Mừng Phật Đản - Đại đức Chariot thuyết pháp

  • Tạo bởi Tạo bởi ALau
  • Start date Start date
  • Thẻ mô tả Thẻ mô tả
    pga
Mừng Phật Đản - Đại đức Chariot thuyết pháp

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật!
Ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.

Ở Việt Nam có 2 hệ phả Phật giáo là Bắc truyền và Nam truyền. Theo Kinh nguyên thuỷ, thì Đức Phật đản sinh vào "Ngày trăng tròn tháng 4". Theo Bắc truyền, đương nhiên là ngày rằm tháng Tư. Nhưng thời Đức Phật tại thế, lịch của người Ấn gồm 24 tháng chứ không phải 12 tháng như bây giờ. Như vậy sẽ có 12 tháng không có trăng và ngày trăng tròn sẽ là ngày 8 chứ không phải rằm.

Với đặc thù giao thoa văn hoá Ấn Trung như Việt Nam, PGVN quyết định kỷ niệm "tuần lễ Phật đản" từ ngày 8-15 âm tháng Tư. Nam truyền thì hầu hết tổ chức vào ngày 8, Bắc truyền thì đúng ngày rằm.

Kính mời Phật tử xa gần kính tâm phúc báo tham dự để tư tưởng của Đức Phật thêm hoằng dương tán pháp!
[MENTION=713]Chariot[/MENTION] - Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật!
 
Sau khi đạt Chính quả ở Gaya, Bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật Thích Ca là bài thuyết giảng của ngài cho 5 vị Tôn giả, tức là nhóm ông Kaundinya (Kiều Trần Như) ở Sarnath (Lộc Uyển). Dù ngắn gọn, nhưng bài thuyết pháp này được xem là một trong những bài giáo lý quan trọng nhất của ngài. Các học thuyết căn bản của đạo Phật, như Ngũ giới, Bát chính đạo, Lục hạnh Ba la mật, Tứ diệu đế, Duyên khởi; cũng như các kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma-Chakka-Pavattan Sutta), Vô ngã (anattā-lakkhana- suttra), v.v đều có xuất xứ từ bài thuyết pháp ngắn gọn này.

Trích đoạn ‘Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật’ được rút ra từ bộ sử liệu tiếng Anh ‘Đức Phật và Đạo Pháp của Ngài’ (The Buddha and His Dhamma) do Giáo hội Phật giáo Ấn Độ (Buddhist Society of India), Hội Đại Bồ Đề (Mahabodhi Society) của Calcutta (nay là Kolkata) và Nhà xuất bản Đại học Tất Đạt Đa (Siddharth College Publications) xuất bản ở Bombay (nay là Mumbai), Ấn Độ, năm 1957. Riêng đoạn ‘Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên Của Đức Phật’ được Bộ Giáo dục của Bang Maharashtra cho in lại năm 1992.

Năm 1951 Giáo hội Phật giáo Ấn Độ ủy thác cho Tiến sỹ Bhimrao Ramji Ambedkar (1892-1956) và các cộng sự của ông ở khắp Ấn Độ khảo cứu các tài liệu cổ, để ghi lại theo đúng sử quan cuộc đời và các hoạt động của Đức Phật Thích Ca khi ngài còn tại thế. Nhóm ông Ambedkar bắt đầu khảo cứu và viết tập sử liệu này từ năm 1951. Và họ hoàn tất nhiệm vụ năm 1956, là năm Tiến sỹ Ambedkar tạ thế.

Sau khi đạt Chính quả và hạ sơn, đức Phật đến ngay Sarnath (Lộc Uyển) để giảng dậy học thuyết của ngài mới ngộ được. Trước đấy ngài định tìm Alara Kalam, người bạn có học thức, khôn ngoan, thông minh và hơi không đàng hoàng của ngài ngày xưa. Nhưng người ta cho ngài hay là Alara Kalam đã qua đời. Rồi ngài lại nghĩ đến Uddaka Ram-putta, nhưng ông ấy cũng không còn.

Đến đây Đức Phật nhớ đến năm người bạn tu cũ của ngài khi ngài còn theo đuổi pháp tu khổ hạnh ở Niranjana, tức là nhóm ông Kaundinya (Kiều Trần Như). Năm người này hồi trước đã tức giận và rời bỏ ngài, vì ngài bỏ lối tu hành xác đó. Đức Phật hỏi thăm và được biết rằng họ đang sống trong rừng Lộc Dã (Mrgadava), vùng Sarnath ở Isipatana. Ngài đi ngay đến đấy để tìm họ.
thap-thuyet-phap.jpg

Tháp Dhamekh ở Sarnath, đánh dấu nơi đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên (tranh vẽ 1850)

Khi nghe tin ngài đến gặp, năm vị tôn giả (parivrajaka – khất sỹ) này bàn với nhau và quyết định không đón tiếp ngài. Một người trong họ nói, “Các thầy, khất sỹ Cồ Đàm (Gautama) đang đến đây. Ông ta đã bỏ lối tu khổ hạnh để sống một cách xa hoa, sung túc, và đã vướng vào tội lỗi. Vì thế chúng ta không cần phải đón tiếp ông ta. Chẳng cần phải đứng dậy chào hỏi, và cũng chẳng cần đỡ lấy bình bát và áo của ông ta. Chúng ta chỉ cần dành cho ông ta một chỗ ngồi. Nếu ông ta thích thì cứ ngồi”. Và cả bọn đồng ý.

