Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế

Ngôi sao đc viết tiếp theo

  • Rio Ferdinand

    Votes: 1 11.1%
  • Nemanja Vidic

    Votes: 2 22.2%
  • Andrew Cole

    Votes: 1 11.1%
  • Dwight Yoke

    Votes: 1 11.1%
  • Ole

    Votes: 2 22.2%
  • Peter Schmeichel

    Votes: 3 33.3%
  • Van Der Sar

    Votes: 2 22.2%
  • Dimitar Berbatov

    Votes: 2 22.2%
  • Ruud Van Nistelrooy

    Votes: 3 33.3%
  • Mikael Silvestre

    Votes: 1 11.1%

  • Total voters
    9
  • Poll closed .
q
Không tính Cooke, Butt và Neville được xem là hai thành viên kém nhất trong số này. Vì vậy cho nên con đường đi đến đỉnh cao của Butt là vô cùng khó khăn. Anh ra mắt Premier League mùa giải 1992-1993 nhưng không tạo ra đột phá nào đáng kể. Phía trước Butt là Paul Ince và đặc biệt là ngôi sao mới đến Roy Keane. Cầu thủ Ireland về sau sánh đôi cùng với Patrick Vieira trở thành hai tiền vệ phòng ngự xuất sắc hàng đầu giải đấu. Cơ hội của Butt là không nhiều, dù theo thời gian, Butt cũng trở thành một tiền vệ xuất sắc bậc nhất nước Anh. Butt giống Keane, nhưng không vượt trội hơn, anh đành chấp nhận ngồi ghế dự bị, chắt chiu cơ hội ra sân để cống hiến cho đội bóng anh ủng hộ từ bé.

Trong sự nghiệp cầm quân của mình, Sir Alex thừa nhận ở mỗi đội bóng ông dẫn dắt, không có cái tôi nào được lớn hơn cái tôi của HLV. Người đứng đầu CLB phải là Huấn luyện viên trưởng. Nhưng không vì điều đó, mà Sir ghét Nicky – chàng cầu thủ trẻ có phần hơi ngỗ ngược, nhưng sự cá tính ấy vẫn nằm trong khuôn khổ. Nicky là người duy nhất dám “bật” ngay Sir Alex: “Tại sao tôi không được ra sân vậy?”. Những lúc đó Sir cũng thẳng thắn trả lời: “Nicky à, cậu phải ngồi ngoài vì Scholes và Keane đá giỏi hơn cậu.”

Tuyệt nhiên không có câu nào “bật” lại tiếp theo. Đó chính là điểm khác biệt của Nicky so với phần còn lại. Mạnh mẽ, sẵn sàng bùng nổ nhưng biết đâu là điểm dừng.

Scholes có lần nói về Butt “Cậu ấy có cá tính đường phố. Khi rắc rối bạn có thể nhìn sang hai bên và nhìn thấy Butt đã có mặt ở đó để giải quyết mọi việc.”

Butt ra sân 387 lần trong 12 năm khoác áo Man Utd, một con số tuyệt vời với cầu thủ chỉ có vai trò đóng thế. Keane - Scholes là hai cái tên quen thuộc và tài danh nhất với người hâm mộ, nhưng Butt không hề kém cạnh khi thay thế một trong hai người. Keane nóng nảy và tìm đến rắc rối, trong khi Scholes khó có thể trông cậy khi phòng ngự, Butt là quân bài lợi hại trong tay áo mà Sir Alex luôn có thể tin tưởng.
View attachment 80452

Tuổi thanh xuân của Butt dành hết cho Quỉ Đỏ, khi chuyển đến Newcastle anh đã 29 tuổi, trên lý thuyết vẫn còn hữu dụng nhưng Man Utd cần dòng máu mới để chống lại một Arsenal mạnh mẽ nhất lịch sử. Sáu mùa giải khoác áo đội bóng Đông Bắc, Butt không thể có những vinh quang như trong màu áo Quỉ Đỏ nhưng có cơ hội ra sân nhiều hơn, trở thành đội trưởng của Bầy Chích Choè, vô địch Championship 2010. Dẫu vậy, nhưng về sau, Nicky thẳng thắn thừa nhận rằng, rời M.U là một trong những quyết định khiến anh hối hận nhất trong đời.

Không quá khi nói rằng cả sự nghiệp Butt lẩn khuất phía sau ánh hào quang của những đồng đội danh tiếng, nhưng trong bất kì trận chiến nào, Sir Alex Ferguson cũng sẽ cảm thấy may mắn khi sở hữu một chiến binh như Nicky Butt.

Butt, lẩn khuất phía sau ánh hào quang nhưng không thể bị lu mờ!

P/s :
Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn và video của Nicky hơi ít ,nhưng dù sao với các fan Mu đặc biệt là fan thế hệ 1992 thì anh vẫn là 1 huyền thoại


Bài viết hay quá mày ơi.
 
Vs tao thì t nghĩ là Pirlo là số 1 , nhưng k hơn Paul Scholes là mấy , còn Xavi xếp thứ 3 , k bằng 2 ông trên dc
Cả 3 cùng giỏi và có những điểm siêu việt riêng của mình. Nhưng tao vẫn cho rằng Scholes số 1 vì những cảm xúc mà lối đá của ông ấy mang lại. Đầy nhiệt huyết và đam mê. Ngoài ra ta cực thích Guti. Có chất ngông và cực kỳ nghệ sĩ.
 
Cả 3 cùng giỏi và có những điểm siêu việt riêng của mình. Nhưng tao vẫn cho rằng Scholes số 1 vì những cảm xúc mà lối đá của ông ấy mang lại. Đầy nhiệt huyết và đam mê. Ngoài ra ta cực thích Guti. Có chất ngông và cực kỳ nghệ sĩ.
Cái thời La Masia làm mưa làm gió , thì chỉ có mỗi Guti sánh ngang thôi , đào tạo trẻ của Real hồi đó gãy vcl
 
Cái thời La Masia làm mưa làm gió , thì chỉ có mỗi Guti sánh ngang thôi , đào tạo trẻ của Real hồi đó gãy vcl
Xem thằng Guti nó chọc thì lênh láng nước. Nhiều quả đéo bao giờ nghĩ đến luôn. Mỗi tội bố đá kiểu cảm xúc ko có hứng là mất hút con mẹ nhà hàng lươn. Bà xã thì thời đấy bá vl. Lại hay ăn vạ, bị phạm lỗi cái là cả đội bu vào như ruồi nên tao cực ghét. Thời thằng Pep nhìn bố già tay run lập cập mà cáu Vcl. May Mou đến real mới phá nó tan bành nó ra. Rồi trận thua Bayer 7 quả cả đi lẫn về tao sướng âm ỉ cả tháng.
 
Hello mấy tml , hôm nay tao viết về Nicky Butt , một huyền thoại khác trong MU Class of 1992 , tuy là không phải gắn bó cả đời cầu thủ vs MU như Paul Scholes , cũng không quá nổi bật như David Beckham thế nhưng anh vẫn là một "kẻ đóng thế vĩ đại " phía sau những hào quang chói sáng của MU . Tuổi thanh xuân của Butt dành hết cho Quỉ Đỏ, khi chuyển đến Newcastle anh đã 29 tuổi, trên lý thuyết vẫn còn hữu dụng nhưng Man Utd cần dòng máu mới để chống lại một Arsenal mạnh mẽ nhất lịch sử

Nicky Butt: Kẻ đóng thế phía sau ánh hào quang
Điểm chung của những Paul Scholes, Paolo Maldini, Carles Puyol… ngoài tài năng, chắc hẳn đó là sự trung thành. Họ trưởng thành từ lò đào tạo của CLB, thi đấu hết mình cho đội bóng dù trong giai đoạn khó khăn hay vinh quang trải dài. Quan trọng hơn, họ kết thúc sự nghiệp cầu thủ trong một màu áo - nơi họ đã gắn bó từ khi là những đứa trẻ. Như một lẽ tất yếu, họ trở thành huyền thoại tại CLB. Đó là một cái kết ngọt ngào, một “happy ending” mà bất kỳ cầu thủ nào cũng muốn có được.
Tất nhiên số lượng những cầu thủ làm được như vậy tại các CLB danh tiếng trên thế giới còn ít, nhưng số lượng na ná như vậy thì có cả trăm, cả nghìn.
Thật không biết nên vui hay nên buồn, khi Nicky ButtPhil Neville nằm trong danh sách “na ná” đó.


