akhoai
Mai là mùng một
Có nhé. Còn trong luân hồi là u mê lắm, thoát ra luân hồi mới là giác ngộ.Theo chủ thớt thì sự luân hồi có thật ko?
Có nhé. Còn trong luân hồi là u mê lắm, thoát ra luân hồi mới là giác ngộ.Theo chủ thớt thì sự luân hồi có thật ko?
Cảm ơn m một vài dòng để lại. mở lời cho anh em.Thế gian thực sự là mỹ hảo nhiều thứ để truy cầu. Vậy mà rốt cuộc tất cả chỉ là hư ảo như một trò cười. Thế giới này diễn sinh dựa trên tham ái, từ hư vô do tham ái mà ta hoá sanh, nay ta phải vất vả để vứt dần tham ái cầu trở lại hư vô...
" Cho dù sống trăm năm, không thấy pháp sinh diệt, không bằng sống một ngày, thấy được pháp sinh diệt."
Một chút duyên sót lại với nơi đây, liệu có ai đi ngang cần hỏi về Phật pháp hoặc hành thiền ko nhỉ!?
T hoàn toàn đồng ý với các quan điểm của ông.Cảm ơn m một vài dòng để lại. mở lời cho anh em.
T cũng có chút duyên với triết lý đạo Phật. Nhưng quá trình tìm hiểu t thấy đạo Phật hiện tại có nhiều cái thực sự còn làm t vướng mắc. Có thể bản thân t chưa thấu hiểu hết đc.
Nhưng t cảm thấy bản chất đạo Phật hay Tin Lành - hay Thiên Chúa vv... đều là 1. Sự hướng thiện và tu tâm dưỡng tính. Chỉ là mỗi cách gọi mỗi người sáng lập theo nhiều kiểu khác nhau. Vì người sáng lập ra đã hiểu được một cái quy luật chung. Và mỗi người hiểu viết ra theo cách hiểu của mình để dẫn dắt thế hệ sau đạt được ...vv...
- Có chăng vũ trụ này đang vận hành theo một quy luật cái mà người ta hay gọi là luật vũ trụ... trong số đó có luật của nhân quả vv.... luật của tự nhiên...
- Vậy tu ở đây có phải là thấu hiểu đc cái quy luật đó và thoát ra được những điều giữ chân níu kéo ...
Cái mà t cảm nhận được đó là chánh niệm. Đời người là hữu hạn.
Mong được nghe quan điểm của m !
Thân !
M đã đọc về Lão Tử - Và đạo đức kinh của Lão Tử.T hoàn toàn đồng ý với các quan điểm của ông.
Vũ trụ hay thế giới hay tự nhiên ( trong đó bao hàm con người) vốn tạo thành và duy trì với rất nhiều quy tắc hay quy luật, và những quy luật này là sẵn có bất biến.
Phật là một con người đã hoàn toàn nắm rõ một quy luật là nghiệp- nghiệp ( mọi ng hay hiểu nhân- quả) và truyền dạy lại cho nhiều người khác. Trước Phật quy luật này đã có, và hiện tại cùng tương lai dù Phật pháp có bị huỷ diệt ko còn ai biết thì quy luật này vẫn luôn tồn tại. Có những ng đã tự mình hiểu quy luật này ko chỉ riêng Phật mà họ ko truyền dạy và dc gọi là Phật độc giác ( biết 1 mình).
Những tôn giáo khác t ko tìm hiểu nhiều nên ko bàn nhưng có một điểm khác giữa Phật giáo và hơn 50 tôn giáo hiện nay là Phật pháp ko có đấng sáng tạo để quy thuận. Và có lẽ vì đó Phật pháp mang tính logic cũng như ko liên quan đến các câu hỏi biên: Đấng Sáng Thế dc sáng tạo bởi ai, bên ngoài vũ trụ là gì, trước bigbang là gì, hạt cơ bản phân tách nhỏ nữa thành gì,... đi tìm kết quả cuối cùng của chuỗi vô hạn là dại dột vì nó kéo dài mãi ko dứt.
