[NSFW] Topic thảo luận, sưu tầm tình hình căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan

Hãy tìm điểm chung giữa Nhật Bản trước WW2 và TQ hiện nay:
1. Có đồng minh Fatshit châu Âu
2. Học hỏi công nghệ p.tây
3. Tham vọng vươn lên thống trị nhưng bị cười nhạo và đè đầu
4. Bản thân ko dân chủ, AQ: vừa ngạo nghễ vừa tự ti, có hoàng đế thần thông quảng đại không thể nghĩ bàn (sợ ko dám bàn)
5. Bị cấm vận đúng yếu huyệt, mọi thứ tê liệt, tuyệt vọng mạnh động dù biết khó ăn
6. Cần tấn công những cứ điểm trên đại dương để thoát khốn
7. Lấy lượng bù chất, cuối cùng cái gì cũng ko đủ.
8. Cần ngoan để sống sót chờ thời nhưng ko muốn ngoan, muốn làm hảo hớn, võ sĩ đạo
9. Dự đoán: đc xem nấm mọc
mỗi tội tương lai u uất tỷ lệ thuận với thực lực thằng đồng minh phát xít :))
 
"Một cuộc xâm lược của # Trung Quốc vào #Taiwan có thể xảy ra càng sớm càng tốt", Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Mike Gilday.
Ông nói rằng Hoa Kỳ nên mong đợi rằng TQ có thể phát động một cuộc tấn công vào Đài Loan sớm hơn nhiều so với những ngày được trình bày trong các dự báo bi quan nhất.
 
Ko có bằng chứng đâu, tau chỉ hóng hớt mà
tao thấy cũng hơi lạ là, quân đội TQ kinh nghiệm chinh chiến tính ra hiện tại còn ko bằng Nga, mà trong nhiệm kỳ này quyết tâm nuốt Đài thì có hơi quá sức ko, chưa kể tấn công đổ bộ thường khó hơn phòng thủ nữa
 
tao thấy cũng hơi lạ là, quân đội TQ kinh nghiệm chinh chiến tính ra hiện tại còn ko bằng Nga, mà trong nhiệm kỳ này quyết tâm nuốt Đài thì có hơi quá sức ko, chưa kể tấn công đổ bộ thường khó hơn phòng thủ nữa
Tau thấy quân Tàu nó ko tệ như Nga đâu
Bọn này chưa có kinh nghiệm thì từ từ nếu chiến sẽ có
 
Hàng real còn đang bị hành ở Ukr thì hàng fake 1:1 tuổi gì đòi đánh Đài

Bọn Đài t thấy tinh thần chiến đấu không bằng Ukr nhưng lợi thế cách biển cũng khó mà bị TQ đập ngay được, có chăng giã tên lửa đạn đạo tùm lum thôi. Chừng nào thằng TSMC chạy thì t mới tin TQ đánh ĐL
 
Tiếp theo là chiến dịch đặc biệt giải cứu người Hoa ở S thành bị bóc lột 82% thành quả lao động ah?
 
Tau thấy quân Tàu nó ko tệ như Nga đâu
Bọn này chưa có kinh nghiệm thì từ từ nếu chiến sẽ có
cũng chưa biết được, chết thì ai chả sợ nhưng TQ dc cái nó bưng bít thông tin trong nước tốt nên có thể nó đưa tin thuận lợi trên chiến trường để dụ dân trong nước hưởng ứng theo.
 
Ko có đâu, đài khó ăn hơn Ukraina nhiều. Và Tàu ko đủ liều để chơi như Nga đâu. Yên tâm, kèo đài là kèo mõm thôi:vozvn (20):
:vozvn (20)::vozvn (20):
 
tao thấy cũng hơi lạ là, quân đội TQ kinh nghiệm chinh chiến tính ra hiện tại còn ko bằng Nga, mà trong nhiệm kỳ này quyết tâm nuốt Đài thì có hơi quá sức ko, chưa kể tấn công đổ bộ thường khó hơn phòng thủ nữa

Đài Loan full hàng nóng từ Mỹ nhé, có cả ATACMS + Himars, muốn sở chỉ huy tại mấy thành phố gần eo biển Đài thành bình địa thì cứ nhào vô. Địt mẹ qua vụ war U Cà này thằng Tàu cũng rét đòn vũ khí Mỹ rồi, đéo dám đánh Đài đâu.

 
Đài Loan full hàng nóng từ Mỹ nhé, có cả ATACMS + Himars, muốn sở chỉ huy tại mấy thành phố gần eo biển Đài thành bình địa thì cứ nhào vô. Địt mẹ qua vụ war U Cà này thằng Tàu cũng rét đòn vũ khí Mỹ rồi, đéo dám đánh Đài đâu.

uh trước đây người ta chưa có cơ hội thực tiễn nhiều so sánh vũ khí hệ US vs Nga, qua chiến trường Ukr thì phần nào thể hiện rõ bộ mặt vũ khí của 2 bên rồi
 
Báo cáo: ĐCSTQ sử dụng những người có ảnh hưởng “tẩy trắng” các vi phạm nhân quyền

Một báo cáo mới đây cho biết, Đảng Cộm sản Trung Quốc đang sử dụng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội từ các khu vực như Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông để tẩy trắng cho các vi phạm nhân quyền thông qua một chiến dịch tuyên truyền ngày càng tinh vi.


Báo cáo do Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố hôm thứ Năm đã mô tả các video của “những người có ảnh hưởng hàng đầu” là một phần ngày càng được củng cố trong “kho vũ khí tuyên truyền” của Bắc Kinh.

Theo báo cáo, sự đàn áp của ĐCSTQ đối với các dân tộc thiểu số ngày càng trở nên tồi tệ, với các cuộc đàn áp lớn ở Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông. Một báo cáo gần đây của Liên Hợp Quốc cho biết ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người ở Tân Cương. Chính phủ Trung Quốc đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc rằng họ đã giam giữ khoảng 1 triệu người trong các trại cải tạo và đàn áp các hoạt động tôn giáo và văn hóa, nói rằng các chính sách này nhằm chống lại chủ nghĩa cực đoan và xóa đói giảm nghèo.

Tuyên truyền truyền thống của chính phủ Trung Quốc thường không mấy thuyết phục, nhưng trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã khai thác sự phổ biến của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để “kể tốt về Trung Quốc”, theo các báo cáo và phân tích gần đây.

Báo cáo hôm thứ Năm của ASPI đã cho thấy hiện tại còn có “sự tiến hóa hơn nữa” trong các chiến thuật tuyên truyền bằng cách sử dụng các cá nhân từ trong các cộng đồng nạn nhân để phủ nhận điều đang xảy ra.

Báo cáo của ASPI cho biết: “Tuyên bố của những người này mang lại cảm giác chân thực hơn, truyền tải cảm giác sai lầm về tính hợp pháp và tính minh bạch tại các khu vực biên giới của Trung Quốc mà truyền thông đảng – nhà nước khó mà đạt được”.

