Mu - triều đại của sir , đã từng có một old trafford tuyệt vời đến thế

Ngôi sao đc viết tiếp theo

  • Rio Ferdinand

    Votes: 1 11.1%
  • Nemanja Vidic

    Votes: 2 22.2%
  • Andrew Cole

    Votes: 1 11.1%
  • Dwight Yoke

    Votes: 1 11.1%
  • Ole

    Votes: 2 22.2%
  • Peter Schmeichel

    Votes: 3 33.3%
  • Van Der Sar

    Votes: 2 22.2%
  • Dimitar Berbatov

    Votes: 2 22.2%
  • Ruud Van Nistelrooy

    Votes: 3 33.3%
  • Mikael Silvestre

    Votes: 1 11.1%

  • Total voters
    9
  • Poll closed .
Chỗ mày trích là viết từ 2011 , t có biết ông viết , cho nên tao đã xin và có sửa 1 tý , còn của Hoài Thương trình nó hơn t nhiều , k dám nói :v
T khen m mà. Chứ có ý gì đâu 1 lằn?
 
T khen m mà. Chứ có ý gì đâu 1 lằn?
k , ý tao là so vs Hoài Thương thì kinh quá , k dám nhận ấy , nghe giật mình , sr nếu khiền m hiểu nhầm
 
k , ý tao là so vs Hoài Thương thì kinh quá , k dám nhận ấy , nghe giật mình , sr nếu khiền m hiểu nhầm
T nghĩ cũng 1 10 1 8 thôi. Cũng công phu. Có điều HT viết chế biến thêm có phần bi thương, cảm động hơn tý thôi.
 
Xavi phải đội hình phù hợp mới phát huy đc, pirlo thì hơi yếu nhưng đá rất khôn ngoan, chuyền thì khỏi phải nói. Paul scholes đỉnh nhất 3 ông kia khoản đóng xa như vũ bão, nửa nảy 1 chạm a cân tất :d
Nếu 3 ông này đá chung thành hàng tiền vệ 3 người thì sao nhỉ, Pirlo đá thấp nhất, 2 ông kia đá phía trên quá chuẩn chỉ. Hàng tiền vệ này chỉ thiếu sức mạnh thôi hehe
 
Nếu 3 ông này đá chung thành hàng tiền vệ 3 người thì sao nhỉ, Pirlo đá thấp nhất, 2 ông kia đá phía trên quá chuẩn chỉ. Hàng tiền vệ này chỉ thiếu sức mạnh thôi hehe
Pirlo đá vs xavi thành ra dẫm chân nhau, 2 ông này lối đá gần giống nhau. Dàn tiền vệ này thêm 1 ông sức mạnh, box to box kiểu Yaya toure vào kết hợp hỗ trợ tranh chấp thì khỏi phải bàn :d
 
Bố già tay run vì lực bất tòng tâm , ăn được quả 2008 là Ronaldinho mất phong độ , chấn thương , Messi vẫn đang bắt nhập dần đội 1 .Chứ mùa sau 2009 éo ăn được vì mất mịa Owen Hargreaves tuyến giữa thêm ô già Giggs với cậu nhân sâm sao đỡ được tuyến giữa Barca .Mùa Mourinho Inter ăn Barca , Pep dở đổi Etoo lấy Ibra phong độ 2 chú ngược nhau luôn , mùa đấy lực lượng Inter cũng khủng
Mùa đấy thằng nào gặp Barca cũng ăn hành hết chứ không phải mỗi MU của ông già tay run. Barca mùa đấy đang là đỉnh cao của Titi kaka huyền thoại, lại chưa đội nào bắt đc bài, hồi đấy mà có đội nào chơi như kiểu Liverpool bây h may ra mới thịt dc Barca
 
Mùa đấy thằng nào gặp Barca cũng ăn hành hết chứ không phải mỗi MU của ông già tay run. Barca mùa đấy đang là đỉnh cao của Titi kaka huyền thoại, lại chưa đội nào bắt đc bài, hồi đấy mà có đội nào chơi như kiểu Liverpool bây h may ra mới thịt dc Barca

Barca ngày trước gặp Liverpool giờ xem sướng hai đội cùng đá pressing tầm cao tấn công cống hiến.Nhưng đều ngã ngựa hết trước xe buýt hai tầng siêu thủ của Mourinho , Simeone
 