Pelé thường tự biến mình thành trò hề bằng những dự đoán và phát ngôn ngớ ngẩn. Đôi khi những niềm tin của vua bóng đá không quá đến nỗi phi lý nhưng bằng cách nào đó các xui xẻo luôn vận vào những chủ thể Pelé nói đến.
Năm 2002, Pháp và Argentina đến World Cup 2002 bằng vị thế ứng viên sô một không thể chối cãi. Albiceleste thống trị vòng loại khu vực Nam Mỹ, đè bẹp đối thủ bằng thế hệ đỉnh cao của những Gabriel Batistuta, Juan Sebastian Veron, Ariel Ortega,...Les Blues là nhà đương kim vô địch thế giới, đồng thời là nhà đương kim vô địch châu Âu, sở hữu cầu thủ xuất sắc nhất đương đại Zinedine Zidane. Vì lẽ đó rất dễ hiểu Pelé dự đoán hai đội sẽ gặp nhau tại chung kết. Ông còn tin rằng Steve McManaman sẽ là cầu thủ xuất sắc nhất giải, hay chí ít cũng là hạt nhân chính của tuyển Anh trong cuộc viễn chinh ở phương đông.

View attachment 80448

Những gì về sau thì ai cũng đã rõ, McManaman bị HLV Sven-Goran Eriksson loại khỏi danh sách đầy bất ngờ, Pháp và Argentina thì chia tay giải ngay từ vòng bảng. Đến nay đó vẫn là trò cười được nhớ đến nhiều nhất về cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử. Ít ai nhớ rằng khi đó Pelé còn nổi tiếng với một phát biểu “Nicky Butt là cầu thủ xuất sắc của tuyển Anh tại World Cup.

Đó là một lần hiếm hoi phát biểu của Pelé nhận được sự đồng tình của số đông cũng như số ít lần Nicky Butt trở thành trung tâm của sự khen ngợi.

KẺ ĐÓNG THẾ VĨ ĐẠI

Người Anh quả thật có một thế hệ vàng sẵn sàng để chinh phục World Cup 2002. David Beckham, Paul Scholes, Michael Owen, Rio Ferdinand, Owen Hargreaves,...là sự kết hợp tuyệt vời giữa kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao và sự trẻ trung táo bạo. Trong đội ngũ đó, Nicky Butt như một cá thể lạc loài, nếu không phải một loạt những tiền vệ trung tâm sáng giá khác bất ngờ chấn thương, cơ hội của ra sân là gần như bằng không.
Lượt đấu đầu tiên Anh hoà Thuỵ Điển đầy thất vọng, với việc Eriksson để Butt ngồi ngoài dự bị cho bộ đôi Scholes và Hargreaves. Đối thủ ở lượt trận thứ hai là Argentina, đội bóng được đánh giá cao nhất giải và đã thắng trận đầu trước Nigeria. Eriksson đã có quyết định mang tính bước ngoặt, mở ra việc trung tuyến của Tam Sư đủ sức chống chọi lại bộ đôi Diego Simeone - Juan Veron bên phía đối thủ Nam Mỹ. Butt ra sân từ đầu bắt cặp với Hargreaves, Scholes được điều sang cánh trái, còn Emile Heskey thay thế Darius Vassell đá cặp với Owen.

Kết quả người Anh giành chiến thắng mong manh 1-0 bằng pha lập công từ chấm 11 mét của Beckham. Màn báo thù ngọt ngào của Beck trước người Argentina làm lu mờ công sức của một tâp thể thi đấu một trong những trận đấu xuất sắc nhất dưới thời Eriksson. Chiến thắng quan trọng trở thành cột mốc đánh dấu sự nhập cuộc của Nicky Butt ở World Cup 2002. Anh ra sân toàn bộ số phút còn lại của tuyển Anh tại World Cup, đẩy Hargreaves lên băng ghế dự bị. Tuyển Anh hiên ngang lọt vào tứ kết, bị đánh bại bởi Brazil của Ronaldo. Dù bị loại sớm nhưng giới chuyên môn cho rằng tuyển Anh cùng Brazil mới là hai đội bóng mạnh nhất của giải.
View attachment 80449

Sự xuất sắc của Nicky Butt đôi khi rất khó lí giải. Anh là một tiền vệ kiểu Anh điển hình, tắc bóng chính xác và mạnh mẽ trong tranh chấp tay đôi. Thỉnh thoảng Butt ghi được những bàn thắng giàu cảm xúc, như trước Liverpool 1995 hay Leeds Utd 1998, nhưng đó không phải là sở trường của anh. Butt là một dạng cầu thủ gai góc như Roy Keane, tài năng kém hơn đôi chút để có thể đánh bật thủ quân lên băng ghế dự bị. Sir Alex Ferguson có cách dùng Butt của riêng mình. Trong những trận đấu được dự đoán khó khăn, ông để Butt đá cặp cùng Keane, không gì khác mục đích tăng chất thép ở trung tuyến, điều một Scholes hào hoa hoàn toàn kém hơn người đồng đội.

Roy Keane cũng hay tự loại mình bằng những chấn thương và thẻ phạt, đó cũng là cơ hội cho Butt ra sân.

Mùa giải 1997-1998, Keane chấn thương nặng nghỉ gần như trọn mùa, Butt nắm bắt cơ hội ra sân 33 trận tại Premier League, 42 trận trên các mặt trận, được bầu chọn vào đội hình tiêu biểu của giải đấu. Đáng tiếc đó là mùa giải Arsenal áp đảo nước Anh với cú đúp quốc nội.

Mùa giải sau đó, Butt quay lại băng ghế dự bị nhìn Scholes và Keane toả sáng rực rỡ đưa Man Utd đến cú ăn ba. Nhưng chung kết Champions League ở Camp Nou có thể là một đêm bi kịch vì Quỉ Đỏ mất cả bộ đôi tiền vệ trung tâm sáng giá của mình vì treo giò. Butt có thể thay thế Keane hoàn hảo, nhưng người còn lại ở trung tâm hàng tiền vệ là bài toán khó giải. Sir Alex Ferguson chọn Beckham, với nhiệm vụ phân công rõ ràng: Butt cho phòng ngự, Beckham để tấn công.
View attachment 80450

Sự xáo trộn ngoài mong muốn khiến cho Man Utd lép vế ở phần đầu. Beckham không có nhiều kinh nghiệm nơi trung tâm, phải chống đỡ trước hàng tiền vệ tổ chức cực tốt của Bayern Munich. Đó là mùa giải Man Utd, nơi họ dốc cạn vốn trong mỗi trận đấu của mình bằng thứ tinh thần quả cảm xuất thần. Butt không phải là cầu thủ nổi bật nhất, nhưng thể hiện xuất sắc của anh giữ cho Man Utd nuôi hy vọng tới phút bù giờ trước khi Teddy Sheringham và Ole Gunnar Solskjaer mang chức vô địch về cho Quỉ Đỏ.

''MỘT NGƯỜI ĐẾN TỪ CHÚNG TA'

Nicky Butt sinh năm 1975 tại Gordon, một khu vực phức tạp phía đông nam thành phố Manchester. Nhắc đến Gordon, người ta sẽ nghĩ ngay đến một trong những vụ án chấn động lịch sử nước Anh với hàng loại vụ giết người giấu xác bí ẩn diễn ra trong 12 năm từ 1963 đến 1975. Phải đến 10 năm sau đó cảnh sát mới tìm ra hung thủ, nhưng là do kẻ thủ ác tự thú nhận. Butt lớn lên trong một mội trường như thế, với sự lo lắng thường trực về sát thủ bí ẩn đâu đó trên đường phố.

“Đó là một nơi khó khăn để sống nhưng cũng là một nơi tốt đẹp. Tôi vẫn thường quay lại đó uống rượu ở quán bar với các chú của mình. Mọi người không nhìn tôi như một cầu thủ nổi tiếng, tôi có thể đi khắp mọi nơi như tất cả mọi người.”

Gordon, trớ trêu thay, cũng là nơi chứng kiến kình địch của Quỉ Đỏ là Manchester City ra đời trước đó hơn một thế kỷ. Nhưng tình yêu của Butt chưa bao giờ dành cho “Citizens”. Butt lớn lên trong lúc Liverpool, Nottingham Forest và Aston Villa đang thống trị nước Anh. Man Utd dù đôi lần nhen nhóm hy vọng nhưng rồi cũng nhanh chóng vụt tắt cho đến người đàn ông Scotland mang tên Alex Ferguson đến dẫn dắt đội bóng.

Butt gia nhập Manchester Utd năm 16 tuổi, chỉ một năm sau trở thành thành viên của “Thế hệ 1992” huyền thoại giành cúp FA dành cho các đội trẻ. Trong một bức ảnh nổi tiếng nhất của thế hệ này, Butt đứng thứ ba từ trái sang, phía sau HLV Eric Harrison và Ryan Giggs. Đứng đằng sau anh là Beckham, anh em nhà Neville, Scholes và thành viên bị quên lãng Terry Cooke.
View attachment 80451
Ml viết hay lắm. À mày có bonus viết thêm 1 bài về micheal carrick, the last mucian của triều đại alex...
 