Báo cáo đã kiểm tra khoảng 1.700 video được tạo bởi 18 tài khoản YouTube phổ biến, mỗi tài khoản có từ 2.000 đến 200.000 người theo dõi trong vài năm qua. Họ cho biết các video chủ yếu do phụ nữ trẻ từ các cộng đồng dân tộc thiểu số đăng tải, chia sẻ hầu hết nội dung về lối sống tích cực và cho thấy Tân Cương và các khu vực khác là hạnh phúc và ổn định. Một số video công kích các nhà phê bình phương Tây một cách rõ ràng, hoặc phủ nhận các cáo buộc nhân quyền.

“Tân Cương cũng giống như những nơi khác ở Trung Quốc,” một người có ảnh hưởng trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ nói trong video. “Mọi người sống và làm việc trong hòa bình và hạnh phúc. Không có nạn diệt chủng và không có lao động cưỡng bức… Mọi người từ khắp nơi trên thế giới được chào đón đến Tân Cương”.

Theo báo cáo, nhiều video lần đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và sau đó được chuyển sang các nền tảng phương Tây, vốn bị cấm ở Trung Quốc. Ở đó, họ chủ yếu tiếp cận các cộng đồng người Hoa hải ngoại nhưng cũng nhắm mục tiêu đến nhiều đối tượng nước ngoài với thông điệp thân thiện với ĐCSTQ.

Báo cáo cho biết các video của những người này thường được làm khá chân thực, tạo ra cảm giác hết sức bình thường, không có dấu hiệu rõ ràng về bất kỳ mối liên hệ nào với chính phủ hoặc liên kết với chính phủ.

Ông David Bandurski, đồng giám đốc Dự án Truyền thông Trung Quốc, một nhóm nghiên cứu hàn lâm giám sát truyền thông Trung Quốc, cho biết các video là một ví dụ về chiến thuật “che giấu” của ĐCSTQ hàng thập kỷ.

Với các video được ASPI xác định, mối liên hệ này dường như thông qua các tổ chức quản lý được gọi là mạng đa kênh (MCN). Báo cáo cho biết nhiều tài khoản YouTube hàng đầu của Trung Quốc được MCN hỗ trợ, bao gồm một số tài khoản được xác định trong báo cáo do cùng một MCN quản lý và thường xuất hiện trong các video của nhau.

MCN đóng vai trò trung gian để cho phép các nhà sản xuất ở Trung Quốc kiếm tiền từ video trên YouTube, nơi họ có thể che giấu các liên kết của ĐCSTQ và “tạo ra sự xuất hiện của tiếng nói độc lập.”

Vào năm 2021, hàng chục nghìn MCN của Trung Quốc đã bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ trong một cuộc đàn áp chung đối với ngành công nghiệp giải trí đang phát triển mạnh mẽ. Hiện do các cơ quan chính phủ giám sát, MCN được yêu cầu giao hồ sơ và đảm bảo họ cũng như nhân tài của họ tuân thủ chính xác các giá trị của ĐCSTQ.

Cô Zumret Isaac, một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ sống tại Hoa Kỳ có cha mẹ bị giam trong trại cải tạo Tân Cương, nói rằng những người trong video đang xây dựng thương hiệu của họ bằng cách giúp chính phủ Trung Quốc phủ nhận những hành vi tàn bạo.

“Họ đang cố gắng thuyết phục mọi người – ít nhất là người Trung Quốc – rằng không có trại tập trung và người dân Tân Cương đang sống trong hòa bình,” cô Isaac nói.

Tuy nhiên, cô Isaac cho biết hầu như không thể thực hiện các video như vậy mà không có sự hỗ trợ hoặc cho phép của chính phủ, đặc biệt là những video liên quan đến việc đi bộ quanh Tân Cương bằng máy quay video, nói chuyện với người dân.

Báo cáo khuyến nghị các nền tảng truyền thông phương Tây như YouTube cần yêu cầu khai báo bắt buộc nếu người sáng tạo nội dung sống ở Trung Quốc hoặc làm việc cho MCN và cấm MCN thu lợi nhuận từ quảng cáo.

(theo The Guardian)
 
Mỹ cân nhắc sản xuất vũ khí chung với Đài Loan

Hôm thứ Tư (19/10), chính phủ Mỹ đang xem xét kế hoạch hợp tác sản xuất vũ khí với Đài Loan, một sáng kiến nhằm tăng tốc độ chuyển giao vũ khí nhằm tăng cường khả năng răn đe của Đài Bắc đối với Trung Quốc.


Các Tổng thống Mỹ đã phê duyệt hơn 20 tỷ USD bán vũ khí cho Đài Loan kể từ năm 2017 khi Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự đối với hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, Đài Loan và Quốc hội Mỹ đã cảnh báo về tình trạng chậm trễ giao hàng vì những khó khăn trong chuỗi cung ứng và tồn đọng do nhu cầu đối với một số hệ thống vũ khí tăng lên do cuộc chiến ở Ukraine.

Rupert Hammond-Chambers, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Đài Loan, nơi có nhiều nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ là thành viên, cho biết họ vẫn chưa xác định được loại vũ khí nào sẽ được xem xét sản xuất chung, mặc dù họ có thể sẽ tập trung vào việc cung cấp cho Đài Loan nhiều vũ khí và công nghệ tên lửa lâu đời.

Nhưng ông cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào như vậy sẽ yêu cầu các nhà sản xuất vũ khí phải có giấy phép hợp tác sản xuất từ Bộ Quốc phòng và Ngoại giao.

Ông Hammond-Chambers nói thêm rằng có thể có sự phản đối trong chính phủ Hoa Kỳ trong việc cấp giấy phép đồng sản xuất do không thoải mái về việc phê duyệt công nghệ quan trọng cho một nền tảng nước ngoài.

Theo tờ Nikkei, các khả năng sẽ bao gồm việc Hoa Kỳ cung cấp công nghệ sản xuất vũ khí tại Đài Loan hoặc sản xuất vũ khí tại Hoa Kỳ bằng các bộ phận của Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Đài Loan từ chối bình luận, nhưng nhắc lại rằng quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ là “gần gũi và thân thiện”.

Khi được hỏi về nỗ lực này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Mỹ đang xem xét tất cả các phương án để đảm bảo chuyển giao nhanh chóng các khả năng phòng thủ cho Đài Loan”.

Người phát ngôn cho biết: “Việc Hoa Kỳ nhanh chóng cung cấp vũ khí phòng thủ và duy trì cho Đài Loan … là điều cần thiết cho an ninh của Đài Loan và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các ngành công nghiệp để hỗ trợ mục tiêu đó”.

Tin tức về kế hoạch này được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một diễn đàn tại Đại học Stanford hôm thứ Hai rằng “Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi việc thống nhất (với Đài Loan) với mốc thời gian nhanh hơn nhiều”, mặc dù ông không nói rõ ngày tháng.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Chủ nhật nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, mà sẽ nỗ lực cho một giải pháp hòa bình.

