Thế Gian Này Suy Cho Cùng Cũng Không Tệ

T có nên tiếp tục như vậy ko hay t có nên tìm hiểu thêm phương pháp nào để cảm thấy bình ổn hơn ko?
Nếu thấy mọi thứ đang ổn thì cứ tiếp tục. Đọc thêm cuốn Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh về thiền Vipassana t thấy khá ổn.
 
Tao theo hướng triết học nên tao rất ko đồng ý vụ tu là phải ăn chay, ko chịch choạc như người ta thường bắt buộc
Ko ăn chay thỳ đc nhưng m lo địt bọp thỳ đầu óc m tu kiểu gì
 
Tao theo hướng triết học nên tao rất ko đồng ý vụ tu là phải ăn chay, ko chịch choạc như người ta thường bắt buộc
T có thử ăn chay nửa tháng, phân vàng đẹp sức khoẻ ok ko bị chọt bụng bậy bạ có thể chọn giờ giấc đi cầu theo ý muốn.
 
Từ khi vũ trụ vạn vật tạo ra - như mày nói đó là sự diễn sinh, là phát triển. chủng loài phát triển tiến hóa ko ngừng. Đến loài người là sự tiến hóa cao nhất (theo những gì tao biết và khoa học công nhận) trên Trái Đất này. Vì loài người có cảm xúc ái ố hỉ nộ vv...
Vậy "Giác Ngộ" như mày nói là triệt tiêu cái cảm xúc này bỏ qua cái "ta" hiện hữu - vì chính điều đó là nguồn cơn của khổ...
Vậy mục đích của "Giác Ngộ" là gì ?
Mày diệt được "Khổ" nhưng cũng diệt luôn " Vui - Hạnh phúc" -> tao tự hỏi liệu mày có đang bị hiểu nhầm " Giác Ngộ" của đạo Phật ko.
Vì trong đạo Phật có nhắc đến " Miền Cực Lạc" - đó là nơi t tạm gọi là Viên Mãn - ai cũng muốn đến.
Thì có phải chính vì cái mong muốn cầu được tốt đẹp hơn đến nơi tốt hơn thì người ta mới cố gắng để tu tập.
- Quay lại câu hỏi - Mày muốn đạt được quả thì đó cũng chính là cái mong muốn của mày thúc dục mày đó sao. Mày phải tu tập để đắc quả Dự Lưu - Tức mày có mong cầu - và cái mong cầu đấy phải tốt mới thôi thúc mày tu tập - Tức " Giác Ngộ" là để tốt hơn đúng ko ?
Vậy như mày bảo - để "Giác Ngộ" mà diệt dục diệt ham muốn diệt những hạnh phúc ... thì t nghĩ ko có đúng đắn lắm. Vì thấy nó đang ko hẳn là tốt hơn...
Vậy có phải đang có mâu thuẫn ? Chờ luận của mày ở khúc này.
- Với cá nhân tao khi vạn vật sinh ra đã có Đen có Trắng - Có Lớn- Có Bé ... Có tất cả và cũng chỉ có một. Tại sao mày ko thử hòa hợp các trạng thái làm một. Đừng tách riêng hạnh phúc - khổ đau ra làm gì. Tao nghĩ "Giác Ngộ" ko phải là loại bỏ diệt các cảm xúc - mà tất cả là một và một là tất cả. Mọi thứ tồn tại cùng nhau xây dựng cùng nhau. Hà cớ gì phải tách ra để rồi muốn bỏ "khổ đau" thì phải bỏ "hạnh phúc" ... muốn bỏ " muộn phiền" thì phải bỏ " niềm vui" vv....

Tao gửi một đoạt trích của Đạo - Lão Tử mày đọc và thử cảm ngộ:
Đạo thường hằng !
Đạo có thể nói ra - không là Đạo thường hằng
Khi nổi lên các cực tương đối

Thiên hạ đều biết tốt là tốt - Thì đã có xấu rồi
Đều đã biết lành là lành - Thì đã có chẳng lành rồi
Bởi vậy:
Có và Không cùng sinh
Khó và dễ cùng thành
Dài và ngắn cùng chiều
Cao và thấp cùng nhau
Giọng và tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo
Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự
Dùng vô ngôn mà dạy dỗ
Để mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công
Thành công mà không ở lại
Vì không ở lại - Nên cũng không bỏ đi
Đạo thường hằng !
---Lão Tử----

