Vòng lặp của hành giả chánh niệm

Tu sĩ mà tu hành với mục đích cầu danh lợi, dễ đi địa ngục hơn so với hàng cư sĩ tại gia.
Lý do là: hướng dẫn lầm lạc người khác, làm diệu pháp biến mất, làm mất niềm tin của những người chưa có niềm tin, dễ phạm vào tội chia rẽ tăng đoàn (chỉ có tu sĩ mới phạm được).
Đã đi tu thì phải cầu quả giải thoát, hoặc các bậc đạo quả hữu học, nếu không đắc cũng đc quả nhân thiên. Hoặc nếu có hạnh nguyện chứng vô thượng bồ đề thì xếp hàng đăng ký, tại slot đa phần đc đăng ký hết rồi, chờ hơi lâu!
Mỗi người có một cách cảm nhận Khổ khác nhau. Nếu không cảm nhận Khổ một cách đúng đắn như Đức Phật đã nói thì khó xuất gia lắm.
 
Mỗi người có một cách cảm nhận Khổ khác nhau. Nếu không cảm nhận Khổ một cách đúng đắn như Đức Phật đã nói thì khó xuất gia lắm.
Dukkha Ariya Sacca để hiểu đc một cách đầy đủ và rốt ráo thì là bậc thánh rồi chứ ko phải là phàm phu.
Đặc điểm của tứ thánh đế là thấy được 1 sẽ thấy được cả 4!
 
Dukkha Ariya Sacca để hiểu đc một cách đầy đủ và rốt ráo thì là bậc thánh rồi chứ ko phải là phàm phu.
Đặc điểm của tứ thánh đế là thấy được 1 sẽ thấy được cả 4!
Thấy toàn bộ các pháp sinh diệt theo mặt chân đế.

Nhưng mà khoan hẵng nói chuyện chứng thánh.

Ý t nói theo trí văn phàm phu thì cái chánh kiến về nghiệp sở hữu ( Kammassakatā Sammādiṭṭhi) mà hiểu đàng hoàng cũng khó.
 
High rcm học kinh Chuyển Pháp Luân qua tài liệu này.

Thật sự nếu tiếp cận Kinh điển như thế này thì sẽ nắm được tinh thần 4 đế và 8 chánh đạo rốt ráo về mặt chữ nghĩa.

 
@Thiên Chúng thầy của m dịch đúng k !


CHÁNH NIỆM KHÓ QUÁ

"Bạch Thầy,
Từ email trước đến giờ, con vẫn chưa lần nào tập được chánh niệm khi nói. Vì trong suốt cả ngày con quên mất.

Buổi sáng ra, con ngồi thiền 15 phút. Có hôm thì con có thể biết mình trong một vài giây, có hôm con chẳng chánh niệm được tẹo nào cả. Có hôm con quyết tâm ghê gớm lắm, sau khi ngồi thiền xong chỉ thấy sân hơn. Có hôm con bỏ không ngồi thiền.
Buổi tối nằm thư giãn cũng vậy. Hôm nào không có chánh niệm được chút nào thì con mất ngủ. Khi tâm con tạm lắng và quay về với cảm giác trên thân được một chút thì con ngủ mất.

Con thấy chánh niệm khó quá! Khi nào tâm bất an quá thì con nghe Pháp, con thấy tâm lắng xuống dễ hơn là ngồi thiền.
Con chúc Thầy sức khỏe!""
------------------------------------------------
"Con thân mến,
Chánh niệm khó quá hả con?
Thế thì chắc đó không phải là chánh niệm thật sự rồi. Ngồi thiền mà thấy mệt và sân, vậy là hành thiền sai rồi. Cách hiểu về thiền của con sai hoàn toàn rồi.

Con thử sờ tay lên mặt xem, làm ngay bây giờ xem nào. Có thấy cảm giác gì không? Cảm giác làn da mềm, ấm, cảm giác bàn tay lạnh, ráp.... con có cảm nhận được không? Có khó không? Có mệt không? Chánh niệm đấy!

Khi con ngồi hoặc nằm, con có cảm nhận được thân mình đang ngồi hay nằm không? Có cảm nhận những chỗ đau nhức, mỏi trong mình, những nơi tiếp xúc giữa thân mình với mặt đất, chân tay với nhau? Có cảm nhận được khuôn mặt, các cảm giác ở vai, tay, lưng không? Có khó không? Chánh niệm đấy!

Khi đi lại, con có cảm nhận được các cảm giác dưới chân mình và các chuyển động không? Khi ăn, khi nói, con có cảm nhận được chuyển động của miệng, các mùi vị không? Khi lái xe, đánh răng, tắm rửa, làm việc vặt con có cảm nhận được các cảm giác và cử động của thân hay không? Những sự cảm nhận ấy có làm con mệt và sân không?

Khi tay tiếp xúc với da mặt, tự động đã có một cảm giác xúc chạm phát sinh, dù chúng ta muốn hay không, trừ người chết hay bất tỉnh. Nhưng tại sao khi con chống cằm nói chuyện hay đọc sách con lại không cảm nhận được sự xúc chạm đó? Hoặc đôi khi lái xe, đôi lúc con quên hẳn mình đang lái xe, đi quá chỗ cần rẽ mới giật mình nhớ ra? Có khi nào con đọc cả trang sách xong mà vẫn không biết mình đã đọc cái gì không?