À có 1 điểm quan trọng với đạo Phật làm việc hướng thiện chỉ là bước khởi đầu, giai đoạn sau phải buông bỏ hết kể cả việc thiện và cả những gì Phật dạy. Về không.
T chưa đọc gì nhiều, thậm chí kinh điển nguyên thuỷ bên Phật chỉ đọc một ít và dừng vì ko muốn dính mắc nhiều đến kiến thức quy ước, tạm đủ để ko lạc hướng dc rồi.M đã đọc về Lão Tử - Và đạo đức kinh của Lão Tử.
T thấy khá gần đạo Phật nhưng lại ko gần.
Có nhiều điểm hay.
Đạo Phật hiện đại: ... hay nói về "Buông Bỏ " - Nhiều người đọc cảm thấy mất đi động lực để phấn đấu vv...
Rồi diệt dục -> diệt ham muốn.
Nhưng thực tế có ham muốn thì mới giúp kích thích phát triển của xã hội ....
Nếu hiểu sâu xa t thấy sâu thẳm trong đó là Chánh Niệm, Chánh Kiến vv.... (Tao tìm hiểu và đọc ở Bụt Làng Mai )
Tuy nhiên để hình thành được Chánh Niệm, Chánh Kiến... là một quá trình trau dồi rèn dũa và tu tập.
Cho nên t thấy mày nói về sự " Buông Bỏ" của m đang khác vs "Buông Bỏ" mà t nghĩ.
T cảm thấy mày thực sự rất khổ sở hay khó khăn trong sự "Buông Bỏ" vv...
Cá nhân tao hiểu:
Đạo Phật ko cấm uống rượu : Mà ý - đừng để rượu làm mất bản ngã ( mày uống mà mày vẫn là mày ok - cái khó ở chỗ biết điểm dừng)
Đạo Phật ko cấm lấy Vợ : Mà ý - Lấy Vợ nhưng ko tà dâm ( Cái khó là yêu Vợ nhưng ko được tư tưởng người phụ nữ khác)
Đạo Phật ko cấm nói dối: Mà ý - Dùng lời nói Chánh Ngôn tức - Lời mình nói ra ko ảnh hưởng xấu đến người khác mà mang đến điều tốt đẹp cho người khác.
Vài lời chắp bút. Mong nghe quan điểm của m - để luận đạo.
Thân !
Có dạng này nữa hả, t nghĩ là ko thể đồng tu vì nó phải khác nhau về cơ bản chứ sao họ có thể lắp ghép vào dc.Thế gian này có một số người không biết, nên thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, còn có gì nữa vậy? Thiền mật tịnh tam tu. Thông thường người thế gian chúng ta nghe xong, mới nghe đến, cái này tuyệt quá, thật cao siêu! Kỳ thực, người trong nghề mới biết họ đang lòng vòng. Mặc dù có thể thành tựu, nhưng thành tựu của họ không đủ sâu, tại sao vậy? Tinh thần, sức lực của họ bị phân tán rồi. Họ phân thành hai mặt, phân thành ba mặt, họ không chuyên! Nếu bạn muốn nhanh, hãy chuyên công phu một môn, một mục tiêu, một phương hướng, sẽ nhanh!
- T muốn hiểu hơn và luận về đoạn này của mày:T chưa đọc gì nhiều.....
Sr tao ko hiểu thành 2 bài. Ko biết cách xóa : )))- T muốn hiểu hơn và luận về đoạn này của mày:
--------------------------------------
Diễn sinh chính là tồn tại hoặc hình thành, mà căn nguyên để diễn sinh ra con người ( và các dạng tồn tại hữu tình khác- có tình cảm) là do tham ái ( Bao gồm tham lam, sân hận và u mê).- T muốn hiểu hơn và luận về đoạn này của mày:
--------------------------------------
"Sự phát triển xã hội" là quy ước chung của con người nhằm thoả mãn lòng tham và do sự ngộ nhận về thế giới thôi, cái quy ước phát triển này hợp lý nếu ko có nó thì con ng ko tồn tại( từ chuyên môn gọi là diễn sinh). Mà mọi thứ khởi đầu là do có sự cảm nhận về cái tôi tức là có ta đang sống, có ta đang suy nghĩ, có ta đang hoạt động, có ta đang vân đạt thành công,...