Ml viết hay lắm. À mày có bonus viết thêm 1 bài về micheal carrick, the last mucian của triều đại alex...
Tao sẽ viết xong 1992 đã , chắc là thêm Ryan Giggs, a em nhà Neville , r sẽ tới Carrick
 
Fan Mu là một lũ éo có não, óc chó và ảo tưởng sức mạnh, càn lồn nhất
Mày chưa gặp chưa tiếp xúc thì đừng kết luận , còn lại thì Fan đội nào cũng có fan này fan kia , có khi những người tuỗi 7x , 8x , lớn hơn m nữa , họ đều là Fan , cho nên nói như m người ta cười cho
 
Không tính Cooke, Butt và Neville được xem là hai thành viên kém nhất trong số này. Vì vậy cho nên con đường đi đến đỉnh cao của Butt là vô cùng khó khăn. Anh ra mắt Premier League mùa giải 1992-1993 nhưng không tạo ra đột phá nào đáng kể. Phía trước Butt là Paul Ince và đặc biệt là ngôi sao mới đến Roy Keane. Cầu thủ Ireland về sau sánh đôi cùng với Patrick Vieira trở thành hai tiền vệ phòng ngự xuất sắc hàng đầu giải đấu. Cơ hội của Butt là không nhiều, dù theo thời gian, Butt cũng trở thành một tiền vệ xuất sắc bậc nhất nước Anh. Butt giống Keane, nhưng không vượt trội hơn, anh đành chấp nhận ngồi ghế dự bị, chắt chiu cơ hội ra sân để cống hiến cho đội bóng anh ủng hộ từ bé.

Trong sự nghiệp cầm quân của mình, Sir Alex thừa nhận ở mỗi đội bóng ông dẫn dắt, không có cái tôi nào được lớn hơn cái tôi của HLV. Người đứng đầu CLB phải là Huấn luyện viên trưởng. Nhưng không vì điều đó, mà Sir ghét Nicky – chàng cầu thủ trẻ có phần hơi ngỗ ngược, nhưng sự cá tính ấy vẫn nằm trong khuôn khổ. Nicky là người duy nhất dám “bật” ngay Sir Alex: “Tại sao tôi không được ra sân vậy?”. Những lúc đó Sir cũng thẳng thắn trả lời: “Nicky à, cậu phải ngồi ngoài vì Scholes và Keane đá giỏi hơn cậu.”

Tuyệt nhiên không có câu nào “bật” lại tiếp theo. Đó chính là điểm khác biệt của Nicky so với phần còn lại. Mạnh mẽ, sẵn sàng bùng nổ nhưng biết đâu là điểm dừng.

Scholes có lần nói về Butt “Cậu ấy có cá tính đường phố. Khi rắc rối bạn có thể nhìn sang hai bên và nhìn thấy Butt đã có mặt ở đó để giải quyết mọi việc.”

Butt ra sân 387 lần trong 12 năm khoác áo Man Utd, một con số tuyệt vời với cầu thủ chỉ có vai trò đóng thế. Keane - Scholes là hai cái tên quen thuộc và tài danh nhất với người hâm mộ, nhưng Butt không hề kém cạnh khi thay thế một trong hai người. Keane nóng nảy và tìm đến rắc rối, trong khi Scholes khó có thể trông cậy khi phòng ngự, Butt là quân bài lợi hại trong tay áo mà Sir Alex luôn có thể tin tưởng.
View attachment 80452

Tuổi thanh xuân của Butt dành hết cho Quỉ Đỏ, khi chuyển đến Newcastle anh đã 29 tuổi, trên lý thuyết vẫn còn hữu dụng nhưng Man Utd cần dòng máu mới để chống lại một Arsenal mạnh mẽ nhất lịch sử. Sáu mùa giải khoác áo đội bóng Đông Bắc, Butt không thể có những vinh quang như trong màu áo Quỉ Đỏ nhưng có cơ hội ra sân nhiều hơn, trở thành đội trưởng của Bầy Chích Choè, vô địch Championship 2010. Dẫu vậy, nhưng về sau, Nicky thẳng thắn thừa nhận rằng, rời M.U là một trong những quyết định khiến anh hối hận nhất trong đời.

Không quá khi nói rằng cả sự nghiệp Butt lẩn khuất phía sau ánh hào quang của những đồng đội danh tiếng, nhưng trong bất kì trận chiến nào, Sir Alex Ferguson cũng sẽ cảm thấy may mắn khi sở hữu một chiến binh như Nicky Butt.

Butt, lẩn khuất phía sau ánh hào quang nhưng không thể bị lu mờ!

P/s :
Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn và video của Nicky hơi ít ,nhưng dù sao với các fan Mu đặc biệt là fan thế hệ 1992 thì anh vẫn là 1 huyền thoại


Viết hay lắm đệ ơi, MU có rất nhiều huyền thoại và mỗi người một vẻ riêng nhưng với huynh thì Sir Alex Ferguson chính là ngôi sao sáng nhất và là thần tượng lớn nhất.
 
Viết hay lắm đệ ơi, MU có rất nhiều huyền thoại và mỗi người một vẻ riêng nhưng với huynh thì Sir Alex Ferguson chính là ngôi sao sáng nhất và là thần tượng lớn nhất.
Dạ , v để phá lệ , kết cho series về cầu thủ là về HLV huyền thoại Sir Alex đi vậy ạ
 
Hôm nay tao viết về Phill , có lẽ trong 2 anh em , Gary nổi bật hơn , đóng góp nhiều hơn , vì Phill đề cao sự trung thành và an toàn .

XIN ĐỪNG CHỈ ĐONG ĐẾM LÒNG TRUNG THÀNH BẰNG THỜI GIAN

Phil Neville là một huyền thoại Premier League ư? Tại sao không nhỉ. Trong danh sách 10 cầu thủ có số trận ra sân nhiều nhất trong lịch sử Premier League, cậu em trai nhà Neville xếp ở vị trí thứ 9, với 505 trận. Rất thú vị khi biết, anh còn thi đấu ở Premier League nhiều hơn cả Steven Gerrard hay Rio Ferdinand.
article2355594000a89310000025867634x385-1488427111214.jpg

Không nhiều người biết về con số ấn tượng 505 trận ra sân của Phil Neville. Bởi trong mắt rất nhiều NHM lâu năm của Premier League, Phil nổi tiếng trong vai trò là em trai của Gary Neville nhiều hơn là một tên tuổi huyền thoại.

Là anh em trong gia đình, nhưng Phil lại không có được sự mạnh mẽ, quyết liệt của người anh Gary . Cho đến khi được đôn lên đội 1 Man Utd mùa 1994/95, Phil chỉ chạy theo cái bóng của anh trai. Anh không có tài năng gì đặc biệt so với những Beckham , những Paul Scholes, hay đơn giản khi so vs người anh trai Gary , không nổi bật ở vị trí nào và đó cũng là lý do giải thích tại sao Sir Alex lại chịu khó quăng quật cậu bé này nhiều vị trí đến thế. Phil đã chơi gần như tất cả các vị trí ngoại trừ tiền đạo và thủ môn trong đội hình Man Utd.
Không nhiều người biết về con số ấn tượng 505 trận ra sân của Phil Neville. Bởi trong mắt rất nhiều NHM lâu năm của Premier League, Phil nổi tiếng trong vai trò là em trai của Gary Neville nhiều hơn là một tên tuổi huyền thoại.
85b4d72c2c9bf3a9f51aa5f890d8c597-1488426861052.jpg
Nhưng trong cuốn nhật ký cuộc đời của mình, Sir Alex vẫn nhắc tới Phil Neville như một trong những người học trò cưng nhất của ông. Phil là mẫu người mà nếu Sir Alex yêu cầu anh chạy lên một ngọn núi, chặt một cây cổ thụ và vác nó xuống, Phil sẽ lập tức hỏi: Cái cưa ở đâu. Nó cho thấy sự khác biệt hoàn toàn với ông anh sôi nổi Gary , một sự " ôn hòa" , " hiền lành" và " trung thành" tới tận trong tâm khảm. Thế nhưng với đội hình thời đó của MU , quá nhiều hảo thủ khiến cho vị trí của Phill mãi mãi chỉ là con bài dự bị chiến lược của ngài máy sấy tóc

Và rồi một năm sau khi Nicky Butt ra đi, Phil Neville cũng quyết định tiếp bước người bạn, Everton là bến đỗ tiếp theo (và cũng là bến đỗ cuối cùng) của cậu em nhà Neville. Việc phải để Phil ra đi cũng khiến HLV Sir Alex tiếc nuối như trường hợp của Butt. Nhất là khi Phil thuộc tuýp cầu thủ biết vâng lời, sẵn sàng thi đấu ở mọi vị trí mà HLV muốn. Giá trị chuyển nhượng của Phil cũng chỉ là hơn 3 triệu bảng, quá rẻ và tất nhiên không tương xứng với những gì Phil Neville đã làm được cho CLB.