Văn phòng Tổng thống Đài Loan trong tuần này cho biết Đài Loan sẽ không nhân nhượng trước chủ quyền của mình và sẽ không thỏa hiệp về tự do và dân chủ, nhưng sẽ không lựa chọn đối đầu quân sự.

Các quan chức Mỹ đã và đang thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa quân đội để nước này có thể trở thành một “con nhím”, khó bị Trung Quốc tấn công.

Các quan chức Mỹ đã chỉ trích Bắc Kinh sử dụng chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8 như một cái cớ để thay đổi hiện trạng trên eo biển Đài Loan bằng cách tăng cường các cuộc tập trận quân sự gần đó.
Mẹ nó khác gì chọt đít th khựa :vozvn (49):
 
Biểu ngữ chống ông Tập Cận Bình làm dấy lên làn sóng phản đối khắp Trung Quốc

Sự kiện người đàn ông giăng biểu ngữ lớn phản đối ông Tập Cận Bình ở cầu Tứ Thông (quận Hải Điện, Bắc Kinh) diễn ra trước thềm Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc (Đại hội 20 của ĐCSTQ), đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mới ở Đại Lục.


0.webp

Sự kiện cầu Tứ Thông ở quận Hải Điện, Bắc Kinh đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mới ở Đại Lục. (Ảnh chụp màn hình Internet)
Các khẩu hiệu và áp phích biểu tình tương tự như ở cầu Tứ Thông đã xuất hiện tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Ninh Ba, Chiết Giang và những nơi khác, thu hút sự chú ý và thảo luận của dư luận.

Ngày 13/10, một số biểu ngữ phản đối xuất hiện trên cầu Tứ Thông, đường vành đai 3, quận Hải Điện, Bắc Kinh. Một người đàn ông đã treo 2 biểu ngữ lớn.

Bên trái viết: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” Bên phải ghi: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.”

Người đàn ông này còn dùng loa liên tục hô hào những câu khẩu hiệu như “Cần lương thực! Cần tự do! Cần bầu cử!”, đồng thời đốt khói đen tỏa dày đặc, nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người đi bộ và các phương tiện qua lại.

Đây là lần đầu tiên kể từ vụ thảm sát phong trào học sinh, sinh viên “ngày 4/6” năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, một biểu ngữ trực tiếp thách thức chế độ ĐCSTQ đã xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh.

Internet lan truyền rằng tên trên Twitter của người đàn ông biểu tình này là Bành Tái Chu, tên thật là Bành Lập Phát, ông là đối tác của Công ty TNHH Công nghệ Mạng Điềm Qua Bắc Kinh.

2 ngày trước khi vụ việc xảy ra, ông Bành Tái Chu đã đăng một thông điệp trên Twitter, kêu gọi sinh viên bãi khóa, công nhân đình công, quân đội nổi dậy và tài xế bấm còi để bày tỏ sự phản đối trước Đại hội 20 của ĐCSTQ. Ông đã bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ, hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Sau sự kiện cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, mặc dù toàn bộ mạng Internet ở Trung Quốc Đại Lục đã chặn tin tức, nhưng lại làm dấy lên làn sóng biểu tình mới tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Giang Tô, Hà Bắc, Ninh Ba, Chiết Giang và nhiều nơi khác, nhiều trường đại học cũng xuất hiện những biểu ngữ gây sốc.

1.webp

Biểu ngữ “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do” xuất hiện tại một trường đại học ở Tây Nam Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)
2.webp

Khẩu hiệu trong một cửa hàng KFC: “Chiết Giang Ninh Ba: Cần tự do! Cần bầu cử!”, “Bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.” Tự chụp một bức ảnh, bạn xem có nên đăng lên không, tôi đã đánh số rồi.” (Ảnh chụp màn hình)
3.webp

Khẩu hiệu trong nhà vệ sinh công cộng tại Bắc Kinh: “Bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình”, “Không cần axit nucleic” (Ảnh chụp màn hình)
4.webp

Khẩu hiệu được viết trên nút giao thông Nam Hồ – Metro Thành Đô: “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.” (Ảnh chụp màn hình)
5.webp

Khẩu hiệu trong nhà vệ sinh công cộng tại Trung Quốc: “Bãi khóa, bãi công, bãi chức quốc tặc Tập Cận Bình.” , “Không cần axit nucleic, cần lương thực; không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử; không làm nô lệ, làm công dân.” (Ảnh chụp màn hình)
6.webp

Khẩu hiệu của ông Bành Tái Chu được viết trong nhà vệ sinh công cộng tại Đại Lục (Ảnh chụp màn hình)
7.webp

Khẩu hiệu của ông Bành Tái Chu được viết trong một bệnh viện ở Hà Bắc (Ảnh chụp màn hình)
8.webp

Khẩu hiệu trong nhà vệ sinh công cộng ở nhiều nơi tại Quảng Châu: “Vì sao phải lên cầu, đó là trách nhiệm của tôi”, “Công dân, tôn nghiêm, tự do”, “Đừng dùng tăm bông ngụy thiện của ngươi để chặn họng lời ca ngợi tự do của ta”,“Không cần phong tỏa, cần tự do; không cần dối trá, cần tôn nghiêm; không cần Cách mạng Văn hóa, cần cải cách; không cần lãnh tụ, cần bầu cử”. (Ảnh chụp màn hình)
9.webp

Các khẩu hiệu trong nhà vệ sinh công cộng ở nhiều nơi ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình

(Nội dung tweet: Cuộc cách mạng của sinh viên đại học Giang Tô tại nhà vệ sinh trong khuôn viên trường.)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận: “Ở Quảng Đông cũng có một trường đại học tấm biển bị tháo dỡ, không có ảnh”; “Đi vệ sinh sau này cần phải qua kiểm tra an ninh, mua bút phải đăng ký chứng minh thư”; “Thoạt nhìn thì thấy buồn cười nhưng xem xong lại cười đau khổ”; “Nhà vệ sinh là nơi cuối cùng con người ở ngoài vòng pháp luật”; “Một số cư dân mạng còn nhắc nhở: ‘Hãy chú ý an toàn, đừng để lộ chữ viết tay, dấu vân tay! Tốt nhất nên in và đeo găng tay.”

Về cách phản đối mới không thể ngăn cản này của người dân Đại Lục, cư dân mạng “Trí Tri” nhận xét: “Đảng thích nói bậy không chớp mắt. Nhà vệ sinh công cộng đã trở thành tài sản riêng từ khi nào vậy? Việc viết nguệch ngoạc nơi công cộng là trái đạo đức sao?”