Barca ngày trước gặp Liverpool giờ xem sướng hai đội cùng đá pressing tầm cao tấn công cống hiến.Nhưng đều ngã ngựa hết trước xe buýt hai tầng siêu thủ của Mourinho , Simeone
Cá nhân t thấy Liver bây giờ vẫn chưa bằng Barca năm đó, đội bóng kiểu như ai gặp cũng xác định là thua ít nhất 2 trái ấy.
 
pele hồi đấy dự đoán colombia vô địch, vào bảng thì cũng nhẹ, mà loại luôn từ vòng bảng. Mấy uôn cúp sau ko thấy pele dự j nữa.
Năm đó vòng loại WC, Colombia thắng Argentina 5-0, mà Argentina đang là Á quân WC, lọt vào ck WC 2 lần gần nhất nữa. Colombia hồi đó có thằng tiền vệ tóc xù Valderama và thằng tiền đạo báo đen Aspiril đang chơi khá hay ở châu Âu.
 
Guti tao nhớ mãi quả đánh gót khi đang đối diện thủ môn đối phương luôn, hào hoa vãi chưởng.
Quả đấy hình như Benzema ghi bàn thì phải. Hồi đấy xem highlight trên 24h thì phải. Xem quả giật mình.
 
Bố già tay run vì lực bất tòng tâm , ăn được quả 2008 là Ronaldinho mất phong độ , chấn thương , Messi vẫn đang bắt nhập dần đội 1 .Chứ mùa sau 2009 éo ăn được vì mất mịa Owen Hargreaves tuyến giữa thêm ô già Giggs với cậu nhân sâm sao đỡ được tuyến giữa Barca .Mùa Mourinho Inter ăn Barca , Pep dở đổi Etoo lấy Ibra phong độ 2 chú ngược nhau luôn , mùa đấy lực lượng Inter cũng khủng
T nhớ 2009 là do mất Fletcher chứ nhỉ? Mùa đấy thằng Inter có thằng Lucio với Samuel nó thủ khủng bỏ mẹ đi. Đợt đấy đá Pes t cũng hay dùng Inter với Chel.
 
Roy Kean r Carrick viết vào đây có kì k ta @@@@
 
Thời niên thiếu là một quá trình phấn đấu không ngừng.

Neville là một trong những hậu vệ phải hay nhất của bóng đá Anh cũng như thế giới, điều đó không ai có thể phủ nhận, thế nhưng ít ai biết được rằng để có thể trở thành như ngày hôm nay, anh đã phải đánh đổi cả thời niên thiếu của mình cho những buổi tập như thế nào. Không phải là một người có tiềm năng nếu không muốn nói là kém tài năng nhất trong lứa cầu thủ trẻ khi đó, thế nhưng đổi lại ở Gary là một ý chí nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và chính điều đó đã tạo nên một huyền thoại của sân Old Trafford như ngày hôm nay. "Tôi đã quen với việc bị từ chối trong suốt thời niên thiếu. Đến bây giờ, nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi không hiểu vì sao lúc đó Manchester United lại mời tôi tới tập luyện tại trung tâm của họ hàng năm. Chắc hẳn, đó chỉ là vì họ tôn trọng thái độ chăm chỉ và cầu tiến của tôi. Nếu giờ tập luyện bắt đầu vào lúc 5h chiều thì tôi đã đến sân vào lúc 4h15. Tôi bắt buộc phải tập luyện điên cuồng như thế bởi được chứng kiến tài năng vượt trội của những đứa trẻ cùng lứa như Paul Scholes và Nicky Butt"

View attachment 83150

Beckham, Savage, Gillespie được coi là những thần đồng khi đó, trong khi Nevile dưới con mắt của những nhà chuyên môn lại là một người không có năng khiếu. Chứng kiến cảnh đó, anh không những lấy đó làm buồn mà ngược lại, nó lại là động lực thôi thúc anh phấn đấu điên cuồng hơn: “khi bạn không có khả năng thiên phú, bạn chỉ có một con đường duy nhất là chạy hết tốc lực để bắt kịp họ”. Vâng, chính tất cả những điều đó đã tạo nên một Neville chiến binh như ngày hôm nay.



Tận tụy trên sân cỏ, bình dị ngoài đời thường.