Nếu như Gary Neville được biết đến như một hậu vệ phải xuất chúng, lên công về thủ đầy hiệu quả thì Phil Neville kém nổi bật hơn, cậu em trai có thể đảm nhận ở vị trí hậu vệ cánh, tiền vệ phòng ngự hay bất kì một vị trí nào khác ở hàng tiền vệ, theo lời Sir Alex. Vấn đề của Phil là mọi thứ chỉ dừng lại ở mức “ôn hòa” và “an toàn” chứ khó có thể đột phá như người anh.

Nhà Neville nổi tiếng với truyền thống giáo dục tốt. Người anh trai tuy thấp bé hơn nhưng luôn được đánh giá là “đá hay” hơn so với người em. Đây là một nhận xét chủ quan, vì suy cho cùng, vị trí trên sân của Gary và Phil được HLV sắp xếp là khác nhau. Thứ Phil thua kém so với người anh, có lẽ là, sự kiên quyết. Phil không bao giờ có được những quyết định “dứt khoát” như Gary, luôn cam chịu và nhún nhường.

Phil chỉ được ra sân có 19 lần trong mùa giải 2004/2005. Đây rõ ràng là một hồi chuông cảnh báo cho chàng cầu thủ 28 tuổi. Anh vừa muốn ra đi để tìm cơ hội ra sân nhiều hơn, vừa muốn ở lại để cống hiến trong màu áo Quỷ đỏ. Kết cục là Gary Neville đã tới gặp Sir Alex để nói về vấn đề này. Là Gary chứ không phải Phil, nhân vật chính trong câu chuyện.
hau-ve-phil-neville-hinh-anh-6.webp
Cuối cùng thì Phil cũng chuyển tới Everton vào tháng 8 năm 2005. Trận đầu tiên Phil khoác lên mình màu áo xanh là cuộc đụng độ với Villarreal, đội chiến thắng sẽ được quyền tham gia vào vòng bảng UEFA Champions League 2005/2006. Rất tiếc trong trận đấu đó đội bóng nước Anh đã thất thủ với tỉ số 1 – 2, nhưng một tín hiệu đáng mừng là Phil được thi đấu suốt 90 phút của trận đấu.
Trận đấu đầu tiên tại giải Ngoại hạng còn đáng nhớ hơn, đó là cuộc gặp gỡ giữa Everton và Manchester United. Kì cục thật, đây là lần đầu tiên Phil đối đầu anh trai mình. Mà nói đúng hơn, lần đầu tiên Phil phải đá chống lại biết bao người thân mà mình đã gắn bó hơn 10 năm. Dẫu có khó khăn nhưng cậu bé hiền lành nhà Neville cũng đã làm được.
 
Phil Neville và Nicky Butt cùng kết thúc sự nghiệp cầu thủ ở độ tuổi 36. Nhưng tình yêu của họ với bóng đá vẫn tràn đầy. Và dù nơi họ kết thúc không phải ở Manchester, nhưng họ sẵn sàng, được quay lại Old Trafford bất cứ khi nào có cơ hội.
hau-ve-phil-neville-hinh-anh-7.jpg

Và như một phép lạ, cơ hội cuối cùng cũng đến thật sự. Sau khi HLV David Moyes bị sa thải, Ryan Giggs được bổ nhiệm vào vị trí HLV tạm quyền của Manchester United. Dường như ngay lập tức, Ryan Giggs lựa chọn Phil Neville, Nicky Butt và Paul Scholes là những người sát cánh bên mình trong ban huấn luyện. Trận đấu đầu tiên của họ trong vai trò là HLV thực sự đáng nhớ, chiến thắng giòn giã 4 – 0 trước Norwich với 2 cú đúp từ Wayne Rooney và Juan Mata. Đây thực sự là một đội ngũ ban huấn luyện khiến CĐV Quỷ đỏ hy vọng trong tương lai.

Sau mùa giải ấy, Nicky Butt tiếp tục đồng hành với đội bóng thành Manchester với tư cách là HLV đội trẻ. Phil Neville thì thử sức với nhiều vai trò hơn. Anh trở thành bình luận viên quen thuộc của đài BBC trước khi sang Tây Ban Nha để làm trợ lý HLV đội bóng mang biệt danh “Bầy dơi” Valencia.

“Bạn có thể hết yêu mối tình đầu, nhưng bạn sẽ không bao giờ quên được họ. Dù cho bạn có yêu bao nhiêu người tiếp theo nữa, mối tình đầu luôn chiếm được một khoảng riêng trong trái tim bạn.”
Manchester United chính là tình đầu của Nicky Butt và Phil Neville, của cả Paul Scholes và Gary Neville. Những người yêu nhau thật lòng, cuối cùng cũng sẽ trở về với nhau.

CĐV Quỷ đỏ chờ mong một ngày không xa được chứng kiến tất cả trong màu áo khoác đen của United. Đội ngũ ban huấn luyện ấy sẽ khiến tất cả đối thủ khiếp sợ, như cái cách mà " Thế hệ vàng 1992 đã làm được trong sự nghiệp cầu thủ vẻ vang của mình
 
Sửa lần cuối:
Xem thằng Guti nó chọc thì lênh láng nước. Nhiều quả đéo bao giờ nghĩ đến luôn. Mỗi tội bố đá kiểu cảm xúc ko có hứng là mất hút con mẹ nhà hàng lươn. Bà xã thì thời đấy bá vl. Lại hay ăn vạ, bị phạm lỗi cái là cả đội bu vào như ruồi nên tao cực ghét. Thời thằng Pep nhìn bố già tay run lập cập mà cáu Vcl. May Mou đến real mới phá nó tan bành nó ra. Rồi trận thua Bayer 7 quả cả đi lẫn về tao sướng âm ỉ cả tháng.
trận thua BAYER là pep đi rồi mà mày, tao nhớ HLV trận đó là lão gì chết vì ung thư nhỉ :sad:
pep thua đau nhất phải trận thua INTER của MOU ấy, đang hùng mạnh nhất thua quả sml đéo ngờ được, bao tinh túy của MOU hết trận đó, còn sau khi rời barca rời bỏ messi thì pep bt thôi, giỏi nhưng ko vô đối :sad:
 
Xem thằng Guti nó chọc thì lênh láng nước. Nhiều quả đéo bao giờ nghĩ đến luôn. Mỗi tội bố đá kiểu cảm xúc ko có hứng là mất hút con mẹ nhà hàng lươn. Bà xã thì thời đấy bá vl. Lại hay ăn vạ, bị phạm lỗi cái là cả đội bu vào như ruồi nên tao cực ghét. Thời thằng Pep nhìn bố già tay run lập cập mà cáu Vcl. May Mou đến real mới phá nó tan bành nó ra. Rồi trận thua Bayer 7 quả cả đi lẫn về tao sướng âm ỉ cả tháng.

Bố già tay run vì lực bất tòng tâm , ăn được quả 2008 là Ronaldinho mất phong độ , chấn thương , Messi vẫn đang bắt nhập dần đội 1 .Chứ mùa sau 2009 éo ăn được vì mất mịa Owen Hargreaves tuyến giữa thêm ô già Giggs với cậu nhân sâm sao đỡ được tuyến giữa Barca .Mùa Mourinho Inter ăn Barca , Pep dở đổi Etoo lấy Ibra phong độ 2 chú ngược nhau luôn , mùa đấy lực lượng Inter cũng khủng
 
Lại là tao đây mấy boy , nếu đã viết về Nicky , về Phill mà không viết về Gary thì sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn , một trong những hậu vệ cánh phải tài năng bậc nhất thế giới ở thế hệ của mình cho nên hôm nay tao sẽ viết về Gary - Chàng cận vệ đỏ tận tụy của Old Trafford

Gary Neville: Chàng hiệp sĩ Đỏ tận tuỵ của Old Trafford

Ngày 14/2/2019 vừa qua, các trang mạng đồng loạt đưa tin về sự qua đời của cựu huấn luyện viên đội trẻ Manchester United Eric Harrison – một con người dành phần lớn cuộc đời mình để làm công tác ươm mầm những tài năng lớn cho Old Trafford, một người cộng sự xuất sắc của Sir Alex Ferguson. Gary Neville đã chia sẻ trên Twitter: “Thầy dạy chúng tôi cách chơi bóng, tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, sự quan trọng của việc chiến thắng bản thân và làm thế nào để cống hiến hết mình cho Manchester United. Eric, bọn em nợ thầy nhiêu thứ”. Thật vậy, đối với Gary, những gì anh có hôm nay mang nặng ơn của Harrison và Sir Alex rất nhiều.
gary-neville-ELLE-Man-1-475x297.webp