“Trước hết, chúng ta phải làm rõ khái niệm đạo đức nơi công cộng, nó chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh xã hội dân sự. ĐCSTQ coi thiên hạ là của riêng mình, phủ nhận xã hội dân sự, tùy ý định đoạt tài sản công và tư. Trong các trường hợp công khai của Trung Quốc, chỉ có bạo lực và phản kháng. Các người có quyền đăng thông tin tuyên truyền tẩy não, thì tôi cũng có quyền truyền bá tinh thần phản kháng.”

Một số người cũng đặt câu hỏi tại sao những khẩu hiệu này lại tập trung ở nhà vệ sinh. Về vấn đề này, China Digital Times đưa tin, một số cư dân mạng cho rằng: “Đây là một phương thức tham gia biểu tình ít rủi ro hơn. Nhà vệ sinh thường là điểm mù giám sát, và nguồn khẩu hiệu viết tay tương đối khó điều tra.”

Tuy nhiên, một số người chỉ trích kiểu “cách mạng” này không phải là một động thái dũng cảm thực sự, nhưng quan điểm này đã bị bác bỏ chung. Những người phản đối tin rằng sự phản kháng có mức độ rủi ro thấp và ngưỡng thấp, có thể dễ dàng cho phép nhiều người bình thường hơn tham gia, thực hiện bước đầu tiên của hành động. Nếu nhiều người tham gia hơn cũng sẽ làm tăng chi phí duy trì sự ổn định của ĐCSTQ.

Sự phát triển nhanh chóng của phương thức biểu tình mới này ở Đại Lục, đặc biệt là xuất hiện tại các trường đại học ở nhiều nơi, đã khiến các nhà chức trách vô cùng lo lắng.

Theo Moment News, các khẩu hiệu và áp phích phản đối đã xuất hiện trong các nhà vệ sinh trên khắp Trung Quốc. Để ngăn chặn “cuộc cách mạng” này, và ngăn không cho mọi người dán các áp phích phản đối có liên quan đến cuộc biểu tình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh, trên Internet thông báo Đại học Thanh Hoa đã ra lệnh kiểm soát chặt chẽ các xưởng in.

Văn phòng An ninh của Đại học Thanh Hoa, Chi nhánh Hải Điện của Sở Công an Thành phố Bắc Kinh và Cục An ninh Nội bộ đã ban hành một “thông báo”, yêu cầu tất cả các cửa hàng photocopy phải thực hiện ngay lập tức hệ thống giám sát và đăng ký khách hàng, yêu cầu các chủ cửa hàng gánh vác trách nhiệm chính, “để đảm bảo rằng mọi bản in và photo phải được nhân viên của cửa hàng xem xét.”

Sự kiện này rõ ràng nhắm vào Đại hội 20 ĐCSTQ, đây là đại hội rất quan trọng đối với lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình. Dư luận phổ biến cho rằng ông Tập sẽ phá bỏ quy tắc của ĐCSTQ tại đại hội này để bắt đầu nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 3 với tư cách là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.

Trong 2 năm qua, do ĐCSTQ phong tỏa cực đoan theo chính sách “Zero-COVID”, cuộc suy thoái kinh tế do chiến tranh thương mại Trung-Mỹ gây ra càng trở nên tồi tệ hơn. Một lượng lớn các công ty đã đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, và người dân đang phải vật lộn để tồn tại. Nhưng ĐCSTQ vẫn phớt lờ những điều này, và tiếp tục lừa dối người dân bằng những lời dối trá.

Nội dung biểu ngữ của ông Bành Tái Chu nhắm thẳng vào ông Tập Cận Bình chứ không phải chính quyền ĐCSTQ, cho thấy động lực đằng sau rất có thể là thế lực chống Tập ở Bắc Kinh.

Lực lượng chống Tập đã đưa ra những tin tức giật gân trước thềm Đại hội 20. Điều này cho thấy sau Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 19, cuộc đấu tranh nội bộ trong giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ vẫn rất khốc liệt.
 
Alibaba Trung Quốc bốc hơi hơn 600 tỷ USD giá trị thị trường trong 2 năm

Chỉ qua 2 năm, tập đoàn Alibaba khổng lồ của Trung Quốc đã bốc hơi 5000 tỷ HKD (637 tỷ USD) giá trị thị trường và bị cản trở bởi vô số tin tiêu cực.


Ngày 19/10, cổ phiếu Hồng Kông của Alibaba đóng cửa ở mức 72,70 HKD (khoảng 9 USD), giảm 4,34%. Trước đó ngày 17/10 giá cổ phiếu của Alibaba đã giảm xuống mức thấp nhất với 70,90 HKD là mức thấp kỷ lục kể từ khi công ty này niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 2019.

Bắt đầu từ cuối tháng 10/2020, giá cổ phiếu của Alibaba đi vào xu hướng giảm, đến nay giá cổ phiếu đã giảm từ mức cao nhất trong lịch sử là 309 HKD xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 70,90 HKD. Như vậy chỉ trong 2 năm, giá cổ phiếu Alibaba đã giảm 77%, theo đó giá trị thị trường bốc hơi 5000 tỷ HKD.

Trong quý 3/2022, bảng xếp hạng giá trị thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy Kweichow Moutai (Mao Đài – Quý Châu) với tổng giá trị thị trường là 2.350 tỷ RMB đã vượt qua Tencent Holdings (2.310 tỷ), còn Alibaba đứng thứ 3 với giá trị thị trường là 1.490 tỷ RMB.

Ông Jack Ma, người sáng lập Alibaba, từng là người giàu nhất Trung Quốc do giá cổ phiếu tăng cao vào năm 2020, nhưng hiện ông đã rớt khỏi top 50 trong danh sách người giàu của Forbes. Theo dữ liệu xếp hạng thời gian thực của Forbes thì ông Jack Ma đứng thứ 56 trong danh sách người giàu nhất thế giới với tài sản ròng 22,1 tỷ USD. Những nhân vật được chú ý khác trong giới công nghệ như Zhang Yiming (Trương Nhất Minh) đứng thứ 22 với khối tài sản 49,5 tỷ USD và Ma Huateng (Mã Hóa Đằng) xếp hạng 37 với khối tài sản 29,9 tỷ USD.

Chủ tịch Hsieh Chin-ho (Tạ Kim Hà) của WEALTH MAGAZINE tại Đài Loan đã đăng trên Facebook rằng giá cổ phiếu của hai công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông là Tencent và Alibaba tính theo vốn hóa thị trường đã giảm đến mức “da đầu ai cũng tê dại”. Thị trường chứng khoán Hồng Kông vốn đã đi xuống kể từ năm 2018 thì nay đã trở lại như cách đây 25 năm khi chủ quyền của Hồng Kông được trao về Đại Lục.

Các nhà đầu tư thất vọng với Alibaba, cho rằng giá trị thị trường của họ không tốt bằng giá trị của một công ty bán rượu [chỉ Kweichow Moutai (Mao Đài – Quý Châu)]. Vậy điều gì đã xảy ra với Alibaba?