Đó là vì không có sự chú ý. Khi thầy bảo con chạm tay vào mặt, đó là hành động có chú ý nên con cảm nhận được sự xúc chạm ấy. Lúc khác, con không chú ý hoặc sự chú ý dành cho việc khác bên ngoài, con sẽ khômg cảm nhận được, giống như người chết hoặc bất tỉnh. Những khoảnh khắc đánh mất sự chú ý vào bản thân mình như thế trong cuộc sống hàng ngày là cực nhiều. Vì thế Đức Phật nói : " Người có chánh niệm sẽ đến được bờ bất tử, kẻ thất niệm thì sống cũng như chết rồi".

Điều quan trọng nhất ở đây là sự chú ý.
Chánh niệm là sự chú ý, chú ý vào các cảm nhận trong mình. Như vậy chánh niệm bao gồm hai phần: chú ý và cảm nhận.

Như thầy đã nói ở trên, cảm nhận là tự động. Khi mở mắt thì mắt tự động cảm nhận được cảnh vật bên ngoài. Do vậy, đó không phải là việc của mình. Đó là việc của tự nhiên. 6 giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là 6 cánh cửa mà nghiệp (tạo hóa) đã ban cho chúng ta kể từ khi sinh ra làm người để cảm nhận.

Chú ý mới là phần việc của mình, là một thói quen mình cần luyện tập. Thực ra, chú ý cũng là 1 phần của tự nhiên, việc chúng ta thực sự cần làm là định hướng chú ý. Chúng ta luôn chú ý đến một cái gì đó, bên trong hay bên ngoài, nó là 1 thuộc tính của tâm (trong Vi Diệu Pháp gọi là manasikara - tác ý), luôn đi kèm khi chúng ta nhận thức một sự việc. Có điều, sự chú ý của chúng ta không bao giờ liên tục trên 1 đối tượng, nó thay đổi cực kỳ nhanh. Thực ra đó cũng là một bản năng, nó giúp chúng ta có thể làm nhiều việc một lúc: vừa lái xe, vừa nhìn đường, vừa nghe tiếng bên ngoài, trong lúc tâm vẫn suy nghĩ trăm thứ chuyện khác.

Sự thay đổi quá nhanh, quá nhiều đối tượng đến mức hầu như mình không còn làm chủ được nó nữa - tâm trở nên hoang dại, hướng sự chú ý đến một đối tượng này trong một phần nhỏ của giây, còn chưa kịp tiêu hóa thông tin nhận được, chưa kịp định hình đầy đủ nó là cái gì, tâm đã chuyển sang thứ khác, cũng ngắn ngủi, chóng tàn như vậy.

Chúng ta hay nói là sự chú ý bị phân tán (không có định, định tâm yếu). Nhưng thực ra không phải nó bị phân tán, mà nó vẫn như nhau không thay đổi - sự chú ý này là một thuộc tính của tâm, nó không có cường độ lớn nhỏ (tâm sở biến hành: tác ý, manasikara. Tâm sở biến hành là các loại tâm có mặt trong mọi tiến trình nhận thức, có 7 tâm sở biến hành là xúc, thọ, tưởng, tư, thắng giải, nhất tâm, tác ý. Phần này con ko cần đọc cũng được). Khi chúng ta thấy mình "chú ý" nhiều hơn đến một cái gì đó, nghĩa là sự chú ý đặt lên đối tượng ấy liên tục và kéo dài hơn các đối tượng khác, chứ không phải cường độ chú ý mạnh yếu khác nhau.

Sự mất kiểm soát đối với định hướng chú ý, không biết sự chú ý đang ở đâu, không nhận ra sự chuyển hướng chú ý như vậy gọi là thất niệm (mất chánh niệm).

Kẻ thất niệm thì sống cũng như chết rồi, bởi vì người thất niệm không làm chủ được cuộc sống của mình, mà để phiền não, ô nhiễm làm chủ. Phiền não chiếm đoạt quyền được sống cuộc đời của mình.
Khi chúng ta định hướng chú ý, hướng sự chú ý đến nơi mình muốn (là thân tâm mình, hay nói cách khác là 4 niệm xứ thân, thọ, tâm, pháp. Trong thuật ngữ Phật học gọi sự định hướng chú ý đến tứ niệm xứ này là như lý tác ý - yoniso manasikara), mà không để tâm hoang dại, là chúng ta đã bắt đầu được sống cuộc đời mình, có quyền định hướng cuộc đời mình đến nơi mình muốn đến.

Quyền định hướng này có thể gọi bằng 1 tên khác là các hành động có chủ ý (thuật ngữ Phật học là tư tác - cetana). Nếu chúng ta thất niệm, chúng ta không sử dụng được quyền này để tạo ra thiện nghiệp, mà các loại phiền não, ô nhiễm sẽ cướp quyền để tạo ra các bất thiện nghiệp. Ví dụ, khi xem TV, thì tâm tham cái xe đẹp đã chiếm quyền định hướng tâm và thúc đẩy tâm thích (tham) tăng trưởng, dẫn đến hành động tương lai là ngày nào đó đủ tiền sẽ mua. Lúc này tâm tham là chủ ý, không phải trí tuệ là chủ ý. Quả khổ trực tiếp là hàng ngày phải tăng mức độ hành xác kiếm tiền để thỏa mãn tâm tham đó.