Nhưng khi Đức Phật đến nơi, cả năm tôn giả bị choáng ngợp trước phong thái của ngài, cho nên họ quên mất những gì họ đã dự tính và đều đứng lên đón ngài. Kẻ đỡ bát, người đỡ áo, và một vị đi lấy nước về rửa chân ngài.

Sau khi trao đổi những lời xã giao, năm vị tôn giả hỏi Phật có còn giữ pháp tu khổ hạnh hay không. Ngài trả lời rằng không. Rồi ngài cho họ biết là có hai lối sống cực đoan: một là sống trong khoái lạc và một là lối sống tự hành xác. Một nói rằng hãy ăn uống thả cửa đi, kẻo mai không còn sống nữa. Một nói phải diệt tất cả các đòi hỏi vì chúng tạo ra luân hồi. Ngài bác bỏ cả hai cách sống đó, vì chúng đều không tốt cho con người.
 
Phật nói ngài tin vào thuyết Trung Đạo (Madhyama Marga – con đường ở giữa), tức là không phải là con đường khoái lạc, mà cũng không phải là con đường tự hành xác.

“Hãy trả lời tôi”, ngài hỏi các tôn giả, “Hiện bản thân chư vị vẫn còn năng động và tiếp tục thèm khát khoái lạc, cả phàm tục lẫn thiên đàng, thì phải chăng sự tu hành ép xác của các ngài đều đã vô ích?” Họ đều trả lời, “Thưa, đúng như ngài nói.”

“Làm sao quý vị có thể giải thoát mình ra khỏi phàm ngã bằng lối sống tự hành xác khốn khổ đó, nếu cách sống ấy không dập tắt được lửa thèm khát?” Và họ trả lời, “Đúng như ngài nói.”

“Chỉ khi nào cái Ta trong các ngài được chế ngự để thoát khỏi nổi dục vọng, thì các ngài mới hết ham muốn dục lạc phàm tục. Và này, sự đáp ứng những nhu cầu thiên nhiên sẽ không làm ai ô uế cả. Hãy ăn uống đầy đủ cho những gì cơ thể các ngài cần."

“Các loại nhục dục đều làm người ta bạc nhược. Con người mê dâm dục trở thành nô lệ của sự đam mê của mình. Tất cả các việc tìm kiếm khoái lạc đều là hèn hạ và thô tục. Nhưng tôi xin nói với chư vị rằng, sự đáp ứng những nhu cầu của đời sống không là việc xấu xa. Giữ thân thể khỏe mạnh là bổn phận đấy, vì nếu không thì quý vị không thể có trí óc mạnh khỏe sáng suốt, và ngọn đèn trí tuệ không thể sáng được.”

“Chư khất sỹ, quý vị nên biết rằng có hai cực đoan mà con người không nên theo. Một là cái thói quen buông thả để bị cuốn hút vào các đam mê quyến rũ, nhất là nhục dục. Đấy là cách tìm kiếm thỏa mãn một cách man rợ, thấp hèn, bất lợi. Cách thứ hai, ngược lại, là khổ hạnh hay tự hành xác, là lối sống đau đớn, thấp kém, bất lợi. Có một lối ở giữa tránh được cả hai cực đoan đó mà quý vị nên biết. Đấy là cái Trung Đạo mà tôi rao giảng đó.”

Năm vị tôn giả chú ý lắng nghe lời ngài giảng. Không biết phải nói gì về cái Trung Đạo mà Phật vừa giảng, họ xoay qua hỏi ngài về mọi chuyện xẩy ra cho ngài sau khi họ rời bỏ ngài dạo trước. Đức Phật kể cho họ nghe chuyện ngài rời đến Gaya (Già da). Chuyện ngài ngồi nhập định dưới cây Bồ Đề. Rồi chuyện sau bốn tuần tham thiền ở đấy ngài đạt Giác ngộ, và nhờ đó ngài tìm ra được hướng đi mới.

Nghe đến đấy các tôn giả cảm thấy thật nóng lòng muốn biết con đường mới đó là gì, và họ yêu cầu Phật giải thích. Đức Phật chiều ý họ.
 

tao cắt đi, đăng dần cho chúng mày đọc vậy.
Đại đức [MENTION=713]Chariot[/MENTION] thuyết pháp tới 6 tiếng, chúng mày muốn đọc một lát mà xong à.
 
Cứ up ra ngoài này cho chúng phật tử thêm hoành dương tán pháp. Để góc kín tu hành hơi vất vả.
 
tao cắt đi, đăng dần cho chúng mày đọc vậy.
Đại đức [MENTION=713]Chariot[/MENTION] thuyết pháp tới 6 tiếng, chúng mày muốn đọc một lát mà xong à.

làm mie nó clip up lên cho nhanh đê. nhớ gọi thêm mấy con PGA vào diễn cùng cho thêm phần chân thực nhé. :vozvn (49):
mà nhớ quay HD cho nét chứ mờ với giật lag là đéo nhập tâm được đâu thế thì còn lâu mới dđắc đạo :vozvn (46):
 
Ngài khởi đầu bằng cách nói rằng cái phương pháp ấy, tức là Đạo pháp của ngài, không quan tâm đến Thượng đế (Brahman) hay linh hồn. Đạo của ngài không quan tâm đến đời sống sau khi chết. Đạo của ngài cũng không quan tâm đến các nghi thức và việc cúng tế. Trọng tâm của Đạo ngài là con người, và mối tương quan giữa con người với con người trong kiếp sống hiện tại trên thế gian. Ngài nói đấy là nhận định thứ nhất ngài ngộ được.