Theo báo cáo tài chính cho quý 2/2022 được công bố ngày 4/8 thì lợi nhuận ròng của Alibaba là 22,739 tỷ RMB, giảm 49,63% so với cùng kỳ năm trước đó.

Ngoài thua lỗ đầu tư, Alibaba còn bị ảnh hưởng bởi nhiều tin tức tiêu cực khác. Ví dụ công ty đã bị Cục Quản lý Nhà nước về Giám sát Thị trường Trung Quốc phạt 18,2 tỷ RMB, Alibaba Cloud bị Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin đình chỉ nền tảng chia sẻ thông tin bảo mật trong 6 tháng do “không báo cáo lỗ hổng”, ngoài ra còn vấn đề “vụ nữ nhân viên của Alibaba bị xâm hại” đã gây làn sóng công luận, vấn đề trốn thuế của một số người livestream trên Taobao, và tin tức về việc sa thải nhân viên quy mô lớn trong năm nay. Mặc dù ông Jack Ma đã từ chức quản lý, nhưng tung tích của ông vẫn khiến dư luận chú ý.

Tổ chức tư vấn kinh tế – tài chính Tianjun (Thiên Quân) của nhóm người Hoa sống ở bên ngoài Trung Quốc Đại Lục đã có bài “Hầm vàng nhỏ của phe đối lập chính trị trở thành mỏ vàng, Tập Cận Bình ngồi mát thu tiền không chùn tay”, qua đó chỉ ra rằng muốn làm kinh doanh yên ổn ở Trung Quốc thì không thể không “kết hôn” với chính trị. Như người sáng lập Tập đoàn Alibaba là Jack Ma đã nói tại Diễn đàn Davos năm 2015 “chỉ yêu chính phủ mà không kết hôn là không thể được”, cuối cùng Ant Group [liên kết của Alibaba] đã bị cáo buộc ảnh hưởng nghiêm trọng về chính trị, khiến Trung Nam Hải lo ngại, hệ quả bị nhà chức trách trở mặt hạ thủ không lưu tình.

Vào mùa thu năm 2020, Ant Group lần đầu tiên tiến hành quy trình IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) đã gây tiếng vang với mức định giá cao tới 2.100 tỷ RMB. Sau đó, vào đêm trước của đợt IPO ngày 5/11 thì tình hình thay đổi và đợt IPO đã kết thúc đột ngột. Một số tin tức rò rỉ chỉ ra lý do vì những mối quan hệ phức tạp khiến ông Tập Cận Bình lo sợ.

Ví dụ nguồn tin từ Lianhe Zaobao (Singapore) ngày 4/6 dẫn lời chuyên gia kinh tế Trung Quốc Li Daokui (Lý Đạo Quỳ) tham dự “Diễn đàn Đầu tư Ngân hàng Tư nhân UOB 2H 2022” thông qua kết nối video, đã nói về các vấn đề giám sát internet của Trung Quốc như đối với Ant Group. Khi ví dụ trường hợp Ant Group, chuyên gia này chỉ ra việc niêm yết của Ant Group bị đình chỉ vì liên quan nhiều quan chức, Ant Group đã gây nhiều ảnh hưởng chính trị, chẳng hạn như liên quan đến ứng viên cho chức bí thư ở một số thành phố, điều đó khiến lãnh đạo cao nhất lo ngại.
 
Bloomberg: Bắc Kinh họp khẩn đánh giá lệnh hạn chế của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn

Lệnh chế tài mới nhất của Chính phủ Mỹ về lĩnh vực chip và chất bán dẫn đã gây khốn khó cho Trung Quốc. Bloomberg đưa tin rằng chính quyền Bắc Kinh đã triệu tập họp khẩn các công ty chip để thảo luận biện pháp đối phó.


Ngày 20/10, Bloomberg đưa tin, trong tuần qua Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã tổ chức một loạt cuộc họp khẩn cấp với các công ty bán dẫn hàng đầu của Trung Quốc, nhằm tìm cách đánh giá thiệt hại do lệnh hạn chế chip của Mỹ.

Nguồn tin cho hay Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã triệu tập các giám đốc điều hành của các công ty bao gồm Công ty Công nghệ Lưu trữ Trường Giang (Yangtze Memory Technology Corp, YMTC) và chuyên gia siêu máy tính Dawning Information Industry (Sugon) để họp kín. Nhiều người tham dự cho rằng trước mắt các hạn chế của Mỹ khiến lĩnh vực này của Trung Quốc “tê liệt”.

Ngày 20/10, Reuters cũng đã đưa ra yêu cầu bình luận, nhưng các bên liên quan phía Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức.

Ngày 16/10, trong báo cáo trước Đại hội 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã nhắc lại sự cần thiết phải “giành chiến thắng trong trận chiến của các công nghệ cốt lõi quan trọng”.

Ông Tập nhấn mạnh mục tiêu tự lực tự cường về khoa học và công nghệ, ông đã 4 lần đề cập đến các từ liên quan trong toàn văn báo cáo, so sánh tại Đại hội 19 vào năm 2017 chỉ 1 lần nhắc vấn đề này. Ông đã đề cập đến từ “khoa học công nghệ” 40 lần trong báo cáo Đại hội 20, còn năm 2017 chỉ 17 lần.

Ông Tập Cận Bình không giải thích mục tiêu này trong báo cáo trước Đại hội 20 cũng như không đề cập đến các ngành cụ thể, nhưng giới quan sát bên ngoài cho rằng mục tiêu chủ yếu nhằm vào các hạn chế kỹ thuật của Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực chất bán dẫn.

Nhiều chuyên gia cho rằng báo cáo Đại hội 20 của ông Tập có thể báo trước một cuộc đại tu về cách thức Bắc Kinh thúc đẩy ngành công nghệ, tăng chi tiêu do nhà nước lãnh đạo và các biện pháp can thiệp để đối phó với áp lực của Mỹ.

Nhà kinh tế trưởng Iris Pang của Tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan ING cho biết tuyên bố của ông Tập đề cập đến “nhu cầu cấp bách về tài năng và khả năng tự cung cấp để thúc đẩy tiến bộ công nghệ”. Pang nói: “Chúng tôi tin rằng điều này là để đáp lại ‘Đạo luật CHIPS’ của Mỹ. Chi tiêu nghiên cứu cho các công nghệ bán dẫn như vậy của Trung Quốc sẽ tăng lên. Thông thường sau các cuộc họp lớn như vậy thì nhà chức trách Trung Quốc sẽ công bố chính sách”.

Về động thái của Mỹ
Ngày 7/10, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã thông qua biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm làm chậm các tiến bộ công nghệ và quân sự của Bắc Kinh, bao gồm hạn chế đối với việc bán một số chip tiên tiến và các công cụ thiết bị chip.

Giới chuyên gia cho rằng các quy định mới sẽ có tác động trên diện rộng, làm Trung Quốc bị chậm phát triển ngành công nghiệp chip và ảnh hưởng hưởng thúc đẩy các nỗ lực liên quan đến vũ khí quân sự, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu và nhiều siêu máy tính.