Chính vì vậy Đức Phật nói: tư tác (chủ ý, cetana) chính là nghiệp. Sự chủ ý này có mặt trong mọi lúc, trong bất cứ mọi nhận thức, hành động, lời nói hay suy nghĩ nào của chúng ta, không ngừng nghỉ, gieo nhân cho những gì chúng ta sẽ gặt ở tương lai.

Khi thực hành, chúng ta rèn luyện thói quen hướng sự chú ý vào các cảm nhận. Nên nhớ nhiệm vụ của mình là chú ý chứ ko phải cố gắng cảm nhận, đây là sai lầm của rất nhiều thiền sinh và của con nữa. Đó là nguyên nhân làm con căng thẳng, mệt và sân.
Mỗi khi tâm lang thang, lại nhẹ nhàng hướng sự chú ý vào thân mình. Quyét qua toàn thân để xem : Trong thân đang có những cảm giác gì? Có chỗ nào căng thẳng, đau, nhức, mỏi hay không? Có cảm nhận được thân mình đang ngồi đây, đang đi, đứng, nằm đây không? Rà soát - Cảm nhận - Thả lỏng. Lặp đi lặp lại.

Những yếu quyết cơ bản thầy đã dạy nhiều trong các bài pháp:
+ Rà soát - cảm nhận - thả lỏng
+ Thư giãn - thoải mái - biết mình
+ Không mong cầu - không chống đối - không tìm cách thay đổi.

Sự thực hành thật ra rất đơn giản. Nhưng con không làm như thế. Thay vì nhẹ nhàng và thư giãn hướng sự chú ý vào bên trong để biết mình, như ngồi nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài, thì con lại cố gắng cảm nhận, và tệ hơn nữa là cố gắng tập trung, cố gắng đánh đuổi suy nghĩ. Có lẽ trầm cảm và stress lâu ngày làm tâm con, từ trong vô thức luôn cuống cuồng tìm mọi cách để được an ổn, dù là an ổn giả tạo, và có thái độ chống đối quyết liệt với những thứ làm con bất an (như suy nghĩ) thay vì chấp nhận nó và nhẹ nhàng buông bỏ để quay lại thân mình. Xu hướng vô thức ấy phá hoại sự thực hành, do vậy phát hiện và điều chỉnh xu hướng này là nhiệm vụ chính của con, nó sẽ rất lâu dài và cần nhiều kiên nhẫn.

Tâm thiếu chú ý và thiếu ổn định, các cảm nhận thường rất hời hợt, mơ hồ. Vì mơ hồ, nên không tập trung, dễ bị suy nghĩ cuốn đi. Cái vòng luẩn quẩn này lặp lại bởi vì các năng lực tâm linh, tức là 5 nền tảng sức mạnh: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ quá yếu ớt. Các sức mạnh này cần tu tập đúng phương pháp, liên tục cả một thời gian dài để làm vững chắc và tăng trưởng dần. Nhưng mọi người cứ muốn "làm ít, ăn nhiều", không muốn đầu tư công sức lâu dài, nên họ thường áp dụng một phương pháp thô bạo là ép mình tập trung, ép mình cảm nhận rõ nét một đối tượng nào đó (như hơi thở hoặc phồng xẹp ở bụng chẳng hạn), hung hăng sử dụng sức mạnh ý chí để bắt mình ngồi yên, ngồi lâu, đè nén mọi suy nghĩ khởi lên. Điều đó chỉ gây thêm căng thẳng, mệt mỏi. Ép không được thì sân, chán, rồi bỏ cuộc.
 
Thiền là một nghệ thuật nghỉ ngơi trong tỉnh thức. Con không nghỉ ngơi, mà lại biến thiền thành một cuộc chiến đấu tơi tả. Nhưng cái hiểu sai này vẫn không phải là điều chủ yếu khiến con không thực hành được. Hầu như tất cả mọi người ít nhiều đều bị hiểu sai như vậy khi mới thực hành, và qua nhiều lần va vấp, họ mới dần dần điều chỉnh để thực hành đúng.
Cái chính là con không nhiệt tâm.

Nếu thực sự thực hành, nếu thực sự đầu tư tâm huyết thì khi gặp khó khăn, người thiền sinh sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu vấn đề và vượt qua khó khăn đó. Trình pháp với thầy, nghe pháp, tìm hiểu và thử nghiệm, 1 lần không được thì 5 lần, 10 lần, hàng trăm lần..... Những khó khăn đó có ai là không gặp đâu. Những gì thầy dạy trong các bài pháp, các bức thư...đã quá đủ để thực hành, mọi vấn đề và cách giải quyết đều nằm trong đó. Trong đó là kết tinh những kinh nghiệm và hiểu biết của thầy, đã được trả giá bằng bao nhiêu tháng năm tuổi trẻ, khước từ vô số cám dỗ của thế gian, bao nhiêu lần vấp ngã, bao nhiêu gian khổ, mồ hôi và nước mắt. Rất nhiều người nói với thầy, khi gặp khó khăn, họ nghe pháp, đọc lại những gì thầy viết và thấy mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, họ tìm được hướng giải quyết cho vấn đề của mình, tìm được động lực để tiếp tục đứng lên. Nhiều học trò của thầy thực hành rất tốt, trưởng thành rất nhiều còn chưa bao giờ gặp thầy, họ chỉ nghe pháp trên mạng và hỏi qua email, trong khi có những người gặp thường xuyên thì vẫn chẳng khá hơn tý nào. Sẵn có quá thì họ không biết quý trọng, ỷ lại, không tự mình đầu tư tâm huyết để thực hành.
Hiểu biết của con chỉ có thể đạt được khi con sống với Pháp, khi con bỏ công sức, thời gian và tâm huyết để thực hành, trăn trở, luôn nghĩ đến nó, hướng đến nó như việc quan trọng và đáng làm nhất trong cuộc đời mình. Chẳng có cái gì miễn phí cả. Hiểu biết của thầy là của thầy, là kết quả của bao nhiêu năm cống hiến, sống chết với sự thực hành Pháp. Hiểu biết ấy không thể kế thừa, trao tặng cho con hay ai được hết, mà những lời thầy dạy chỉ là những hướng dẫn và gợi ý cho bọn con tham khảo, đối chiếu và áp dụng thử nghiệm trong quá trình thực hành của mình. Bọn con vẫn phải tự mình bước đi, tự mình vấp ngã và đứng dậy, tự mình trả giá và vượt qua khó khăn. Nếu không sẵn lòng như vậy, thì làm sao xứng đáng có được những hiểu biết và trí tuệ làm thay đổi cuộc đời mình, để thăng hoa từ một tồn tại tâm trí thấp kém lên một tầm cao tâm linh và trí tuệ mới.

