[NSFW] Topic thảo luận, sưu tầm tình hình căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan

Ai giỏi IT hướng dẫn cách download toàn thớt đó về xem offline được hem?
Buồn buồn buồn mất serve thì có cái mà lưu

Cái lày nà tính lăng export thread, phải bọn admin ló mới nàm dc.
Còn lếu dùng tool để downnoad offnine, thì ló tải cả chang web, chứ ko diêng 1 thread dc
 
TSMC cân nhắc mở rộng sản xuất chip ở Nhật Bản nhằm giảm thiểu rủi ro địa chính trị
 
Gordon Chang: ‘Trung Quốc đã vũ khí hóa các nhà khoa học của họ’

Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang nói với Newsmax hôm 20/10, Bắc Kinh đã sử dụng mạng lưới các nhà khoa học của mình để đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và họ cần phải chịu trách nhiệm về việc này.


Trong chương trình “The Record With Greta Van Susteren”, ông Chang nhận định, việc 1.400 nhà khoa học Trung Quốc rời khỏi Hoa Kỳ phản ánh thực trạng rằng Trung Quốc đã tham gia vào “vụ đánh cắp hàng loạt tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ”.

“Ông John Ratcliffe, khi còn là giám đốc tình báo quốc gia, đã đặt con số thiệt hại lên đến 500 tỷ đô la mỗi năm,” ông Chang đề cập đến hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc. “Vì vậy, chúng ta phải làm điều gì đó, và đôi khi những điều đó sẽ gây hại cho chúng ta đến cuối cùng.”

Tác giả cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” nhận định: “Trung Quốc đã vũ khí hóa các nhà khoa học của mình. Trong hệ thống từ trên xuống của Đảng Cộm sản, không một công dân Trung Quốc nào có thể phản kháng lại yêu cầu từ đảng. Họ đã hệ thống hóa điều này vào Luật tình báo quốc gia năm 2017, trong đó yêu cầu mọi công dân Trung Quốc phải làm ‘gián điệp’ nếu nhận được yêu cầu từ Bộ an ninh nhà nước hoặc cơ quan liên quan.”

Ông Chang nhấn mạnh, việc coi trọng mối đe dọa từ Trung Quốc là “không phải vấn đề phân biệt sắc tộc” và thực tế là chính quyền Bắc Kinh trực tiếp đưa công dân của họ vào cuộc chơi. Ông còn lập luận, Đảng Cộm sản Trung Quốc thường nhắm vào người Mỹ gốc Hoa.

“Chế độ cộm sản thực sự nhắm vào người Mỹ gốc Hoa. Họ đưa ra lời kêu gọi, vừa ‘đe dọa người thân của các vị ở quê nhà Trung Quốc’, hoặc khơi dậy lòng yêu nước đối với đất nước Trung Quốc vĩ đại hơn.”

Mới đây, một báo cáo mới công bố của Thượng viện Mỹ đã xác định hoạt động gián điệp nói chung và gián điệp mạng nói riêng của Đảng Cộm sản Trung Quốc.

Báo cáo nêu rõ, các đối tượng mà ĐCSTQ tập trung thu thập thông tin tình báo gồm: trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, mạch tích hợp, gen và công nghệ sinh học, vật liệu mới cao cấp, năng lượng mới và phương tiện thông minh, sản xuất thông minh, động cơ hàng không và tuabin khí, vũ trụ, lòng đất, biển sâu, vùng cực.

Đáng lưu ý, ĐCSTQ đang tận dụng các nguồn lực phi tình báo như các doanh nhân, sinh viên và các nhà nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm của Mỹ.

(Theo Newsmax)
 
Bài phân tích dài của Tuần san Le Point báo động tình hình Đài Loan

Tại Đại hội 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lãnh đạo Tập Cận Bình nhắc lại vấn đề không loại trừ dùng vũ lực đối với Đài Loan. Về vấn đề này, tuần san Le Point của Pháp vào ngày 20/10 đã lấy trang bìa là hình ảnh Đài Loan với tiêu đề “Thêm một lần đe dọa… Đài Loan hãy cảnh giác”, và dành 20 trang để phân tích tình hình.


Phần đầu bài viết là “Đài Loan cảnh giác: Ký sự xâm lược được công bố” phân tích các mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan trong 70 năm qua. Bài viết cũng liệt kê các cảnh báo về khả năng ĐCSTQ xâm lược Đài Loan của các học giả, chuyên gia và của người Đài Loan, qua đó nhấn mạnh “đây là ‘xâm lược’ chứ không phải ‘thống nhất’”.

Phần thứ hai là “Cao Hùng: Cảng Đài Loan mà ĐCSTQ thèm muốn”, phân tích vị trí quan trọng của cảng Cao Hùng như một cảng lớn, một thành phố công nghiệp và một pháo đài ở Đài Loan.

Phần thứ ba phỏng vấn nhà sử học nổi tiếng người Anh và là tác giả Peter Frankopan của “Con đường tơ lụa”, từ quan hệ Trung – Nga đánh giá tình hình eo biển Đài Loan.

Bài viết chia sẻ nhiều ý kiến khác nhau về khả năng và thời điểm ĐCSTQ xâm lược Đài Loan. Nhiều người vẫn hoài nghi về cuộc tấn công vào Đài Loan này, có thể thấy ĐCSTQ đe dọa suốt 70 năm qua với 3 lần “nguy cơ cận kề” đã khiến người Đài Loan quen với tình hình. Nhưng nhiều người vẫn lo lắng về tâm thái thờ ơ không nhận thức đầy đủ về thực tế này.

Cựu chủ tịch của Tập đoàn Vi điện tử Thống nhất UMC Đài Loan là Robert Tsao cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Hầu hết người dân Đài Loan không tin ĐCSTQ sẽ xâm lược quân sự… Chúng ta không nên quá dựa vào Chính phủ. Tôi không chống lại Chính phủ mà là tôi phải cảnh giác với nguy cơ”.

Một cựu quan chức hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ là Elbridge Colby đã kêu gọi lập liên minh ngăn chặn nguy cơ ĐCSTQ trước khi quá muộn. Ông nói với tờ tuần báo Le Point, “ĐCSTQ biết rằng họ có lợi thế so sánh về hành động trong 10 năm này… Điều tôi thực sự lo lắng là tâm thái chủ quan của không ít người Đài Loan… Nếu nổ ra cuộc chiến vào năm 2027 thì ngay bây giờ cần bắt đầu chuẩn bị”. Ông Colby cũng lo ngại về việc ĐCSTQ che giấu sức mạnh quân sự khi cho sử dụng dân quân trên biển.

Trong phần nói về cảng Cao Hùng, bài viết nhắc lại việc cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến thăm Cao Hùng vào tháng 9 và chia sẻ Đài Loan là một hình mẫu cho kinh tế và thương mại, và Mỹ nên xích lại gần Đài Loan hơn. Bài báo chỉ ra rằng Cao Hùng là cảng lớn nhất ở Đài Loan và là cảng lớn thứ 17 trên thế giới, Cao Hùng cũng là một thành phố công nghiệp quan trọng ở Đài Loan, nhiều sản phẩm công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào xuất nhập khẩu tại cảng biển.

Năm ngoái, một báo cáo từ một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington là “Viện Dự án 2049” (Project 2049 Institute) đã chỉ ra các mục tiêu quan trọng nhất mà ĐCSTQ thèm muốn là các cảng biển, là vùng có thể nhanh chóng vận chuyển xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác vào hòn đảo.

Thị trưởng Chen Chi-Mai của thành phố Cao Hùng cũng nói: “Nhìn từ chiến lược quân sự cho thấy Cao Hùng là trung tâm của Đài Loan với các cảng, tàu ngầm và căn cứ không quân. Sẽ rất nguy hiểm nếu Cao Hùng trở nên thân cộng”. Ủy viên Lin YuKai của Hội đồng thành phố Cao Hùng cũng cho hay việc ĐCSTQ đầu tư vào cảng Cao Hùng “gây rủi ro về an ninh quốc gia”. Kể từ năm 2012, COSCO Trung Quốc đã sở hữu cổ phần trong một khu vực cảng và thậm chí còn mua một đối tác để tăng cổ phần vào năm 2018.

Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng người Đài Loan đang dần thức tỉnh trước nguy cơ, đặc biệt là sau chiến tranh Nga – Ukraine thì Đài Loan không chỉ tăng cường mua vũ khí quân sự của Mỹ mà còn khởi động chương trình tự chế tạo vũ khí, xây dựng chiến lược con nhím để tác chiến trong bối cảnh phi đối xứng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng nối lại quy chế nghĩa vụ quân sự bắt buộc 1 năm từ năm 2024.

Nhiều quan chức Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về an ninh của Đài Loan. Theo tờ SCMP, ngày 19/10 tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), Tư lệnh Lực lượng Hải quân Mỹ Michael Martin Gilday đã được hỏi ông nghĩ gì về lời cảnh báo của ông Tập Cận Bình đối với Đài Loan tại Đại hội 20, ông Gilday nói: “Tôi nghĩ họ có thể trong 2022 hoặc 2023, tôi không thể loại trừ điều đó”.

Vị tướng Mỹ này tin rằng trước những mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Nga, điều quan trọng hơn là giữ cho Hải quân Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào, vấn đề “chuẩn bị cho cuộc chiến tối nay” còn quan trọng hơn đối với mở rộng quy mô hạm đội.

Dân biểu Cộng hòa Mỹ Mike Gallagher (R-WI) cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA vào ngày 18/10, rằng ông tin sau khi ông Tập Cận Bình củng cố được quyền lực và bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba thì ông ta sẽ quyết liệt hơn trong vấn đề Đài Loan. “Tôi thực sự lo ngại rằng họ sẽ đẩy nhanh thời gian biểu (tấn công Đài Loan), có thể đến vài năm tới trước dự tính khoảng năm 2027 của chúng tôi”, ông Gallagher nói.

Ông đánh giá rằng thời điểm nguy hiểm nhất có thể là sau cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan vào năm 2024, vì năm đó Mỹ cũng đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống nên sẽ bị phân tâm hơn.

