'Thu nhập bình quân 10.000 USD hãy tính chuyện đánh thuế lãi tiết kiệm'

ewqeqweqw

Địt Bùng Đạo Tổ
Mexico
Theo nhiều chuyên gia, đánh thuế thu nhập cá nhân với khoản thu từ lãi tiết kiệm hiện chưa phù hợp. Có ý kiến cho rằng, khi thu nhập bình quân đầu người đạt 10.000 USD/năm mới nên tính chuyện đánh thuế.

"Đánh thuế không bõ, không đáng"
Chuyên gia thuế, TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích hiện có nhiều kênh đầu tư khác nhau như đất đai, chứng khoán, vàng, gửi tiết kiệm... Mục tiêu chung của các kênh đầu tư là kiếm lời. Về lý thuyết, đưa lãi tiết kiệm vào đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng khá bình thường.

'Thu nhập bình quân 10.000 USD hãy tính chuyện đánh thuế lãi tiết kiệm'- Ảnh 1.
Nếu tính yếu tố lạm phát, số tiền lãi nhận được của người gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay thực chất không bao nhiêu - ẢNH: NGỌC THẮNG

Tại các nước phát triển, thu nhập từ lãi tiết kiệm đều đưa vào diện chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, các quốc gia này có thu nhập bình quân đầu người rất cao, mấy chục nghìn USD, thậm chí hàng trăm nghìn USD mỗi năm.

"Thu nhập của người dân thường đủ để nuôi sống bản thân, gia đình, thậm chí dư dật. Ngoài ra, an sinh xã hội tại các quốc gia này cũng khá cao. Trẻ em đi học được miễn học phí, người già đi viện được miễn viện phí. Người dân mua nhà được hỗ trợ vay với lãi suất thấp, khoản tiền lãi vay mua nhà trả góp hàng tháng cũng được trừ trước khi tính thuế TNCN", ông Tú nói.

Khía cạnh khác được vị chuyên gia đề cập là đồng tiền nội tệ của các nước phát triển rất có giá trị, thậm chí là đồng tiền mạnh. Lãi suất vay ngân hàng khá thấp, ổn định, lạm phát cũng thấp. Khi gửi tiền tiết kiệm, người gửi luôn thực dương về lãi suất. Bởi vậy, đưa lãi tiết kiệm vào khoản chịu thuế TNCN là có lý.

Với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển, hiện nay có nước đưa lãi tiết kiệm vào khoản thu nhập tính thuế TNCN, có nước không. Việt Nam nếu xem xét, tham khảo thì cũng phải cân nhắc kỹ, chọn những quốc gia có điều kiện tương đồng.

Bộ Tài chính dẫn ví dụ trường hợp Trung Quốc, Hàn Quốc hay Thái Lan... hiện đang đánh thuế với lãi tiết kiệm, theo ông Tú, điều này chưa tương đồng với Việt Nam.

Ví dụ, Trung Quốc hiện thu nhập bình quân đầu người khoảng 13.000 USD/năm, trong khi Việt Nam chưa tới 5.000 USD/năm; Hàn Quốc cũng là nước có thu nhập bình quân đầu người xếp vào hàng cao trên thế giới...

Nhấn mạnh không nên đánh thuế TNCN với tiền lãi gửi tiết kiệm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trước khi có tiền gửi ngân hàng, người dân đã phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Hiện nay, lãi suất tiền gửi ngân hàng đang rất thấp. Giả sử gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng, mỗi năm người gửi sẽ nhận được khoảng 6 triệu đồng tiền lãi. Với mức lãi suất như vậy, nguồn thu thuế từ lãi tiền gửi không quá lớn. Nếu tính đến yếu tố lạm phát, số tiền lãi nhận được của người gửi thực chất không còn bao nhiêu. "Việc đánh thuế tiền gửi của người dân là không bõ, không đáng", ông Thịnh nói.
5 năm tới chưa nên bàn chuyện đánh thuế lãi tiết kiệm
Theo ông Tú, Việt Nam đang tập trung phát triển kinh tế, dự kiến năm nay phấn đấu tăng trưởng tối thiểu 8%; hướng tới giai đoạn tiếp theo tăng trưởng 2 con số, năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

'Thu nhập bình quân 10.000 USD hãy tính chuyện đánh thuế lãi tiết kiệm'- Ảnh 2.
Đánh thuế lãi tiết kiệm sẽ trực tiếp tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng - ẢNH: NGỌC THẮNG

Muốn kinh tế tăng tốc đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn. Trong khi đó, khoảng 90% doanh nghiệp hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn ngay ngân hàng. Đánh thuế lãi tiết kiệm, người dân sẽ giảm gửi tiền vào ngân hàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng..., trực tiếp tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Nhấn mạnh từ nay đến năm 2030 Việt Nam không nên bàn chuyện đánh thuế lãi tiết kiệm, theo ông Tú: "Giai đoạn sau đó, nếu kinh tế phát triển, an sinh xã hội tốt hơn... mới từng bước tính đến chuyện đánh thuế. Việt Nam đang ở mức thu nhập trung bình nhưng là phần đáy trong khung trung bình. Khi nào thu nhập bình quân đầu người vươn lên khoảng 10.000 USD/năm hãy tính tới chuyện đánh thuế lãi tiết kiệm".
 

Có thể bạn quan tâm

Top