Tâm hướng về đâu, cuộc đời sẽ đi về nơi ấy. Thử hỏi bản thân xem tâm mình hàng ngày hướng về đâu nhiều nhất? Về công việc và gia đình hay về thực hành Pháp? Tâm con hướng về cái gì nhiều nhất thì cái đó là thứ con coi là quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Chẳng lẽ cuộc đời sinh ra chỉ để kiếm tiền, hưởng thụ rồi chờ chết hay sao?

Thời gian con để thực hành thiền mỗi ngày chỉ có 15 phút, còn chưa bằng thời gian con dành cho việc đánh răng rửa mặt, chải chuốt tóc tai.

Bao nhiêu năm tuổi trẻ con đầu tư vào việc tìm kiếm hạnh phúc từ hưởng thụ, hưởng thụ sự thỏa mãn vật chất, tình cảm lứa đôi, dính mắc con cái gia đình, tranh đoạt danh lợi với đời, để được vô số phiền não và trầm cảm đến tận bây giờ, mà vẫn còn định tiếp tục đầu tư lỗ vốn như vậy nữa hay sao!

Con dành phần lớn thời gian và tâm trí, và stress đi kèm, cho việc lấy bằng tiến sỹ, cuối cùng là để có được 1 vị trí tốt, sự đánh giá cao của mọi người, và có thu nhập cao hơn. Điều ấy cũng chẳng có gì sai cả, có cuộc sống ổn định, đầy đủ là việc nên làm, nhưng nó có thực sự làm tâm con bình an, thanh thản và trí tuệ hơn tý nào không, cách sống hiện nay có giúp con thanh toán hết kho phiền não và trầm cảm hay không? Có đáng để con đầu tư hầu như toàn bộ những gì con có, sức khỏe, thời gian và tâm trí vào đấy hay không? Những thứ đó không thể cứu con khỏi đau khổ, Pháp và những lời dạy của thầy không thể cứu con, chỉ có chính con mới cứu được con bằng sự thực hành Pháp.

Cuộc đời cho ta cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành. Tất cả mọi sai lầm, đau khổ và hạnh phúc, mọi sự việc mình được trải nghiệm, mọi con người mình đã và sẽ gặp, đều là cơ hội, là món quà cuộc đời trao tặng cho mình để sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng nó để có trí tuệ thấu hiểu cuộc đời, thấu hiểu chính mình, để thoát ra khỏi phiền não và đau khổ, hay chúng ta chỉ "take it for granted", coi nó là điều hiển nhiên rồi tìm mọi cách để hưởng thụ miễn phí chờ chết.

Cuộc đời chỉ tặng cho chúng ta cơ hội, chứ cuộc đời không cho ta cái ta muốn. Biến cơ hội thành kết quả là trách nhiệm của chúng ta. Và cơ hội ấy là bình đẳng với tất cả mọi người, ai cũng có, người nào biết trân quý cơ hội và sử dụng hiệu quả, người ấy sẽ xứng đáng có được cơ hội lớn hơn cho hạnh phúc và sự trưởng thành.

Con đã có cơ hội gặp chánh pháp cách đây mấy năm, từ ngày gặp thầy (4 hay 5 năm rồi?). Nếu con biết quý trọng cơ hội ấy, nếu con đầu tư cho việc thực hành pháp từ ngày ấy, cuộc đời con bây giờ đã khác rất nhiều rồi, đã đi theo 1 hướng hoàn toàn khác rồi. Sự đầu tư ấy đã mang cho con những cơ hội lớn hơn để thực hành pháp, cũng giống như khi còn nghèo khó đã tiết kiệm và mạnh dạn đầu tư vào 1 công ty mới mở, công ty càng lớn sinh lãi càng nhiều, có nhiều tiền rồi thì cơ hội tái đầu tư kiếm tiền càng nhiều hơn. Nếu ngày đó con dành hết tâm huyết, đức tin và lòng kiên nhẫn để thực hành thì bây giờ con đã thấy việc thực hành thật đơn giản, dễ dàng, nó đã là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của con, tâm thiện lành và trí tuệ nhiều hơn sẽ giúp cho phước trổ nhiều hơn, cuộc sống của con đã thuận lợi hơn, thuận duyên hơn để thực hành pháp. Bởi lẽ cuộc đời là sự phản ảnh trực tiếp của chất lượng tâm chúng ta.