P/s: Tao thấy bản chất của đạo là bất biến - nhưng một khi đã viết thành sách hay nghe thuyết thì mỗi người cảm ngộ theo một cách riêng thì đã có sự lệch lạc rồi.
Nên mới có câu - "Đạo nói ra thì không phải đạo thường hằng "
Trên đây một vài ngu kiến của t. Mong chờ luận của mày !
Thân !
t nghĩ m chưa hiểu ý nghĩa việc diệt dục, diệt ham muốn, diệt cả hạnh phúc nhà Phật.
Vì khổ, hay cái chán cùng với niềm vui luôn đi kèm với nhau, giống như 2 mặt của 1 đồng tiền.
Khi m chọn niềm vui, cái chán nhất định xảy ra.
Còn phương pháp của phật là chọn đi đến cái chán nhất. Thiền là cái chán nhất mà đúng ko
 
Thật hy hữu thay khi gặp một người như m ở đây.

1/ Về giác ngộ:
Hết đau khổ đồng nghĩa hết sướng. Ngẫm lại phần các loại đau khổ t đã nói, nó luôn hiện hữu đối mọi hữu tình ko né đc. Hơn nữa có ng phúc phận kém sinh ra đã toàn đau khổ chứ ko có hạnh phúc, thuần tuý đau khổ có thể xảy ra nhưng thuần tuý hạnh phúc thì ko thể. Cá nhân t, xét trong vô số kiếp thì tỷ lệ nó là 100:1 nghiên về khổ.

Miền Cực Lạc, đây là một tông phái gọi là Tịnh Độ của Phật giáo xây dựng nên, cực lạc là thế giới quế độ là nơi trung gian tại đó m ko bị tái sanh mà có tgian để tu hành liên tục mục đích cuối cùng cũng là về giác ngộ tịch diệt. T ko rõ nhưng dù Cực Lạc này có thật t cũng sẽ ko theo.

Muốn giác ngộ là động lực ban đầu để cất bước tu hành. M tư duy tốt đó, khi còn muốn giác ngộ thì sẽ ko đạt đc giác ngộ, đây là cái khó của Phật pháp. Chặng cuối khi tu hành thì phải buông bỏ ý muốn giác ngộ, ý muốn đạt đc cái này cái kia, bỏ luôn những gì Phật dạy, buông mọi thứ kể cả ý nghĩ " mình phải buông bỏ mọi thứ" vì nó vẫn là một dạng mong muốn.

2/ Về đạo giáo m trích dẫn:
Đọc chút này t thấy nó khá tương tự Phật giáo đó chứ. Cái thường hằng dc gọi là "đạo" tương ứng với "niết bàn", cả hai đều ko sinh ko diệt và thường hằng.

Nửa đầu Lão Tử nói về nhị nguyên tức hai cực đoan luôn có mặt cùng nhau của sự vật hiện tượng, cái này thì ko cần Đạo hay Phật ng thường đều thấy dc.

Nửa sau nói về sự thường hằng tức "đạo" và cách đạt đạo ngắn gọn, khá tương tự Phật pháp. Ko ở lại vì ko bỏ đi giống như ko tái sinh nên ko chết.

Phật hơi khác một chút, "niết bàn" hay "giác ngộ", "vô vi", "đạo" gì cũng được nó vốn là tịch tĩnh rỗng không vậy mà ổng dùng ngôn ngữ thế gian ( hữu vi, chế định, ko thể diễn đạt được cái rỗng ko) để hướng dẫn con người đạt niết bàn. Đó là khả năng sư phạm kỳ lạ lấy hữu vi giảng về vô vi.

Lão Tử nhìn sơ t nghĩ là bậc giác ngộ niết bàn, nhưng ko đạt toàn vẹn để giáo hoá ng khác. Có lẽ là một vị Phật độc giác.
Thank mày. Tao đã có thể rõ được một số điểm trong vấn đề "Giác Ngộ" mày đã nêu. Xin viết ra đôi dòng tóm lại để mày luận :