Khiến một ng tin là ko có cái ta ( vô ngã) cả về thân xác lẫn tâm hồn là điều quá khó. Tuy vậy vẫn có một số ít tin, và trong số ít tin đó tiến hành tu hành ( giới định tuệ) đến lúc nhất định sẽ có những cá thể tự kiểm chứng về vô ngã này, họ hiểu rõ trực tiếp ko còn nghe từ ai nữa mà bằng chính tâm mình. Giống như có một ng nếm mật gấu, chỉ có nếm thử họ mới hiểu vị đắng của nó một cách trực tiếp"
------------------------------------
- Trong đoạn trích của mày có đề cập. Tao tóm lại bằng câu : " Nếu con người ko diễn sinh thì con người sẽ ko tồn tại"
Chính vì điều đó (tức quá trình diễn sinh) => sản sinh cái "ta" - hay cái " tôi" và tin vào cái " ta" túc cái thân làm cho thế giới tốt hơn đẹp hơn - Và những người (số ít) loại bỏ được cái "ta" ra - tức họ thấu hiểu đc vạn vật đúng ko m ( tức có khả năng giao tiếp bằng thần giao cách cảm hoặc hiểu thấu đc mọi thứ vv...) ?
- Và nếu tất cả con người mà đạt đến được điều đó -> liệu có phải con người sẽ biến đổi thành chủng khác... vì lúc đó cái thân là giả - tức việc duy trì nòi giống ko quan trọng lúc đấy các cá thể có thể các trường năng lượng khác nhau (đại loại thế) đúng ko m... ?
Đấy là một vài điểm t đang chưa rõ. Chờ nghe luận điểm của m.
Thân !
Ông đang nói về vị kia à. Cá nhân t thấy khá phức tạp vừa công vừa tội vừa đáng trách cũng đáng thương. Mà thôi dù sao cũng ko còn, và thực sự là ng tài giỏi.Thế chết mà đéo được chôn thì có siêu thoát không? Tao chỉ sợ chết mà đéo được chôn thôi, hy vọng những người đã chết đều sẽ được an táng. Người đã chết hãy để họ được yên nghỉ, đừng bắt họ sống mãi trong sự luân hồi của thế gian!![]()
Avatar chất quá!Sr tao ko hiểu thành 2 bài. Ko biết cách xóa : )))
Cảm ơn m đã luận.Diễn sinh chính là tồn tại hoặc hình thành, mà căn nguyên để diễn sinh ra con người ( và các dạng tồn tại hữu tình khác- có tình cảm) là do tham ái ( Bao gồm tham lam, sân hận và u mê).
Loại bỏ được hiểu nhầm về cái "ta" là "giác ngộ" hay "hiểu rõ" ở cấp độ đầu tiên, mức độ 4 là mức cao nhất thì triệt để ko còn tham ái ( tham, sân,si). Lúc này thì người đó triệt để ko còn căn nguyên để diễn sinh tiếp, nghĩa là khi người này chết đi sẽ ko có sự xuất hiện của 1 con người hay loài hữu tình nào khác thay thế ( có thể hiểu là luân hồi, dù cách dùng từ này ko đúng lắm)
Như vậy là chắc chắn là có sự dập tắt mãi mãi của 1 tồn tại hữu tình. Còn vấn đề người này khi đã giác ngộ và thân xác chết đi thì sẽ tồn tại dạng năng lượng hay dạng gì gì thì có nhiều ng đã hỏi Phật và được trả lời rồi.
Đúng vậy có bát chánh đạo đồng thời cũng có bát tà đạo. Có chánh-tà tư duy, chánh-tà ngữ, chánh-tà định,... Bước cuối trước giác ngộ thì cũng vứt bỏ cả bát chánh đạo, vứt bỏ mọi thứ.Cảm ơn m đã luận.
Vậy nếu như những điều m nói là đúng đắn.
Thì để giác ngộ được thì quả thật 1 bước lên trời.
" Loại bỏ cảm xúc yêu ghét giận vv..., mối quan hệ máu mủ tình thân vv ..."
