Vòng lặp của hành giả chánh niệm

Ở đây cái sai là cho rằng 1 trong những danh từ chỉ sắc ,thọ ,tưởng hành ,thức là tự ngã.
Nhưng vô ngã ở đây có được xem là không có tự ngã chăng.
Bài kinh trên rõ ràng không khẳng định điều này.
Bro có thể kiến giải thêm chăng.
Vô ngã là từ dịch sai, ngã là 1 cực, vô ngã là 1 cực khác. Không phải là không có ngã mà là không có gì có thể xem là ngã. Không phải là không có bản chất cốt lõi mà là không có gì có thể được xem là bản chất cốt lõi.
Đó không phải là một loại niềm tin hay một loại khái niệm triết học mà đó là từ ngữ mô tả một kinh nghiệm, dù cố gắng tìm kiếm đến cỡ nào cũng không thể tìm thấy bất cứ một cái gì là tôi, không thể tìm kiếm được bất cứ một cái gì được xem là của tôi, thứ duy nhất cảm nhận được chỉ là sự trống không vô tận về mặt cốt lõi.
 
Vô ngã là từ dịch sai, ngã là 1 cực, vô ngã là 1 cực khác. Không phải là không có ngã mà là không có gì có thể xem là ngã. Không phải là không có bản chất cốt lõi mà là không có gì có thể được xem là bản chất cốt lõi.
Đó không phải là một loại niềm tin hay một loại khái niệm triết học mà đó là từ ngữ mô tả một kinh nghiệm, dù cố gắng tìm kiếm đến cỡ nào cũng không thể tìm thấy bất cứ một cái gì là tôi, không thể tìm kiếm được bất cứ một cái gì được xem là của tôi, thứ duy nhất cảm nhận được chỉ là sự trống không vô tận về mặt cốt lõi.
Cái khái niệm lí vô ngã nói về rất nhiều khía cạnh, rất sâu. Bởi vậy bậc trí mạnh mới có thể giác ngộ với tướng này.
 
Ở đây cái sai là cho rằng 1 trong những danh từ chỉ sắc ,thọ ,tưởng hành ,thức là tự ngã.
Nhưng vô ngã ở đây có được xem là không có tự ngã chăng.
Bài kinh trên rõ ràng không khẳng định điều này.
Bro có thể kiến giải thêm chăng.
Ngã theo quan điểm Phật giáo là sự ảo tưởng cho rằng tổ hợp ngũ uẩn là ta. Phật giáo không tách riêng từng thành tố trong ngũ uẩn như bro đề cập khi nói về ngã. Nếu như ngũ uẩn được ví như chi tiết máy thì 12 nhân duyên là cách thức máy vận hành và tứ diệu đế mô tả tình trạng máy chạy sai hay đúng.

Gõ đến đây mới thấy ngôn từ nó hạn chế khi nói về cái lý và sự của pháp.

Trân trọng,
 
Ngã theo quan điểm Phật giáo là sự ảo tưởng cho rằng tổ hợp ngũ uẩn là ta. Phật giáo không tách riêng từng thành tố trong ngũ uẩn như bro đề cập khi nói về ngã. Nếu như ngũ uẩn được ví như chi tiết máy thì 12 nhân duyên là cách thức máy vận hành và tứ diệu đế mô tả tình trạng máy chạy sai hay đúng.

Gõ đến đây mới thấy ngôn từ nó hạn chế khi nói về cái lý và sự của pháp.

Trân trọng,
Xin đảnh lễ 🙏 🙏 🙏
 
Ok, hãy cùng nhau làm bài tập nhỏ nầy nhé :

Hãy phân tích simp lỏ theo chi pháp chân đế.

Xin mời.