Gary Neville – hậu vệ cánh phải xuất sắc bậc nhất thế giới ở thời kì của anh , một hạt giống trong lứa tài năng nổi trội nhất lịch sử Manchester United bên cạnh những David Beckham, Ryan Giggs hay Paul Scholes, một bảo vật của sân Old Trafford. Không kém cạnh gì những tấm lòng sắc son ở Turin hay Florence, tại Manchester, Gary Neville đã cho thế giới thấy được rằng thế nào là yêu và sống chết cùng với ước mơ của mình. Old Trafford là nơi nuôi dưỡng ước mơ, nơi viết nên những câu chuyện cổ tích thời hiện đại.
Gary Alexander Neville sinh ngày 18/2/1975 tại thị trấn Bury, Đại Manchester, vương quốc Anh. Sau khi hoàn thành chương trình bậc phổ thông, Gary Neville gia nhập đội trẻ Manchester United và được trao chiếc băng đội trưởng dẫn dắt một tập thể, nơi mà “Fergie’s Fledglings” đã vô địch FA Youth Cup năm 1991. Gary Neville và những người đồng đội được Sir Alex kỳ vọng rất nhiều, và cái tên “Fergie’s Fledglings” được truyền cảm hứng từ “Busby Babes”.

gary-neville-ELLE-Man-2-475x279.webp

Từ trận đấu đầu tiên…
Dù có trận thi đấu ra mắt cho Manchester United vào tháng 12 năm 1992 nhưng phải tận 3 năm sau đó Gary Neville mới có vị trí chính thức trong đội hình của “Quỷ Đỏ” khi anh được chọn làm phương án thay thế cho Paul Parker. Kể từ khi mà Sir Alex công khai với giới truyền thông quyết tâm lật đổsự thống trị của Liverpool tại Premier League, Manchester United đã thực hiện cú chuyển mình thần kỳ và trở thành câu lạc bộ thành công nhất giải Ngoại hạng Anh thời điểm đó.

Sau mùa giải 1994/95 bị gián đoạn do những thay đổi trong đội hình, Gary Neville cùng Manchester United quay trở lại đỉnh cao giải đấu trong hai năm liên tiếp từ năm 1995 đến 1997. Thời đại của Sir Alex Ferguson và Manchester United là thời đại của những khoảnh khắc thần kỳ và kịch tính. Trong trận gặp Middlesbrough ngày 5/5/1997, sau khi bị đối thủ dẫn trước 3-1 thì Gary Neville đã ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp bằng cú sút chéo góc đánh bại Ben Roberts trước khi ‘thần tài’ Solskjaer đem về cho Manchester United 1 điểm.
gary-neville-ELLE-Man-3-475x342.webp

Sau mua giải 1997-1998 trắng tay tập thể “Quỷ Đỏ” được chỉnh đốn cả về tư tưởng lẫn lực lượng. Bên cạnh việc để những gương mặt không mấy mặn mà với câu lạc bộ rời đi, Sir Alex thực hiện hai bản hợp đồng sáng suốt khác: mua Jaap Stamp và Dwight Yorke. Trong toàn bộ chiến dịch nhắm đến cú ăn ba lịch sử đó Manchester United chỉ để thua đúng 5 lần, và tất nhiên phải kể đến chuỗi trận 33 trận bất bại Premier League.
gary-neville-ELLE-Man-4-475x295.webp

Nếu nói về thành công của quỷ đỏ vào mùa 1998-1999 mà chỉ nhắc đến những Dwight Yorke, Andy Cole, Teddy Sheringham hay những ai trên hàng công thôi thì thật là thiếu sót. Chiến công lịch sử này của “Quỷ Đỏ” như một tảng băng trôi mà chỉ khi nào nhìn thấy phần đáy mới hiểu nó một cách đầy đủ hơn. Phần chìm đó thuộc về Gary Neville, Phil Neville, Denis Irwin hay Jaap Stamp, là những người canh giữsự an toàn cho Peter Schmeichel, chốt chặn cuối cùng đảm bảo một chiến thắng cho Manchester United. Và cho dù có phải là fan của Quỷ Đỏ hay không thì không ai có thể quên được trận chung kết điên rồ nhất lịch sử giải đấu UEFA Champion League 1999 với Bayern Munich – một tuyệt tác mà Sir Alex cùng các học trò cống hiến cho bóng đá. Trận đấu điên rồ xoay chuyển quá nhanh , khiến cho chiếc cúp C1 đã được khắc tên Bayer đã phải sửa lại , một điều chưa từng có trong tiền lệ .

…đến chiếc băng đội trưởng.
Ngày 18 tháng 11 năm 2005, R. Keane bất ngờ chia tay Manchester United, chiếc băng đội trưởng tạm thời không có người kế thừa. Một thời gian dài sau đó Ferguson đã phải rất đau đầu trong việc tìm kiếm người kế thừa cho chiếc băng đội trưởng mà R. Keane để lại, bởi một đội bóng không thể không có thủ lĩnh trên sân. Ông đã rất đắn đo cho việc lựa chọn ai trong số những trụ cột của đội bóng, và cuối cùng, sau một cuộc họp toàn thể đội bóng cũng đã tìm ra được tân đội trưởng mới. Thật bất ngờ cái tên được chọn lại chính là Gary Neville.

gary-neville-ELLE-Man-7-475x267.webp
Lý giải cho điều này, Fegie đã nói rằng: “Sau khi Keane ra đi, tôi đã nói chuyện với một loạt trụ cột trong đội để tìm ra người kế vị chiếc băng đội trưởng. Cuối cùng, Gary Neville chính là người xứng đáng nhất bởi kinh nghiệm và những cống hiến của anh cho đội bóng. Ryan Giggs cũng là một lựa chọn nhưng ở độ tuổi này, thật khó để Giggs ra sân trong mọi trận đấu. Paul Scholes thì đã tuyên bố rằng cậu ấy không thích làm... lãnh đạo.” Đúng vậy! Chiếc băng đội trưởng ở Manchester United ngoài vấn đề chuyên môn, cần phải có thêm cả một cá tính mạnh mẽ. Trước Neville thì Keane, Cantona, Robson đều là những con người cá tính, mạnh mẽ trên sân, có uy trong phòng thay đồ. Là người có thể vực dậy đội bóng trong những lúc khó khăn, sẵn sàng ăn thua đủ với đối phương, sẵn sàng đôi co với trọng tài để bênh vực các đồng đội nhưng cũng không ngần ngại quát mắng đồng đội sau mỗi tình huống không vừa ý. Rõ ràng, với những con người hiện có trong tay khi ấy, Ferguson không thể chọn ai xứng đáng hơn Neville. Có thể không tài năng như Robson, không cá tính được như Cantona, càng không mạnh mẽ được như Kean nhưng nhiệt huyết cũng như khát khao cống hiến cho màu áo đỏ thì không bao giờ thiếu trong con người anh.



Giggs chưa bao giờ thể hiện được cái tôi mạnh mẽ. Còn Scholes thì như đã nói, anh không thích làm lãnh đạo. Việc lựa chọn Neville không chỉ thể hiện tính đúng đắn của Alex Ferguson mà nó còn nói lên sự ghi nhận của CLB đối với những đóng góp của anh, ngoài ra nó còn thể hiện sự nể trọng của các đồng đội đối với anh, điều đó có nghĩa anh là người rất có tiếng nói trong phòng thay đồ.

Được khoác lên tay chiếc băng đội trưởng của một trong những CLB xuất sắc nhất thế giới không bao giờ là điều dễ dàng, vừa là vinh dự nhưng cũng là thách thức, đặc biệt khi 2 người tiền nhiệm đã rất thành công trước đó. Như chính tâm sự của anh khi trở thành tân đội trưởng của Manchester: "Tôi sẽ chỉ được nhớ tới nếu cùng với Man Utd đoạt một danh hiệu nào đó. Trước đây Cantona và Keane đều có được vinh dự này trong suốt 12 năm qua. Chính vì vậy, tôi không muốn là ngoại lệ". Và chắc hẳn anh đã không cảm thấy phải hỗ thẹn với những người tiền nhiệm khi cuối mùa bóng 2006/2007 được nâng cao chức vô địch Primier League trong tư thế của một đội trưởng. Và đó cũng mở ra một giai đoạn thành công khác của Manchester United khi 3 năm liền vô địch nước Anh, 2 năm liên tiếp vào tơi trận chung kết Cup C1 với 1 lần vô địch, dù không đóng góp được nhiều vào thành công đó, nhưng với vai trò đội trưởng, anh có thể ngẩng cao đầu tự hào về bản thân mình.
 