Ngày 19/10, Ngoại trưởng Mỹ Blinken một lần nữa cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình “Chào buổi sáng nước Mỹ” của ABC News rằng vì muốn đẩy nhanh quá trình thống nhất Đài Loan nên ĐCSTQ có thể sử dụng mọi thủ đoạn có thể, bao gồm ép buộc, gây áp lực và thậm chí tấn công quân sự nếu cần thiết. Ông nhắc lại rằng Mỹ sẽ làm mọi thứ trong khả năng để đảm bảo phòng thủ cho Đài Loan. Trước đó không lâu, ông Blinken cũng nêu lên những lo ngại tương tự khi nói trong một cuộc trò chuyện tại Đại học Stanford, cho hay hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan đã được duy trì trong nhiều thập kỷ, nhưng bây giờ ĐCSTQ đã thay đổi chiến lược.
 
Lãnh đạo Nhật Bản – Australia ký hiệp ước an ninh mới nhằm chống lại Trung Quốc

Australia và Nhật Bản đã đồng ý chia sẻ thêm thông tin tình báo và tăng cường hợp tác quân sự trong hiệp ước an ninh mới, được coi là nhằm chống lại sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.


Thủ tướng Australia Anthony Albanese và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Bảy đã nhất trí tăng cường quan hệ an ninh tại Cuộc họp thường niên giữa các nhà lãnh đạo Australia – Nhật Bản ở thành phố Perth.

Ông Albanese cho biết quân đội Nhật Bản sẽ huấn luyện và tập trận ở miền bắc Australia cùng với các nhân viên của Lực lượng Phòng vệ Australia và việc trao đổi thông tin tình báo sẽ được tăng cường giữa hai nước.

Trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư kể từ khi ông Albanese nhậm chức vào tháng 5, hai nhà lãnh đạo cho biết thỏa thuận sẽ đóng vai trò “như một chiếc la bàn” cho hợp tác an ninh trong thập kỷ tới.

“Tuyên bố mang tính bước ngoặt này gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến khu vực liên kết chiến lược của chúng ta”, ông Albanese đề cập đến “Tuyên bố chung về hợp tác an ninh”.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản cho biết hai quốc gia đang nỗ lực để đạt được một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong “một môi trường chiến lược ngày càng khắc nghiệt”.

Thủ tướng Kishida cho biết ông đã quyết tâm xem xét tất cả các lựa chọn cần thiết cho phòng thủ quốc gia, bao gồm “khả năng phản công” và ông sẽ đảm bảo tăng đáng kể ngân sách quốc phòng của Nhật Bản để đạt được mục tiêu của mình.

“Tôi bày tỏ quyết tâm rằng tất cả các phương án cần thiết để bảo vệ đất nước chúng ta, bao gồm cái gọi là khả năng phản công, sẽ được dự tính và khả năng phòng thủ của Nhật Bản sẽ được củng cố về cơ bản trong 5 năm tới, và điều này được hỗ trợ bởi ngài Anthony,” ông nói. .

“Thông qua kinh nghiệm này, mối quan hệ gắn kết Nhật Bản và Australia đã trở nên bền chặt hơn rất nhiều. Và hai quốc gia của chúng ta đã trở thành trụ cột hợp tác giữa các quốc gia cùng chí hướng,” ông nói thêm.

Canberra và Tokyo đã tập trung vào việc tăng cường quan hệ an ninh để đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Vào tháng 5, hai ông Kishida và Albanese đã cam kết hướng tới một tuyên bố song phương mới về hợp tác an ninh.

Một tuyên bố chung trước đây đã nêu rõ sự hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Australia trong các lĩnh vực như chống khủng bố và các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Năm 2014, hai nước đã nâng quan hệ lên thành “Đối tác Chiến lược Đặc biệt”.

Hai nhà lãnh đạo Albanese và Kishida cũng thảo luận về biến đổi khí hậu, bày tỏ sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi khu vực sang không phát thải carbon ròng và thúc đẩy đầu tư vào công nghệ năng lượng sạch.

Các nhà lãnh đạo đã đồng ý giúp xây dựng chuỗi cung ứng an toàn giữa hai quốc gia đối với “các khoáng sản quan trọng, bao gồm cả những khoáng sản cần thiết để xây dựng các công nghệ xanh của tương lai,” ông Albanese nói.

(theo Aljazeera)
 
Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộm sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc.

Bất cứ khi nào có một cuộc triển lãm về lịch sử đảng, vụ thử bom hạt nhân cách đây 58 năm tại La Bố Bạc, miền tây Trung Quốc cũng đều giữ một vị trí nổi bật.

Trung Quốc coi vụ thử bom này là sự kiện phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của một vài cường quốc. Đối với Trung Quốc, sở hữu bom hạt nhân đồng nghĩa rằng họ có thể chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa bá quyền Liên Xô.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Fsmall_250%252F5%252F6%252F2%252F6%252F42686265-2-eng-GB%252Fphoto_SXM2022101700011290re-2.jpg
Các cuộc triển lãm tuyên truyền của ĐCSTQ luôn trưng bày hình ảnh vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của nước này cách đây 58 năm.
Chính Chủ tịch Mao Trạch Đông, người cha lập quốc của Trung Quốc cộm sản, là người đã kêu gọi phát triển bom hạt nhân vào giữa những năm 1950. Ông tin rằng Trung Quốc cần sức mạnh không quân hạng nặng, lực lượng lục quân mạnh, và bom hạt nhân để tránh bị nước khác bắt nạt.

Ngày 16/10 năm nay rơi vào Chủ nhật. Dù hai kỳ đại hội toàn quốc trước đó, năm 2012 và 2017, đều khai mạc vào các ngày trong tuần, Tập vẫn chọn chủ nhật làm ngày khai mạc đại hội năm nay – kỳ đại hội sẽ trao cho ông nhiệm kỳ thứ ba trên cương vị nhà lãnh đạo quốc gia.

Trong bài phát biểu khai mạc, Tập liên tục nói về sức mạnh – “một quốc gia hùng mạnh,” “một quân đội hùng mạnh,” và liên tục kêu gọi thống nhất với Đài Loan để bảo vệ “an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, những lời kêu gọi của ông về việc tăng cường sức mạnh quân sự đã khiến thế giới lo ngại.

Tập mô tả việc thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục là “sứ mệnh lịch sử” của Đảng, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng vũ lực, nếu cần, để đạt được điều đó.

“Chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu vì sự thống nhất trong hòa bình với sự chân thành và nỗ lực cao nhất, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và chúng ta vẫn giữ quyền thực hiện mọi biện pháp cần thiết,” ông nói.

Bài phát biểu của Tập trong kỳ đại hội 5 năm trước không hề đề cập đến việc sử dụng vũ lực. Ngoài ra, việc lựa chọn ngày khai mạc có lẽ còn nhắm vào nhóm đảng viên lão thành, những người luôn nhớ về thành tựu xa xưa của đất nước.

Vào mùa thu năm 1964, Tập chỉ mới 11 tuổi, còn cha ông, Tập Trọng Huân, đã bị thanh trừng hai năm trước đó. Dù lớn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, Tập đã liên tiếp thăng tiến trong đảng và cuối cùng trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc. Chỉ người có sự kiên trì và quyết tâm như vậy mới có thể xây dựng một quốc gia vững mạnh đủ sức chống lại Mỹ và đạt được sự thống nhất với Đài Loan – đó chính là logic của Tập.

Lập luận này, cũng bao gồm việc phục hưng dân tộc Trung Hoa, là lời biện minh của Tập cho việc nắm quyền lâu dài.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F0%252F5%252F4%252F7%252F42517450-4-eng-GB%252FCropped-1665047833R20221006%2520PLA%2520exersize%2520Taiwan%2520screen%2520.JPG
Một màn hình khổng lồ ở Hong Kong trình chiếu các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần Đài Loan vào đầu tháng 8. © Reuters
Dù báo cáo của Tập trước đại hội là phiên bản ngắn gọn, nhưng ông vẫn cần 1 giờ 44 phút để trình bày nó. Thời lượng này đã tuân thủ quy định chính thức về COVID-19, rằng tất cả các cuộc họp đều bị giới hạn dưới hai giờ.

Thực ra, các cuộc họp ngắn lại có lợi cho Tập, vì chúng hạn chế khả năng bất kỳ đảng viên nào lên tiếng phản đối các chính sách, hoặc định hướng của ông dành cho đất nước.

Dù Tập nói khá nhiều về vấn đề an ninh quốc gia, bài phát biểu của ông có ít điểm mới về chính sách đối ngoại, và hoàn toàn không đề cập đến Ukraine. Nó cũng ít nhắc đến các chính sách liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Điều này rất khác so với năm 2017, khi Tập nói về nhiều chủ đề hơn, và nỗ lực để khích lệ tinh thần người dân trong nước.

Điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu năm 2017 là mục tiêu đạt được hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035 – nghĩa là sớm hơn mục tiêu đặt ra trước đó gần 15 năm. Nó phản ánh mong muốn bắt kịp và sau đó vượt qua Mỹ về mặt kinh tế.

Bài phát biểu năm 2017 cũng đặt năm 2035 là thời hạn để hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Tập đang có ý nói rằng Trung Quốc sẽ đủ mạnh để đối đầu với Mỹ trên chiến trường vào thời điểm đó.

Đã xuất hiện làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên toàn cầu đối với bài phát biểu năm 2017. Người ta nói rằng Steve Bannon, cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã đọc bài phát biểu đó tận 8 lần. Sau đó, chính quyền Trump dần trở nên đối đầu hơn, châm ngòi cho chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F6%252F1%252F3%252F6%252F42686316-1-eng-GB%252Fphoto_SXM2022101600005993re-2.jpg
Tập phát biểu khai mạc đại hội toàn quốc ĐCSTQ vào ngày 16/10. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Có lẽ chính vì phản ứng đó, nên bài phát biểu mới nhất của Tập đã được soạn thảo một cách thận trọng hơn. Nó đã bỏ qua các khái niệm về “một cường quốc biển mạnh” hay tiến tới “hội nhập quân sự-dân sự” vốn đã khiến người Mỹ nóng mặt. Tập còn né tránh các chủ đề nhạy cảm như Biển Đông, cũng như cạnh tranh Mỹ-Trung để giành vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, và cuộc chạy đua về công nghệ bán dẫn tiên tiến.