Nhận định thứ hai của ngài là mọi người đều sống trong buồn phiền, khổ đau và thiếu thốn. Cả cõi đời này đều đầy rẫy khổ đau. Và tìm ra cách để trừ bỏ được sự khổ đau cho thế gian là mục đích độc nhất của Đạo ngài.

Việc nhận thức được sự hiện hữu của phiền não, và chỉ dậy phương pháp giải trừ phiền não là nền móng và căn bản của Đạo ngài. Đấy là nền móng và lý lẽ độc nhất của Đạo. Tôn giáo nào không nhận thức được điều này thì không phải là một tôn giáo.

“Thật đấy, chư khất sỹ. Bất cứ một cư sỹ hay tu sỹ nào mà không thấu hiểu được rằng sự khổ đau của đời và cách thoát khỏi chúng là mục đích chính của Đạo, thì theo ý tôi họ không phải là cư sỹ hay tu sỹ. Và suốt đời những ‘ngài cao quý’ ấy chắc cũng sẽ không hiểu nổi ý nghĩa thật của Đạo là gì”.

Các tôn giả hỏi ngài, “nếu nền móng của Đạo ngài là việc nhận biết được sự hiện hữu của phiền não và cách để trừ khử nó, thì xin cho chúng tôi biết Đạo ngài diệt khổ bằng cách nào?”

Phật trả lời họ rằng theo Đạo của ngài, nếu mọi người đều theo đuổi Giới đạo (con đường Thanh khiết – Veramani Marga – Path of Purity), Chính đạo (con đường Ngay thẳng – Ashtanga Marga – Path of Righteousness) và Hạnh đạo (con đường Đạo hạnh – Paramita Marga – Path of Virtue) thì mọi phiền não sẽ chấm dứt. Và ngài nhắc lại rằng đấy chính là cái Đạo mà ngài mới ngộ được đó.

Các tôn giả liền nhờ Phật giải thích thêm về Đạo của ngài cho họ, Phật vui vẻ đồng ý. Và trước hết ngài giảng về Giới đạo.

Ngài nói, “Giới đạo dậy rằng ai ước muốn trở thành một người tốt cũng phải nhận mấy nguyên tắc sống căn bản làm nguyên tắc sống của mình. Theo Giới đạo của tôi thì các nguyên tắc đó là:

– Không được làm bị thương hay sát hại;

– Không được trộm cắp hay gian lận của cải của người khác;

– Không được nói dối;

– Không được chìm đắm trong ham muốn;

– Không được lạm dụng các thức uống gây nghiện.
 
Vậy cái vụ đạo Phật cấm ăn thịt chó là ở đâu ra. Tao đọc mà đâu thấy Phật dạy..
 
Vậy cái vụ đạo Phật cấm ăn thịt chó là ở đâu ra. Tao đọc mà đâu thấy Phật dạy..

Nó từ Phật giáo Bắc Tông, tức là Phật Giáo Trung Quốc mày nhé.
Phật giáo đi theo con đường tơ lụa cùng các đoàn thương buôn, dần dần thâm nhập vào Trung Quốc, nhưng không toàn vẹn. Cho đến khi Tam Tạng đi sang Ấn Độ, học tiếng và dịch sách, kinh phật mang về Trung Quốc.
Tam tạng ngoài dịch kinh phật, thì cũng biến đổi nhiều thứ theo suy nghĩ, kiến giải của mình, kết hợp với cả đạo Khổng và đạo Lão nên có nhiều cái cực đoan và lệch lạc so với chính gốc.
 
Vậy là được ăn thịt chó và chơi gái à. Vì đấy không phải là ham muốn mà là nhu cầu :vozvn (18):

Được nhé mày. Nếu mày thích thì cứ ăn, cứ chơi gái.
Nhưng không lạm sát tức là ăn cho đủ, không giết chóc, đánh đập động vật, con người làm thú vui.
Không tà dâm, tức là yêu đương rồi chịch thì được, còn mua dâm, hay chuốc rượu hiếp dâm, ép buộc con nhà người ta, chịch gái có chồng, thì không được.
 