Vậy tình yêu - những cảm xúc nó sẽ ko tồn tại. Những điều tốt đẹp của thế gian... những cảm xúc hành phúc vv... sẽ ko tồn tại.
Nếu giác ngộ để đạt đến ngưỡng cửa này tao nghĩ quan điểm của m đang có lỗ hổng. Hoặc nó đang ko phù hợp với cá nhân tao. Kiểu m đang giác ngộ bằng con đường khổ hạnh ...
Cá nhân tao nghĩ - giác ngộ là để con người đến 1 tầng "nhận thức" hoặc "trạng thái" mới (đây là từ tao có thể nghĩ ra đc). Khi đó có thể sẽ thấu hiểu được vạn vật...
Nhưng phải mang tính chất tiến bộ hơn tốt đẹp hơn và viên lạc hơn vv.... chứ ko phải dùng sự "Buông Bỏ" theo cách hiểu của mày để tìm đường giải thoát.
- Cảm ơn luận của mày. Tao có thể thấy được những điều thú vị trong đó bổ sung cho suy nghĩ của t. Tuy nhiên có những thứ tao thấy chưa phù hợp và nêu ra.
- Nhất niệm có thể thành phật - Nhưng nhất niệm có thể thành ma.
Mày có thể cân nhắc tham khảo ý kiến của t. Bởi nếu khi ý niệm mày ko đúng có thể khiến bước đi m sai lầm. Mong những điều tốt đẹp đến với m.
Đây là luận của tao. Mong chờ m góp ý.
Thân !
Từ khi vũ trụ vạn vật tạo ra - như mày nói đó là sự diễn sinh, là phát triển. chủng loài phát triển tiến hóa ko ngừng. Đến loài người là sự tiến hóa cao nhất (theo những gì tao biết và khoa học công nhận) trên Trái Đất này. Vì loài người có cảm xúc ái ố hỉ nộ vv...Đúng vậy có bát chánh đạo đồng thời cũng có bát tà đạo. Có chánh-tà tư duy, chánh-tà ngữ, chánh-tà định,... Bước cuối trước giác ngộ thì cũng vứt bỏ cả bát chánh đạo, vứt bỏ mọi thứ.
Phật pháp hướng về KHÔNG nên vốn dĩ nó chỉ phù hợp cho số ít ng có thể hiểu và chấp nhận, đa số còn lại ko hiểu hoặc hiểu nhưng ko thể chấp nhận dc vì đã quen lối sống hiện tại. Sự "có" luôn đồng nghĩa với khổ đau vì sự có ko trường tồn, khi "có" huỷ hoại chính là khổ xuất hiện, hạnh phúc và khổ đau cùng tồn tại như 2 mặt của đồng xu vậy, m ko thể tìm dc sự hạnh phúc hay viên lạc tốt đẹp hay tình yêu thuần tuý tách rời khỏi đau khổ trên cõi đời này. Cốt lõi phật pháp là "không", vì ko có tồn tại ko có hạnh phúc nên cũng ko có khổ đau được. Khổ bao gồm các loại: sinh lão bệnh tử khổ, cầu mong ko đạt dc khổ, yêu thương phải chia lìa khổ, căm ghét phải gần gũi khổ, sầu bi khổ não khổ; chúng bám vào con ng và vừa đẻ ra là ko ai thoát dc
Xuất gia là khó và chỉ là đk ban đầu, nhưng đã vượt qua thì quá trình tu hành ko phải khổ hạnh thậm chí phải trong trạng thái phấn khởi mới là tu đúng. Khổ hạnh là do quan điểm của mọi ng cho nó là vậy.
Thật hy hữu thay khi gặp một người như m ở đây.Từ khi vũ trụ vạn vật tạo ra - như mày nói đó là sự diễn sinh, là phát triển. chủng loài phát triển tiến hóa ko ngừng. Đến loài người là sự tiến hóa cao nhất (theo những gì tao biết và khoa học công nhận) trên Trái Đất này. Vì loài người có cảm xúc ái ố hỉ nộ vv...
Vậy "Giác Ngộ" như mày nói là triệt tiêu cái cảm xúc này bỏ qua cái "ta" hiện hữu - vì chính điều đó là nguồn cơn của khổ...