Đáng chú ý, khi đưa tin phát biểu của Tập về vấn đề Đài Loan trên bản tin tối Chủ nhật, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc do nhà nước điều hành đã xóa mất đoạn mà chủ tịch nói rằng “chúng ta sẽ không bao giờ hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực.” Hành động biên tập đó không thể là vô tình.

Nhưng nó chỉ là chỉnh sửa vì mục đích lên sóng. Bởi chừng nào đảng còn để Tập tại vị, các chính sách cơ bản sẽ được giữ nguyên.

Bài phát biểu năm nay của Tập cũng chứa đựng một số ý tưởng về tiêu dùng trong nước: tăng cường sự dẫn dắt của đảng, thịnh vượng chung, tự cường, và tuần hoàn kép.

Hôm thứ Hai, Tập đã cùng các đại biểu từ Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây thảo luận và ủng hộ hiện đại hóa kiểu Trung Quốc như một mô hình phát triển độc đáo của riêng nước này.

Nhưng không có ý tưởng nào trong số những ý tưởng được đề ra có thể thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, và báo cáo hầu như không có bất kỳ con số cụ thể nào.

Hồi mùa thu năm 2020, Tập cho biết Trung Quốc “hoàn toàn đủ khả năng” tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế hay thu nhập bình quân đầu người vào năm 2035. Để đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc cần mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 4,73%. Mục tiêu tăng gấp đôi đã không được đề cập trong phát biểu năm nay, cho thấy những nghi ngờ về việc đạt được mức tăng trưởng hàng năm kể trên.

https%253A%252F%252Fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F8%252F1%252F4%252F6%252F42686418-1-eng-GB%252Fphoto_SXM2022101600005621re-2.jpg
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại phiên khai mạc đại hội toàn quốc của ĐCSTQ ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 16/10. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Tập cũng không đề cập đến mức tăng trưởng trung bình trong thập niên vừa qua, vì những con số này không thể sánh được với thành tích của những người tiền nhiệm, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Về lĩnh vực nhà ở, Tập không nói gì về thuế bất động sản, một ý tưởng mà trước đây các trợ lý của ông đã nhắc đến. Xét đến tình hình bất động sản trượt dốc, đây sẽ là một ý tưởng khó có thể triển khai trong 5 năm tới.

Hôm thứ Ba, Trung Quốc đã trì hoãn việc công bố số liệu tổng sản phẩm quốc nội quý 3 của nước này, nhiều khả năng lý do là vì Tập.

Nhìn chung, đại hội toàn quốc của ĐCSTQ đã phải đối diện với một số thực tế. Trong khi Tập vẫn muốn xây dựng một quốc gia có thể chống lại Mỹ trên mọi mặt trận, nền kinh tế đang mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm với tốc độ tăng trưởng giảm dần – và những điều này sẽ không biến mất trong một sớm một chiều.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. Liệu tình trạng kinh tế bất ổn hiện nay của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu? Và nếu Tập tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ tư vào năm 2027 – khi ông 74 tuổi – liệu ông có sẵn sàng thay đổi chính sách kinh tế hay không?

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
 
4 nghi vấn việc ông Hồ Cẩm Đào được dìu ra khỏi hội trường Đại hội 20

Cảnh tượng cựu lãnh đạo Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Hồ Cẩm Đào giữa chừng được dìu ra khỏi hội trường hôm bế mạc Đại hội 20 là “biến cố” gây sốc và chưa có tiền lệ trong mọi thời kỳ của ĐCSTQ.


Xem xét kỹ các video liên quan, tôi nghĩ có 4 câu hỏi chính về vấn đề này.

Câu hỏi 1: Tự ý rời đi hay bị ép đi?
Nếu ông Hồ Cẩm Đào chủ động rời đi, thì ông đã tích cực phối hợp với nhân viên làm nhiệm vụ, sẽ đi một cách điềm nhiên, nhưng thực tế có vẻ không như vậy.

Đoạn video ghi lại cảnh hiện trường cho thấy khi ông Tập Cận Bình quay đầu về phía ông Hồ Cẩm Đào, nhân viên đầu tiên đã nâng ông Hồ Cẩm Đào lên và muốn giúp ông Hồ đi, nhưng ông Hồ đã co tay phải lại tỏ vẻ miễn cưỡng. Sau đó 2 nhân viên từ phía sau đã phải cố gắng nhấc người ông Hồ lên khỏi chiếc ghế, nhưng ông vẫn níu lại không muốn đứng dậy.

Một video trên nền tảng xã hội khác cho thấy khi ông Tập Cận Bình quay mặt về ông Hồ Cẩm Đào, ông Lật Chiến Thư đã đưa cho nhân viên làm nhiệm vụ một tài liệu có thể là của ông Hồ Cẩm Đào, nhân viên vẫn đang nói chuyện với ông Hồ Cẩm Đào, sau đó ông Tập Cận Bình quay người trở lại phía trước.

Một phóng viên tờ Straits Times (Singapore) trú tại Bắc Kinh đã tweet một đoạn video cho thấy sau khi ông Tập Cận Bình quay người về phía trước, ông Hồ Cẩm Đào dường như vẫn không muốn rời khỏi địa điểm. Lúc đầu, các nhân viên đến nói chuyện với ông Hồ Cẩm Đào, người bên cạnh là ông Lật Chiến Thư, đặt tay lên vai ông Hồ. Cuối cùng ông Hồ cũng đứng dậy nhưng có vẻ không muốn rời đi, trong khi đó 2 nhân viên làm hành động như buộc ông ấy phải rời đi. Lúc này, ông Lật Chiến Thư lấy khăn tay ra lau mồ hôi rồi muốn đứng dậy nói điều gì đó, nhưng bị ông Vương Hộ Ninh ngồi cạnh đưa tay cản lại.

Có thể nói từ những cảnh được chiếu cho thấy khả năng cao hơn là ông Hồ Cẩm Đào bị ép phải đi.

Câu hỏi 2: Nếu chủ động bỏ đi giữa chừng thì vì lý do gì?
Giả sử là ông Hồ Cẩm Đạo tự ý bỏ đi thì thường có thể có hai lý do: một là sức khỏe ông ấy quá yếu, không thể cầm cự được nên phải về sớm; hai là bày tỏ không hài lòng với cuộc họp, thực chất là bất mãn với ông Tập Cận Bình.

Nếu ông Hồ Cẩm Đạo được yêu cầu ra đi, đó rõ ràng là chủ ý của ông Tập. Tại sao ông Tập lại mời người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào – một ân nhân đã có công đưa ông Tập lên cầm quyền – rời khỏi hội nghị trọng đại khi chưa kết thúc? Là vì ông Tập lo ngại sự hiện diện của ông Hồ sẽ cản trở việc riêng, hay là lo lắng cho sức khỏe của ông Hồ, hay vì một lý do nào khác? Hiện nay những vấn đề này đều chưa thể rõ ràng.

Câu hỏi 3: Có ý gì khi vỗ vai Lý Khắc Cường?
Đoạn video cho thấy, cuối cùng ông Hồ Cẩm Đào bị nghi ngờ đã chấp nhận rời khỏi địa điểm. Lúc này ông lấy tay chạm vào người ông Tập Cận Bình như để chào, sau đó vỗ nhẹ vai trái ông Lý Khắc Cường. Ông Tập Cận Bình cũng quay đầu như chào đáp lại, còn ông Lý Khắc Cường quay đầu nhìn Hồ Cẩm Đào rời khỏi địa điểm.

Ông Lý Khắc Cường là người kế nhiệm được ông Hồ Cẩm Đào lựa chọn, tại thời điểm đặc biệt và dịp đặc biệt này, ông Hồ đã không vỗ vai người khác khi rời cuộc họp mà chỉ vỗ vai ông Lý Khắc Cường. Có vẻ như tất cả câu chuyện nằm trọn trong cảnh này!

Câu hỏi 4: Tại sao cố gắng chạm tài liệu trước mặt ông Tập?
Video cho thấy trước khi ông Hồ Cẩm Đào đứng dậy, tay phải cố gắng chạm vào tài liệu trên bàn trước mặt ông Tập Cận Bình, nhưng ngay lập tức bị nhân viên ngăn lại, còn ông Tập cũng nhanh chóng lấy tay giữ tài liệu.

Vậy động thái này của ông Hồ Cẩm Đào là cố ý hay vô thức? Nếu là cố ý thì tại sao? Phải chăng ông Hồ muốn cố lấy tài liệu đó? Nếu đúng vậy thì tại sao ông lại muốn lấy bộ tài liệu đó?
 
Đại hội 20: Không còn bất kỳ nữ lãnh đạo nào trong ĐCSTQ

Đại hội Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 20 đã làm nổi bật tình trạng mất cân bằng giới tính trong giới chính trị cao tầng nước này: Lần đầu tiên trong 25 năm, không có bất kỳ nữ thành viên nào lọt vào danh sách ủy viên Bộ Chính trị gồm 24 người.


Trong khi ông Tập Cận Bình và các đồng minh củng cố tập trung quyền lực vào cuối tuần qua, nữ lãnh đạo cấp cao nhất của đảng đã chính thức nghỉ hưu.

Chính trị gia kỳ cựu Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan), Phó thủ tướng phụ trách các chính sách y tế của Trung Quốc, đã vắng mặt trong danh sách của Ủy ban Trung ương được công bố hôm thứ 22/10, điều đó có nghĩa là bà đã nghỉ hưu

Trong đảng chính trị lớn nhất thế giới với 96 triệu đảng viên này, phụ nữ chưa bao giờ nắm nhiều quyền lực, và giờ đây thậm chí họ còn nắm giữ ít chức vụ hơn.

Phụ nữ chỉ chiếm 5% trong Ban Chấp hành Trung ương gồm 205 thành viên mới của đảng, trong khi Ban Thường vụ 7 thành viên – đỉnh cao quyền lực của Trung Quốc – toàn bộ đều là nam giới, mà đứng đầu là ông Tập Cận Bình.

Bà Tôn Xuân Lan, 72 tuổi, là người phụ nữ duy nhất trong Bộ Chính trị trước đây, cơ quan ra quyết định hành pháp của ĐCSTQ.

Thường được cử đi thị sát các thành phố của Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19, cựu lãnh đạo đảng của tỉnh Phúc Kiến và thành phố Thiên Tân đã trở thành gương mặt đại diện cho chính sách Zero-COVID, chỉ huy các biện pháp cứng rắn ở bất cứ nơi nào bà đến. Điều này khiến bà Tôn Xuân Lan có biệt danh là “Bà đầm thép”.