Khác với những hạn chế về công nghệ và thiết bị trước đây, vấn đề quan trọng trong lệnh cấm mới nhất của Mỹ nằm ở việc hạn chế nhân tài, tức là những người làm trong lĩnh vực bán dẫn có quốc tịch Mỹ và thẻ thường trú (thường được gọi là “Thẻ Xanh”) phải chọn giữa làm việc tại Trung Quốc hoặc phải thôi quốc tịch Mỹ. Chính sách đó khiến không ít nhân tài người Mỹ đang làm việc tại Trung Quốc đang rời khỏi Trung Quốc.

Có thông tin cho rằng nếu người trong ngành bán dẫn có quốc tịch Mỹ tiếp tục phát triển hoặc cung cấp dịch vụ cho các công ty chip Trung Quốc, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị bắt khi trở về Mỹ hoặc đi qua các nước mà Mỹ có thể dẫn độ họ. Giờ đây mọi người có quốc tịch Mỹ, dù ở bất cứ đâu trên thế giới, nếu họ hỗ trợ các công ty Trung Quốc dưới hình thức nào cũng là vi phạm luật của Mỹ.

Phóng viên Vision Times đã hỏi về trang web ecfr.gov do Văn phòng Đăng ký Liên bang (OFR) thuộc Cục Quản lý Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia Mỹ (NARA) và Văn phòng Xuất bản Chính phủ Mỹ (GPO) đồng quản lý, được biết cơ sở pháp lý cho các tình huống có thể xảy ra được thể hiện tại đường dẫn này. Vấn đề quan trọng là xem hành vi của người đó có cung cấp hỗ trợ, trợ giúp… trong vấn đề chất bán dẫn của Trung Quốc hay không: chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, mua thiết bị… Nếu Trung Quốc có trung tâm R&D ở Mỹ thì về cơ bản trung tâm đó phải ngừng hoạt động.
 
Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.

Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan có lẽ đã bắt đầu so kè với nhau trong các chương trình hạt nhân ngay từ những năm 1970, nhưng các cuộc thử nghiệm hạt nhân mang tính bước ngoặt của New Delhi và Islamabad vào năm 1998 đã đưa cạnh tranh lên một tầm cao mới. Bài viết gần đây của Ashley J. Tellis, nghiên cứu viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, đã trình bày chi tiết các bước phát triển trong chính sách hạt nhân của ba quốc gia trong những thập niên sau đó. Tellis cho thấy cách mà cạnh tranh hạt nhân đã gia tăng trong khu vực trong 10 năm qua, khi mỗi cường quốc hạt nhân đều hiện đại hóa kho vũ khí của mình để có được những khả năng mới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Những phát triển này có tác động lan tỏa quan trọng đối với hệ thống quốc tế. Khác với Ấn Độ và Pakistan, hai nước có chương trình hạt nhân chủ yếu tập trung vào khu vực, Trung Quốc đang tìm cách nhắm vào các đối thủ trong khu vực lẫn các nước ở xa hơn – cụ thể là Mỹ. Hơn nữa, cách tiếp cận bên miệng hố chiến tranh của Moscow có thể khiến Bắc Kinh hoặc Islamabad – đều theo chủ nghĩa xét lại – sử dụng lập luận đe dọa hạt nhân tương tự trong các cuộc khủng hoảng tương lai để tìm kiếm lợi thế chiến lược.

Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan lần lượt khởi động các chương trình vũ khí hạt nhân của họ ở những thời điểm khác nhau trong Chiến tranh Lạnh. Dù các tài liệu nghiên cứu chính sách đã không thừa nhận rộng rãi điều này, nhưng chương trình vũ khí hạt nhân của Ấn Độ đã bắt đầu sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc tại La Bố Bạc, Tân Cương, vào năm 1964. Hai năm trước đó, Ấn Độ tham gia vào cuộc chiến thảm khốc kéo dài một tháng chống lại Trung Quốc ở đường biên giới chung giữa hai bên. Thử nghiệm hạt nhân thành công của Bắc Kinh làm gia tăng lo ngại an ninh ở New Delhi, và 10 năm sau đó, Ấn Độ đã tiến hành vụ thử hạt nhân của chính mình. Phản ứng toàn cầu rất gay gắt và đã có lệnh trừng phạt được áp dụng. Mỹ lên án vụ thử nghiệm và được hầu hết các đồng minh ủng hộ. Ấn Độ buộc phải tạm hoãn chương trình phát triển hạt nhân cho đến cuối những năm 1980, phần lớn là do nước này không thể chịu đựng các biện pháp trừng phạt bổ sung.

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chiến lược ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Pakistan – cùng với mối đe dọa tên lửa đạn đạo đang nổi lên tại Pakistan – đã khiến Ấn Độ thực hiện thêm 5 vụ thử hạt nhân vào tháng 05/1998. Ngay sau đó, Pakistan cũng có 6 vụ thử hạt nhân của riêng mình. Mỹ một lần nữa dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn các chương trình hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan, nhưng cả hai nước đều không tỏ thiện chí hợp tác. Cuối cùng, Washington miễn cưỡng chấp nhận tình trạng hạt nhân trên thực tế của Ấn Độ và Pakistan. Năm 2008, Mỹ và Ấn Độ đã thiết lập một hiệp định hạt nhân dân sự trong đó có các biện pháp bảo vệ an toàn đối với chương trình hạt nhân của Ấn Độ.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan không bắt đầu sau vụ thử hạt nhân năm 1974 của Ấn Độ, mà là sau Chiến tranh Giải phóng Bangladesh năm 1971. Sau cuộc chiến, các nhà lãnh đạo chính trị của Pakistan kết luận rằng chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể chống lại ưu thế vượt trội của Ấn Độ về vũ khí thông thường. Vụ thử hạt nhân của Ấn Độ sau đó đã thúc đẩy các nỗ lực của Islamabad nhằm có được vũ khí hạt nhân của riêng mình bằng bất cứ giá nào – kể cả qua việc thành lập các công ty giả để ngụy tạo lý do thu mua các thành phần hạt nhân, thậm chí lén lút mua công nghệ làm giàu hạt nhân.

Trong khi đó, chương trình hạt nhân của Trung Quốc đã bắt đầu từ cái mà các học giả quan hệ quốc tế gọi là khả năng răn đe hữu hạn – phụ thuộc vào một kho vũ khí hạt nhân nhỏ – nhưng kể từ những năm 1990, Trung Quốc đã chuyển hướng phát triển một kho vũ khí lớn hơn và phức tạp hơn. Một loạt các yếu tố đã góp phần vào sự thay đổi này, bao gồm cả lo ngại về một cuộc tấn công áp chế (counterforce) từ người Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt năng lực hạt nhân của Trung Quốc. Trong Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã dựa vào mối quan hệ răn đe lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô để bảo vệ mình, nhưng ngày nay, Bắc Kinh đang phải cạnh tranh trực tiếp với Washington.