Vậy mục đích của "Giác Ngộ" là gì ?
Mày diệt được "Khổ" nhưng cũng diệt luôn " Vui - Hạnh phúc" -> tao tự hỏi liệu mày có đang bị hiểu nhầm " Giác Ngộ" của đạo Phật ko.
Vì trong đạo Phật có nhắc đến " Miền Cực Lạc" - đó là nơi t tạm gọi là Viên Mãn - ai cũng muốn đến.
Thì có phải chính vì cái mong muốn cầu được tốt đẹp hơn đến nơi tốt hơn thì người ta mới cố gắng để tu tập.
- Quay lại câu hỏi - Mày muốn đạt được quả thì đó cũng chính là cái mong muốn của mày thúc dục mày đó sao. Mày phải tu tập để đắc quả Dự Lưu - Tức mày có mong cầu - và cái mong cầu đấy phải tốt mới thôi thúc mày tu tập - Tức " Giác Ngộ" là để tốt hơn đúng ko ?
Vậy như mày bảo - để "Giác Ngộ" mà diệt dục diệt ham muốn diệt những hạnh phúc ... thì t nghĩ ko có đúng đắn lắm. Vì thấy nó đang ko hẳn là tốt hơn...
Vậy có phải đang có mâu thuẫn ? Chờ luận của mày ở khúc này.
- Với cá nhân tao khi vạn vật sinh ra đã có Đen có Trắng - Có Lớn- Có Bé ... Có tất cả và cũng chỉ có một. Tại sao mày ko thử hòa hợp các trạng thái làm một. Đừng tách riêng hạnh phúc - khổ đau ra làm gì. Tao nghĩ "Giác Ngộ" ko phải là loại bỏ diệt các cảm xúc - mà tất cả là một và một là tất cả. Mọi thứ tồn tại cùng nhau xây dựng cùng nhau. Hà cớ gì phải tách ra để rồi muốn bỏ "khổ đau" thì phải bỏ "hạnh phúc" ... muốn bỏ " muộn phiền" thì phải bỏ " niềm vui" vv....
Tao gửi một đoạt trích của Đạo - Lão Tử mày đọc và thử cảm ngộ:
Đạo thường hằng !
Đạo có thể nói ra - không là Đạo thường hằng
Khi nổi lên các cực tương đối
Thiên hạ đều biết tốt là tốt - Thì đã có xấu rồi
Đều đã biết lành là lành - Thì đã có chẳng lành rồi
Bởi vậy:
Có và Không cùng sinh
Khó và dễ cùng thành
Dài và ngắn cùng chiều
Cao và thấp cùng nhau
Giọng và tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự
Dùng vô ngôn mà dạy dỗ
Để mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công
Thành công mà không ở lại
Vì không ở lại - Nên cũng không bỏ đi
Đạo thường hằng !
---Lão Tử----
P/s: Tao thấy bản chất của đạo là bất biến - nhưng một khi đã viết thành sách hay nghe thuyết thì mỗi người cảm ngộ theo một cách riêng thì đã có sự lệch lạc rồi.
Nên mới có câu - "Đạo nói ra thì không phải đạo thường hằng "
Trên đây một vài ngu kiến của t. Mong chờ luận của mày !
Thân !
Dạo này t quán niệm hơi thở quán niệm thân lúc nghỉ hút thuốc sang ngày t2 thấy có luồng gì căng cứng từ lồng ngực lên đến đỉnh đầu kiểu cảm nhận rõ rệt lắm, thì có vấn đề gì ko m @Lạc Tuyết có phải do thực hành sai koHỷ lạc do định tâm đem lại dĩ nhiên cao cấp hơn làm tình nhiều và nó duy trì liên tục chứ ko ngắn ngủi. Nó cũng khiến sáng suốt hơn vì đầu óc vốn suy nghĩ hỗn tạp loạn xạ nay được trau chuốt có thể tập trung cho một vấn đề duy nhất.
Chúa là một khái niệm thôi, có thể kết nối chúa tiên phật... nhưng cả quá trình kết nối dù trông có vẻ rất thật nhưng chỉ là ảo cảnh do tâm trí diễn ra như mình tham gia vào một giấc mơ rõ ràng và tỉnh táo.