Về cơ bản, những nhân vật như Tôn khá hiếm thấy trong chính trường Trung Quốc, nơi mạng lưới bợ đỡ nam giới và chủ nghĩa phân biệt giới tính đã ăn sâu vào trong sự nghiệp của các ứng cử viên triển vọng, các chuyên gia nhận định.

Nó khác xa so với lời cam kết của tổ chức Đảng Cộm sản Mao Trạch Đông rằng “phụ nữ nắm giữ nửa bầu trời”.

Bộ Chính trị chỉ có 6 nữ thành viên kể từ năm 1948, trong đó có ba người đảm nhận chức vụ phó thủ tướng, và chưa từng có ai nào lọt vào Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị.

Giới quan sát từng dự đoán, có thể có một số ứng viên thay thế cho bà Tôn Xuân Lan, chẳng hạn bà Thẩm Dược Dược (Shen Yueyue), người đứng đầu Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc, hoặc bà Thầm Di Cầm (Shen Yiqin), cựu Bí thư Đảng tổ, Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu. Nhưng cuối cùng vẫn không có một nữ ủy viên nào tiến vào Ủy ban Trung ương.

Mặc dù phụ nữ chiếm khoảng 29% tổng số đảng viên Đảng Cộm sản, nhưng rất ít người trong số họ có thể thăng tiến từ các vị trí cấp cơ sở.

Ví dụ, tỷ lệ thành viên nữ trong Ủy ban Trung ương chỉ dao động ở mức 5 đến 8% trong vòng hai thập kỷ qua, theo ông Victor Shih, giáo sư khoa học chính trị tại UC San Diego.

Ông nhấn mạnh: “Sự phân biệt đối xử ở các cấp thấp hơn khiến họ không có được các vị trí cấp cao. Bởi vì phụ nữ nắm giữ nhiều vị trí biên hơn ở các cấp thấp hơn, họ tham gia chính phủ muộn hơn nam giới và buộc phải nghỉ hưu sớm hơn so với nam giới.”

(Theo AFP)
 
Thị trường chip chợ đen phát triển tràn lan ở Trung Quốc

Dưới tác động của dịch bệnh và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Trung Quốc đang thiếu hụt chip nghiêm trọng và thị trường chợ đen cho chip đang mở rộng. Các chuyên gia cho rằng thị trường chợ đen này có lịch sử từ lâu, và lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc lần này tương đương với chính sách “zero công nghệ” của ĐCSTQ.


Sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đã dẫn đến sự phát triển của thị trường chợ đen (chợ xám) chip ở Trung Quốc, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh. Theo báo cáo của Bloomberg ngày 18/10, những con chip không đạt tiêu chuẩn đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng, và ngành công nghiệp ô tô thậm chí còn tồi tệ hơn, và các sản phẩm liên quan đến an toàn đang gặp rủi ro.

Báo cáo cho biết 3 công ty xe điện mới nổi hàng đầu của Trung Quốc được niêm yết ở Mỹ – NIO, Xpeng và Li Auto – đều cố gắng mua chip thông qua các đại lý chưa được trao quyền, được phân loại là những nhà thương mại trung gian không được Chính phủ Mỹ cấp phép.

Những tác nhân này ngày càng trở nên quan trọng vào cuối năm 2020, khi tình trạng thiếu chip toàn cầu bắt đầu làm gián đoạn nguồn cung của mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô. Giờ đây, họ đã hình thành một thị trường xám khổng lồ.

Do tình trạng thiếu chip, nên chi phí cho các thành phần mạch quan trọng đã bị đẩy lên cao. Báo cáo chỉ ra rằng thị trường chip thứ cấp của Trung Quốc không phải xuất hiện sau một đêm. Nó tồn tại trước cuộc khủng hoảng chip bán dẫn, nhưng nó phình to vì có quá nhiều người cảm thấy có cơ hội kiếm lời.

Các giao dịch trên thị trường xám chủ yếu diễn ra trực tuyến, trong các nhóm WeChat và email, nhưng đôi khi ở các thị trường truyền thống như Hoa Cường Bắc (Huaqiangbei) Trung tâm Chợ Điện tử SEG của Thâm Quyến.

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, chuyên gia tài chính Đài Loan (Edward Huang) nói rằng Trung Quốc đã phát triển rất nhiều công ty chip, và đơn giản là họ không có thời gian để chờ làm chứng nhận, vì thời gian chứng nhận sẽ mất từ 3 đến 5 năm, vấn đề là nhà máy của họ đã được xây dựng, và họ cứ cố lao vào sản xuất, cuối cùng là sản phẩm chảy ra thị trường chợ đen và trở thành nguồn cung cấp các sản phẩm đen không có nguồn gốc.

“Loại chip này không có chứng nhận chính thức, không rõ nguồn gốc xuất xứ và được sử dụng trong lĩnh vực nào. Nếu sử dụng trong thị trường ô tô thì điều này rất nguy hiểm, vì chip ô tô nói chung phải trải qua thời gian dài chứng nhận an toàn. Nếu không rõ nguồn gốc con chip được lắp đặt vào, nó sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn của toàn bộ thiết bị đầu cuối,” ông Hoàng Thế Thông nói.

Phân tích: Hoa Kỳ thực hiện “zero công nghệ” đối với ĐCSTQ
Chợ xám (Gray Market) là kênh thị trường mà thông qua đó các sản phẩm của thương hiệu được bán mà không có sự cho phép của chủ sở hữu thương hiệu. Tại Đài Loan, thông thường nó được gọi là chợ đen.

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, ông Tô Tử Vân (Su Tzu-Yun), Giám đốc Viện Chiến lược và Công nghiệp Quân sự thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Quốc gia Đài Loan, nói rằng thị trường chip đen của Trung Quốc đã tồn tại từ trước, và có khoảng 3 dạng. Khi các kênh này bị cắt trong tương lai, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với chính sách “zero công nghệ” của Mỹ đối với ĐCSTQ.

Nói về thị trường chip chợ đen của ĐCSTQ, ông Tô Tử Vân nói rằng ngay từ những năm 2010, ĐCSTQ đã tái chế chip từ các nhà máy rác thải điện tử ở Thâm Quyến, và sau đó bán chúng theo một nhãn hiệu mới. Ông đã đề cập đến một trường hợp thời kỳ đầu: “Điều này cũng dẫn đến vụ rơi máy bay chiến đấu F15 của Không quân Mỹ, sau đó đã được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ truy tìm và phát hiện rằng đó là một con chip do một số nhà sản xuất ở Trung Quốc thiết lập lại (reset).“

“Thung lũng Silicon còn được gọi là Đông Berlin của Trung Quốc vào thời điểm đó, là nơi có các gián điệp công nghệ của Trung Quốc. Sau khi ông Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại và chiến tranh công nghệ vào năm 2017, một vấn đề khác đã xuất hiện trên thị trường chợ đen này, chính là trong tình huống chính quyền Biden tăng cường ngăn chặn công nghệ, nhiều con chip của họ (nhà sản xuất Trung Quốc) không còn được sản xuất nữa.”

“Loại giao dịch chợ đen thứ hai thì ngược lại. Nó mua một số chip từ nơi thứ ba để cung cấp cho việc sử dụng”, ông nói.

Ông Tô Tử Vân nói thêm rằng có một loại thị trường chợ đen thứ ba: “Trước khi Mỹ chưa hoàn toàn ngăn chặn công nghệ và chip của Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ đã thông qua nhà sản xuất tư nhân để đóng gói, và đặt hàng cho TSMC, tức là các chip do họ thiết kế được sản xuất bởi TSMC. Như thế này, ít nhất hiệu suất chip của quân đội Trung Quốc là ổn định. Tất nhiên, đây là một dạng chợ đen khác, tức là khách hàng giả.”

Ông chỉ ra rằng: “Trong tương lai, sau khi những cánh cửa này bị chặn, sẽ không có cái gọi là vấn đề chợ đen trong ĐCSTQ, mà là một vấn đề mang tính thực chất hơn. Đối với ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là Mỹ đã xóa sổ các con chip của ĐCSTQ về 0.”

Vào ngày 7/10, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố “các quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với sản xuất máy tính và chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc”, nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc mua và sản xuất một số chip cao cấp cho mục đích quân sự. Lần đầu tiên, việc kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc đã được mở rộng đối với “nhân tài”.

Ông Tô Tử Vân cho rằng trong thế giới nano, do đặc tính của các con chip, ĐCSTQ khó có thể sử dụng phương pháp ‘đại nhảy vọt’ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chip, ước tính thông thường trong 20 – 30 năm nữa, ĐCSTQ cũng rất khó có được cỗ máy chip tiên tiến do họ tự chủ sản xuất.

Ông nói: “Có lẽ họ có thể săn trộm một số kỹ sư bán dẫn từ Đài Loan, nhưng họ không thể có được máy chip của phương Tây. Nó giống như một đầu bếp Michelin, bạn có một kỹ năng tốt, nhưng không có nguyên liệu, bạn không thể nấu ăn mà không có gạo. Và bây giờ với việc kiểm soát tài năng, có tương đối ít người ở Đài Loan có thể bị họ săn trộm, vì vậy đối với ĐCSTQ, đó có thể nói là một chính sách khác của ‘zero công nghệ’.”

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc bị thắt cổ chai
Ông Tô Tử Vân dự đoán rằng do thiếu chip, chừng nào còn là thời đại mới của trang bị quân sự, thì nó sẽ bị ngăn chặn, đình trệ không tiến mà ngược lại sẽ đi lùi. Do không có linh kiện điện tử quan trọng nào có thể thay thế được, các ứng dụng này bao gồm vệ tinh trinh sát hình ảnh không gian, vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (Beidou), tên lửa siêu thanh, máy bay chiến đấu điện, siêu máy tính, v.v.

Trong khu vực tư nhân cơ quan kinh tế, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả hệ thống giám sát xã hội sử dụng nhận dạng hình ảnh, v.v., sẽ dần bị thu hẹp trong tương lai. Trong lĩnh vực ô tô, những chiếc ô tô đời mới và ô tô tự lái trong tương lai sẽ sử dụng nhận dạng hình ảnh và trí tuệ nhân tạo sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn.