Dù Trung Quốc đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân, Ấn Độ vẫn chỉ thực hiện những nỗ lực khiêm tốn để nâng cao năng lực của mình. Sự do dự này một phần xuất phát từ niềm tin của Ấn Độ rằng vũ khí hạt nhân không phải là công cụ chiến đấu, và mục đích duy nhất của chúng là răn đe. Trong nghiên cứu của mình, Tellis chỉ ra ba thành tố chính trong học thuyết hạt nhân hiện tại của Ấn Độ: một biện pháp răn đe hạt nhân đáng tin cậy, một cam kết đối với chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, và việc dựa vào chính sách trả đũa gấp bội (massive retaliation) nếu phải đối mặt với mối đe dọa hạt nhân.

Học thuyết này có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, Ấn Độ đang giữ đầu đạn hạt nhân tách biệt khỏi tên lửa và đặt chúng dưới sự kiểm soát dân sự, một phần vì họ không sợ gặp phải tấn công bất ngờ. Thứ hai, Ấn Độ sẽ trì hoãn việc trả đũa tùy thuộc vào phạm vi và mức độ của cuộc tấn công nhắm vào đất Ấn. Thành tố cuối cùng trong học thuyết của nước này nhấn mạnh đến sự trừng phạt, nhưng liệu Ấn Độ có thể thực hiện được đòn trả đũa gấp bội mà không cần mở rộng kho vũ khí hiện tại hay không vẫn là một câu hỏi được bỏ ngỏ.

Tellis đã chứng minh rằng kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ phát triển chậm hơn nhiều so với của Trung Quốc. Một phần lý do xuất phát từ số lượng hạn chế các vụ thử hạt nhân mà Ấn Độ đã tiến hành, dù họ đã tìm cách theo đuổi vũ khí nhiệt hạch trên cơ sở mô phỏng máy tính – về cơ bản là tiến hành thử nghiệm hạt nhân trong phòng thí nghiệm. Tellis tỏ ý hoài nghi về độ tin cậy của những thiết kế này, nếu không có chế độ thử nghiệm kỹ càng hơn. Đã năm thập niên trôi qua kể từ vụ thử hạt nhân đầu tiên, quyền chỉ huy các lực lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vẫn thuộc về các quan chức dân sự, và giới lãnh đạo chính trị nước này vẫn không có ý định trao quyền phóng vũ khí hạt nhân cho quân đội. Cuối cùng, Ấn Độ đã không tích hợp vũ khí hạt nhân vào chiến lược chiến tranh thông thường của mình – một sự tương phản rõ rệt với các nước khác trong khu vực.

Trong khi đó, Pakistan đã theo đuổi một cách tiếp cận rất khác đối với chương trình vũ khí hạt nhân của mình, đầu tư vào cả vũ khí hạt nhân chiến thuật và tầm xa. Khác với Trung Quốc hay Ấn Độ, học thuyết hạt nhân của Pakistan hướng tới sự sống còn của đất nước, bắt nguồn từ việc Pakistan yếu thế về quân sự so với đối thủ lớn là Ấn Độ. Islamabad coi vũ khí hạt nhân là một cách để ngăn chặn mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ New Delhi. Hiện tại, học thuyết hạt nhân của Pakistan được thiết kế để gây ra “thiệt hại không thể chấp nhận được” cho kẻ thù, và cũng bao gồm việc nhắm mục tiêu vào các trung tâm dân cư của Ấn Độ, đồng thời kêu gọi chấm dứt nhanh chóng bất kỳ cuộc xung đột hạt nhân nào bằng cách gây ra thiệt hại tối đa.

Học thuyết hạt nhân của Pakistan đang thay đổi, vì nước này đang ngày càng tích hợp các lực lượng hạt nhân và thông thường. Họ cũng đã đạt được những khả năng để có thể đối phó với Ấn Độ ở mọi nấc leo thang, trong trường hợp khủng hoảng xảy ra. Để đạt được mục tiêu đó, Pakistan cuối cùng sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật để ngăn chặn một cuộc tấn công thông thường của Ấn Độ tiến vào lãnh thổ Pakistan. Sự thay đổi trong học thuyết của Islamabad về cơ bản có nghĩa là họ có thể trở thành người đầu tiên khơi mào xung đột hạt nhân trong khu vực – rằng họ sẵn sàng tấn công trước.

Cuối cùng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vượt xa so với của Ấn Độ và Pakistan – điều này là dễ hiểu, xét đến vị thế siêu cường của nước này. Rốt cuộc thì, phạm vi, tầm bắn và sự đa dạng của vũ khí hạt nhân Trung Quốc được thiết kế để tập trung vào đối thủ chính của họ: Mỹ. Năng lực và học thuyết hạt nhân của Pakistan chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn một cuộc tấn công thông thường của Ấn Độ. Ấn Độ – đối mặt với hai đối thủ trang bị vũ khí hạt nhân – hy vọng sẽ ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Pakistan, đồng thời xây dựng lực lượng hạt nhân có thể chống chọi và trả đũa đòn tấn công đầu tiên từ Trung Quốc.

Về phần mình, Tellis đã đưa ra một đề xuất chính sách thú vị. Ông lập luận rằng Mỹ, quốc gia đã giúp hợp pháp hóa vũ khí hạt nhân của Ấn Độ thông qua hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn, nên coi kho vũ khí của New Delhi là nhằm hỗ trợ lợi ích an ninh của Washington ở châu Á. Cả Ấn Độ và Mỹ đều phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc đang ngày càng hung hăng. Nhờ quan hệ đối tác chiến lược của họ, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có thể được ví như kho vũ khí của Pháp trong Chiến tranh Lạnh: Dù không có khả năng tự mình giải quyết mối đe dọa từ Liên Xô, nhưng Pháp vẫn đóng góp vào khả năng răn đe hạt nhân ở châu Âu, bên cạnh khả năng hạt nhân của Mỹ và NATO.

Khả năng răn đe hạt nhân hạn chế của Ấn Độ có thể đóng vai trò như một sự bổ sung hữu ích cho các khả năng mà Mỹ đang triển khai chống lại Trung Quốc. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ thường xuyên phản đối việc quân sự hóa Đối thoại An ninh Bốn bên (Quad) giữa Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ vì lo ngại sẽ kích động một Trung Quốc vốn đã thù địch – nhưng không nghi ngờ gì, hợp tác an ninh Mỹ-Ấn đã được tăng cường nhờ Quad. Trước thách thức an ninh lâu dài từ Trung Quốc, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có thể ngầm phục vụ cho việc tăng cường khả năng răn đe của Mỹ trong khu vực.