Trân trọng ,
Sim lỏ là tham ái, là tâm sở tham là bất thiện pháp.
Tại sao lại simp lỏ? Là do ko khéo như lý tác ý về tam tướng của đối tượng simp, rõ ràng gái nó hành như chó vẫn simp.
Tam tướng đó là sao ?
Là anicca, luôn luôn thay đổi từ lúc này đến lúc khác lúc dở lúc ương, lúc đẹp lúc xấu, lúc dơ, lúc có vẻ ko dơ, lúc mất dại, lúc có vẻ thảo mai.
Là dukkha, là muốn xxx nó mà éo đc đã khổ, ở nhà quay tay, lúc hẹn hò đc nó mà bị nó bào, ở nhà quay tay, lúc nó cặp thằng khác, tâm ưu khởi lên, ở nhà quay tay, thậm chí lúc xxx đc nó, cảm thọ luôn luôn thay đổi từ giây phút này qua giây phút khác, xuất xong muốn đá nó ra, ở nhà quay tay cho lành, lúc quen đc nó, bị nó hành ra bã, cố gắng giữ nó vẫn bị nó đá, ở nhà quay tay, lúc nó quen thằng khác đau khổ cùng cực, đến nài nỉ nó bị thằng bồ mới đập sml, khổ thân khổ tâm, ở nhà quay tay trong đau khổ. Tóm lại chấp thủ rằng đối tượng đó là của mình, thuộc về mình, như ý muốn của mình là dukkha.
Là anata là éo có biết đc rằng cái vẻ ngoài ngon lành của nó là do cả tấn son phấn đắp vô, tóc tai toàn tẩm hoá chất độc hại, thân nếu zoom lên toàn vi trùng vi khuẩn, nếu có mắt xquang thì nhìn xuyên vào thấy xương, da thịt và phân. Còn cái tâm lý lệ thuộc vào đủ ngoại cảnh, có quà thì vui, còn éo có tiền bị nó coi như cờ hó. Ko có đối tượng simp cũng như simp lỏ nào ở đây hết chỉ là một đống thịt đam mê một đống thịt khác mà ko thấy đc bản chất thực sự của nó bla bla bla.
Do ko như lý tác ý về tam tướng như vậy nên bị si ám, do si ám núp lùm, có tham dục, có tham dục nên chạy theo dục thành simp lỏ.
Đấy là phân tích sơ bộ
 
Sim lỏ là tham ái, là tâm sở tham là bất thiện pháp.
Tại sao lại simp lỏ? Là do ko khéo như lý tác ý về tam tướng của đối tượng simp, rõ ràng gái nó hành như chó vẫn simp.
Tam tướng đó là sao ?
Là anicca, luôn luôn thay đổi từ lúc này đến lúc khác lúc dở lúc ương, lúc đẹp lúc xấu, lúc dơ, lúc có vẻ ko dơ, lúc mất dại, lúc có vẻ thảo mai.
Là dukkha, là muốn xxx nó mà éo đc đã khổ, ở nhà quay tay, lúc hẹn hò đc nó mà bị nó bào, ở nhà quay tay, lúc nó cặp thằng khác, tâm ưu khởi lên, ở nhà quay tay, thậm chí lúc xxx đc nó, cảm thọ luôn luôn thay đổi từ giây phút này qua giây phút khác, xuất xong muốn đá nó ra, ở nhà quay tay cho lành, lúc quen đc nó, bị nó hành ra bã, cố gắng giữ nó vẫn bị nó đá, ở nhà quay tay, lúc nó quen thằng khác đau khổ cùng cực, đến nài nỉ nó bị thằng bồ mới đập sml, khổ thân khổ tâm, ở nhà quay tay trong đau khổ. Tóm lại chấp thủ rằng đối tượng đó là của mình, thuộc về mình, như ý muốn của mình là dukkha.
Là anata là éo có biết đc rằng cái vẻ ngoài ngon lành của nó là do cả tấn son phấn đắp vô, tóc tai toàn tẩm hoá chất độc hại, thân nếu zoom lên toàn vi trùng vi khuẩn, nếu có mắt xquang thì nhìn xuyên vào thấy xương, da thịt và phân. Còn cái tâm lý lệ thuộc vào đủ ngoại cảnh, có quà thì vui, còn éo có tiền bị nó coi như cờ hó. Ko có đối tượng simp cũng như simp lỏ nào ở đây hết chỉ là một đống thịt đam mê một đống thịt khác mà ko thấy đc bản chất thực sự của nó bla bla bla.
Do ko như lý tác ý về tam tướng như vậy nên bị si ám, do si ám núp lùm, có tham dục, có tham dục nên chạy theo dục thành simp lỏ.
Đấy là phân tích sơ bộ
Nên phổ biến bài này 🙏🙏🙏
 