thôi dẹp hết kinh sách đi bác [MENTION=1586]ALau[/MENTION]
để tao kể chuyện Đức Phật đản sanh cho mấy thằng ml trong này nghe!
tụi bây có đọc kinh Đức Phật đản sanh chưa, có đoạn kể rằng: ngay sau khi hạ sanh, Đức Phật đi 7 (bảy) bước trên 7 ( bảy) cái hoa sen rồi chỉ lên trời, chỉ xuống đất rồi chỉ vào mình mà phán: " Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" tạm dịch trên trời dưới đất chỉ có ta là duy nhất! !
là một Phật tử, một người đam mê Phật học, tao đọc tới khúc này cũng đéo tin được! nó quá vô lý, nên nhớ khi chào đời, Đức Phật vẫn chỉ là 1 đứa trẻ bình thường, chỉ khi ngồi dưới gốc Bồ Đề 49 ngày đêm mới đắc đạo! và chúng tao đã đi hỏi Thầy tao về vấn đề này, nó quá là phi thực tế, thiếu khoa học thì sẽ làm cho những thằng mất dạy lợi dụng để tuyên truyền mê tín dị đoan!!
Thầy tao vì chúng sinh hiện tại và tương lai, đã giải đáp khúc mắt này như sau:
ngài nhập vào tứ thiền hữu sắc, trong tầng định vững chắc như vậy, tâm ngài trong sáng như gương, và trong tấm gương ấy ( kinh sách gọi là thiên nhãn) ngài tác ý câu hỏi và câu chuyện Đức Phật đản sanh đi trên 7 hoa sen ...
tức thì trong tấm gương ấy (thiên nhãn) hiện lên câu chuyện như sau: cảnh mẹ Đức Phật về quê sinh con, vì ngày xưa phong tục ấn độ là ai gần ngày sinh nở đều phải về nhà cha mẹ ruột của mình mà sinh, trên đường đi thì bà chuyển dạ và bắt đầu sinh Đức Phật, nhưng khốn nạn một cái là Đức Phật đẻ ngược, mà đẻ ngược thì nó khó cỡ nào chắc tụi bây biết rồi. và đương nhiên, tin tức lúc nào cũng do mật thám báo về cho vua cha 24/24 để nắm, và tin tức của ông thái y đi theo bà hoàng hậu về mật báo với ông vua như sau: Hoàng hậu đẻ ngược, và ca này quá khó, chỉ có thể có 1 chọn lựa : giữ mẹ thì bỏ con trai, giữ con trai thì bỏ mẹ, tức là mổ bụng ra lấy đứa con chứ ko sinh bình thường được! ( giữ mẹ thì sinh bình thường nhưng như thế đứa bè sẽ chết ngộp vì sinh ngược)
và đương nhiên, ông vua đã triệu tập cuộc họp cấp cao với các quân sư bậc thầy: giữ đứa con nối dõi để sau này còn làm vua theo đuổi sự nghiệp bá chủ! và đương nhiên là phải giải quyết vấn đề đồn thổi nhằm dìm hàng Đức Phật, chắc chắn sẽ có tin đồn nhãm sau: chời chời, đứa bé ấy mới sinh ra đời đã khắc mẹ, làm mẹ chết thì sau này ắc sẽ làm bạo chúa!!!
nguyên dàn tham mưu ấy đã nghĩ ra câu chuyện hết sức ngoài sức tưởng tượng để thần thánh hóa Đức Phật:" vừa sinh ra đi 7 bước trên 7 hoa sen...." nhằm đánh tan luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch!
và đương nhiên, thời ngày xưa quân chủ độc tài, câu chuyện thần thánh đó được lan truyền và thử thằng nào ko tin và nói là chuyện xạo xem, đảm bảo tối mật thám tới nhà cắt cổ ngay, cho nên câu chuyện ấy mặc nhiên được cho là thật và kinh sách cũng cho là thật tới bây giờ!
và cái đoạn đó nó thiên về chính trị là như thế, phải hiểu như thế thì mới ko thấy nó hoang đường, và chi tiết Đức Phật sinh ra từ ... nách của mẹ, hehehe nó cũng thực vì sinh mổ thì muốn mổ chỗ nào lấy ra chã được :vozvn (32)::vozvn (32)::vozvn (32):
hôm nay ngày lành tháng tốt, tao vì anh em xamvn mà tiết lộ thiên cơ, chắc thế nào cũng bị la, tao về xám hối đây :amazed::amazed::amazed:
 
Sửa lần cuối:
Tiếp

Ngài nói, “Giới đạo dậy rằng ai ước muốn trở thành một người tốt cũng phải nhận mấy nguyên tắc sống căn bản làm nguyên tắc sống của mình. Theo Giới đạo của tôi thì các nguyên tắc đó là:

– Không được làm bị thương hay sát hại;

– Không được trộm cắp hay gian lận của cải của người khác;

– Không được nói dối;

– Không được chìm đắm trong ham muốn;

– Không được lạm dụng các thức uống gây nghiện.

Đây là ngũ giới ban đầu, tức là sát giới chỉ giới hạn với người. Còn giết chim thú ăn thịt không phạm vào sát giới. Gái gú yêu đương là được, không chìm đắm tức là lệ thuộc quá vào chuyện tình dục hay các thú hưởng thụ thân xác khác. Rượu bia cũng được nhưng không lạm dụng đến mức nghiện ngập.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng tuân thủ các nguyên tắc này là việc thiết yếu của mọi người. Vì ai cũng phải nhờ vào các nguyên tắc này để kiểm soát mọi hành vi của mình. Và theo tôi thì những nguyên tắc này phải trở thành tiêu chuẩn sống của mọi người.”

“Khắp mọi nơi đều có những người sa ngã (Patit – kẻ sa ngã). Nhưng có hai loại patit. Một là loại có tiêu chuẩn sống, và một không có. Người không có tiêu chuẩn sống là người không biết rằng mình sa ngã. Và kết quả là hắn ta sẽ luôn luôn vẫn là kẻ sa ngã. Còn người có chuẩn sống là người sẽ cố gắng đứng dậy sau mỗi lần sa ngã. Tại sao? Vì anh ta biết rằng mình đã sa ngã. Đấy là sự khác biệt của có hay không có tiêu chuẩn sống trong việc tu tỉnh đời mình. Vấn đề không phải là sự sa ngã, mà là sự thiếu vắng một tiêu chuẩn sống.”