- Vũ trụ (cái vô hạn) - đã tồn tại những quy luật bất biến - Và có những người hay gọi là cá thể hữu tình trong quá trình diễn sinh cảm ngộ được những quy luật đấy và vận hành theo các quy luật đó trong đạo Phật gọi là "Giác Ngộ".
Không chỉ Đạo Phật mà các tôn giáo khác cũng có những cá thể đã cảm ngộ được điều đó và họ cũng để lại cho đời (chúng sinh) những phương pháp tu tập theo cách của mình.
- Đối với Đạo Phật - đó là dùng sự "Buông Bỏ" để đạt tới
- Đạo Thiên Chúa - Là "Đức Tin" để đạt tới
....
Và tất nhiên trong mỗi Đạo giáo lại có những nhánh hay tông phái khác nhau (bởi có nhiều con đường để đến được quy luật ấy) - Và mỗi người những người đang lờ mờ nhận thấy những quy luật đấy nghiên cứu và chọn cho mình cái cách để "Giác Ngộ" theo trường phái phù hợp với bản thân của họ.
- Và mày hay tao hay bất cứ ai cũng vậy.
Có thể mày tu tập theo cái cách mày bảo là " Buông Bỏ" nhưng với tao, tao thấy cách đó ko phù hợp với tao.
Ví cách tao hiểu:
Mày chọn "Buông Bỏ" để đạt tới "Giác Ngộ" - Nhưng đồng nghĩa với việc mày gây tổn thương cho người thân xung quanh mày (vì cái việc tồn tại của m ở cái cuộc đời này đã có ý nghĩa với bố mẹ, gia đình, con cái mày rồi - Mặc dù họ cũng là những cá thể hữu tình chưa hiểu về con đường này ) - Nhưng vô hình mày đã tự tạo 1 nghiệp xấu trên con đường tu tập ->tạo ra quả xấu đó là mày càng nghĩ càng lún sâu vào cái vòng luẩn quẩn và chính cái tư duy " Buông Bỏ" nó càng làm mày khó mà Buông đc. Dẫn đến "Khổ" càng phát sinh....
- Bản thân tao nghĩ về sự "Giác Ngộ" - Bản chất của vạn vật là 1 và là tất cả. Cứ để mọi thứ hòa trộn với nhau. Chính vì hòa trộn với nhau nên sẽ ko có "đau khổ" - tức cũng ko có "hạnh phúc" - chính vì không tồn tại ranh giới nên mới ko có sự phân minh.

Và khi đọc và luận cùng m tao hiểu ra được một chút và làm rõ cho tao được về cái tao đang hướng đến. Đó là cứ sống cho cái hiện tại. Cảm nhận về cái hiện tại hiện hữu. Có cũng đc mà ko có cũng đc.
Cảm nhận cuộc sống trong chánh niệm. Còn việc có thể "Giác Ngộ" được đến đâu thì phải phụ thuộc vào bản thân của mình tại thời điểm đấy.
Cảm ơn m cũng những luận Đạo của mày. Sâu sắc, dễ hiểu.
Xem như đó là một cái Duyên. Cũng mong sẽ có nhiều chủ đề có thể cùng chia sẻ quan điểm.
Đa tạ !
Thân !
 
T sắp xuất gia rời bỏ thế gian, cũng ko còn lưu luyến chỉ là nhìn ngắm cái thế gian nhộn nhịp này một cmày thxuaats gia théo phái nào
Cũng ko đột ngột. T đã quyết định 2 tháng hơn rồi. Mất 2 tháng tìm hiểu kinh điển, 4 tháng đấu tranh tư tưởng trong đau đớn. Và 3 tháng để sắp xếp tục sự. Của cải thì vất đi dễ nhưng ng thân thì vật vã vô cùng, mà đến khi thật sự xuất gia xong mới chắc vì nhiều biến cố sẽ đến như là sự ko tụ đủ duyên.

"... Tự ta, ta không có; con đâu, tài sản đâu?"
mày tu theo thiền tông à? vùa rồi dịch sài gòn chết hơn 2 vạn người ,mày nghiệm ra dc gì ko .
 
t nghĩ m chưa hiểu ý nghĩa việc diệt dục, diệt ham muốn, diệt cả hạnh phúc nhà Phật.
Vì khổ, hay cái chán cùng với niềm vui luôn đi kèm với nhau, giống như 2 mặt của 1 đồng tiền.
Khi m chọn niềm vui, cái chán nhất định xảy ra.
Còn phương pháp của phật là chọn đi đến cái chán nhất. Thiền là cái chán nhất mà đúng ko
- Cảm ơn mày đã luận cùng.
Tao hiểu được điều đó theo cái cách của t. Nhưng t thấy ông Lạc Tuyết chọn cách diệt. - ( khi dùng từ "diệt" - tức đã làm cho nó "sinh" rồi) nên tao mới mong muốn nghe Lạc Tuyết luận sâu về cái đó.
Còn tao có góc nhìn của tao. Có rep vs Lạc Tuyết ở những dòng dưới. Mày đọc sẽ hiểu về cách tham ngộ của tao.
Tao cũng thích câu trong chữ ký của mày - " Vạn Vật Vô Vi "

Thân !
 