Vô ngã là từ dịch sai, ngã là 1 cực, vô ngã là 1 cực khác. Không phải là không có ngã mà là không có gì có thể xem là ngã. Không phải là không có bản chất cốt lõi mà là không có gì có thể được xem là bản chất cốt lõi.
Đó không phải là một loại niềm tin hay một loại khái niệm triết học mà đó là từ ngữ mô tả một kinh nghiệm, dù cố gắng tìm kiếm đến cỡ nào cũng không thể tìm thấy bất cứ một cái gì là tôi, không thể tìm kiếm được bất cứ một cái gì được xem là của tôi, thứ duy nhất cảm nhận được chỉ là sự trống không vô tận về mặt cốt lõi.
Chính xác, không nên dịch là vô (không có) ngã, t thường để im ko dịch anatta ( không phải là ngã).
Bro này có thể đã mở pháp nhãn
 
Chính xác, không nên dịch là vô (không có) ngã, t thường để im ko dịch anatta ( không phải là ngã).
Bro này có thể đã mở pháp nhãn
Có nhiều thuật ngữ Phật học để nguyên vì các Trưởng lão tiền bối dịch như vậy.
Khi học hay thuyết giảng thì phải định nghĩa lại lần nữa.
 
Có nhiều thuật ngữ Phật học để nguyên vì các Trưởng lão tiền bối dịch như vậy.
Khi học hay thuyết giảng thì phải định nghĩa lại lần nữa.
Khi ngài Ajahn chad được gặp một vị tự giới thiệu là thánh sơ quả, ông ấy cười và nói, thế thì tốt hơn con chó một chút, vị chứng sơ quả đó nổi sân và bỏ đi.
Đến h t suy ngẫm lại thì ngài Ajahn Chad nói đúng chứ ko sai :)), bậc sơ quả thoát đc 4 đoạ xứ( súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, atula) thì hơn con chó một chút là ngôn từ chính xác!
 
Khi ngài Ajahn chad được gặp một vị tự giới thiệu là thánh sơ quả, ông ấy cười và nói, thế thì tốt hơn con chó một chút, vị chứng sơ quả đó nổi sân và bỏ đi.
Đến h t suy ngẫm lại thì ngài Ajahn Chad nói đúng chứ ko sai :)), bậc sơ quả thoát đc 4 đoạ xứ( súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, atula) thì hơn con chó một chút là ngôn từ chính xác!
Thánh nhân họ chả buồn khoe đâu.
Sẵn nói về pháp thượng nhân thì t nhớ lại bài đã đọc mấy bữa trước :


CHỮ với NGHĨA: "uttarimanussadhamma = pháp thượng nhân," các vị tiền bối đã ghi nghĩa như vậy, và ở các bản dịch trước đây Sư cũng ghi nghĩa như vậy! Từ điển Pāli của HT. Bửu Chơn cũng ghi: "manussadhamma [m] sự khoe đạo của bậc cao nhơn (như thiền định, đạo quả)." Và như vậy, việc hiểu theo từ cũng đơn giản: uttari (thượng) manussa (nhân) dhamma (pháp ) => pháp của bậc thượng nhân, pháp của bậc cao nhân (trong đó THƯỢNG là tính từ, bổ túc cho chữ NHÂN.
Tuy nhiên, ở Pāli, UTTARI là trạng từ (tính từ là UTTARA) bổ nghĩa cho cụm từ MANUSSADHAMMA; vì thế, uttarimanussadhamma có nghĩa là "vượt trên pháp của loài người."
CHÚ GIẢI ghi: uttarimanussadhammāti pañcasīladasasīlasaṅkhātā manussadhammāuttari (DA. iii, 817) = "vượt trên pháp của loài người gồm có năm giới và mười giới."
-----------
Nếu tiếng Hán viết "thượng nhân pháp" thì phải phân tích thành "thượng - nhân pháp" chứ không thể hiểu là "pháp thượng nhân" (pháp của bậc thượng nhân).
 