Không phải là mẫu cầu thủ sở hữu những kỹ năng vượt trội, nhưng bù lại ở Gary Neville là sự cần cù như một chú ong thợ, mạnh mẽ như một chiến binh và luôn cháy hết mình mỗi khi có mặt trên sân. Không càu nhàu với đồng đội sau mỗi tình huống không vừa ý, luôn luôn đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, chưa bao giờ tỏ thái độ bực tức mỗi lần bị thay ra sân… và còn rất, rất nhiều những thứ khác mà người ta nhìn thấy ở anh. Chính những điều đó đã làm cho khán giả yêu mến anh nhiều hơn. Có một sự thật mà ít ai biết rằng, anh cùng với Scholes là 2 cầu thủ chơi bóng đỉnh cao mà không cần đến người đại diện, chưa bao giờ người hâm mộ thấy anh đưa ra một yêu sách gì với CLB, dù có lúc anh là vị trí không thể thiếu trong đội hình. Có lẽ, đó chính là sự trả ơn của anh với CLB sau những gì mà đội bóng đã cho anh kể từ khi còn là một cậu bé học việc và trên hết là tình yêu của anh dành cho đội bóng. Manucians chưa bao giờ nghi ngờ tình yêu và lòng trung thành của anh đối với CLB, đặc biệt là trong thời buổi mà bóng đá đã bị chi phối nhiều của đồng tiền. Không nói đâu xa, từ vụ RooneyGate vừa rồi mà nhìn lại mới thấy những con người như anh mới đáng quý làm sao. Cùng với Giggs và Scholes anh chính là hình mẫu cho những cầu thủ trẻ học tập, từ ý chính phấn đấu cho đến tinh thần trên sân cỏ.



Nhiều người vẫn còn nhớ pha ăn mừng như điên cuồng của anh khi Ferdinand ghi bàn vào lưới Liverpool ở mùa giải 2006/2007, anh đã chạy suốt chiều dài đường pitch sân Old Trafford ra chỗ CĐV của Liverpool để ăn mừng một cách quá khích. Dù sau đó anh đã bị liên đoàn bóng đá Anh phạt vì hành động trên nhưng nó chẳng thể ngăn cản được cách anh thể hiện tình yêu của mình với CLB. Rồi đến vụ giơ ngón tay thôi với C. Tevez khi anh sút tung lưới Man Utd trong trận BK Carling Cup mùa giải năm ngoái. Tất cả chỉ để nói lên một điều, Manchester United luôn là số 1 trong trái tim anh.

Cùng với Beckham tạo nên một trong những cặp cánh hay nhất của bóng đá Anh và thế giới khi đó, và cũng là đôi bạn thân của nhau thế nhưng cuộc sống bóng đá cũng như đời thường của anh thì hoàn toàn trái ngược với Beckham. Dù trên sân cỏ hay ngoài đời thường, Beckham luôn là người nổi bật nhất, luôn là người thu hút được sự chú nhất, luôn là tâm điểm của mọi ánh đèn flash thì anh ngược lại hoàn toàn. Luôn tìm cho mình một vị trí ít chú nhất trong đám đông, không bao giờ có lối sống của một ngôi sao, chưa khi nào có một tai tiếng hay vụ lùm xùm gì trên mặt báo, đó là tính cách của anh. Nếu cuộc sống ngoài sân cỏ của Beckham ồn ào bao nhiều thì của anh lại bình lặng bấy nhiêu, bình lặng đến đơn điệu nếu không nói là nhàm chán. Và Mr Boring chính là cái tên mà người hâm mộ đặt cho anh từ chính cuộc sống bình dị đó.



Và khi đôi chân đã mỏi…



Neville đã già, đó là sự thật bởi không ai có thể chống lại quy luật của tự nhiên. Và khi người ta già thì mọi thứ đều không thể điều khiển được như khối óc mong muốn. Đôi chân anh đã trở nên nặng nề hơn, phán đoán cũng đã mất đi rất nhiều, ở anh bây giờ không còn là một hậu vệ lên công về thủ không biết mệt mỏi như ngày nào, thay vào đó là một chiến binh chậm chạp, thường đi bộ và luôn mắc lỗi vị trí trong các trận đấu. Mỗi khi nhìn thấy anh trên sân, nhiều CĐV lại cảm thấy lo lắng cho vị trí của anh, bởi khi đó đối phương sẽ tập trung khoét vào vị trí của anh nhiều hơn. Các đồng đội phải quan tâm đến anh nhiều hơn, từ đó dẫn đến những sai sót xuất hiện. Rõ ràng một cỗ máy sẽ không thể vận hành tốt nếu như một mắt xích nào đó hư hỏng. Và Manchester mỗi khi có anh trên sân là một cỗ máy như thế.