mày tu theo thiền tông à? vùa rồi dịch sài gòn chết hơn 2 vạn người ,mày nghiệm ra dc gì ko .
Tu nguyên thuỷ. Nếu nghĩ về nghiệp thì thấy dc một số thứ. T cũng ko quan trọng về nghiệp nên ko nghĩ gì nhiều.
 
t nghĩ m chưa hiểu ý nghĩa việc diệt dục, diệt ham muốn, diệt cả hạnh phúc nhà Phật.
Vì khổ, hay cái chán cùng với niềm vui luôn đi kèm với nhau, giống như 2 mặt của 1 đồng tiền.
Khi m chọn niềm vui, cái chán nhất định xảy ra.
Còn phương pháp của phật là chọn đi đến cái chán nhất. Thiền là cái chán nhất mà đúng ko
Đây đúng là khác biệt lớn nhất giữa Phật và các tôn giáo còn lại. Một bên chủ trương diệt để về không còn một bên chủ trương đạt thành một cái gì đó.
 
Tu nguyên thuỷ. Nếu nghĩ về nghiệp thì thấy dc một số thứ. T cũng ko quan trọng về nghiệp nên ko nghĩ gì nhiều.
nghiệp đéo đâu ,ai lại nghĩ thế ,chỉ là cuộc sống này vô thường ,cơ thể này vô thường bất toại nguyện .

:boss::boss:
 
nghiệp đéo đâu ,ai lại nghĩ thế ,chỉ là cuộc sống này vô thường ,cơ thể này vô thường bất toại nguyện .

:boss::boss:
Bình thường thì cũng chết nhiều mà vô thường luôn hiện diện. Nhưng covid qua đi thay đổi suy nghĩ của nhiều ng, một số ng khá giả ko còn keo kiệt mà hưởng thụ hơn.
 
Đây đúng là khác biệt lớn nhất giữa Phật và các tôn giáo còn lại. Một bên chủ trương diệt để về không còn một bên chủ trương đạt thành một cái gì đó.
Chính xác t nghĩ học Phật và hành pháp giống như chơi game mà dùng hack vậy :vozvn (20)::vozvn (20):. Bình thường thì phải cố gắng, nỗ lực cày cuốc các kiểu để đạt đc cái này cái kia, mà cũng rất khó để đạt đc. Đằng này học Phật lại chỉ học mỗi cái là buông bỏ, chỉ cần học sao cho đúng thì nó dễ dàng hơn đến xnxx lần. Game nó lại là dễ:vozvn (1):
 
Chính xác t nghĩ học Phật và hành pháp giống như chơi game mà dùng hack vậy :vozvn (20)::vozvn (20):. Bình thường thì phải cố gắng, nỗ lực cày cuốc các kiểu để đạt đc cái này cái kia, mà cũng rất khó để đạt đc. Đằng này học Phật lại chỉ học mỗi cái là buông bỏ, chỉ cần học sao cho đúng thì nó dễ dàng hơn đến xnxx lần. Game nó lại là dễ:vozvn (1):
cái này có vẻ không đúng lắm. học Đạo để thấu hiểu cái source code game nó hoạt động ra sao, và đích đến cuối cùng là để thoát game , chứ ko còn chơi game nữa
 
cái này có vẻ không đúng lắm. học Đạo để thấu hiểu cái source code game nó hoạt động ra sao, và đích đến cuối cùng là để thoát game , chứ ko còn chơi game nữa
Như nhau thôi m ah. Học Đạo là m hiểu ra cái source code của cuộc sống, và cái đích cuối cùng là thoát game thì đây là buông bỏ cuộc sống. giờ t chẳng còn ham muốn ganh đua gì với ai nữa
 
Như nhau thôi m ah. Học Đạo là m hiểu ra cái source code của cuộc sống, và cái đích cuối cùng là thoát game thì đây là buông bỏ cuộc sống. giờ t chẳng còn ham muốn ganh đua gì với ai nữa
tao thì thích đi vào chi tiết bóc tách đừng quan điểm sau khi đã có cái nhìn toàn cảnh. T cũng cố gắng bắt theo cái ý của mày đang nhìn nhận để phân tách rõ ràng hơn thôi chứ không có ý so tài sở học gì. Cái source code đó vốn dĩ đã được xây dựng sẵn từ bao đời nay, từ khi vũ trụ khai sinh ra. Cũng giống như đạo Phật hay đạo khác hoặc bộ môn triết học phương Đông Kinh dịch là 1 phương thức để tiếp cận cái source code để hiểu bản chất , quy luật vận hành của nó. Khi đã thấu hiểu nó hoạt động ra sao bản thân có 2 lựa chọn 1 là thoát game luôn vì chơi mệt rồi , chơi chán rồi. 2 là tiếp tục chơi cái game đó tiếp hoặc phát triển game đó tiếp .....
 