“Các chip quy trình thông thường mà họ còn lại, như những chip trên 28 nanomet, cũng có thể được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, do quy trình sản xuất khác nhau, chất lượng và tỷ lệ năng suất không đủ nên giá thành tương đối cao. Hiệu suất của sản phẩm thứ hai cũng không ổn định. Nó có thể bị hỏng trong điều kiện nhiệt độ cao, vì vậy Nga đã phàn nàn rất nhiều sau khi nhập khẩu chip từ Trung Quốc.”

Theo một nguồn tin giấu tên được “Nhật báo Thương mại quốc gia” (RBK Daily) của Nga trích dẫn, trước cuộc chiến Nga – Ukraine, tỷ lệ hỏng hóc của chip nhập khẩu từ Trung Quốc là 2%. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, các nhà sản xuất Nga đã phải đối mặt với tỷ lệ sự cố lên đến 40%. Nhiều công ty lớn đã rút khỏi Nga do các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Các nhà phân phối thị trường xám và các nhà khai thác cơ hội khác đã trở thành những thực thể duy nhất sẵn sàng giao dịch với các doanh nghiệp Nga.

Ông Tô Tử Vân chỉ ra rằng loại thị trường chợ đen này nhìn chung có tác động tương đối nhỏ đối với các nước dân chủ, nhưng ngược lại, các nước bị trừng phạt công nghệ như Iran, Nga và Triều Tiên sẽ gặp phải những vấn đề tương đối lớn. Chỉ những nhà sản xuất chẳng ra gì mới lấy giả làm thật, lấy xấu coi như cái tốt, ví dụ như giá sản phẩm của Đài Loan, Hàn Quốc tương đối cao, thì họ (các nhà sản xuất vô đạo đức) có thể nhập từ Trung Quốc rồi tạo nhãn hiệu giả.

Ông Hoàng Thế Thông cho rằng lệnh cấm chip ở Mỹ đã ảnh hưởng nặng nề đến Trung Quốc, chủ yếu là do nhiều tài năng bán dẫn ở Trung Quốc đã trở về từ Mỹ. Cùng với việc Mỹ phong tỏa thiết bị và công nghệ của Trung Quốc, Trung Quốc có thể gặp phải một nút thắt đáng kể trong quá trình phát triển chất bán dẫn.

Ông nói: “ĐCSTQ cũng đã nhận ra điều này. Cái gọi là phong tỏa công nghệ này không nên kết thúc với chip, hoặc là đến AI thì dừng lại, mà cần có nhiều lệnh cấm hơn nữa trong tương lai.”
 
Kết quả của Đại hội 20 là phúc hay họa đối với phe Tập và ĐCSTQ?

Đại hội 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bế mạc ngày 22/10 đọng lại nhiều ấn tượng kỳ quặc và tin đồn tranh giành quyền lực. Biến cố “trục xuất” cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào hôm bế mạc và danh sách thành viên Bộ Chính trị nói lên nhiều điều.

“Biến cố” Hồ Cẩm Đào

Tại lễ bế mạc xảy ra “biến cố” hiếm thấy: Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào bị buộc phải rời hội nghị trước sự chứng kiến của đám đông dẫn đến nhiều suy đoán khác nhau về lý do đằng sau sự kiện.

Từ đoạn video cho thấy ông Hồ Cẩm Đào đã bị nhân viên (có thể là an ninh) buộc đứng dậy, dường như miễn cưỡng và phải đứng dậy, trước khi rời đi dường như có hỏi ông Tập Cận Bình một câu gì đó, và sau đó vỗ vai ông Lý Khắc Cường. Cả ông Tập và ông Lý đều không đứng dậy, thái độ của ông Tập thờ ơ, chỉ có ông Lật Chiến Thư định đứng lên nhưng lại bị ông Vương Hộ Ninh bên cạnh ngăn lại. Điều này dường như cho thấy chí ít ông Tập nắm rõ lý do ông Hồ rời đi.

Lý do là gì? Vào tháng 10/2017 tại lễ bế mạc Đại hội 19 của ĐCSTQ, ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân đều tham dự và ngồi hai bên ông Tập, do đó không có vấn đề hạn chế cựu lãnh đạo không được tham gia lễ bế mạc. Vậy thì có phải lý do vì lo ngại ông Hồ Cẩm Đào sẽ bỏ phiếu chống lại danh sách hoặc báo cáo? Hoặc sẽ gây vấn đề làm ông Tập Cận Bình bẽ mặt?

Theo các nguồn tin, buổi bế mạc hội nghị đã thông qua danh sách các thành viên của Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đã thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương cùng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa 19 và các sửa đổi trong Điều lệ ĐCSTQ mà không có trường hợp “không đồng ý” hoặc “phiếu trắng”. Đánh giá từ bức ảnh của AP cho thấy lúc biểu quyết thì ông Hồ Cẩm Đào đã không còn tham gia. Do đó, lý do có khả năng nhất khiến ông Hồ bị buộc phải rời đi có lẽ là nếu ông biểu quyết “phản đối” hoặc “bỏ phiếu trắng” thì sẽ thành vấn đề bẽ mặt đối với ông Tập Cận Bình – người đã phá bỏ quy tắc của ĐCSTQ để tiếp tục tại nhiệm nhiệm kỳ 3. Điều này phần nào cũng cho thấy những tin đồn trước Đại hội 20 của ĐCSTQ về nội đấu quyền lực [ngang hàng] là không xảy ra.

Nhìn vào danh sách, ngoài những nhân vật trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì danh sách Bộ Chính trị có những điểm nổi bật sau:

1. Phe Tập dường như đã giành thắng lợi lớn
Ngoài “ông trùm” Vương Hộ Ninh, các thành viên cấp cao của phe Tập trong danh sách còn có: Đinh Tiết Tường (Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương), Trung Thiệu Quân (Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương), Lý Cường (Bí thư Thượng Hải), Lý Hy (Bí thư Quảng Đông), Trần Mẫn Nhĩ (Bí thư Trùng Khánh), Mã Hưng Thụy (Bí thư Tân Cương), Lâu Dương Sinh (Bí thư Hà Nam), Thái Kỳ (Bí thư Bắc Kinh), Vương Ninh (Bí thư Vân Nam), Lâm Vũ (Bí thư Sơn Tây), Nghê Nhạc Phong (Bí thư Hà Bắc), Kham Di Cầm (Bí thư Quý Châu), Cảnh Tuấn Hải (Bí thư Cát Lâm), Viên Gia Quân (Bí thư Chiết Giang), Trương Khánh Vỹ (Bí thư Hồ Nam), Bộ trưởng Bộ Công an Vương Tiểu Hồng, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Hoàng Côn Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đường Đăng Kiệt, Bộ trưởng Bộ An ninh Trần Văn Thanh, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Bùi Kim Giai, Tổng thư ký Chính hiệp Trần Nhất Tân, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị, Đại sứ Tần Cương tại Mỹ, Thị trưởng Bắc Kinh Trần Kiết Ninh, Thị trưởng Thượng Hải Cung Chính, Tỉnh trưởng Quảng Đông Vương Vỹ Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Hà Lập Phong, Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Quân ủy Miêu Hoa, Tư lệnh Chiến khu Đông Lâm Hướng Dương, Phó Tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương Từ Khởi Linh, Chính ủy Cảnh sát Vũ trang Trương Hồng Binh, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Ứng Dũng…

Một số quan chức cấp cao khác như Bí thư Thiên Tân Lý Hồng Trung tuy có thể không được ông Tập tin tưởng, nhưng họ thuộc cấp cơ sở và cũng công khai bày tỏ ủng hộ ông Tập.

Có thể nói, những gì danh sách này thể hiện với thế giới bên ngoài là chức vụ của người được trao không liên quan đến nhân phẩm và tài năng mà là vấn đề thuộc phe nào.

2. Không rõ lý do không có Lý Khắc Cường và Uông Dương trong danh sách
Các ông Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương và Hàn Chính của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 19 đã không còn có tên trong danh sách. Ông Lật Chiến Thư và Hàn Chính nghỉ hưu vì tuổi tác, còn ông Lý Khắc Cường và Uông Dương cùng tuổi với Vương Hộ Ninh nhưng họ không có tên trong danh sách có thể có 2 lý do: một là chủ động từ chức và không muốn tham gia tranh đấu, hai là thua cuộc.

3. Phó chủ tịch Quân ủy quá tuổi vẫn tại vị và khuyết hai Ủy viên Quân ủy Trung ương
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp cũng sinh năm 1950 nằm trong danh sách Quân ủy Trung ương, trong khi ông Hứa Kỳ Lượng không được bầu. Trong số các thành viên của Quân ủy thì ông Ngụy Phụng Hòa và Lý Tác Thành giải nhiệm, trong khi 2 người khác cũng sinh năm 1950 là Miêu Hoa và Trương Thăng Dân vẫn trong danh sách. Ngoài ra, Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Thiệu Quân (sinh năm 1968) trở thành Ủy viên Trung ương, một lần nữa làm mới nhận thức vấn đề cho thấy tuổi tác hay thâm niên không phải là trở ngại, quan trọng là “theo người nào”.

Việc ông Trung Thiệu Quân là ủy viên trung ương mang lại cho ông này nhiều quyền lực hơn trong quân đội. Đồng thời việc ông Trương Hựu Hiệp giữ được chức vụ cũng là một sự sắp xếp của ông Tập nhằm tăng cường khả năng kiểm soát quân đội, và tất nhiên là không thể loại trừ việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ trang vào Đài Loan.

4. Thay người phụ trách vấn đề Đài Loan
Ủy viên Trung ương ĐCSTQ khóa 19 Lưu Kiết Nhất, hiện là người phụ trách vấn đề Đài Loan, đã không còn được vào ủy viên trung ương khóa 20, có nghĩa là trong thời gian tới quan chức phụ trách vấn đề Đài Loan sẽ bị thay thế. Liệu người mới này có kinh nghiệm ngoại giao và thái độ đối với các vấn đề Đài Loan như thế nào sẽ là yếu tố để đánh giá ông Tập Cận Bình giải quyết vấn đề Đài Loan ra sao cùng khả năng sử dụng vũ lực quân sự để tấn công Đài Loan.