Đang đúng. Khi tâm cô động nó thấy rõ các tật ngầm nên các cơn đau sẽ rất rõ nhất là chấn thương cũ trong quá khứ. Thiền ko nguy hiểm ko chết người nhưng luôn nhớ thiền là hoạt động của tâm chứ ko phải thân. Thường thì đau hay khó chịu dùng tâm nhìn rõ cảm nhận và tự nó sẽ hết sau khi lên đỉnh điểm.Dạo này t quán niệm hơi thở quán niệm thân lúc nghỉ hút thuốc sang ngày t2 thấy có luồng gì căng cứng từ lồng ngực lên đến đỉnh đầu kiểu cảm nhận rõ rệt lắm, thì có vấn đề gì ko m @Lạc Tuyết có phải do thực hành sai ko
Đúng r, lúc vui buồn hay cáu giận cái luồng ấy nó rung như ăng ten ấyĐang đúng. Khi tâm cô động nó thấy rõ các tật ngầm nên các cơn đau sẽ rất rõ nhất là chấn thương cũ trong quá khứ. Thiền ko nguy hiểm ko chết người nhưng luôn nhớ thiền là hoạt động của tâm chứ ko phải thân. Thường thì đau hay khó chịu dùng tâm nhìn rõ cảm nhận và tự nó sẽ hết sau khi lên đỉnh điểm.
Đó ko phải là tâm mà là đối tượng của tâm. Tức là tâm m tập trung hay bám vào đối tượng "luồng cảm giác khó chịu", khi tâm nó bám sát liên tục vào một đối tượng sẽ có tỉnh giác và khó bị những suy nghĩ miên man lôi kéo.Đúng r, lúc vui buồn hay cáu giận cái luồng ấy nó rung như ăng ten ấyt tập trung vào nó thì ko bị phản ứng ra ngoài, đó có phải là tâm ko m? Cảm ơn m
Cái này tao hết sức đồng ý, nhận định cái gì là sướng là khổ là do so sánh, có sướng thì phải có khổ, hết khổ thì cũng hết sướng. Giống như nói cuộc đời bất công, nhưng có khi cái bất công nó có lợi cho mình, có khi nó có hại cho mình. Với cá nhân tao thì "tu hành" là rèn luyện bản thân để không kén chọn, thích nghi được với mọi tình huống, không làm hại hay ép buộc người khác và nhìn nhận sự việc được 1 cách khách quan.Thật hy hữu thay khi gặp một người như m ở đây.
1/ Về giác ngộ:
Hết đau khổ đồng nghĩa hết sướng. Ngẫm lại phần các loại đau khổ t đã nói, nó luôn hiện hữu đối mọi hữu tình ko né đc. Hơn nữa có ng phúc phận kém sinh ra đã toàn đau khổ chứ ko có hạnh phúc, thuần tuý đau khổ có thể xảy ra nhưng thuần tuý hạnh phúc thì ko thể. Cá nhân t, xét trong vô số kiếp thì tỷ lệ nó là 100:1 nghiên về khổ.
T có nên tiếp tục như vậy ko hay t có nên tìm hiểu thêm phương pháp nào để cảm thấy bình ổn hơn ko?Đó ko phải là tâm mà là đối tượng của tâm. Tức là tâm m tập trung hay bám vào đối tượng "luồng cảm giác khó chịu", khi tâm nó bám sát liên tục vào một đối tượng sẽ có tỉnh giác và khó bị những suy nghĩ miên man lôi kéo.
Trong xam này t đéo tin có đứa nào tu hànhCái này tao hết sức đồng ý, nhận định cái gì là sướng là khổ là do so sánh, có sướng thì phải có khổ, hết khổ thì cũng hết sướng. Giống như nói cuộc đời bất công, nhưng có khi cái bất công nó có lợi cho mình, có khi nó có hại cho mình. Với cá nhân tao thì "tu hành" là rèn luyện bản thân để không kén chọn, thích nghi được với mọi tình huống, không làm hại hay ép buộc người khác và nhìn nhận sự việc được 1 cách khách quan.