Hãy tinh tấn lên, với tất cả đức tin và kham nhẫn. Chừng nào con còn chưa coi thực hành Pháp là công việc quan trọng và ý nghĩa nhất của cuộc đời mình, chừng ấy con vẫn chưa xứng đáng có được trí tuệ và hạnh phúc đích thực. Thiền không thể giới hạn trong việc cố gắng ngồi im trong 15 phút để chiến đấu với tâm mình như thế. Hãy dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho việc thực hành thiền chính thức. Thời gian đó là để chuyên tâm cho công việc quan trọng nhất, không để những việc tầm thường, vụn vặt hàng ngày quấy nhiễu. Đừng lấy lý do bận, nếu con không thể mang lý do bận để mong già, chết và phiền não, đau khổ tha cho con, thì đừng mang lý do bận ra để trì hoãn việc thực hành Pháp. Con "bận" là bởi vì đối với con những việc vụn vặt tầm thường kia vẫn quan trọng và đáng dành thơi gian hơn việc thực hành Pháp.

Mình luôn có đủ thời gian nếu mình thực sự coi nó là việc quan trọng nhất.

Có thể chia thời gian thực hành chính thức làm 2 hoặc 3 lần trong ngày, kết hợp 1 cách khéo léo 4 tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Điều chỉnh thời gian và trình tự xen kẽ của 4 tư thế đó cho thích hợp nhất với mình, sao cho thoải mái và thư giãn nhất, không căng thẳng, mỏi mệt. Thời gian thực hành chính thức rất quan trọng, đó là thời gian thực hành chuyên sâu, có sự chuyên sâu này mới giúp cho con chánh niệm được trong những công việc khác trong ngày. Muốn phát triển hơn nữa thì phải tăng thêm, 2 tiếng mỗi ngày chỉ đủ để duy trì không lui sụt mà thôi.

Ngoài ra, hãy tận dụng mọi cơ hội để thực hành, 5 phút nghỉ giữa giờ học, 3 phút uống nước, từng bước chân khi đi từ chỗ này đến chỗ nọ, khi leo cầu thang, khi chờ thang máy, nửa tiếng hành thiền trên xe buýt, thời gian tập thể dục, 5,10 phút chờ giấc ngủ đến..... Giữ giới nghiêm chỉnh, nhất là cái mồm không nói lời vô ích, tai không hóng việc không phải của mình, mắt không láo liên nhìn quanh; thu thúc các giác quan, niệm chết, niệm Phật....rất nhiều pháp hành thầy đã dạy trong các bài pháp. Những gì thầy dạy là quá đủ để thực hành. Những gì con đang có ngày hôm nay là quá đủ để thực hiện nhiệm vụ của ngày hôm nay. Đừng để tâm tham khiến con chỉ lo cho ngày mai mà quên sống ngày hôm nay.

"Chỉ có ta là nơi nương tựa của chính ta. Hãy lấy Pháp làm hòn đảo, làm nơi nương tựa duy nhất".
Thầy mong sẽ không phải viết một bức thư thứ hai nào như thế này cho con hay bất cứ học trò nào của thầy nữa.

Hãy cố gắng lên con!
Cuộc đời này là của con. Hãy sống cuộc đời mình. Đừng dâng tặng cuộc đời quý giá này cho phiền não giày xéo nữa!

Với tâm từ của thầy.
Sư Tâm Pháp
Nguồn: http://www.sutamphap.com/thu-thay-tro/chanh-niem-kho-qua
Nhóm Thiền Giữa Đời Thường

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
 
Thiền là một nghệ thuật nghỉ ngơi trong tỉnh thức. Con không nghỉ ngơi, mà lại biến thiền thành một cuộc chiến đấu tơi tả. Nhưng cái hiểu sai này vẫn không phải là điều chủ yếu khiến con không thực hành được. Hầu như tất cả mọi người ít nhiều đều bị hiểu sai như vậy khi mới thực hành, và qua nhiều lần va vấp, họ mới dần dần điều chỉnh để thực hành đúng.
Cái chính là con không nhiệt tâm.