Thời niên thiếu là một quá trình phấn đấu không ngừng.

Neville là một trong những hậu vệ phải hay nhất của bóng đá Anh cũng như thế giới, điều đó không ai có thể phủ nhận, thế nhưng ít ai biết được rằng để có thể trở thành như ngày hôm nay, anh đã phải đánh đổi cả thời niên thiếu của mình cho những buổi tập như thế nào. Không phải là một người có tiềm năng nếu không muốn nói là kém tài năng nhất trong lứa cầu thủ trẻ khi đó, thế nhưng đổi lại ở Gary là một ý chí nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và chính điều đó đã tạo nên một huyền thoại của sân Old Trafford như ngày hôm nay. "Tôi đã quen với việc bị từ chối trong suốt thời niên thiếu. Đến bây giờ, nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi không hiểu vì sao lúc đó Manchester United lại mời tôi tới tập luyện tại trung tâm của họ hàng năm. Chắc hẳn, đó chỉ là vì họ tôn trọng thái độ chăm chỉ và cầu tiến của tôi. Nếu giờ tập luyện bắt đầu vào lúc 5h chiều thì tôi đã đến sân vào lúc 4h15. Tôi bắt buộc phải tập luyện điên cuồng như thế bởi được chứng kiến tài năng vượt trội của những đứa trẻ cùng lứa như Paul Scholes và Nicky Butt"

tải xuống.jpg

Beckham, Savage, Gillespie được coi là những thần đồng khi đó, trong khi Nevile dưới con mắt của những nhà chuyên môn lại là một người không có năng khiếu. Chứng kiến cảnh đó, anh không những lấy đó làm buồn mà ngược lại, nó lại là động lực thôi thúc anh phấn đấu điên cuồng hơn: “khi bạn không có khả năng thiên phú, bạn chỉ có một con đường duy nhất là chạy hết tốc lực để bắt kịp họ”. Vâng, chính tất cả những điều đó đã tạo nên một Neville chiến binh như ngày hôm nay.



Tận tụy trên sân cỏ, bình dị ngoài đời thường.



Không phải là mẫu cầu thủ sở hữu những kỹ năng vượt trội, nhưng bù lại ở Gary Neville là sự cần cù như một chú ong thợ, mạnh mẽ như một chiến binh và luôn cháy hết mình mỗi khi có mặt trên sân. Không càu nhàu với đồng đội sau mỗi tình huống không vừa ý, luôn luôn đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, chưa bao giờ tỏ thái độ bực tức mỗi lần bị thay ra sân… và còn rất, rất nhiều những thứ khác mà người ta nhìn thấy ở anh. Chính những điều đó đã làm cho khán giả yêu mến anh nhiều hơn. Có một sự thật mà ít ai biết rằng, anh cùng với Scholes là 2 cầu thủ chơi bóng đỉnh cao mà không cần đến người đại diện, chưa bao giờ người hâm mộ thấy anh đưa ra một yêu sách gì với CLB, dù có lúc anh là vị trí không thể thiếu trong đội hình. Có lẽ, đó chính là sự trả ơn của anh với CLB sau những gì mà đội bóng đã cho anh kể từ khi còn là một cậu bé học việc và trên hết là tình yêu của anh dành cho đội bóng. Manucians chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu và lòng trung thành của anh đối với CLB, đặc biệt là trong thời buổi mà bóng đá đã bị chi phối nhiều của đồng tiền. Không nói đâu xa, từ vụ RooneyGate vừa rồi mà nhìn lại mới thấy những con người như anh mới đáng quý làm sao. Cùng với Giggs và Scholes anh chính là hình mẫu cho những cầu thủ trẻ học tập, từ ý chính phấn đấu cho đến tinh thần trên sân cỏ.



Nhiều người vẫn còn nhớ pha ăn mừng như điên cuồng của anh khi Ferdinand ghi bàn vào lưới Liverpool ở mùa giải 2006/2007, anh đã chạy suốt chiều dài đường pitch sân Old Trafford ra chỗ CĐV của Liverpool để ăn mừng một cách quá khích. Dù sau đó anh đã bị liên đoàn bóng đá Anh phạt vì hành động trên nhưng nó chẳng thể ngăn cản được cách anh thể hiện tình yêu của mình với CLB. Rồi đến vụ giơ ngón tay thôi với C. Tevez khi anh sút tung lưới Man Utd trong trận BK Carling Cup mùa giải năm ngoái. Tất cả chỉ để nói lên một điều, Manchester United luôn là số 1 trong trái tim anh.

Cùng với Beckham tạo nên một trong những cặp cánh hay nhất của bóng đá Anh và thế giới khi đó, và cũng là đôi bạn thân của nhau thế nhưng cuộc sống bóng đá cũng như đời thường của anh thì hoàn toàn trái ngược với Beckham. Dù trên sân cỏ hay ngoài đời thường, Beckham luôn là người nổi bật nhất, luôn là người thu hút được sự chú nhất, luôn là tâm điểm của mọi ánh đèn flash thì anh ngược lại hoàn toàn. Luôn tìm cho mình một vị trí ít chú nhất trong đám đông, không bao giờ có lối sống của một ngôi sao, chưa khi nào có một tai tiếng hay vụ lùm xùm gì trên mặt báo, đó là tính cách của anh. Nếu cuộc sống ngoài sân cỏ của Beckham ồn ào bao nhiều thì của anh lại bình lặng bấy nhiêu, bình lặng đến đơn điệu nếu không nói là nhàm chán. Và Mr Boring chính là cái tên mà người hâm mộ đặt cho anh từ chính cuộc sống bình dị đó.



Và khi đôi chân đã mỏi…



Neville đã già, đó là sự thật bởi không ai có thể chống lại quy luật của tự nhiên. Và khi người ta già thì mọi thứ đều không thể điều khiển được như khối óc mong muốn. Đôi chân anh đã trở nên nặng nề hơn, phán đoán cũng đã mất đi rất nhiều, ở anh bây giờ không còn là một hậu vệ lên công về thủ không biết mệt mỏi như ngày nào, thay vào đó là một chiến binh chậm chạp, thường đi bộ và luôn mắc lỗi vị trí trong các trận đấu. Mỗi khi nhìn thấy anh trên sân, nhiều CĐV lại cảm thấy lo lắng cho vị trí của anh, bởi khi đó đối phương sẽ tập trung khoét vào vị trí của anh nhiều hơn. Các đồng đội phải quan tâm đến anh nhiều hơn, từ đó dẫn đến những sai sót xuất hiện. Rõ ràng một cỗ máy sẽ không thể vận hành tốt nếu như một mắt xích nào đó hư hỏng. Và Manchester mỗi khi có anh trên sân là một cỗ máy như thế.



Không ai có thể quên trận hòa đáng tiếc của Manchester United trên sân Goodison Park của Everton ở lượt đi mùa giải năm nay. Dù đã dẫn bàn với tỉ sô 3 – 1 tới tận phút 90 nhưng sau đó đã bị gỡ hòa đáng tiếc chỉ trong 3 phút. Và các bàn thắng gỡ hòa đó đều bắt nguồn từ cánh phải, nơi do anh trấn giữ. Tất nhiên không thể quy minh trách nhiệm cho anh nhưng có thể xem anh chính là người mắc lỗi lớn nhất ở cả 2 bàn thua đấy. Và không cần nói đâu xa, trận thắng đầy may mắn vừa rồi của Man Utd trước West Brom cũng đã chỉ rõ sự xa sút của anh. Nhiều tình huống anh lên tham gia tấn công rồi không kịp lui về phòng thủ, khiến cho Ferdinand nhiều lần phải đối mặt 1 và 1 với tiền đạo đội bạn, và hệ quả là Manchester đã bị thổi penaty từ 1 tình huống như vậy.

Legends-Profile_Gary-Neville1523521397690.jpg

Gánh nặng tuổi tác cùng với chấn thương nặng trong trận đấu với Bolton đã lấy đi của anh rất nhiều, làm mất đi trong anh sức chiến đấu của một chiến binh ngày nào. Hình ảnh anh lầm lũi đi về vị trí dành cho các cầu thủ dự bị khi bị thay ra trong trận đấu trên như lời kết cho cuộc đời cầu thủ của anh. Phải chăng đã đến lúc dừng lại…???

Chứng kiến phong độ tệ hại đó của anh, nhiều Manucian đã nghĩ đến chuyện mong anh giải nghệ. Và mong rằng anh sẽ đảm nhận một vị trí nào đó trong BHL, đó cũng chính là sự ghi nhận những cống hiến của anh cho CLB.



…Nhưng, tình yêu nào có dễ phai.