View attachment 666654Thế gian thực sự là mỹ hảo nhiều thứ để truy cầu. Vậy mà rốt cuộc tất cả chỉ là hư ảo như một trò cười. Thế giới này diễn sinh dựa trên tham ái, từ hư vô do tham ái mà ta hoá sanh, nay ta phải vất vả để vứt dần tham ái cầu trở lại hư vô...

" Cho dù sống trăm năm, không thấy pháp sinh diệt, không bằng sống một ngày, thấy được pháp sinh diệt."

Một chút duyên sót lại với nơi đây, liệu có ai đi ngang cần hỏi về Phật pháp hoặc hành thiền ko nhỉ!?
Có t cần hỏi mấy câu,hiểu biết về phật của b nhiều k để t còn hỏi
 
Như nhau thôi m ah. Học Đạo là m hiểu ra cái source code của cuộc sống, và cái đích cuối cùng là thoát game thì đây là buông bỏ cuộc sống. giờ t chẳng còn ham muốn ganh đua gì với ai nữa
Chả nhẽ mày ko có chút rung động một khoảnh khắc, một kỷ niệm, một hồi ức nào hay sao…
Biết cảm ngộ là tốt là đúng đắn nhưng như thế liệu có phải quá ư là mờ nhạt.
Nhất niệm thành phật - Nhất niệm cũng thành ma.
Đúng sai âu cũng chỉ cách nhau bằng 1 ý niệm.
Chúc mày tìm đc con đường của bản thân.
Thân !
 
tao thì thích đi vào chi tiết bóc tách đừng quan điểm sau khi đã có cái nhìn toàn cảnh. T cũng cố gắng bắt theo cái ý của mày đang nhìn nhận để phân tách rõ ràng hơn thôi chứ không có ý so tài sở học gì. Cái source code đó vốn dĩ đã được xây dựng sẵn từ bao đời nay, từ khi vũ trụ khai sinh ra. Cũng giống như đạo Phật hay đạo khác hoặc bộ môn triết học phương Đông Kinh dịch là 1 phương thức để tiếp cận cái source code để hiểu bản chất , quy luật vận hành của nó. Khi đã thấu hiểu nó hoạt động ra sao bản thân có 2 lựa chọn 1 là thoát game luôn vì chơi mệt rồi , chơi chán rồi. 2 là tiếp tục chơi cái game đó tiếp hoặc phát triển game đó tiếp .....
Ko khiêm tốn, bản thân t cũng biết một số kiến thức. t cũng đã từng thích tìm hiểu này kia như m nhưng t đã cảm thấy chán, vì biết nhiều cũng chỉ để cho vui chứ kiến thức chỉ mang đi sánh hơn thua người khác thì ngược lại với Đạo, mục đích cuối cùng là buông bỏ mà. Cho nên giờ t chỉ tập trung vào hành thiền vì nó đem lại nhiều lợi ích hơn
 
Chả nhẽ mày ko có chút rung động một khoảnh khắc, một kỷ niệm, một hồi ức nào hay sao…
Biết cảm ngộ là tốt là đúng đắn nhưng như thế liệu có phải quá ư là mờ nhạt.
Nhất niệm thành phật - Nhất niệm cũng thành ma.
Đúng sai âu cũng chỉ cách nhau bằng 1 ý niệm.
Chúc mày tìm đc con đường của bản thân.
Thân !
Cảm ơn m. Nhưng kỷ niệm, hồi ức là những cái đã qua, đã qua rồi thì t ko bao giờ muốn nhớ lại. Hay tại vì khoảnh khắc hiện tại không cho m thấy ý nghĩa niềm vui? Ví dụ t thấy vui khi ngồi 1 mình, cảm thấy như có lễ hội của sự im lặng vậy
 
Ko khiêm tốn, bản thân t cũng biết một số kiến thức. t cũng đã từng thích tìm hiểu này kia như m nhưng t đã cảm thấy chán, vì biết nhiều cũng chỉ để cho vui chứ kiến thức chỉ mang đi sánh hơn thua người khác thì ngược lại với Đạo, mục đích cuối cùng là buông bỏ mà. Cho nên giờ t chỉ tập trung vào hành thiền vì nó đem lại nhiều lợi ích hơn
Tự nhiên may có mày nhắc t mới ngẫn ngơ , tư nhiên thấy mình rơi vào tâm ngã mạn rồi
 

Có thể bạn quan tâm

Top