Ngã theo quan điểm Phật giáo là sự ảo tưởng cho rằng tổ hợp ngũ uẩn là ta. Phật giáo không tách riêng từng thành tố trong ngũ uẩn như bro đề cập khi nói về ngã. Nếu như ngũ uẩn được ví như chi tiết máy thì 12 nhân duyên là cách thức máy vận hành và tứ diệu đế mô tả tình trạng máy chạy sai hay đúng.

Gõ đến đây mới thấy ngôn từ nó hạn chế khi nói về cái lý và sự của pháp.

Trân trọng,
Lành thay!
Ngôn từ có hạn định của nó, đến đây thôi là đủ rồi.
Hiểu đến mức nào, thực hành đến đâu là do cố gắng của mỗi người.
 
Vô ngã là từ dịch sai, ngã là 1 cực, vô ngã là 1 cực khác. Không phải là không có ngã mà là không có gì có thể xem là ngã. Không phải là không có bản chất cốt lõi mà là không có gì có thể được xem là bản chất cốt lõi.
Đó không phải là một loại niềm tin hay một loại khái niệm triết học mà đó là từ ngữ mô tả một kinh nghiệm, dù cố gắng tìm kiếm đến cỡ nào cũng không thể tìm thấy bất cứ một cái gì là tôi, không thể tìm kiếm được bất cứ một cái gì được xem là của tôi, thứ duy nhất cảm nhận được chỉ là sự trống không vô tận về mặt cốt lõi.
Hãy tùy duyên độ hóa. Chia sẻ thêm nữa
 
Vô ngã là từ dịch sai, ngã là 1 cực, vô ngã là 1 cực khác. Không phải là không có ngã mà là không có gì có thể xem là ngã. Không phải là không có bản chất cốt lõi mà là không có gì có thể được xem là bản chất cốt lõi.
Đó không phải là một loại niềm tin hay một loại khái niệm triết học mà đó là từ ngữ mô tả một kinh nghiệm, dù cố gắng tìm kiếm đến cỡ nào cũng không thể tìm thấy bất cứ một cái gì là tôi, không thể tìm kiếm được bất cứ một cái gì được xem là của tôi, thứ duy nhất cảm nhận được chỉ là sự trống không vô tận về mặt cốt lõi.
Nó là sự cảm nhận hay là một phương pháp để thực hành.

Thông thường thì t cho rằng, vô ngã hay là cái đoạn bôi đen ở trên là một phương pháp khi hành thiền, khi hành giả đến một giai đoạn nào đấy, hành giả sẽ hướng tâm đến vô thường, khổ, vô ngã, như một đề mục để đi lên con dường mà Phật đã đi.

Bro có thể cho nhận xét được không.
 
Nó là sự cảm nhận hay là một phương pháp để thực hành.

Thông thường thì t cho rằng, vô ngã hay là cái đoạn bôi đen ở trên là một phương pháp khi hành thiền, khi hành giả đến một giai đoạn nào đấy, hành giả sẽ hướng tâm đến vô thường, khổ, vô ngã, như một đề mục để đi lên con dường mà Phật đã đi.

Bro có thể cho nhận xét được không.
🙏🙏🙏
 
Nó là sự cảm nhận hay là một phương pháp để thực hành.

Thông thường thì t cho rằng, vô ngã hay là cái đoạn bôi đen ở trên là một phương pháp khi hành thiền, khi hành giả đến một giai đoạn nào đấy, hành giả sẽ hướng tâm đến vô thường, khổ, vô ngã, như một đề mục để đi lên con dường mà Phật đã đi.