5. Vương Nghị và Tần Cương đều tại vị, quan chức phụ trách Hồng Kông và Macao sẽ thay thế
Ngoại trưởng Vương Nghị lọt vào danh sách dựa vào “ngoại giao sói chiến” nên được thăng chức Ủy viên Quốc vụ thay thế ông Dương Khiết Trì phụ trách ngoại giao, trong khi đó ông Tần Cương là Đại sứ tại Mỹ sinh năm 1966 cũng có tên trong danh sách, mở ra khả năng thay thế ông Vương Nghị giữ chức ngoại trưởng.

Ngoài ra, danh sách ủy viên trung ương khóa 20 của ĐCSTQ không có ông Hàn Chính, Lạc Huệ Ninh và Hạ Bảo Long, cho thấy sẽ có người mới phụ trách vấn đề Hồng Kông và Macao.

6. Nguyên Tư lệnh Chiến khu phía Bắc tái nhiệm Ủy viên Trung ương, có thể vào Quân ủy Trung ương cho thấy khả năng không phải phe chống Tập như tin đồn
Có thể thấy từ danh sách thành viên ủy viên trung ương cho thấy dường như ông Tập đã đạt được chiến thắng rất lớn trong cuộc đấu quyền lực cấp cao, đã mở ra “vương triều Tập Cận Bình”, nhưng vấn đề “trong phúc có họa” nên cũng không thể nói đây là vinh quang của Tập Cận Bình!

Một mặt, việc ông Tập phá bỏ quy tắc của ĐCSTQ để tái nhiệm và chỉ trọng dụng thân tín chắc chắn sẽ gây bất mãn từ nội bộ Trung Quốc. Hơn nữa sau khi ông tái đắc cử, nếu Tập Cận Bình tiếp tục thanh trừng thành viên phe phái khác với danh nghĩa “chống tham nhũng”, thì không thể loại trừ khả năng nổ ra chính biến.

Mặt khác, sau khi ông Tập tái đắc cử, những khó khăn bên trong và bên ngoài mà ông phải đối mặt sẽ chỉ tiếp tục gia tăng, nếu ông Tập đẩy mạnh hướng cực tả qua đó từ bỏ con đường cải cách và mở cửa để đưa Trung Quốc theo hướng bế quan tỏa cảng, thì ông sẽ không chỉ tiếp tục bị cô lập trên trường quốc tế mà còn kéo theo xu thế chống đối trong nước leo thang do uất hận của người dân bị đè nén ngày càng cao, hệ quả sẽ càng có nhiều người hô hào: “Không cần axit nucleic mà cần lương thực, không muốn phong tỏa mà muốn tự do, không muốn dối trá mà muốn tôn nghiêm, không muốn Cách mạng Văn hóa mà muốn cải cách, không muốn lãnh đạo mà muốn bầu cử, không muốn làm nô lệ mà muốn làm công dân”…

Do đó, cái gọi là “chiến thắng” của phe Tập tại Đại hội 20 thực sự ẩn chứa nhiều nguy cơ, có khả năng khiến xu thế sụp đổ của ĐCSTQ diễn ra nhanh hơn.
 
Hai phụ nữ ở Thượng Hải giơ biểu ngữ phản đối hôm bế mạc Đại hội 20 ĐCSTQ

Ngày bế mạc Đại hội 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ), 2 phụ nữ đã tuần hành trên đường Tương Dương Bắc ở Thượng Hải với biểu ngữ màu trắng có nội dung “Không muốn, không muốn, không muốn!”.


0.jpg

Cảnh 2 người phụ nữ diễu hành với biểu ngữ trắng có nội dung “Không muốn, không muốn, không muốn!” (Ảnh từ MXH)
Một đoạn video kháng nghị được đăng tải trên mạng hôm 23/10, ghi lại cảnh trên đường Tương Dương Bắc ở Thượng Hải rất đông xe cộ qua lại, có 2 người phụ nữ đi trên đường tay giơ biểu ngữ gây chú ý, một số người đã đi theo quay phim và chụp ảnh. Khi họ đang đi bộ với biểu ngữ trước mặt, chiếc xe phía sau cũng đi chậm để tránh họ. Trên biểu ngữ ghi dòng chữ: “Không muốn, không muốn, không muốn!”.



Hành động dũng cảm của 2 người phụ nữ này đã được nhiều cư dân mạng cảm phục. Có người lo lắng cho họ nói: “Liệu họ có bị bắt không, nguy hiểm quá!”; “Hai người phụ nữ này vẫn còn sống chứ?”; “Họ không biết nhà cầm quyền ĐCSTQ đáng sợ thế nào, hy vọng họ được an toàn”… Một số người khác bình luận: “Thật tội nghiệp khi nhìn thấy cảnh không thể giải thích này. Đến quyền lên tiếng cơ bản nhất cũng bị tước đoạt”;“Bắt một Bành Tái Chu sẽ có thêm nhiều Bành Tái Chu khác”….

Ngoài ra hôm 24/10, cộng đồng mạng cũng chia sẻ tin “Một số người còn giương biểu ngữ phản đối trên đường Trường Lạc – Thượng Hải!”. Có cư dân mạng cho biết “hoạt động ở nút giao Từ Huệ – Cảnh An”. Nhưng tin này đến nay không thể xác minh.

1.webp

Cư dân mạng cho biết một số người cầm biểu ngữ phản đối trên đường Trường Lạc ở Thượng Hải. (Ảnh chụp màn hình)
Trước đó vào ngày 13/10, một số biểu ngữ phản đối đã xuất hiện trên cầu Tứ Thông quận Hải Định – Bắc Kinh: “Không cần axit nucleic mà cần lương thực”, “Không cần phong tỏa mà cần tự do”, “Không cần dối trá mà cần tôn nghiêm”, “Không cần Cách mạng Văn hóa mà cần cải cách”, “Không cần lãnh đạo mà cần bỏ phiếu”, “Không làm nô tài mà làm công dân”, “Bãi khóa, bãi công, bãi độc tài Tập Cận Bình”. Khi đó, người kháng nghị cầm loa phát thanh liên hô vang: “Muốn lương thực, muốn tự do, muốn bầu cử!”. Nguồn tin được cộng đồng mạng chia sẻ cho rằng người biểu tình này tên là Bành Tái Chu (Peng Zaizhou), tên thật là Bành Lập Phát (Peng Lifa). Trước khi giăng biểu ngữ, ông Bành đã lên Twitter kêu gọi sinh viên bãi khóa, công nhân bãi công, quân đội nổi dậy và tài xế bóp còi để phản đối ĐCSTQ trước Đại hội 20. Hiện ông Bành Tái Chu đã bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ.

Sự kiện này đã gây chấn động dư luận trong và ngoài Trung Quốc. Sau đó có không ít người dân ở những nơi khác như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Tây An… đã truyền tải khẩu hiệu phản đối trên cầu Tứ Thông bằng nhiều cách khác nhau: dán trên vệ đường, cột điện, trong các nhà vệ sinh công cộng. Thậm chí dư âm cũng dấy lên ở người Hoa tại nước ngoài khiến một số học giả tin rằng “Trung Quốc vẫn còn hy vọng”.

Theo Đài RFI (Pháp), nhiều nhóm người Hoa hải ngoại đang phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn trên mạng và tại nơi cư ngụ, đồng thời các khẩu hiệu liên quan đến “Người Chính nghĩa cầu Tứ Thông – Bắc Kinh” cũng đã xuất hiện trên nhiều khuôn viên trường đại học ở nước ngoài.

Nhà Trung Quốc học Bạch Hạ (Bai Xia) cho biết: “Trước hết, vấn đề cho thấy rằng Trung Quốc vẫn còn hy vọng, tiêu biểu như hành động dũng cảm kéo băng rôn biểu tình phản đối trong bầu không khí chính trị căng thẳng trước Đại hội 20 như thế quả là đáng khâm phục, vấn đề càng hiếm thấy khi người này biểu tình một mình trong bối cảnh biết rằng không thể làm dấy lên làn sóng phản đối lớn. Nhưng điều này cũng cho thấy các kênh bày tỏ ý kiến ở Trung Quốc đã bị chặn hoàn toàn, không có biểu hiện hiệu ứng từ người dân và trên internet. Người dân chỉ có thể đứng lên và thể hiện mình theo cách liều chết hoặc ít nhất là bị tước mất tự do, vì vậy hành động này rất đáng khâm phục nhưng [đối với xã hội Trung Quốc] cũng rất đáng buồn”.
 
Tau hóng hớt là trước đại hội
Tập có cái deal với nguyên lão là "cho tau giữ ghế, nhiệm kỳ này tau thu Đài về"
Dự thớt này Ngũ Mao vào tuyên truyền kinh lắm! Hóng anh em Ngũ Mao vào tác chiến điện tử
Nga ngu thua sml ở u cà, putox chui cống thì thách kẹo tập pooh đánh đài, bố mày đang mập chui cống éo vừa.
 
Hoa Kỳ: Cần phải phải giữ đường dây liên lạc cởi mở với TQ sau Đại hội 20

Ngày 24/10, Hoa Kỳ cho biết họ vẫn luôn lưu ý đến Đại hội 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó ông Tập Cận Bình tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo nhiệm kỳ thứ ba, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở.


Ngay cả khi Nhà Trắng nhắc lại việc chính quyền Biden tập trung vào việc quản lý cạnh tranh với Trung Quốc một cách có trách nhiệm và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi, mới đây các công tố viên ở New York cho hay, họ đã buộc tội hai công dân Trung Quốc cố gắng cản trở việc truy tố một công ty viễn thông lớn của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, Đại hội ĐCSTQ sẽ không đưa đến bất cứ sự thay đổi nào trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ với Trung Quốc.

“Chúng tôi ghi nhận kết quả của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20 và chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác của CHND Trung Hoa, ở các phương diện phù hợp với lợi ích của chúng tôi, bao gồm hợp tác về biến đổi khí hậu và sức khỏe toàn cầu, chống ma túy cũng như không phổ biến vũ khí hạt nhân.” Ông nói thêm, đó “có lẽ là mối quan hệ song phương hiệu quả nhất mà chúng tôi có được.”

Phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre lưu ý, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có 5 cuộc điện đàm với tư cách các nhà lãnh đạo, và họ có thể sẽ có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vào tháng tới.