Nếu thực sự thực hành, nếu thực sự đầu tư tâm huyết thì khi gặp khó khăn, người thiền sinh sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu vấn đề và vượt qua khó khăn đó. Trình pháp với thầy, nghe pháp, tìm hiểu và thử nghiệm, 1 lần không được thì 5 lần, 10 lần, hàng trăm lần..... Những khó khăn đó có ai là không gặp đâu. Những gì thầy dạy trong các bài pháp, các bức thư...đã quá đủ để thực hành, mọi vấn đề và cách giải quyết đều nằm trong đó. Trong đó là kết tinh những kinh nghiệm và hiểu biết của thầy, đã được trả giá bằng bao nhiêu tháng năm tuổi trẻ, khước từ vô số cám dỗ của thế gian, bao nhiêu lần vấp ngã, bao nhiêu gian khổ, mồ hôi và nước mắt. Rất nhiều người nói với thầy, khi gặp khó khăn, họ nghe pháp, đọc lại những gì thầy viết và thấy mọi thứ trở nên rõ ràng hơn, họ tìm được hướng giải quyết cho vấn đề của mình, tìm được động lực để tiếp tục đứng lên. Nhiều học trò của thầy thực hành rất tốt, trưởng thành rất nhiều còn chưa bao giờ gặp thầy, họ chỉ nghe pháp trên mạng và hỏi qua email, trong khi có những người gặp thường xuyên thì vẫn chẳng khá hơn tý nào. Sẵn có quá thì họ không biết quý trọng, ỷ lại, không tự mình đầu tư tâm huyết để thực hành.
Hiểu biết của con chỉ có thể đạt được khi con sống với Pháp, khi con bỏ công sức, thời gian và tâm huyết để thực hành, trăn trở, luôn nghĩ đến nó, hướng đến nó như việc quan trọng và đáng làm nhất trong cuộc đời mình. Chẳng có cái gì miễn phí cả. Hiểu biết của thầy là của thầy, là kết quả của bao nhiêu năm cống hiến, sống chết với sự thực hành Pháp. Hiểu biết ấy không thể kế thừa, trao tặng cho con hay ai được hết, mà những lời thầy dạy chỉ là những hướng dẫn và gợi ý cho bọn con tham khảo, đối chiếu và áp dụng thử nghiệm trong quá trình thực hành của mình. Bọn con vẫn phải tự mình bước đi, tự mình vấp ngã và đứng dậy, tự mình trả giá và vượt qua khó khăn. Nếu không sẵn lòng như vậy, thì làm sao xứng đáng có được những hiểu biết và trí tuệ làm thay đổi cuộc đời mình, để thăng hoa từ một tồn tại tâm trí thấp kém lên một tầm cao tâm linh và trí tuệ mới.

Tâm hướng về đâu, cuộc đời sẽ đi về nơi ấy. Thử hỏi bản thân xem tâm mình hàng ngày hướng về đâu nhiều nhất? Về công việc và gia đình hay về thực hành Pháp? Tâm con hướng về cái gì nhiều nhất thì cái đó là thứ con coi là quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Chẳng lẽ cuộc đời sinh ra chỉ để kiếm tiền, hưởng thụ rồi chờ chết hay sao?

Thời gian con để thực hành thiền mỗi ngày chỉ có 15 phút, còn chưa bằng thời gian con dành cho việc đánh răng rửa mặt, chải chuốt tóc tai.

Bao nhiêu năm tuổi trẻ con đầu tư vào việc tìm kiếm hạnh phúc từ hưởng thụ, hưởng thụ sự thỏa mãn vật chất, tình cảm lứa đôi, dính mắc con cái gia đình, tranh đoạt danh lợi với đời, để được vô số phiền não và trầm cảm đến tận bây giờ, mà vẫn còn định tiếp tục đầu tư lỗ vốn như vậy nữa hay sao!

Con dành phần lớn thời gian và tâm trí, và stress đi kèm, cho việc lấy bằng tiến sỹ, cuối cùng là để có được 1 vị trí tốt, sự đánh giá cao của mọi người, và có thu nhập cao hơn. Điều ấy cũng chẳng có gì sai cả, có cuộc sống ổn định, đầy đủ là việc nên làm, nhưng nó có thực sự làm tâm con bình an, thanh thản và trí tuệ hơn tý nào không, cách sống hiện nay có giúp con thanh toán hết kho phiền não và trầm cảm hay không? Có đáng để con đầu tư hầu như toàn bộ những gì con có, sức khỏe, thời gian và tâm trí vào đấy hay không? Những thứ đó không thể cứu con khỏi đau khổ, Pháp và những lời dạy của thầy không thể cứu con, chỉ có chính con mới cứu được con bằng sự thực hành Pháp.

Cuộc đời cho ta cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành. Tất cả mọi sai lầm, đau khổ và hạnh phúc, mọi sự việc mình được trải nghiệm, mọi con người mình đã và sẽ gặp, đều là cơ hội, là món quà cuộc đời trao tặng cho mình để sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng nó để có trí tuệ thấu hiểu cuộc đời, thấu hiểu chính mình, để thoát ra khỏi phiền não và đau khổ, hay chúng ta chỉ "take it for granted", coi nó là điều hiển nhiên rồi tìm mọi cách để hưởng thụ miễn phí chờ chết.

Cuộc đời chỉ tặng cho chúng ta cơ hội, chứ cuộc đời không cho ta cái ta muốn. Biến cơ hội thành kết quả là trách nhiệm của chúng ta. Và cơ hội ấy là bình đẳng với tất cả mọi người, ai cũng có, người nào biết trân quý cơ hội và sử dụng hiệu quả, người ấy sẽ xứng đáng có được cơ hội lớn hơn cho hạnh phúc và sự trưởng thành.

Con đã có cơ hội gặp chánh pháp cách đây mấy năm, từ ngày gặp thầy (4 hay 5 năm rồi?). Nếu con biết quý trọng cơ hội ấy, nếu con đầu tư cho việc thực hành pháp từ ngày ấy, cuộc đời con bây giờ đã khác rất nhiều rồi, đã đi theo 1 hướng hoàn toàn khác rồi. Sự đầu tư ấy đã mang cho con những cơ hội lớn hơn để thực hành pháp, cũng giống như khi còn nghèo khó đã tiết kiệm và mạnh dạn đầu tư vào 1 công ty mới mở, công ty càng lớn sinh lãi càng nhiều, có nhiều tiền rồi thì cơ hội tái đầu tư kiếm tiền càng nhiều hơn. Nếu ngày đó con dành hết tâm huyết, đức tin và lòng kiên nhẫn để thực hành thì bây giờ con đã thấy việc thực hành thật đơn giản, dễ dàng, nó đã là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của con, tâm thiện lành và trí tuệ nhiều hơn sẽ giúp cho phước trổ nhiều hơn, cuộc sống của con đã thuận lợi hơn, thuận duyên hơn để thực hành pháp. Bởi lẽ cuộc đời là sự phản ảnh trực tiếp của chất lượng tâm chúng ta.