“Này các khất sỹ, quý vị có thể thắc mắc rằng tại sao các nguyên tắc đó lại có đủ giá trị để được xem là tiêu chuẩn sống?” Xin quý vị hãy tự tìm lời giải đáp cho mình. Nếu một ai trong quý vị hỏi rằng, ‘Các nguyên tắc này có lợi cho ai không?’ Hoặc quý vị cũng có thể hỏi, ‘Chúng có giúp tăng trưởng lợi ích của xã hội không?’ Nếu các câu trả lời của quý vị là khẳng định, thì đấy tức là sự chấp nhận rằng các nguyên tắc trong Giới đạo của tôi nên được xem là cấu thành tố của tiêu chuẩn sống thật sự.”

Sau đó đức Phật giảng cho các vị tôn giả về Chính đạo. Ngài nói rằng Chính đạo gồm có tám điều. Ngài bắt đầu bằng việc giải thích về Chính kiến (Samyag-dristi – Right Views – Tư duy đúng), tức là điều thứ nhất và quan trọng nhất của Chính đạo.

“Để nhận thức được tầm quan trọng của Chính kiến,” Phật nói với các tôn giả, “quý vị phải thấy rằng đời là một ngục tối, và con người là tù nhân trong cái ngục tối đó. Cái ngục này thật là tối. Tối đến nỗi các tù nhân khó có thể nhìn thấy gì. Tù nhân cũng không nhận thức được rằng mình đang ở trong tù.”

“Quả thật, người ta không những đã trở thành đui mù vì đã bị sống trong u minh tăm tối quá lâu, mà người ta còn không tin được rằng có thể có một sự vật lạ lùng gọi là ánh sáng bao giờ. Trí tuệ là công cụ độc nhất để qua nó ánh sáng có thể đến với con người. Nhưng mà trí tuệ của các cư dân trong ngục tối này không đủ để có thể là dụng cụ hoàn bị cho mục đích đó được. Nó chỉ cho một tí ánh sáng vào thôi. Chỉ vừa đủ để chứng tỏ cho những ai có tí chút thị giác nhận thức được rằng quả thật có cái gọi là u minh tăm tối đó. Nhưng chỉ hiểu biết sáng tối như thế thì quả là còn thô thiển.”

“Nhưng xin chư vị khất sỹ đây hiểu rằng tình cảnh của các tù nhân đó không đến nỗi tuyệt vọng như nó xem ra. Bởi vì trong người ta có cái gọi là ý chí. Khi có một động lực thích hợp dấy lên, ý chí có thể được đánh thức và khởi động. Chỉ cần vừa đủ ánh sáng để nhận ra một phương hướng nào đó để định hướng cho sự hoạt động của ý chí, con người có thể dẫn dắt mình đến tự do.”


“Như vậy mặc dù con người bị trói buộc, nhưng anh ta có thể đạt được sự giải thoát. Bất cứ lúc nào anh ta cũng có thể bước cái bước đầu tiên để rốt cục đưa mình đến sự giải thoát. Đấy là bởi vì trí óc có thể được huấn luyện để tiến về bất cứ lối nào ta muốn. Chính trí óc đã biến ta thành những tù nhân trong cuộc đời. Chính trí óc khiến mình thành như thế. Nhưng cái gì do trí óc làm ra, trí óc có thể hủy bỏ. Nếu nó đưa người ta đến cuộc đời nô lệ, thì chính nó cũng có thể đưa người ta đến tự do khi xác định được đúng hướng. Và đấy là việc mà Chính kiến có thể làm được.”

Các tôn giả hỏi, “Thế thành quả của Chính kiến là gì?”

Phật đáp, “Là sự giải trừ Vô minh (tăm tối – Avijja). Nó chống lại Tà kiến (Mrishaa-Dristi – Wrong Views). Và Vô minh có nghĩa là không hiểu được các chân lý cao quý, nghĩa là không hiểu được sự hiện hữu của Khổ và cách diệt Khổ. Chính kiến làm được điều đó”.

– Chính kiến là bác bỏ sự tin tưởng vào hiệu năng của các nghi thức và việc cúng tế.

– Chính kiến là bác bỏ quyền lực thần thánh của kinh sách.

– Chính kiến là phải từ bỏ mê tín và dị đoan.

– Chính kiến là phải từ bỏ tất cả các học thuyết chỉ biết luận bàn tranh cãi mà không được căn cứ vào sự thật hay trải nghiệm thực tế.

– Chính kiến đòi hỏi tâm và trí phải cởi mở.


Đoạn này chúng mày có thể thấy, từ 2500 năm trước, Đức Phật đã đạp đổ cả một hệ thống mê tín dị đoan, hướng con người tới một tâm trí cởi mở, sẵn sàng hấp thụ và tìm hiểu kiến thức. Điều châm biếm nhất là đức phật đến giờ lại trở thành biểu tượng cúng tế và đầy mê tín.
 
tao nghe nói nghe kinh phật sẽ giúp người ta tịnh tâm và thay đổi con người ! các vị cao tăng phía trên cho con xin cái lý giải với , con có cái tôi khá lớn và mặt thì hơi mỏng nên làm cái mẹ gì cũng không đâu vào đâu ! mong các vị giác ngộ :burn_joss_stick::burn_joss_stick:
 
tao nghe nói nghe kinh phật sẽ giúp người ta tịnh tâm và thay đổi con người ! các vị cao tăng phía trên cho con xin cái lý giải với , con có cái tôi khá lớn và mặt thì hơi mỏng nên làm cái mẹ gì cũng không đâu vào đâu ! mong các vị giác ngộ :burn_joss_stick::burn_joss_stick:
Thầy tao dạy: nhân quả của đọc kinh là ... thuộc kinh, ngoài ra đéo có tác dụng gì hết, chỉ khi thực hành thiền định để chứng ngộ giáo lý trong kinh thì mới mong giải thoát tri kiến! :vozvn (22)::vozvn (22)::vozvn (22):
 
Vậy ông địa, ông thần tài, Di lặt,... mà người VN đang thờ cúng tùm lum thì đéo liên quan gì đến Phật giáo hả?
 