Bà khẳng định: “Chúng tôi tiếp tục nỗ lực để giữ cho các đường dây liên lạc luôn cởi mở, kể cả ở cấp lãnh đạo. Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải duy trì các cuộc đối thoại và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó.”

Ngày 23/10, một ngày sau khi Đại hội 20 bế mạc, ông Tập chính thức tuyên bố tiếp tục nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba của mình, củng cố vị trí người cai trị quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, đồng thời công bố sáu thành viên mới của ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm những người trung thành của ông.

Trong nhiệm kỳ của ông Tập, quan hệ của Trung Quốc với Washington đã giảm mạnh, trong khi mối quan ngại về xung đột giữa hai siêu cường kinh tế lvề vấn đề Đài Loan không ngừng gia tăng.

Một nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters, công ty viễn thông Trung Quốc trong vụ kiện ở New York là Huawei Technologies Co Ltd (HWT.UL), vốn là trung tâm của các tranh chấp của Hoa Kỳ với Trung Quốc về cáo buộc gián điệp và đánh cắp công nghệ.

Các công tố viên Hoa Kỳ nêu rõ, vụ việc này đại diện cho một mô hình rộng lớn hơn về các nỗ lực gây ảnh hưởng bất hợp pháp của Trung Quốc. Ngoài ra, họ còn buộc tội 11 cá nhân trong hai vụ án khác vì tội làm gián điệp cho Bắc Kinh, hoặc đe dọa các nhà bất đồng chính kiến của Trung Quốc.

(Theo Reuters)
 
Lãnh sự Trung Quốc ở Barcelona nói dối rằng ông Hồ Cẩm Đào đã quay lại chỗ ngồi và bỏ phiếu

Tại lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộm sản Trung Quốc (Đại hội 20 của ĐCSTQ), cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã bị nhân viên đưa ra khỏi hội trường. Ông Chu Kinh Dương (Zhu Jingyang), Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại thành phố Barcelona, đã tweet tẩy trắng sự kiện trên, bị truyền thông Tây Ban Nha vạch nói dối.


0.webp

Ông Chu Kinh Dương (Zhu Jingyang), Tổng lãnh sự của ĐCSTQ tại thành phố Barcelona, bị truyền thông Tây Ban Nha vạch trần nói dối. (Ảnh chụp màn hình do 7NN Noticias ủy quyền)
Ngày 22/10, tại lễ bế mạc Đại hội 20 của ĐCSTQ, cảnh cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị nhân viên kéo khỏi hiện trường đã gây chấn động hải ngoại. ĐCSTQ đã chặn toàn bộ tin tức này ở Trung Quốc, những “chiến binh sói” của ĐCSTQ vẫn đang tích cực “tẩy trắng” sự kiện này ở nước ngoài, nhằm nỗ lực chứng minh rằng Đại hội 20 là một “đại hội đoàn kết”.

4 nghi vấn việc ông Hồ Cẩm Đào được dìu ra khỏi hội trường Đại hội 20
Hiện nay, những từ như “kết thúc”, “dìu đi”, “rời đi”, “Hồ Cẩm Đào”, “lên ngôi” và “AirDrop” cũng trở thành những từ nhạy cảm mới nhất bị chặn trên các nền tảng xã hội Đại Lục.

Cảnh ông Hồ Cẩm Đào bị kéo đi diễn ra sau khi hơn 2.300 đại biểu của ĐCSTQ tiến hành “bỏ phiếu” kín, và trước khi giơ tay biểu quyết tập thể. Khi đó, các phóng viên Trung Quốc và nước ngoài đã tiến vào Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, chuẩn bị đưa tin về lễ bế mạc Đại hội 20 của ĐCSTQ.

Cảnh tượng này diễn ra trước sự theo dõi của giới truyền thông quốc tế, nhưng ông Chu Kinh Dương (Zhu Jingyang), Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Barcelona (Tây Ba Nha) lại tweet rằng kỳ thực ông Hồ Cẩm Đào đã quay lại chỗ ngồi và tham gia bỏ phiếu. Tuyên bố này bị truyền thông chính thống của Tây Ban Nha chế giễu, họ cho rằng ông Chu đang tung tin đồn.

Kênh truyền thông chính thống Tây Ban Nha ABC đưa tin: “Lãnh sự Trung Quốc Chu Kinh Dương tại Barcelona đã tung tin đồn trên Twitter rằng cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã quay trở lại Đại hội 20, sau khi bị cưỡng chế theo lệnh của ông Tập Cận Bình.”

Ông Chu Kinh Dương đã tweet bằng tiếng Tây Ban Nha: “Truyền thông phương Tây luôn cố tình che giấu sự thực và có ý đồ xấu. Sau giờ giải lao, ông Hồ Cẩm Đào đã quay trở lại Đại hội và đích thân bỏ phiếu. Ông ấy xứng đáng được tôn trọng và vỗ tay!”

1db95311bf20938d9.webp

(Ảnh chụp màn hình Twitter)
Ông Chu còn đăng lại một video cho thấy ông Hồ Cẩm Đào đang bỏ phiếu. Nhưng kỳ thực đây là cuộc bỏ phiếu kín diễn ra trước khi ông ấy bị kéo đi, không phải như ông Chu nói rằng ông Hồ Cẩm Đào đã bỏ phiếu sau khi quay lại chỗ ngồi.

Truyền thông ABC cho biết: “Sau khi ông Hồ Cẩm Đào bị kéo khỏi hội trường, ông ấy đã không quay lại Đại lễ đường Nhân dân, và cũng không tham gia giơ tay biểu quyết. Hàng trăm phóng viên đưa tin về sự kiện này, và những hình ảnh họ chụp được có thể chứng minh điều này.”

Phóng viên ABC đã hỏi ông Chu Kinh Dương trên Twitter rằng tại sao ông ấy lại phát tán những lời nói dối. Ông Chu ngay lập tức chặn phóng viên. Báo cáo cho biết, Chu Kinh Dương là một trong những “chiến binh sói” tích cực nhất trong hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ, họ liên tục quấy rối các những kênh truyền thông đăng tin không đúng sở thích của mình.

Hãng truyền thông 7NN Noticias của Tây Ban Nha cũng đưa tin rằng nội dung dòng tweet trên của ông Chu Kinh Dương là tin giả.

Hiện ngoại giới vẫn chưa rõ tình tiết kịch tính ông Hồ Cẩm Đào bất ngờ bị đưa đi, là một động thái “thiết lập quyền lực” được ĐCSTQ biên đạo cẩn thận, hay chỉ là một sự cố bất ngờ.



Gần đây, 4 nhà ngoại giao tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manchester, Vương quốc Anh đã tấn công Bob – một người Hồng Kông biểu tình ôn hòa trước Lãnh sự quán.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói với báo chí hôm 17/10 rằng ông không biết tình hình, nhưng tuyên bố: “Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Anh luôn tuân thủ luật pháp của nước sở tại.”

Ngày 23/10, người dân Hồng Kông đã tổ chức các cuộc biểu tình tại các thành phố ở Anh như London, Reading, Manchester, Bristol, Nottingham lên án các hành vi bạo lực của ĐCSTQ, đồng thời thúc giục Chính phủ Anh trục xuất 4 nhà ngoại giao Trung Quốc liên quan đến vụ việc.
 
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc.

Việc Tập chính thức kéo dài nhiệm kỳ lãnh đạo đã khóa chặt định hướng chính sách hiện tại của Trung Quốc – một định hướng thể hiện rõ sự thù địch với đa nguyên chính trị và các lực lượng của thị trường tự do. Thật vậy, trong vài năm gần đây, Tập thường xuyên nêu chi tiết mong muốn của ông: không chỉ tăng cường ảnh hưởng của đảng-nhà nước đối với nền kinh tế và 1,4 tỷ công dân Trung Quốc, mà còn mở rộng ảnh hưởng đó ra ngoài biên giới Trung Quốc. Hiếm có đối thủ địa chính trị nào lại dám thông báo kế hoạch của mình một cách thẳng thừng như vậy. Tuy nhiên, thế giới phương Tây vẫn chưa chuẩn bị kỹ càng cho “thập niên quyết định” sắp tới trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, như lời Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước.

Các nhà hoạch định chính sách có lẽ vẫn chưa nhận ra một điều rằng sự chắc chắn tương đối đi kèm với nhiệm kỳ thứ ba của Tập thực sự là một món quà. Sau khi hoàn thành việc thâu tóm quyền lực, Tập sẽ chẳng còn gì phải che giấu, ông sẽ tái sử dụng những luận điểm trước đó của mình và “xào lại” tầm nhìn quen thuộc về tương lai của Trung Quốc. Thật vậy, điều trớ trêu đối với các cường quốc ngày nay là trong khi Tập dường như không có ý tưởng mới nào để ứng phó với bối cảnh địa chính trị đang thay đổi và kiên trì đi theo các chính sách đã được đưa ra từ trước đại dịch, thì phương Tây lại đang bị nhấn chìm trong một loạt các ý tưởng mới, cạnh tranh với nhau nhằm đối phó với Trung Quốc một cách hiệu quả.

Đó là lý do tại sao thời kỳ trì trệ trong chính sách đối với Trung Quốc ở phương Tây – và việc thiếu một khuôn khổ thống nhất với kết cục được xác định rõ ràng – cần phải sớm kết thúc.

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Kremlin học, ngành nghiên cứu về các hoạt động chính trị nội bộ ở Moscow, đã không còn được chú trọng. (Dù vậy, nó đã thịnh hành trở lại sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hồi tháng 2.) Tuy nhiên, đối với các nhà quan sát Trung Quốc, dự đoán hàm ý luôn là điều được quan tâm, đặc biệt là sau mỗi lần thay đổi lãnh đạo. Trong khi việc thay đổi nhân sự cấp cao nhất ở Liên Xô thường xảy ra sau khi một nhà lãnh đạo qua đời, thì quá trình chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc đã diễn ra đều đặn như một cái máy, suốt hơn một phần tư thế kỷ qua. Và cứ sau mỗi lần thay đổi lãnh đạo Trung Quốc, các học giả phương Tây sẽ dành nhiều năm để phân tích các bài phát biểu và bài viết được công bố trên các tạp chí của ĐCSTQ, nỗ lực khám phá triết lý quản trị của từng thế hệ lãnh đạo mới – và cùng với đó là quỹ đạo tiềm năng của Trung Quốc.