Neville đã già, đã chậm chạp, anh không thể thi đấu như khi còn trai trẻ. Đúng thế. Nhưng khi người ta không thể thi đấu bằng năng lực của mình thì lúc đó sẽ chiến đấu bằng tinh thần, bằng khát khao, bằng tình yêu, và đôi khi điều này phát huy tác dụng. Neville là một trường hợp như thế. Không thể chạy nhanh như một cầu thủ tuổi đôi mươi, cũng không thể phán đoán tốt như một cầu thủ đang đạt độ chín của sự nghiệp, càng không thể ra sân với nguồn thể lực dồi dào như trước, nhưng người ta luôn thấy ở anh một tinh thần chiến đấu hết mình, một kháo khao hiếm có của một người sắp hết thời và đặc biệt một trái tim luôn mang đầy nhiệt huyết. Thế nên, ít ai có thể ngờ được rằng một ông già chậm chạp như Neville lại có thể làm câm lặng một Ronaldinho đang trong giai đoạn hồi sinh.



Thế hệ vàng ngày nào giờ đã dần lui vào quá khứ. N. Butt đã đi tìm niềm vui tận đất nước Hồng Kông xa xôi bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Beckham thì vẫn cố gắng miệt mài đi tìm nốt những chút dư vị cuối cùng của một đời cầu thủ. P. Neville đang cống hiến nốt tuổi đời cầu thủ của mình trong màu áo Everton. Còn anh, cùng với Giggs và Scholes vẫn ngày đêm âm thầm đóng góp những gì có thể cho Manchester United. Những đóng góp đó có thể không phải là những vấn đề về chuyên môn trên sân cỏ, nó có thể không ảnh hưởng nhiều đến thành tích của CLB nhưng nó lại rất có ích cho đội bóng và những thế hệ cầu thủ trẻ. Thế nên đừng bao giờ đặt câu hỏi rằng tại sao Neville lại được ra sân, tại sao Neville lại được CLB kí thêm hợp đồng… bởi ở anh người ta vẫn thấy được những đóng góp mà anh có thể mạng lại, đặc biệt khi mà Alex Ferguson vẫn thấy được trong anh những giá trị cần thiết cho CLB và cũng có thể là để tri ân cho những đóng góp của anh. Thế nên thay vì la ó, than phiền, hãy cầu chúc cho anh chơi tốt mỗi khi ra sân hay ít ra là cũng chơi tròn vai.



Ngày 3/2/2011 anh chính thức nói lời chia tay sân cỏ sau 20 năm cống hiến hết mình cho màu áo đỏ. Khi đôi chân đã mỏi thì dù trái tim có đập như thế nào đi chăng nữa cũng không ngăn được quy luật của thời gian. Dù người hâm mộ từ lâu cũng đã quen với việc không có anh trên sân vẫn cảm thấy hụt hẫng khi không còn được thấy anh trong màu áo Manchester, không còn hình ảnh của một số 2 năng nổ ngày nào, không còn một cỗ máy lên công về thủ bên hành lang cánh phải nữa. Thay vào đó một vị trí trong BHL có lẽ đã được dành sẵn cho anh. Nhưng dù có ở cương vị nào thì tình cảm của người hâm mộ dành cho anh sẽ không bao giờ mất đi, cũng như tình yêu mà anh dành cho Manchester United sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi đơn giản một điều, tình yêu nào có dễ phai!

11111.jpg


Video nhé :



P/s: Bài viết từ nhiều nguồn từ 2012 , 2015 và 2019 , chuẩn bị tới Ryan Giggs nhé
 
Sửa lần cuối:
Xem thằng Guti nó chọc thì lênh láng nước. Nhiều quả đéo bao giờ nghĩ đến luôn. Mỗi tội bố đá kiểu cảm xúc ko có hứng là mất hút con mẹ nhà hàng lươn. Bà xã thì thời đấy bá vl. Lại hay ăn vạ, bị phạm lỗi cái là cả đội bu vào như ruồi nên tao cực ghét. Thời thằng Pep nhìn bố già tay run lập cập mà cáu Vcl. May Mou đến real mới phá nó tan bành nó ra. Rồi trận thua Bayer 7 quả cả đi lẫn về tao sướng âm ỉ cả tháng.
Guti tao nhớ mãi quả đánh gót khi đang đối diện thủ môn đối phương luôn, hào hoa vãi chưởng.
 
thằng ml viết về King eric ms đúng người mở ra MU và roy kean người giữ lửa của nhà hát
2 lão đại ấy ms phản ánh đúng bản chất của MU từ năm 90-2000 chứ tao thấy beck nó chỉ hào nhoáng thôi, đúng câu phủ vàng lên cái royrolle
 
Thời niên thiếu là một quá trình phấn đấu không ngừng.

Neville là một trong những hậu vệ phải hay nhất của bóng đá Anh cũng như thế giới, điều đó không ai có thể phủ nhận, thế nhưng ít ai biết được rằng để có thể trở thành như ngày hôm nay, anh đã phải đánh đổi cả thời niên thiếu của mình cho những buổi tập như thế nào. Không phải là một người có tiềm năng nếu không muốn nói là kém tài năng nhất trong lứa cầu thủ trẻ khi đó, thế nhưng đổi lại ở Gary là một ý chí nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và chính điều đó đã tạo nên một huyền thoại của sân Old Trafford như ngày hôm nay. "Tôi đã quen với việc bị từ chối trong suốt thời niên thiếu. Đến bây giờ, nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi không hiểu vì sao lúc đó Manchester United lại mời tôi tới tập luyện tại trung tâm của họ hàng năm. Chắc hẳn, đó chỉ là vì họ tôn trọng thái độ chăm chỉ và cầu tiến của tôi. Nếu giờ tập luyện bắt đầu vào lúc 5h chiều thì tôi đã đến sân vào lúc 4h15. Tôi bắt buộc phải tập luyện điên cuồng như thế bởi được chứng kiến tài năng vượt trội của những đứa trẻ cùng lứa như Paul Scholes và Nicky Butt"

View attachment 83150

Beckham, Savage, Gillespie được coi là những thần đồng khi đó, trong khi Nevile dưới con mắt của những nhà chuyên môn lại là một người không có năng khiếu. Chứng kiến cảnh đó, anh không những lấy đó làm buồn mà ngược lại, nó lại là động lực thôi thúc anh phấn đấu điên cuồng hơn: “khi bạn không có khả năng thiên phú, bạn chỉ có một con đường duy nhất là chạy hết tốc lực để bắt kịp họ”. Vâng, chính tất cả những điều đó đã tạo nên một Neville chiến binh như ngày hôm nay.



Tận tụy trên sân cỏ, bình dị ngoài đời thường.



Không phải là mẫu cầu thủ sở hữu những kỹ năng vượt trội, nhưng bù lại ở Gary Neville là sự cần cù như một chú ong thợ, mạnh mẽ như một chiến binh và luôn cháy hết mình mỗi khi có mặt trên sân. Không càu nhàu với đồng đội sau mỗi tình huống không vừa ý, luôn luôn đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, chưa bao giờ tỏ thái độ bực tức mỗi lần bị thay ra sân… và còn rất, rất nhiều những thứ khác mà người ta nhìn thấy ở anh. Chính những điều đó đã làm cho khán giả yêu mến anh nhiều hơn. Có một sự thật mà ít ai biết rằng, anh cùng với Scholes là 2 cầu thủ chơi bóng đỉnh cao mà không cần đến người đại diện, chưa bao giờ người hâm mộ thấy anh đưa ra một yêu sách gì với CLB, dù có lúc anh là vị trí không thể thiếu trong đội hình. Có lẽ, đó chính là sự trả ơn của anh với CLB sau những gì mà đội bóng đã cho anh kể từ khi còn là một cậu bé học việc và trên hết là tình yêu của anh dành cho đội bóng. Manucians chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu và lòng trung thành của anh đối với CLB, đặc biệt là trong thời buổi mà bóng đá đã bị chi phối nhiều của đồng tiền. Không nói đâu xa, từ vụ RooneyGate vừa rồi mà nhìn lại mới thấy những con người như anh mới đáng quý làm sao. Cùng với Giggs và Scholes anh chính là hình mẫu cho những cầu thủ trẻ học tập, từ ý chính phấn đấu cho đến tinh thần trên sân cỏ.



Nhiều người vẫn còn nhớ pha ăn mừng như điên cuồng của anh khi Ferdinand ghi bàn vào lưới Liverpool ở mùa giải 2006/2007, anh đã chạy suốt chiều dài đường pitch sân Old Trafford ra chỗ CĐV của Liverpool để ăn mừng một cách quá khích. Dù sau đó anh đã bị liên đoàn bóng đá Anh phạt vì hành động trên nhưng nó chẳng thể ngăn cản được cách anh thể hiện tình yêu của mình với CLB. Rồi đến vụ giơ ngón tay thôi với C. Tevez khi anh sút tung lưới Man Utd trong trận BK Carling Cup mùa giải năm ngoái. Tất cả chỉ để nói lên một điều, Manchester United luôn là số 1 trong trái tim anh.