Vậy ông địa, ông thần tài, Di lặt,... mà người VN đang thờ cúng tùm lum thì đéo liên quan gì đến Phật giáo hả?
thần tài, thổ địa ( thổ thần) nói là Phật giáo thì ko đúng mà nói là ko Phật giáo cũng ko sai! :vozvn (32)::vozvn (32):
vì trong kinh Phật có nói vấn đề tam thiên đại thiên thế giới, cỏi con người cũng chỉ là 1 cõi trong tam thiên đại thiên thế giới thôi, Đức Di Lặc là vị Phật đản sanh trong tương lai, khi mà cõi người này ko còn nghe chữ Phật là gì huống gì đến đạo Phật, thì Ngài sẽ hạ sanh xuống đây để dựng lại giáo dý của Phật :vozvn (22)::vozvn (22)::vozvn (22):
 
Thầy tao dạy: nhân quả của đọc kinh là ... thuộc kinh, ngoài ra đéo có tác dụng gì hết, chỉ khi thực hành thiền định để chứng ngộ giáo lý trong kinh thì mới mong giải thoát tri kiến! :vozvn (22)::vozvn (22)::vozvn (22):

thế giờ chốt lại là tao phải làm như nào để thay đổi :vozvn (41):
 
Mỗi người đều có mục tiêu, nguyện vọng và tham vọng. Chính Tư duy (Samyag-Samkalpa) dậy rằng những mục tiêu, nguyện vọng và tham vọng đó phải cao thượng và đáng khâm phục, chứ không được thấp hèn và vô giá trị”.

“Tiếp đến là Chính Ngữ (Samyag-vacca – Right Speech). Chính ngữ dậy rằng:

– Chỉ được nói thật,

– Không nên bịa đặt,

– Không nên nói xấu người khác,

– Phải kiềm chế sự vu khống,

– Không nên buông những lời giận dữ và thóa mạ đến người khác,

– Nên nói tốt và nhã nhặn với mọi người,

– Không nên chìm đắm vào những chuyện gẫu vu vơ, ngu ngốc, mà chỉ nên nói những gì hợp lý và đúng vào vấn đề.



“Như tôi đã giải thích, ta tuân thủ vào Chính ngữ không vì sợ hãi hay để hưởng phúc. Không nên quan tâm chút nào đến việc các đấng bên trên đánh giá thế nào về hành vi của mình, hay đến bất cứ một sự thua thiệt nào mà Chính ngữ có thể gây ra cho mình. Nguyên tắc là tuân thủ Chính ngữ không phải do sợ phạm vào các giới cấm từ bên trên, hay vì để được lợi ích cá nhân; mà tất cả đều phải do tự tâm”.


Đoạn trên Đức Phật đã giải thích, đéo phải sợ khẩu nghiệp, mà tâm tốt thì tự nói những lời hay, chứ trời phật chẳng trừng phạt thằng nào nói bậy hay gian dối cả.
 
[MENTION=8333]321687[/MENTION] mày thong thả, đọc lại các phần tao đăng ở trên. Phần của mày ở dưới đây, nhưng tao nghĩ làm gì cũng nên có đầu có cuối, Đức ngài mất bao nhiêu năm để ngộ, và nói cho mày biết, mày cũng nên nghe qua chút.

“Chính nghiệp (Samyag-karmanta – Right Conduct) chỉ cho ta cách cư xử tốt. Nó dậy rằng mọi hành vi đều phải căn cứ vào sự tôn trọng cảm xúc và quyền lợi của người khác. Nguyên tắc của Chính nghiệp là gì? Đó là hướng hoạt động hài hòa nhất với các nguyên tắc sống căn bản. Mọi việc chúng ta làm sẽ hài hòa với Chính nghiệp khi chúng đồng thuận với các nguyên tắc này.”

“Và ai cũng phải mưu sinh. Nhưng có nhiều cách để lập nghiệp, tốt có, xấu có. Nghề nghiệp xấu là loại gây thương tổn và bất công cho người khác. Lối sống tốt là tìm việc làm nào không gây thương tổn và bất công cho ai. Đấy gọi là Chính mệnh (Samyag-ajiva – Right Livelihood).”

“Chính tinh tấn (Samyag-vyayama – Right Efforts) là hướng hết nỗ lực của mình vào việc diệt vô minh tăm tối, để đến được và mở được cái cửa dẫn ra khỏi cái ngục tối đau thương kia. Chính tinh tấn có bốn mục đích:

– Một là để ngăn ngừa các trạng thái tâm trí đi ngược với Chính đạo.

– Hai là để trấn áp các trạng thái tâm trí xấu đó nếu chúng đã dấy lên.