Để có thời gian nghiên cứu ý định của các lãnh đạo mới ở Trung Quốc, các chính phủ phương Tây thường sẽ đánh đổi bằng thời gian đáng lẽ dành cho việc xây dựng, sửa đổi, và thực thi các chính sách tương ứng của họ đối với Trung Quốc. Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng tối đa sự bối rối của phương Tây và sử dụng thời gian đó để hệ thống hóa các chương trình nghị sự chính sách của họ, trước tiên là một cách riêng tư trong tầng lớp tinh hoa của đảng, sau đó là một cách có chọn lọc với người ngoài. Quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng sự mập mờ này để thực hiện các bước cần thiết nhằm định hình, và trong một số trường hợp là vô hiệu hóa, các hành động của phương Tây và của các đối thủ khác vốn có thể làm suy yếu vị thế hoặc mục tiêu xét lại của Trung Quốc.

Chẳng cần tìm đâu xa, lần chuyển đổi lãnh đạo Trung Quốc gần nhất đã cho thấy sự không chắc chắn của phương Tây về nhà lãnh đạo mới đã mang lại lợi ích gì cho Bắc Kinh. Quay trở lại năm 2011, trong những tháng cuối cùng cầm quyền của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đã đặt ra nhiều câu hỏi ở các thủ đô phương Tây, làm thế nào Bắc Kinh có thể thu lợi từ khả năng kết nối với các thị trường thế giới, bất chấp việc ngăn chặn các công ty nước ngoài đang tìm cách thâm nhập vào thị trường béo bở của nước này? Trách nhiệm xoa dịu lo ngại của phương Tây (và câu giờ) đã được đặt lên vai Tập khi ông bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Đó là lý do tại sao, trong một bài phát biểu năm 2013 tại Hội nghị Trung ương 3 của ĐCSTQ, Tập đã ám chỉ một số cải cách kinh tế “mang tính quyết định,” bao gồm nâng cao vai trò của thị trường – chứ không phải của nhà nước – để phân bổ nguồn lực và vốn. Ngôn ngữ tự do hóa của Tập phần nào đã hướng đến thế giới bên ngoài, và nó đã có tác dụng xoa dịu phương Tây.

Phản ứng quốc tế trước phát ngôn của Tập, đặc biệt là phản ứng từ các thị trường tài chính lúc đó vẫn đang quay cuồng trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu, là rất tích cực. Các nhà quan sát ca ngợi Tập là người “táo bạo,” số khác gọi ông là hiện thân của nhà cải cách Đặng Tiểu Bình. Chính quyền Obama đã ủng hộ hợp tác với Bắc Kinh nhằm đối phó với “những thách thức chung trong khu vực và toàn cầu” như “tăng trưởng kinh tế,” đồng thời tránh áp dụng các biện pháp mạnh tay để hạn chế việc Trung Quốc lạm dụng thị trường. Các công ty và nguồn vốn phương Tây liên tục đổ vào Trung Quốc, và vì thế, các bên liên quan đã gây áp lực với chính phủ của họ để tránh đối đầu với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Tập đã dành 10 năm tiếp theo để loại bỏ mọi dấu hiệu của quản trị kinh tế tự do một cách triệt để và có hệ thống. Thay vào đó, ông tăng cường sự hợp nhất với các tổ chức của đảng trong toàn bộ lĩnh vực thương mại, sử dụng các quy định về ngành nghề và quyền lực chính trị vừa như một thanh kiếm, vừa như một cái khiên.

Đỉnh cao của những nỗ lực của Tập, đã được nêu ra trong Đại hội Đảng lần này, chính là một trật tự kinh tế bị ảnh hưởng bởi ý thức hệ, trong đó khả năng chỉ đạo đường hướng phát triển kinh tế và hiện đại hóa công nghệ của đảng-nhà nước được cho là nhằm duy trì một lợi thế hệ thống trước những thị trường khác, tự do hơn.

Bên cạnh việc củng cố quyền kiểm soát đối với đảng và loại bỏ các đối thủ tiềm ẩn, Tập cũng đã áp dụng cách tiếp cận tương tự đối với một loạt các vấn đề khác – nhưng luôn theo chiều hướng có lợi cho Bắc Kinh. Ví dụ, ban đầu, mối quan tâm ngày càng tăng của Tập đối với quản trị toàn cầu và thiết lập tiêu chuẩn được dựa trên mong muốn của Trung Quốc là đóng góp vào một trật tự thế giới “công bằng hơn.” Tương tự, Sáng kiến An ninh Toàn cầu được công bố gần đây của Tập cho rằng mô hình an ninh của Trung Quốc đại diện cho hy vọng tốt nhất của thế giới để tránh chiến tranh và đảm bảo hòa bình quốc tế. Thông điệp này phù hợp với luận điệu của Tập tại đại hội, rằng cách làm của Trung Quốc mang lại một “lựa chọn mới” cho nhân loại.

Nhưng khác với trước đây, khi những tham vọng của Trung Quốc còn mơ hồ, chí ít là với người ngoài, hiện tại đã có rất nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy mối quan tâm của Trung Quốc đối với việc thiết lập và định hình các quan điểm, giá trị, chuẩn mực toàn cầu không phải là vì sự tốt đẹp của nhân loại. Thay vào đó, những phát biểu của Bắc Kinh ngày càng ngang nhiên tìm cách củng cố sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc, và quan trọng hơn, là hợp pháp hóa quyền lực của đảng-nhà nước ở trong và ngoài nước.

Điều khiến cho việc Tập “đăng quang” trở thành món quà quý giá là ông đã lật ngửa gần như tất cả các quân bài của mình, và át chủ bài duy nhất vẫn là lịch trình “thống nhất” với Đài Loan. Dù Tập có đảm nhận chức danh chủ tịch đảng hay không – vốn là chức danh đã không được sử dụng từ thời Mao Trạch Đông – đại hội năm nay đã cho thấy rõ rằng Tập có quyền lực thực chất của vị trí đó dù không có chức danh. Kiên định với các ý tưởng của mình hơn bao giờ hết, Tập sẽ không mạo hiểm thiêu rụi những gì ông đã xây dựng suốt 10 năm qua bằng cách áp dụng tự do hóa chính trị và cải cách thị trường, hoặc giảm thái độ thù địch nói chung của Trung Quốc đối với Mỹ. Thay vào đó, giống như hầu hết các nhà chuyên chế khác, Tập sẽ dốc toàn lực, chấp nhận để nền kinh tế và người dân Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách hủy diệt của ông.

Dù Tập và những người tiền nhiệm của ông đã được hưởng lợi từ giai đoạn sau chuyển giao quyền lực, khi họ lặng lẽ xây dựng các chương trình nghị sự đầy tham vọng của mình, lần này Trung Quốc có lẽ sẽ không có cơ hội như vậy. Chỉ trừ phi các thủ đô phương Tây lại tiếp tục thất bại trước thách thức Trung Quốc.

Công bằng mà nói, Mỹ và các đồng minh của họ cũng từng khó chấp nhận mối đe dọa từ Liên Xô, đặc biệt là ngay sau Thế chiến II. Cuộc tranh luận hiện tại xoay quanh Trung Quốc – được kết tinh trong Chiến lược An ninh Quốc gia mà chính quyền Biden công bố gần đây – có thể là sự lặp lại không cần thiết. Các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách phương Tây lầm tưởng rằng cạnh tranh với Bắc Kinh là mục đích, chứ không phải là phương tiện, và đã né tránh công việc khó khăn là xác định mong muốn sau cùng của phương Tây đối với Trung Quốc. Hơn nữa, cách tiếp cận hiện tại của Washington được dựa trên thời kỳ đơn cực đang tàn lụi nhanh chóng, chứ không phải dựa trên thời kỳ đa cực sắp xảy ra, đi kèm là những cơ hội để chia sẻ gánh nặng mà loại trật tự đa cực này sẽ mang lại. Tệ hơn nữa, chiến lược kém tinh tế của Nhà Trắng – khiến các quốc gia dân chủ và chuyên chế đối đầu nhau – có nguy cơ khiến họ xa lánh các đối tác tuy có cùng chí hướng nhưng không dân chủ, những nước chia sẻ mối quan tâm của Washington về sự hiếu chiến của Trung Quốc, đồng thời chia sẻ lợi ích trong việc hiện đại hóa chứ không phải lật đổ trật tự dựa trên nguyên tắc hiện tại.

Các nhà hoạch định chính sách của tất cả các phe phái chính trị đã dành quá nhiều thời gian để phản ứng với mọi hành động khiêu khích của Trung Quốc, thay vì ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất đối với lợi ích cốt lõi của phương Tây. Nếu không kiểm soát kỹ càng, phương Tây sẽ tiếp tục lãng phí nguồn lực hạn chế của mình cho một loạt các mối đe dọa ảo đến từ Trung Quốc. Cuối cùng, ngay cả trong các vấn đề như thương mại, lĩnh vực mà phương Tây có thể thúc đẩy một chương trình nghị sự thịnh vượng đủ khả năng cạnh tranh với ảnh hưởng địa kinh tế của Trung Quốc, vẫn còn quá nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, lựa chọn dựa vào chủ nghĩa bảo hộ.

Vì thế, nhiệm kỳ thứ ba của Tập và sự ổn định về lập trường chính sách của Trung Quốc còn đem lại một món quà khác: sự táo bạo không bị kiểm soát của Tập có thể buộc các nước phương Tây thoát khỏi thói quen nghiên cứu Trung Quốc không ngừng, để chuyển sang công việc khó khăn hơn nhiều: thực sự đối đầu với nước này.

Craig Singleton là nghiên cứu viên cao cấp về Trung Quốc tại Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ và là cựu quan chức ngoại giao Mỹ.
 
Vãi lol 3 topic chiến sư mà theo dõi hết thì chỉ có cả ngày năm đọc ko làm ăn gì luôn :choler:
 
Trung mà đánh đài thì các nước xung quanh như vn sẽ có phản ung thế nào nhỉ
Ak tq có hạt nhân nha nên du gefd nghĩ sẽ up bô nó
Theo t rồi sẽ như nga thôi , các phía quan ngại nhưng việc cũng chẳng thay đổi , so diện tích dân số thì chiến trường trung - dai khá giống uk - nga bay giờ
 

Có thể bạn quan tâm

Top