Hãy tinh tấn lên, với tất cả đức tin và kham nhẫn. Chừng nào con còn chưa coi thực hành Pháp là công việc quan trọng và ý nghĩa nhất của cuộc đời mình, chừng ấy con vẫn chưa xứng đáng có được trí tuệ và hạnh phúc đích thực. Thiền không thể giới hạn trong việc cố gắng ngồi im trong 15 phút để chiến đấu với tâm mình như thế. Hãy dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày cho việc thực hành thiền chính thức. Thời gian đó là để chuyên tâm cho công việc quan trọng nhất, không để những việc tầm thường, vụn vặt hàng ngày quấy nhiễu. Đừng lấy lý do bận, nếu con không thể mang lý do bận để mong già, chết và phiền não, đau khổ tha cho con, thì đừng mang lý do bận ra để trì hoãn việc thực hành Pháp. Con "bận" là bởi vì đối với con những việc vụn vặt tầm thường kia vẫn quan trọng và đáng dành thơi gian hơn việc thực hành Pháp.

Mình luôn có đủ thời gian nếu mình thực sự coi nó là việc quan trọng nhất.

Có thể chia thời gian thực hành chính thức làm 2 hoặc 3 lần trong ngày, kết hợp 1 cách khéo léo 4 tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Điều chỉnh thời gian và trình tự xen kẽ của 4 tư thế đó cho thích hợp nhất với mình, sao cho thoải mái và thư giãn nhất, không căng thẳng, mỏi mệt. Thời gian thực hành chính thức rất quan trọng, đó là thời gian thực hành chuyên sâu, có sự chuyên sâu này mới giúp cho con chánh niệm được trong những công việc khác trong ngày. Muốn phát triển hơn nữa thì phải tăng thêm, 2 tiếng mỗi ngày chỉ đủ để duy trì không lui sụt mà thôi.

Ngoài ra, hãy tận dụng mọi cơ hội để thực hành, 5 phút nghỉ giữa giờ học, 3 phút uống nước, từng bước chân khi đi từ chỗ này đến chỗ nọ, khi leo cầu thang, khi chờ thang máy, nửa tiếng hành thiền trên xe buýt, thời gian tập thể dục, 5,10 phút chờ giấc ngủ đến..... Giữ giới nghiêm chỉnh, nhất là cái mồm không nói lời vô ích, tai không hóng việc không phải của mình, mắt không láo liên nhìn quanh; thu thúc các giác quan, niệm chết, niệm Phật....rất nhiều pháp hành thầy đã dạy trong các bài pháp. Những gì thầy dạy là quá đủ để thực hành. Những gì con đang có ngày hôm nay là quá đủ để thực hiện nhiệm vụ của ngày hôm nay. Đừng để tâm tham khiến con chỉ lo cho ngày mai mà quên sống ngày hôm nay.

"Chỉ có ta là nơi nương tựa của chính ta. Hãy lấy Pháp làm hòn đảo, làm nơi nương tựa duy nhất".
Thầy mong sẽ không phải viết một bức thư thứ hai nào như thế này cho con hay bất cứ học trò nào của thầy nữa.

Hãy cố gắng lên con!
Cuộc đời này là của con. Hãy sống cuộc đời mình. Đừng dâng tặng cuộc đời quý giá này cho phiền não giày xéo nữa!

Với tâm từ của thầy.
Sư Tâm Pháp
Nguồn: http://www.sutamphap.com/thu-thay-tro/chanh-niem-kho-qua
Nhóm Thiền Giữa Đời Thường

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
Ý m là sao
 
@dungdamchemnhau :))
T đùa thôi, nghiệp không phải lúc nào cũng là tiêu cực, có thiện, ác và vô ký nữa mà. Đối với thầy m pháp hành tốt như vậy, bọn t cũng ngưỡng mộ và cầu pháp.
T đc Chư Thiên chỉ dẫn gặp. Chứ phàm phu tục tử như tao sao đủ trí tuệ NHẬN RA thánh nhân ngay bên cạnh mình. Chắc t chỉ có thể tiết lôk đc nhiêu đó thôi.
 
Đừng nói cho nhiều người biết. Để thày yên. Đừng nói những gì thày đã đạt đx
Thầy m những người nghiên cứu Phật học ai mà ko biết, dịch quá trời sách mà.

M nói tên t ko nhớ, chứ nhìn đống sách là t biết ai.
VN có Sư Chánh Minh, Khánh Hỷ, Pháp Thông, Tâm Pháp .... là dịch nhiều sách.
 