Sumit Ganguly là một chuyên gia bình luận của Foreign Policy và là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford. Ông là giáo sư về khoa học chính trị và giám đốc về văn hóa và văn minh Ấn Độ tại Đại học Indiana Bloomington.
 
Khảo sát: Đa số người Mỹ coi quân đội TQ là một mối quan ngại nghiêm trọng

Hầu hết người Mỹ coi quân đội Trung Quốc là một mối quan ngại nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ, đồng thời tin rằng quốc gia này nên tiếp tục quan hệ với Đài Loan bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, theo một cuộc thăm dò mới.


Khoảng 86% người Mỹ cho biết, họ coi quân đội Trung Quốc – Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) là một mối quan ngại. Trong đó lại có tới 50% nhìn nhận đó là một quan ngại “rất nghiêm trọng” và 36% nói rằng đó là một vấn đề “có phần nghiêm trọng”, theo kết quả cuộc thăm dò mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến của hơn 5.000 người Mỹ, tính theo nhân khẩu học, với biên độ sai số 1,7 điểm phần trăm.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số những người trưởng thành ở Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc, trên thực tế là Đảng Cộm sản Trung Quốc, là mối quan ngại nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ.

Ngoài PLA, các vấn đề mà đa số người Mỹ cho là “có phần nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng” bao gồm quan hệ đối tác của Trung Quốc với Nga (87%), căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan (82%), cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc (82%), các chính sách nhân quyền của Trung Quốc (80%), và việc lãnh đạo chính quyền cộm sản Tập Cận Bình giành được nhiệm kỳ thứ ba (71%).

Theo Pew, những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Mỹ nhận định rằng chính quyền Trung Quốc đặt ra các vấn đề nghiêm trọng.

Ví dụ, trong năm 2020, chỉ 28% người Mỹ tin rằng căng thẳng Trung Quốc-Đài Loan là một vấn đề “rất nghiêm trọng”. Con số đó hiện đã tăng lên 43%.

Nhận thức này cũng tăng mạnh chỉ trong vòng bảy tháng qua, phần nào là do việc quân đội Trung Quốc không ngừng gây hấn sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan hồi tháng 8.

Đáng chú ý, hơn một nửa số người được khảo sát tin rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Đài Loan bất chấp sự giận dữ của Bắc Kinh và có thể khiến mối quan hệ của Hoa Kỳ với chế độ cộm sản Trung Quốc càng tồi tệ hơn.

Trong số những người được khảo sát, 54% cho rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục cử các chính trị gia cấp cao đến Đài Loan, ngay cả khi điều đó gây tổn hại đến quan hệ với Trung Quốc.

Mặc dù có sự đồng thuận rằng chính quyền Trung Quốc cộm sản và quân đội của họ đặt ra những quan ngại và thách thức cho các quốc gia trên thế giới, nhưng vẫn có sự chia rẽ đảng phái giữa những người được hỏi về mọi vấn đề, ngoại trừ các chính sách nhân quyền của Trung Quốc.

So với Đảng Dân chủ và những người độc lập nghiêng về Đảng Dân chủ, thì Đảng Cộng hòa và những người độc lập nghiêng về Đảng Cộng hòa có xu thế coi các vấn đề liên quan đến Trung Quốc là những vấn đề rất nghiêm trọng: hơn 27% quan ngại về PLA, hơn 26% quan ngại đến cạnh tranh kinh tế giữa hai quốc gia và hơn 14% quan ngại về nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập.

(Theo The Epoch Times)
 
Công ty mẹ TikTok lên kế hoạch dùng ứng dụng để khảo sát công dân Mỹ

Nhóm Kiểm toán nội bộ và Kiểm soát rủi ro của công ty mẹ TikTok dường như đã lên kế hoạch sử dụng ứng dụng này để theo dõi vị trí cá nhân của một số công dân Mỹ, làm tăng thêm lo ngại về an ninh liên quan đến mối quan hệ của công ty này với Trung Quốc.


Nhóm Kiểm toán nội bộ và Kiểm soát rủi ro của ByteDance có khả năng theo dõi vị trí cá nhân của người dùng thông qua chính ứng dụng TikTok, theo các tài liệu được Forbes xem xét. Mặc dù nhóm này chủ yếu xử lý các hành vi sai trái của nhân viên hiện tại và nhân viên cũ, nhưng họ đã theo dõi vị trí của ít nhất hai người không có liên quan đến ByteDance.

TikTok tuyên bố, thông tin được sử dụng để “giúp hiển thị nội dung và quảng cáo có liên quan cho người dùng, tuân thủ luật hiện hành, đồng thời phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận và không xác thực”, nhưng các tài liệu chỉ ra rằng nhóm kiểm toán nội bộ dự định sử dụng dữ liệu để khảo sát cư dân Hoa Kỳ.

Nhóm Kiểm toán nội bộ và Kiểm soát rủi ro thường tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ đối với nhân viên để xác định xem có bất kỳ xung đột lợi ích nào hoặc sử dụng sai nguồn lực hay không. Họ cũng đã thực hiện theo lệnh của các giám đốc điều hành cấp cao, bao gồm cả Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew.

Đáng lưu ý, nhóm này đặt trụ sở tại Trung Quốc, nhưng họ lại làm vậy với các nhân viên ở Hoa Kỳ.

Người phát ngôn của ByteDance nói với Forbes: “Giống như hầu hết các công ty có quy mô như của chúng tôi, chúng tôi có nhóm kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm kiểm toán và đánh giá khách quan công ty cũng như việc nhân viên tuân thủ các quy tắc ứng xử của chúng tôi. Nhóm này sẽ đưa ra các khuyến nghị của mình cho đội ngũ lãnh đạo.”

Nhà Trắng và ByteDance được cho là đã sắp sửa ký một thỏa thuận với Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) của Bộ Tài chính Hoa Kỳ trong nỗ lực đảm bảo các chủ sở hữu Trung Quốc của công ty không thể truy cập dữ liệu người dùng Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp đã hết sức chú ý đến động thái của ByteDance trong mùa hè vừa qua, sau khi một báo cáo của Buzzfeed News tiết lộ rằng nhân viên Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu người dùng Hoa Kỳ từ nước ngoài.

Trong khi TikTok tuyên bố họ chưa bao giờ chia sẻ dữ liệu người dùng Hoa Kỳ với các quan chức Trung Quốc, một số chuyên gia và quan chức đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng luật an ninh quốc gia của mình để buộc công ty cung cấp những dữ liệu đó.

Điều này dẫn đến việc TikTok chuyển tất cả dữ liệu của Hoa Kỳ sang các máy chủ do Oracle lưu trữ ở Texas và được giám sát bởi CFIUS.

TikTok cũng đã bắt đầu mở rộng sự hiện diện trên thị trường ở Hoa Kỳ. Công ty này đang tìm cách mở rộng sang thị trường thương mại điện tử của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc xây dựng các kho hàng do TikTok điều hành.

(Theo Washingtonexaminer)
 

Có thể bạn quan tâm

Top