làm nên chuyện: 2 bàn thắng trong trận thắng áp đảo 7-1 trước AS Roma tại Champions League mùa bóng 2006-2007 đã cho thấy anh là một chân sút không-phải-dạng-vừa. Nhưng kể từ khi Quỷ đỏ vắng bóng “đôi chân pha lê” Hargreaves do chấn thương, thêm vào đó là tần suất ra sân bập bõm của cả Fletcher và Scholesy (mùa giải 2009/2010), Carrick bắt đầu quen dần với việc phải đá thấp và đảm đương nhiều nhiệm vụ khác ở giữa sân thay vì thi đấu thoải mái như trước đó.

Có thế mới thấy Carrick đa năng đến như thế nào. Khả năng đọc tình huống, thu hồi bóng tốt, điều phối tuyệt vời và sẵn sàng tung ra những đường chuyển hướng tấn công một cách nhanh gọn đã được bộc lộ khi anh được Sir bố trí chơi thấp. Như một trạm trung chuyển, Carrick luôn đảm bảo cho việc bóng sẽ tìm đến vị trí thuận lợi nhất sau khi qua chân anh. Dù đá ở vị trí ác liệt nhất song số 16 vẫn tin tưởng vào bộ óc nhạy bén thay vì dùng “sức” như một Roy Keane máu lửa hay một De Rossi quyết liệt. Không dùng sức, cũng không sở hữu những màn phô diễn kĩ thuật. Nhưng khó có ai lấy được bóng từ chân Carras một cách dễ dàng. Carras là vậy, đơn giản nhưng hiệu quả.

“Cậu ấy không phải mẫu cầu thủ ngôi sao. Cậu ấy cũng không có những đường chuyền thượng thừa, cũng chẳng ghi nhiều bàn thắng. Nhưng tôi thích được chơi bên cạnh cậu ấy. Cậu ấy luôn có mặt đúng chỗ và tạo cơ hội cho tôi được thể hiện.” – Paul Scholes thổ lộ

“Với tôi, Carrick là tiền vệ trung tâm tốt nhất ở Anh” – Sir Alex chia sẻ với BT Sport
Vậy là chẳng cần những bàn thắng đẳng cấp, Carrick vẫn làm nên mùa giải 2012/2013 bùng nổ dữ dội nhất trong sự nghiệp với danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải (do các đồng đội bình chọn)


View attachment 87234

KHI NGƯỜI TA GIÀ


Ngày Sir chia tay Old Trafford cũng là ngày người hâm mộ nhận ra chàng tiền vệ mang áo số 16 đang dần trở thành một lão tướng trong đội hình của Quỷ Đỏ. Vai trò của anh vốn đã âm thầm, lại càng trở nên âm thầm hơn, với những chấn thương của thời David Moyes và việc phải ngồi ghế dự bị quá nhiều ở thời Louis van Gaal. thế nhưng không phải thế , đã từng có thời trong triều đại của Sir Alex và cả sau này MU đã từng sống dựa vào hơi thở của cặp tiền vệ " hạng trung " Michael Carrick và Darren Fletcher . Và rồi Sir Alex giải nghệ , Darren ra đi Moyes đã từng đem đến Marouane Fellaini với hy vọng thay thế Carrick , và thế rồi chính anh lại đẩy Fellaini lên ghế dự bị , và rồi bán sới sang tận Trung Quốc xa xôi
View attachment 87242

Và khi Van Gaal đến nhà hát của những giấc mơ , ông đã đem về Bastian Schweinsteiger , đội trưởng tuyển Đức , danh tiếng hơn nhiều , đc hy vọng hơn nhiều để thay thế cho Carrick , nhưng rồi hóa ra Bastian còn không đủ thể lực để thi đấu và rồi nhiệm vụ điều tiết lại phải giao chi chính Carrick , để rồi khi Rooney đã mệt mỏi , toàn bộ đội hình rệu rã , Morgan Schneiderlin vật vờ , thì chính anh , đã kéo toàn bộ đoàn tàu MU tới chiếc cúp FA 2015

“Kinh nghiệm, uy tín, tài chuyền bóng, đọc trận đấu là vốn quý của Carrick” – Van Gaal