Cùng với Beckham tạo nên một trong những cặp cánh hay nhất của bóng đá Anh và thế giới khi đó, và cũng là đôi bạn thân của nhau thế nhưng cuộc sống bóng đá cũng như đời thường của anh thì hoàn toàn trái ngược với Beckham. Dù trên sân cỏ hay ngoài đời thường, Beckham luôn là người nổi bật nhất, luôn là người thu hút được sự chú nhất, luôn là tâm điểm của mọi ánh đèn flash thì anh ngược lại hoàn toàn. Luôn tìm cho mình một vị trí ít chú nhất trong đám đông, không bao giờ có lối sống của một ngôi sao, chưa khi nào có một tai tiếng hay vụ lùm xùm gì trên mặt báo, đó là tính cách của anh. Nếu cuộc sống ngoài sân cỏ của Beckham ồn ào bao nhiều thì của anh lại bình lặng bấy nhiêu, bình lặng đến đơn điệu nếu không nói là nhàm chán. Và Mr Boring chính là cái tên mà người hâm mộ đặt cho anh từ chính cuộc sống bình dị đó.



Và khi đôi chân đã mỏi…



Neville đã già, đó là sự thật bởi không ai có thể chống lại quy luật của tự nhiên. Và khi người ta già thì mọi thứ đều không thể điều khiển được như khối óc mong muốn. Đôi chân anh đã trở nên nặng nề hơn, phán đoán cũng đã mất đi rất nhiều, ở anh bây giờ không còn là một hậu vệ lên công về thủ không biết mệt mỏi như ngày nào, thay vào đó là một chiến binh chậm chạp, thường đi bộ và luôn mắc lỗi vị trí trong các trận đấu. Mỗi khi nhìn thấy anh trên sân, nhiều CĐV lại cảm thấy lo lắng cho vị trí của anh, bởi khi đó đối phương sẽ tập trung khoét vào vị trí của anh nhiều hơn. Các đồng đội phải quan tâm đến anh nhiều hơn, từ đó dẫn đến những sai sót xuất hiện. Rõ ràng một cỗ máy sẽ không thể vận hành tốt nếu như một mắt xích nào đó hư hỏng. Và Manchester mỗi khi có anh trên sân là một cỗ máy như thế.



Không ai có thể quên trận hòa đáng tiếc của Manchester United trên sân Goodison Park của Everton ở lượt đi mùa giải năm nay. Dù đã dẫn bàn với tỉ sô 3 – 1 tới tận phút 90 nhưng sau đó đã bị gỡ hòa đáng tiếc chỉ trong 3 phút. Và các bàn thắng gỡ hòa đó đều bắt nguồn từ cánh phải, nơi do anh trấn giữ. Tất nhiên không thể quy minh trách nhiệm cho anh nhưng có thể xem anh chính là người mắc lỗi lớn nhất ở cả 2 bàn thua đấy. Và không cần nói đâu xa, trận thắng đầy may mắn vừa rồi của Man Utd trước West Brom cũng đã chỉ rõ sự xa sút của anh. Nhiều tình huống anh lên tham gia tấn công rồi không kịp lui về phòng thủ, khiến cho Ferdinand nhiều lần phải đối mặt 1 và 1 với tiền đạo đội bạn, và hệ quả là Manchester đã bị thổi penaty từ 1 tình huống như vậy.

View attachment 83151

Gánh nặng tuổi tác cùng với chấn thương nặng trong trận đấu với Bolton đã lấy đi của anh rất nhiều, làm mất đi trong anh sức chiến đấu của một chiến binh ngày nào. Hình ảnh anh lầm lũi đi về vị trí dành cho các cầu thủ dự bị khi bị thay ra trong trận đấu trên như lời kết cho cuộc đời cầu thủ của anh. Phải chăng đã đến lúc dừng lại…???

Chứng kiến phong độ tệ hại đó của anh, nhiều Manucian đã nghĩ đến chuyện mong anh giải nghệ. Và mong rằng anh sẽ đảm nhận một vị trí nào đó trong BHL, đó cũng chính là sự ghi nhận những cống hiến của anh cho CLB.



…Nhưng, tình yêu nào có dễ phai.



Neville đã già, đã chậm chạp, anh không thể thi đấu như khi còn trai trẻ. Đúng thế. Nhưng khi người ta không thể thi đấu bằng năng lực của mình thì lúc đó sẽ chiến đấu bằng tinh thần, bằng khát khao, bằng tình yêu, và đôi khi điều này phát huy tác dụng. Neville là một trường hợp như thế. Không thể chạy nhanh như một cầu thủ tuổi đôi mươi, cũng không thể phán đoán tốt như một cầu thủ đang đạt độ chín của sự nghiệp, càng không thể ra sân với nguồn thể lực dồi dào như trước, nhưng người ta luôn thấy ở anh một tinh thần chiến đấu hết mình, một kháo khao hiếm có của một người sắp hết thời và đặc biệt một trái tim luôn mang đầy nhiệt huyết. Thế nên, ít ai có thể ngờ được rằng một ông già chậm chạp như Neville lại có thể làm câm lặng một Ronaldinho đang trong giai đoạn hồi sinh.



Thế hệ vàng ngày nào giờ đã dần lui vào quá khứ. N. Butt đã đi tìm niềm vui tận đất nước Hồng Kông xa xôi bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Beckham thì vẫn cố gắng miệt mài đi tìm nốt những chút dư vị cuối cùng của một đời cầu thủ. P. Neville đang cống hiến nốt tuổi đời cầu thủ của mình trong màu áo Everton. Còn anh, cùng với Giggs và Scholes vẫn ngày đêm âm thầm đóng góp những gì có thể cho Manchester United. Những đóng góp đó có thể không phải là những vấn đề về chuyên môn trên sân cỏ, nó có thể không ảnh hưởng nhiều đến thành tích của CLB nhưng nó lại rất có ích cho đội bóng và những thế hệ cầu thủ trẻ. Thế nên đừng bao giờ đặt câu hỏi rằng tại sao Neville lại được ra sân, tại sao Neville lại được CLB kí thêm hợp đồng… bởi ở anh người ta vẫn thấy được những đóng góp mà anh có thể mạng lại, đặc biệt khi mà Alex Ferguson vẫn thấy được trong anh những giá trị cần thiết cho CLB và cũng có thể là để tri ân cho những đóng góp của anh. Thế nên thay vì la ó, than phiền, hãy cầu chúc cho anh chơi tốt mỗi khi ra sân hay ít ra là cũng chơi tròn vai.



Ngày 3/2/2011 anh chính thức nói lời chia tay sân cỏ sau 20 năm cống hiến hết mình cho màu áo đỏ. Khi đôi chân đã mỏi thì dù trái tim có đập như thế nào đi chăng nữa cũng không ngăn được quy luật của thời gian. Dù người hâm mộ từ lâu cũng đã quen với việc không có anh trên sân vẫn cảm thấy hụt hẫng khi không còn được thấy anh trong màu áo Manchester, không còn hình ảnh của một số 2 năng nổ ngày nào, không còn một cỗ máy lên công về thủ bên hành lang cánh phải nữa. Thay vào đó một vị trí trong BHL có lẽ đã được dành sẵn cho anh. Nhưng dù có ở cương vị nào thì tình cảm của người hâm mộ dành cho anh sẽ không bao giờ mất đi, cũng như tình yêu mà anh dành cho Manchester United sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi đơn giản một điều, tình yêu nào có dễ phai!

View attachment 83154


Video nhé :



P/s: Bài viết từ nhiều nguồn từ 2012 , 2015 và 2019 , chuẩn bị tới Ryan Giggs nhé

M tổng hợp hay như Hoài Thương tổng hợp!
 
thằng ml viết về King eric ms đúng người mở ra MU và roy kean người giữ lửa của nhà hát
2 lão đại ấy ms phản ánh đúng bản chất của MU từ năm 90-2000 chứ tao thấy beck nó chỉ hào nhoáng thôi, đúng câu phủ vàng lên cái royrolle
tao k coi dc Eric đá mấy nên k dám có ý kiến , Roy Kean thì để xem , vì k thuộc đào tạo Class of 1992 mà là chuyển nhượng
 
M tổng hợp hay như Hoài Thương tổng hợp!
Chỗ mày trích là viết từ 2011 , t có biết ông viết , cho nên tao đã xin và có sửa 1 tý , còn của Hoài Thương trình nó hơn t nhiều , k dám nói :v
 

Có thể bạn quan tâm

Top