@dungdamchemnhau :))
T đùa thôi, nghiệp không phải lúc nào cũng là tiêu cực, có thiện, ác và vô ký nữa mà. Đối với thầy m pháp hành tốt như vậy, bọn t cũng ngưỡng mộ và cầu pháp.
Sanh hữu đau đớn, đáng sợ.
Lúc đó do Sắc Ý vật chưa mạnh nên Tưởng không đủ mạnh, không thể nhớ lại nỗi đau đó.
Nhưng cảm thọ luôn luôn có mặt, dòng tâm sanh diệt luôn luôn trôi chảy.
Chúng ta luôn luôn đau đớn khi trong thai bào, khi lọt lòng và khi lớn lên đến hết cuộc đời !

 
cái đó k nói. Nhưng cái cần k phải ai cũng biết.
, nếu m hình dung hành trình đi tìm Minh sư của t, bắt đầu từ Tứ Phủ qua Tịnh độ, thiền tông, mật tông mà vẫn ko thấy con đường dành cho riêng mình, buồn bã, thất vọng, có lúc tuyệt vọng đến cùng cực ... rồi ngày t đc chỉ dẫn đến tìm, đcm ngày đấy là ngày sướng nhất đời tao, t quá mệt mỏi sau khi đi dọc Nam Bắc , gặp ko biết bao nhiêu cái đầu trọc mà đa phần là như lồn.
T học Phật Pháp online toàn bộ, t đi chùa Nam Tông đúng 1 lần vào khóa thiền 3 ngày => Từ đó có pháp danh.
Còn lại t toàn ở nhà đọc sách + nghe băng đĩa. T đọc + nghe vậy thôi chứ ko có sư phụ cụ thể.
Mỗi người t học 1 chút.
 
T dc con em dẫn vô thiền tông mà h phải tránh xa nó, thiền kiểu j h suốt ngày giải mã giấc mơ rồi tin tự tâm. Sau coi utube và các đạo hữu trên này khai thị thì h đang đọc kinh nikaya :)
 
T dc con em dẫn vô thiền tông mà h phải tránh xa nó, thiền kiểu j h suốt ngày giải mã giấc mơ rồi tin tự tâm. Sau coi utube và các đạo hữu trên này khai thị thì h đang đọc kinh nikaya :)
Cứ nghe, đọc rồi tự xem xét nội dung có đi ngược lại 4 đế - 12 duyên khởi hay 37 bồ đề phần k là đc.


 
T dc con em dẫn vô thiền tông mà h phải tránh xa nó, thiền kiểu j h suốt ngày giải mã giấc mơ rồi tin tự tâm. Sau coi utube và các đạo hữu trên này khai thị thì h đang đọc kinh nikaya :)
Đồng cảnh ngộ, nếu hữu duyên hôm nào t lại mời bạn đi mát xa 4 tay, a em cùng đàm đạo =))
 
Cái vụ mà niệm Phật ma ko nhát là không có đâu.
Đủ duyên nghiệp trổ là mình niệm cứ niệm, nó nhát cứ nhát.
Đến cả Đệ nhất trí tuệ Xá Lợi Phất mà còn bị ma quỷ nó hại.

Năm nhân vật bị đất rút thời Phật tại thế bởi ác nghiệp quá nặng ( xem nội dung trong từng hình)
Nguồn: Nikaya và Ahàm


Ông Devadatta (Đề bà đạt đa) phạm tội phá hòa hợp tăng và lăn đá hại Phật làm Phật ra máu.


May be an image of temple






Thanh niên Udameyyaka hiếp dâm tỳ kheo ni Uppalavana ( Liên Hoa Sắc) trong lúc đang ngủ. Tỳ kheo ni ấy là đại đệ tử tỳ kheo ni a la hán thần thông đệ nhất của Phật

May be an image of 1 person, monument and temple



Quỷ dạ xoa Nanda đấm rất mạnh vào đầu ngài pháp chủ Sariputta (Xá lợi Phất) trong lúc ngài đang ngồi thiền ngày rằm

May be an image of 1 person



Bà Cinca vì ham tiền vàng theo lời xúi quẩy của kẻ ngoại đạo, độn bụng cỏ giả đứa bé mang thai vu khống Phật gian dâm với bà có thai tại tịnh xá Kì Viên

May be an image of 1 person and temple





Vua Suppabuddha (Thiện Giác) cha của công chúa DA-Du -đà-la bất mãn với Phật, ngồi ngáng đường không cho Phật đi qua và gặp quả báo đất rút sau 7 ngày.

May be an image of temple
 
T học Phật Pháp online toàn bộ, t đi chùa Nam Tông đúng 1 lần vào khóa thiền 3 ngày => Từ đó có pháp danh.
Còn lại t toàn ở nhà đọc sách + nghe băng đĩa. T đọc + nghe vậy thôi chứ ko có sư phụ cụ thể.
Mỗi người t học 1 chút.
Dù sao cũng nên gần gũi các thiện tri thức. Vẫn cần có người đi trước chia sẻ kinh nghiệm, với căn cơ của m thế này trong thời điểm hiện tại chắc chỉ có sang Miến là thỏa chí cho m. Kể cả những ng ẩn cư đi nữa thì vẫn có những giai đoạn có thể khoảng 5 năm lại trở lại cuộc sống hiện tại để thực chứng nữa. Ông nào mà đi đúng đường mà ko có thày dạy thì là điều viển vông trong thời cuộc bây giờ. Đúng đường ý của t ít nhất là đã giảm dần phiền não tham sân si. Người m đang đọc sách cũng phải có thày đấy :))
 
Sửa lần cuối:
T đc Chư Thiên chỉ dẫn gặp. Chứ phàm phu tục tử như tao sao đủ trí tuệ NHẬN RA thánh nhân ngay bên cạnh mình. Chắc t chỉ có thể tiết lôk đc nhiêu đó thôi.
T thì đc ... Khai ngộ cho mà biết trên đời này có chánh pháp, mà thôi, nói chắc cũng chả ai tin.
 
Top