View attachment 87245

Và rồi trong thời Mou , chính anh đã hồi sinh Pogba và giúp Herrera hòa nhập , để thêm 1 lần nữa , gánh MU , một lần nữa người hùng thầm lặng ấy lại lên tiếng

View attachment 87246

Và rồi cái ngày đó cũng tới trận đấu với Watford vào ngày 13/5, Carrick chính thức nói lời chia tay sân cỏ và hoàn thành ước nguyện trong cả sự nghiệp của mình đó là điều mà Carrick mong mỏi “Lúc này, tôi chỉ muốn được giải nghệ tại nơi mà mình luôn coi là ngôi nhà thứ 2 trong cuộc đời. Tôi gắn bó cùng MU qua 7 mùa giải, do đó bản thân không muốn phải chuyển đến CLB khác để kết thúc sự nghiệp”.


CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN ÔNG ÍT NÓI

12 năm ở Old Trafford, liệu có bao giờ bạn tình cờ đọc một tin về scandal có tên anh? Những phàn nàn về vị trí được xếp không phải sở trường, hay đề cập đến chuyện tăng lương? Có mấy khi Carrick gây rối trong phòng thay đồ hay phản đối lối chơi của HLV? Trải qua quá nhiều những thăng trầm và biến cố, đội phó Quỷ Đỏ vẫn cứ âm thầm cống hiến mà chẳng mưu cầu lợi ích gì cho cá nhân.

Là cầu thủ, có biết bao sức ép, áp lực từ nhiều phía, có biết bao những cám dỗ về ham muốn nổi tiếng hay những món hợp đồng quảng cáo béo bở, Carrick chỉ biết “làm tốt nhiệm vụ của một cầu thủ” khi có cơ hội được ra sân, thầm lặng làm từ thiện hay dành thời gian cho gia đình và những sở thích giản dị mỗi khi từ sân bóng trở về nhà, thậm chí người đàn ông ấy còn để mốc meo Twitter, Facebook và chẳng có lấy website chính thức cho riêng mình. Ngay cả việc đoàn quân Tam Sư lãng quên anh, anh cũng vẫn im lặng, không đấu tranh, không chỉ trích. Với anh, “Action speaks louder than words” (Nói ít, làm nhiều), cho dù có thể anh sẽ ít được người ta nhớ đến hoặc tung hô giống như một số cầu thủ biết cách làm ồn ào giới báo chí, gây ấn tượng với NHM bằng những câu nói gây sốc, những quả đầu dị biệt hay những clip quảng cáo ấn tượng. 12 năm rồi đấy, Carrick, anh đã thầm lặng quá lâu rồi, hãy vén màn, bước ra và thử ồn ào một chút đi!!!

View attachment 87249

Video nhé :



Thanh kiu mày. T đang rối đầu nên thấy có bài viết về carrick t đọc luôn, mấy a kia đọc sau. Bài mày viết hay. Có lẽ t tán thêm chút.

Thế hệ sau của mu, và so với cả đám cầu thủ cùng thời điểm đó thì t vẫn thích carrick nhất. Đúng là nói đến carrick thì điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến là 1 người hùng thầm lặng. T nhớ như Van gaal, Mou dù dùng hay ko dùng, nói về carrick đều đại ý là 1 đàn ông chân chính. Đấy là tư cách, hay tư thái. Nhưng quan trọng hơn nữa là t thích cái tài chơi bóng của carrick.