– Ba là tạo ra những trạng thái tâm trí có thể giúp ta đáp ứng những đòi hỏi của Chính đạo.

– Bốn là để thúc đẩy sự gia tăng và phát triển hơn nữa các trạng thái tâm trí tốt lành đó, nếu chúng đã hiện hữu.”

“Chính niệm (Samyak-smriti – Right Mindfulness) đòi hỏi sự chú tâm và thận trọng. Nó là sự luôn cảnh giác của tâm trí. Một cách định nghĩa khác của Chính niệm là sự canh chừng và bảo vệ tâm trí trước những đam mê tà mị.”

“Này chư vị khất sỹ, có năm cái gông cùm, hay chướng ngại vật, luôn cản đường những ai muốn đạt Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, Chính niệm.”

“Chúng là tham lam, thành kiến, uể oải lười biếng, nghi ngại và không quả quyết. Vì thế phải vượt qua được những trở ngại, mà thật ra là những cái cùm, đó. Và cách vượt qua được chúng là nhờ vào Chính định. Nhưng chư vị khất sỹ nên biết rằng Chính định (Samyak-Samadhi – Correct Concentration) thật ra khác với Định (Samadhi – Concentration). Khác nhiều đấy.”

“Định chỉ là sự tập trung tư tưởng. Chắc chắn nó cũng giúp đạt được những khoảnh khắc của trạng thái Thiền định, nhưng là loại đột phát, dù cũng tạm ngăn được năm chướng ngại kia.”

“Nhưng những khoảnh khắc nhập Thiền này đều chỉ là tạm thời. Cho nên sự ngăn chặn được các chướng ngại kia của Định cũng chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là đạt được sự chuyển hướng vĩnh viễn của tâm trí.


“Chỉ có Định thôi vẫn là tiêu cực, vì nhiều lắm Định cũng chỉ chặn được các chướng ngại kia một cách tạm thời, ngắn ngủi. Và nó không rèn luyện cho tâm trí được gì mấy. Trong khi đó Chính định mới là tích cực. Nó luyện cho tâm trí tập trung và suy tưởng vào các hành vi, tư tưởng tốt lành (Kusala Karma) trong lúc tham thiền. Và nhờ đó loại trừ được khuynh hướng ngả về các hành vi, tư tưởng xấu (Akusala Karma) do năm chướng ngại kia tạo ra. Chính định tạo cho tâm trí thói quen nghĩ về điều tốt lành, và luôn luôn chỉ nghĩ về điều tốt lành. Chính định tạo cho tâm trí những năng động lực cần thiết để hành thiện.”
 
[MENTION=2593]batgioi[/MENTION] mày đi theo Tam Tạng chỉ được cái trò ăn uống gái gú, học hành không đâu vào đâu.
Thần tài, thổ địa lại theo thuyết Tam Giới của Tàu, không phải phật pháp gì cả. Chỉ là trong sách, truyện hay lồng vào, thành điển tích dân gian, một dạng thần thoại thôi.
 
[MENTION=8333]321687[/MENTION] mày thong thả, đọc lại các phần tao đăng ở trên. Phần của mày ở dưới đây, nhưng tao nghĩ làm gì cũng nên có đầu có cuối, Đức ngài mất bao nhiêu năm để ngộ, và nói cho mày biết, mày cũng nên nghe qua chút.

“Chính nghiệp (Samyag-karmanta – Right Conduct) chỉ cho ta cách cư xử tốt. Nó dậy rằng mọi hành vi đều phải căn cứ vào sự tôn trọng cảm xúc và quyền lợi của người khác. Nguyên tắc của Chính nghiệp là gì? Đó là hướng hoạt động hài hòa nhất với các nguyên tắc sống căn bản. Mọi việc chúng ta làm sẽ hài hòa với Chính nghiệp khi chúng đồng thuận với các nguyên tắc này.”

“Và ai cũng phải mưu sinh. Nhưng có nhiều cách để lập nghiệp, tốt có, xấu có. Nghề nghiệp xấu là loại gây thương tổn và bất công cho người khác. Lối sống tốt là tìm việc làm nào không gây thương tổn và bất công cho ai. Đấy gọi là Chính mệnh (Samyag-ajiva – Right Livelihood).”

“Chính tinh tấn (Samyag-vyayama – Right Efforts) là hướng hết nỗ lực của mình vào việc diệt vô minh tăm tối, để đến được và mở được cái cửa dẫn ra khỏi cái ngục tối đau thương kia. Chính tinh tấn có bốn mục đích:

– Một là để ngăn ngừa các trạng thái tâm trí đi ngược với Chính đạo.

– Hai là để trấn áp các trạng thái tâm trí xấu đó nếu chúng đã dấy lên.

– Ba là tạo ra những trạng thái tâm trí có thể giúp ta đáp ứng những đòi hỏi của Chính đạo.

– Bốn là để thúc đẩy sự gia tăng và phát triển hơn nữa các trạng thái tâm trí tốt lành đó, nếu chúng đã hiện hữu.”

“Chính niệm (Samyak-smriti – Right Mindfulness) đòi hỏi sự chú tâm và thận trọng. Nó là sự luôn cảnh giác của tâm trí. Một cách định nghĩa khác của Chính niệm là sự canh chừng và bảo vệ tâm trí trước những đam mê tà mị.”

“Này chư vị khất sỹ, có năm cái gông cùm, hay chướng ngại vật, luôn cản đường những ai muốn đạt Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, Chính niệm.”