Không ai có thể quên trận hòa đáng tiếc của Manchester United trên sân Goodison Park của Everton ở lượt đi mùa giải năm nay. Dù đã dẫn bàn với tỉ sô 3 – 1 tới tận phút 90 nhưng sau đó đã bị gỡ hòa đáng tiếc chỉ trong 3 phút. Và các bàn thắng gỡ hòa đó đều bắt nguồn từ cánh phải, nơi do anh trấn giữ. Tất nhiên không thể quy minh trách nhiệm cho anh nhưng có thể xem anh chính là người mắc lỗi lớn nhất ở cả 2 bàn thua đấy. Và không cần nói đâu xa, trận thắng đầy may mắn vừa rồi của Man Utd trước West Brom cũng đã chỉ rõ sự xa sút của anh. Nhiều tình huống anh lên tham gia tấn công rồi không kịp lui về phòng thủ, khiến cho Ferdinand nhiều lần phải đối mặt 1 và 1 với tiền đạo đội bạn, và hệ quả là Manchester đã bị thổi penaty từ 1 tình huống như vậy.

View attachment 83151

Gánh nặng tuổi tác cùng với chấn thương nặng trong trận đấu với Bolton đã lấy đi của anh rất nhiều, làm mất đi trong anh sức chiến đấu của một chiến binh ngày nào. Hình ảnh anh lầm lũi đi về vị trí dành cho các cầu thủ dự bị khi bị thay ra trong trận đấu trên như lời kết cho cuộc đời cầu thủ của anh. Phải chăng đã đến lúc dừng lại…???

Chứng kiến phong độ tệ hại đó của anh, nhiều Manucian đã nghĩ đến chuyện mong anh giải nghệ. Và mong rằng anh sẽ đảm nhận một vị trí nào đó trong BHL, đó cũng chính là sự ghi nhận những cống hiến của anh cho CLB.



…Nhưng, tình yêu nào có dễ phai.



Neville đã già, đã chậm chạp, anh không thể thi đấu như khi còn trai trẻ. Đúng thế. Nhưng khi người ta không thể thi đấu bằng năng lực của mình thì lúc đó sẽ chiến đấu bằng tinh thần, bằng khát khao, bằng tình yêu, và đôi khi điều này phát huy tác dụng. Neville là một trường hợp như thế. Không thể chạy nhanh như một cầu thủ tuổi đôi mươi, cũng không thể phán đoán tốt như một cầu thủ đang đạt độ chín của sự nghiệp, càng không thể ra sân với nguồn thể lực dồi dào như trước, nhưng người ta luôn thấy ở anh một tinh thần chiến đấu hết mình, một kháo khao hiếm có của một người sắp hết thời và đặc biệt một trái tim luôn mang đầy nhiệt huyết. Thế nên, ít ai có thể ngờ được rằng một ông già chậm chạp như Neville lại có thể làm câm lặng một Ronaldinho đang trong giai đoạn hồi sinh.



Thế hệ vàng ngày nào giờ đã dần lui vào quá khứ. N. Butt đã đi tìm niềm vui tận đất nước Hồng Kông xa xôi bên bờ Thái Bình Dương ấm áp. Beckham thì vẫn cố gắng miệt mài đi tìm nốt những chút dư vị cuối cùng của một đời cầu thủ. P. Neville đang cống hiến nốt tuổi đời cầu thủ của mình trong màu áo Everton. Còn anh, cùng với Giggs và Scholes vẫn ngày đêm âm thầm đóng góp những gì có thể cho Manchester United. Những đóng góp đó có thể không phải là những vấn đề về chuyên môn trên sân cỏ, nó có thể không ảnh hưởng nhiều đến thành tích của CLB nhưng nó lại rất có ích cho đội bóng và những thế hệ cầu thủ trẻ. Thế nên đừng bao giờ đặt câu hỏi rằng tại sao Neville lại được ra sân, tại sao Neville lại được CLB kí thêm hợp đồng… bởi ở anh người ta vẫn thấy được những đóng góp mà anh có thể mạng lại, đặc biệt khi mà Alex Ferguson vẫn thấy được trong anh những giá trị cần thiết cho CLB và cũng có thể là để tri ân cho những đóng góp của anh. Thế nên thay vì la ó, than phiền, hãy cầu chúc cho anh chơi tốt mỗi khi ra sân hay ít ra là cũng chơi tròn vai.