Ko máu lửa in motion như keano, davids, gattuso, ko hào hoa phiêu lãng như redondo... từ cách chuyền bóng, di chuyển trên sân hay đại thể là lối chơi của carrick nhất quán theo một thứ triết lý riêng. Xét sự nghiệp, thành tích thi đấu cho Mu, thì nhiều bọn dù đéo thích lối chơi đấy thì cũng ko phủ nhận đc tính hiệu quả, vị thế của Micheal. Phốt nổi bật trong sự nghiệp của Carrick là màn thi đấu yếu kém trong cái trận ck cả barca năm j mà thằng cạ fletcher bị treo giò đấy. Sir alex hồi đấy điên lắm, mùa giải sau cho carrick đánh bóng băng ghế dự bị mấy tháng. Mãi sau trong 1 buổi phỏng vấn hiếm hoi carrick mới nói ra phần nào nguyên nhân cho màn trình diễn tệ hại đấy. Phốt nữa là lần từ chối thi đấu cho tuyển Anh. Phốt này thì t rất thích. Thi thoảng t hơi cay dái cả bọn 3 sư, nhưng mà thôi kệ mẹ nó. Như Xavi, lẫn xabi alonso 2 tiền vệ trung tâm hàng đầu thời điểm đó đã chia sẻ cùng 1 quan điểm đấy là cái bọn 3 sư thiếu chính là 1 tiền vệ như carrick chứ ko phải lampard, gerrard. T cũng share quan điểm đấy là Lampard hay gerrard thì cứ chục năm, hoặc hơn tí bọn anh sẽ ra đc 1 thằng, còn những tiền vệ như bobby charlton, glen hoodle, và cả carrick thì trăm năm có 1.
 
Thanh kiu mày. T đang rối đầu nên thấy có bài viết về carrick t đọc luôn, mấy a kia đọc sau. Bài mày viết hay. Có lẽ t tán thêm chút.

Thế hệ sau của mu, và so với cả đám cầu thủ cùng thời điểm đó thì t vẫn thích carrick nhất. Đúng là nói đến carrick thì điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến là 1 người hùng thầm lặng. T nhớ như Van gaal, Mou dù dùng hay ko dùng, nói về carrick đều đại ý là 1 đàn ông chân chính. Đấy là tư cách, hay tư thái. Nhưng quan trọng hơn nữa là t thích cái tài chơi bóng của carrick.

Ko máu lửa in motion như keano, davids, gattuso, ko hào hoa phiêu lãng như redondo... từ cách chuyền bóng, di chuyển trên sân hay đại thể là lối chơi của carrick nhất quán theo một thứ triết lý riêng. Xét sự nghiệp, thành tích thi đấu cho Mu, thì nhiều bọn dù đéo thích lối chơi đấy thì cũng ko phủ nhận đc tính hiệu quả, vị thế của Micheal. Phốt nổi bật trong sự nghiệp của Carrick là màn thi đấu yếu kém trong cái trận ck cả barca năm j mà thằng cạ fletcher bị treo giò đấy. Sir alex hồi đấy điên lắm, mùa giải sau cho carrick đánh bóng băng ghế dự bị mấy tháng. Mãi sau trong 1 buổi phỏng vấn hiếm hoi carrick mới nói ra phần nào nguyên nhân cho màn trình diễn tệ hại đấy. Phốt nữa là lần từ chối thi đấu cho tuyển Anh. Phốt này thì t rất thích. Thi thoảng t hơi cay dái cả bọn 3 sư, nhưng mà thôi kệ mẹ nó. Như Xavi, lẫn xabi alonso 2 tiền vệ trung tâm hàng đầu thời điểm đó đã chia sẻ cùng 1 quan điểm đấy là cái bọn 3 sư thiếu chính là 1 tiền vệ như carrick chứ ko phải lampard, gerrard. T cũng share quan điểm đấy là Lampard hay gerrard thì cứ chục năm, hoặc hơn tí bọn anh sẽ ra đc 1 thằng, còn những tiền vệ như bobby charlton, glen hoodle, và cả carrick thì trăm năm có 1.
Ok , tao cũng ấn tượng với Carrick , thâm chí với tao Carrick còn có vị trí cao hơn so vs tiền nhiệm số 16 là Roy Kean , vì tuy là rất nhẹ nhàng , thanh thoát , tuy không hào hoa nhưng hiệu quả , gánh team nhiều nhưng không cần vinh danh , và nên nhớ là trước khi về MU , Carrick là tiền vệ tấn công được đánh giá là triển vọng nhất NHA tương đương vs mấy dạng như là David Silva , hay là bây giờ là Kevin de Bruyne hay dạng như Son Heung-min của Tot vì Carrick cũng từ Tot chuyển qua , thâm chí , theo tao còn hay hơn Son Heung-min , nhưng rồi lui về thay Roy Kean và xây dựng huyền thoại ở vị trí đó , phải nói là cố gắng như nào , còn đời sống khỏi nói đi , đền h xem MU toàn tiếc
 

Có thể bạn quan tâm

Top