Bro có thể cho nhận xét được không.
Cái bôi đậm đó là một đoạn văn miêu tả thôi, đó phải là phương pháp để thực hành. Hơn nữa vô ngã không phải là 1 phương pháp hành thiền, nói đúng hơn vô ngã là kết quả của tri kiến thanh tịnh. Tâm trí con người không đủ khả năng để bắt lấy kinh nghiệm về vô ngã, cố gắng thực hành theo sẽ dẫn đến chấp không, còn nguy hiểm hơn cả chấp có. Những người nói rằng vô ngã là một phương pháp lý luận là những vị học giả dành nhiều năm nghiên cứu, có đạo đức có hiểu biết nhưng thiếu lại thiếu skin in the game.
Còn muốn đi theo con đường Phật đã đi phải thực hành tứ niệm xứ, quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp. Chỉ khi thực hành như vậy mới nhìn thấy rõ sự bất toàn của thế giới, hiểu rõ sự bất toàn dẫn đến nhàm chán, nhàm chán dẫn đến yểm ly, tại một khoảnh khắc sẽ thoát khỏi các kinh nghiệm cũ để chứng kiến một kinh nghiệm hoàn toàn mới, kinh nghiệm đó khi được khái niệm hóa thì được gọi là vô ngã.
 
Cái bôi đậm đó là một đoạn văn miêu tả thôi, đó phải là phương pháp để thực hành. Hơn nữa vô ngã không phải là 1 phương pháp hành thiền, nói đúng hơn vô ngã là kết quả của tri kiến thanh tịnh. Tâm trí con người không đủ khả năng để bắt lấy kinh nghiệm về vô ngã, cố gắng thực hành theo sẽ dẫn đến chấp không, còn nguy hiểm hơn cả chấp có. Những người nói rằng vô ngã là một phương pháp lý luận là những vị học giả dành nhiều năm nghiên cứu, có đạo đức có hiểu biết nhưng thiếu lại thiếu skin in the game.
Còn muốn đi theo con đường Phật đã đi phải thực hành tứ niệm xứ, quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp. Chỉ khi thực hành như vậy mới nhìn thấy rõ sự bất toàn của thế giới, hiểu rõ sự bất toàn dẫn đến nhàm chán, nhàm chán dẫn đến yểm ly, tại một khoảnh khắc sẽ thoát khỏi các kinh nghiệm cũ để chứng kiến một kinh nghiệm hoàn toàn mới, kinh nghiệm đó khi được khái niệm hóa thì được gọi là vô ngã.
lành thay
rất hay, đã sáng tỏ, mình cần thực hành thêm
 