Ngày 3/2/2011 anh chính thức nói lời chia tay sân cỏ sau 20 năm cống hiến hết mình cho màu áo đỏ. Khi đôi chân đã mỏi thì dù trái tim có đập như thế nào đi chăng nữa cũng không ngăn được quy luật của thời gian. Dù người hâm mộ từ lâu cũng đã quen với việc không có anh trên sân vẫn cảm thấy hụt hẫng khi không còn được thấy anh trong màu áo Manchester, không còn hình ảnh của một số 2 năng nổ ngày nào, không còn một cỗ máy lên công về thủ bên hành lang cánh phải nữa. Thay vào đó một vị trí trong BHL có lẽ đã được dành sẵn cho anh. Nhưng dù có ở cương vị nào thì tình cảm của người hâm mộ dành cho anh sẽ không bao giờ mất đi, cũng như tình yêu mà anh dành cho Manchester United sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi đơn giản một điều, tình yêu nào có dễ phai!

View attachment 83154


Video nhé :



P/s: Bài viết từ nhiều nguồn từ 2012 , 2015 và 2019 , chuẩn bị tới Ryan Giggs nhé

Mày viết hay quá tml. Tao vẫn còn nhớ câu nói nổi tiếng của Gary Neville là: "Nếu cả thế giới chống lại ManUtd thì tôi sẽ chống lại cả thế giới".
 
Thế thì mày chỉ cần đổi tiêu đề là: MU - Những cá nhân kiệt xuất ở nhà hát của những giấc mơ. :))
Chắc vậy , mà nếu thế thì nhiều lắm , thôi thì cứ viết 1992 vs Sir Alex trc r tính tiếp , còn Ryan Giggs nữa
 
Blomqvist tao thấy bt. Xem 2 cánh có Kanchelskis và Sharpe phê lòi ra, mãi sau Giggs mới lấy ghế của Lee Sharpe
t đồng ý quan điểm của mày, ông Kanchelsis đá đúng kiểu máy chạy và tạt. theo đúng phong cách tạt cánh đánh đầu
 
Dịch mà mày. Viết nhiều ae càng có cái đọc.
Uh , để xem , mà vậy thì có lẽ là t sẽ đổi thành MU -Sir Alex thôi vậy , mà như Kanchelsis hay trc đó thì t k dc xem , cho nên chắc là chỉ viết về 1992 trở về sau thôi :vozvn (13):
 
Uh , để xem , mà vậy thì có lẽ là t sẽ đổi thành MU -Sir Alex thôi vậy , mà như Kanchelsis hay trc đó thì t k dc xem , cho nên chắc là chỉ viết về 1992 trở về sau thôi :vozvn (13):
Uhm. Chịu khó mày nhé. Tao thích đọc mấy kiểu kiểu như mày viết. Xem clip nhiều thành ra chán. Đọc nó mới thấm.
 
t đồng ý quan điểm của mày, ông Kanchelsis đá đúng kiểu máy chạy và tạt. theo đúng phong cách tạt cánh đánh đầu
Hồi ấy tao xem MU đúng kiểu Anh điển hình. Toàn bộ hàng tiền vệ đổ lên toàn trâu bò (Kanchelkis, Sharpe, Hughes, McClair, Ince,...). Chạy như trâu. Chính ra Cantona là tay kỹ thuật nhất trong cái lứa trước thời Giggs, Beckham...
 
Hồi ấy tao xem MU đúng kiểu Anh điển hình. Toàn bộ hàng tiền vệ đổ lên toàn trâu bò (Kanchelkis, Sharpe, Hughes, McClair, Ince,...). Chạy như trâu. Chính ra Cantona là tay kỹ thuật nhất trong cái lứa trước thời Giggs, Beckham...
Mấy ông này thì t chưa coi , tiếc thật
 
Hồi ấy tao xem MU đúng kiểu Anh điển hình. Toàn bộ hàng tiền vệ đổ lên toàn trâu bò (Kanchelkis, Sharpe, Hughes, McClair, Ince,...). Chạy như trâu. Chính ra Cantona là tay kỹ thuật nhất trong cái lứa trước thời Giggs, Beckham...
Thời này tao cũng có coi nhưng ko được nhiều nên ko quá ấn tượng. Đợt đấy thế đéo nào lại thích Boro có thằng Alan Bosic chứ. Mãi sau xem Manutd nhiều quay sang thích Manutd.
 

Có thể bạn quan tâm

Top