“Chúng là tham lam, thành kiến, uể oải lười biếng, nghi ngại và không quả quyết. Vì thế phải vượt qua được những trở ngại, mà thật ra là những cái cùm, đó. Và cách vượt qua được chúng là nhờ vào Chính định. Nhưng chư vị khất sỹ nên biết rằng Chính định (Samyak-Samadhi – Correct Concentration) thật ra khác với Định (Samadhi – Concentration). Khác nhiều đấy.”

“Định chỉ là sự tập trung tư tưởng. Chắc chắn nó cũng giúp đạt được những khoảnh khắc của trạng thái Thiền định, nhưng là loại đột phát, dù cũng tạm ngăn được năm chướng ngại kia.”

“Nhưng những khoảnh khắc nhập Thiền này đều chỉ là tạm thời. Cho nên sự ngăn chặn được các chướng ngại kia của Định cũng chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là đạt được sự chuyển hướng vĩnh viễn của tâm trí.


“Chỉ có Định thôi vẫn là tiêu cực, vì nhiều lắm Định cũng chỉ chặn được các chướng ngại kia một cách tạm thời, ngắn ngủi. Và nó không rèn luyện cho tâm trí được gì mấy. Trong khi đó Chính định mới là tích cực. Nó luyện cho tâm trí tập trung và suy tưởng vào các hành vi, tư tưởng tốt lành (Kusala Karma) trong lúc tham thiền. Và nhờ đó loại trừ được khuynh hướng ngả về các hành vi, tư tưởng xấu (Akusala Karma) do năm chướng ngại kia tạo ra. Chính định tạo cho tâm trí thói quen nghĩ về điều tốt lành, và luôn luôn chỉ nghĩ về điều tốt lành. Chính định tạo cho tâm trí những năng động lực cần thiết để hành thiện.”
cảm ơn thầy! tao sẽ cố giác ngộ :burn_joss_stick::burn_joss_stick:
 
cảm ơn bác alau nhưng dài quá bác làm ơn quay cái video up lên youtube cho chúng sinh dễ tiếp thu được kh ạ
 
[MENTION=2593]batgioi[/MENTION] mày đi theo Tam Tạng chỉ được cái trò ăn uống gái gú, học hành không đâu vào đâu.
Thần tài, thổ địa lại theo thuyết Tam Giới của Tàu, không phải phật pháp gì cả. Chỉ là trong sách, truyện hay lồng vào, thành điển tích dân gian, một dạng thần thoại thôi.

Vậy bấy lâu nay người VN thờ mà đéo biết mình thờ cái gì, từ đâu ra...
 
Sau đó Phật giảng tiếp cho các vị tôn giả về Hạnh đạo (Paramita Marga). Ngài giảng cho họ rằng Hạnh đạo có nghĩa là tuân theo các phẩm hạnh có tên là: Đạo đức (Sila), Bố thí (Dana), Xả (Pali: Uppekha – Phạn: Upeksha), Ly (Nekkhama), Tinh Tấn (Virya), Nhẫn nhục (Khanti – Ksanti), Chân Thật (Sacca – Satya), Kiên quyết (Adhithana – Pranidhana), Từ Bi (Karuna), Quảng đại (Metta- Maitri).


Các tôn giả hỏi Phật các Hạnh này là thế nào. Và đức Phật lại tiếp tục giải thích cho họ:

– Đạo đức (Sila), là cái tính tránh làm điều ác và chỉ làm điều thiện, là sự biết xấu hổ khi làm điều sai trái. Đạo đức là sự tránh làm điều ác. Đạo đức là sợ làm điều sai trái.

– Ly (Nekkhamma), là sự lìa bỏ. Là từ bỏ những khoái lạc phàm tục.

– Bố thí (Dana), là cho đi. Là cống hiến tất cả: của cải, máu và tay chân, và có thể là cả mạng sống của mình, để giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự đền bù.

– Tinh Tấn (Virya), là sự nỗ lực. Là nỗ lực hết mình để hoàn tất việc mình phải làm. Và không bao giờ có ý tưởng lùi bước.

– Nhẫn nhục (Ksanti), là tính nhẫn nhục, là lòng khoan dung. Không lấy oán trả oán là cốt lõi của hạnh Khoan dung. Nó chỉ đạt được nhờ tính nhẫn nhục.

– Chân (Succa – Satya), là chân thật. Không bao giờ được nói dối. Lời nói ra phải luôn là sự thật.

– Kiên quyết (Adhithana – Adhisthana), là quả quyết, là sự kiên quyết đạt được mục đích của sự, việc mình đã đặt ra.

– Từ bi (Karuna), là lòng yêu thương đến tất cả mọi người.

– Quảng đại (Metta – Maitri), là thiện tâm với tất cả mọi sinh linh. Không chỉ riêng với bạn mình, mà với cả kẻ thù. Không chỉ cho con người, mà cho cả mọi sinh vật.

– Xả (bình thản) (Pali: Upekka – Phạn: Upeksa), là thanh thản, khác với dửng dưng. Là tâm trạng không thích không ghét. Không động lòng vì thành quả, dù vẫn dự vào việc theo đuổi nó.

Những phẩm hạnh này phải được thi hành một cách tuyệt đối. Đấy là tại sao chúng được gọi là những điều tột đỉnh (Paramita – Ba la mật đa – States of Perfection)
 
Top