Cái bôi đậm đó là một đoạn văn miêu tả thôi, đó phải là phương pháp để thực hành. Hơn nữa vô ngã không phải là 1 phương pháp hành thiền, nói đúng hơn vô ngã là kết quả của tri kiến thanh tịnh. Tâm trí con người không đủ khả năng để bắt lấy kinh nghiệm về vô ngã, cố gắng thực hành theo sẽ dẫn đến chấp không, còn nguy hiểm hơn cả chấp có. Những người nói rằng vô ngã là một phương pháp lý luận là những vị học giả dành nhiều năm nghiên cứu, có đạo đức có hiểu biết nhưng thiếu lại thiếu skin in the game.
Còn muốn đi theo con đường Phật đã đi phải thực hành tứ niệm xứ, quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp. Chỉ khi thực hành như vậy mới nhìn thấy rõ sự bất toàn của thế giới, hiểu rõ sự bất toàn dẫn đến nhàm chán, nhàm chán dẫn đến yểm ly, tại một khoảnh khắc sẽ thoát khỏi các kinh nghiệm cũ để chứng kiến một kinh nghiệm hoàn toàn mới, kinh nghiệm đó khi được khái niệm hóa thì được gọi là vô ngã.
Đến một giai đoạn nào đó, hành giả sẽ cảm nhận được là không thể nắm bắt đc bất cứ thứ gì cả, tất cả 5 uẩn đều xuất hiện và biến mất theo các duyên hình thành nên chúng nên mọi mong muốn nắm giữ chỉ là ảo mộng và càng mong muốn càng bất toại (dukkha), như câu kết luận về dukkha ariya sacca: pancauppadana dukkha! Tạm dịch: CHẤP THỦ NĂM UẨN LÀ KHỔ, chứ không phải năm uẩn là khổ, nên lưu ý điểm này, đọc đi đọc lại các bản kinh Như Lai đều nói: do như thật tuệ tri các cảm thọ, vị ngọt, nguyên nhân tập khởi và sự NGUY HIỂM của chúng nên NHƯ LAI HOÀN TOÀN XUẤT LY, KHÔNG CÓ CHẤP THỦ.
Đặc điểm của tam tướng là không bao giờ tách rời nhau, thấy 1 sẽ thấy cả ba! Đó là chân lý mà đức Phật muốn chúng ta trực tiếp chứng ngộ.
Tứ niệm xứ là con đường chỉ-quán. Hành giả nào tu tập miên mật sẽ chứng được thiền và cả đạo quả. Như trong kinh đại niệm xứ có nói, chứng được một trong hai: hữu dư y niết bàn hoặc quả bất hoàn ( bất lai)
Thế thì các bậc thánh sơ quả, nhất lai vì sao đắc được các đạo quả như trong các bài kinh?
Lý do là họ đã tích đủ ba la mật trong những kiếp quá khứ, có duyên với giáo pháp và đã từng thực hành đạo lộ đến một mức độ nào đó.
Ở đây ta thấy các bậc thánh sơ quả và nhất lai còn loay hoay ở cõi dục ( từ người đến chư thiên dục giới) dĩ nhiên họ vẫn chưa đắc được sơ thiền!
Trong bài kinh đại kinh 40, đức Thế Tôn có chia ra hai bát chánh đạo, một là tục đế đưa đến quả sanh y nhân thiên và hai là siêu thế, xuất thế gian chứng ngộ đạo quả.
Bậc phàm phu bước trên con đường tục đế đến một giai đoạn thấy được cột mốc đầu tiên thông qua chứng ngộ chân lý về Tam Tướng lần đầu, cắt đứt đc ba kiết sử ban đầu, nhập dòng giải thoát, không thể quay lui, trở thành bậc thánh sơ quả, mở pháp nhãn!
 
Đến một giai đoạn nào đó, hành giả sẽ cảm nhận được là không thể nắm bắt đc bất cứ thứ gì cả, tất cả 5 uẩn đều xuất hiện và biến mất theo các duyên hình thành nên chúng nên mọi mong muốn nắm giữ chỉ là ảo mộng và càng mong muốn càng bất toại (dukkha), như câu kết luận về dukkha ariya sacca: pancauppadana dukkha! Tạm dịch: CHẤP THỦ NĂM UẨN LÀ KHỔ, chứ không phải năm uẩn là khổ, nên lưu ý điểm này, đọc đi đọc lại các bản kinh Như Lai đều nói: do như thật tuệ tri các cảm thọ, vị ngọt, nguyên nhân tập khởi và sự NGUY HIỂM của chúng nên NHƯ LAI HOÀN TOÀN XUẤT LY, KHÔNG CÓ CHẤP THỦ.
Đặc điểm của tam tướng là không bao giờ tách rời nhau, thấy 1 sẽ thấy cả ba! Đó là chân lý mà đức Phật muốn chúng ta trực tiếp chứng ngộ.
Tứ niệm xứ là con đường chỉ-quán. Hành giả nào tu tập miên mật sẽ chứng được thiền và cả đạo quả. Như trong kinh đại niệm xứ có nói, chứng được một trong hai: hữu dư y niết bàn hoặc quả bất hoàn ( bất lai)
Thế thì các bậc thánh sơ quả, nhất lai vì sao đắc được các đạo quả như trong các bài kinh?
Lý do là họ đã tích đủ ba la mật trong những kiếp quá khứ, có duyên với giáo pháp và đã từng thực hành đạo lộ đến một mức độ nào đó.
Ở đây ta thấy các bậc thánh sơ quả và nhất lai còn loay hoay ở cõi dục ( từ người đến chư thiên dục giới) dĩ nhiên họ vẫn chưa đắc được sơ thiền!
Trong bài kinh đại kinh 40, đức Thế Tôn có chia ra hai bát chánh đạo, một là tục đế đưa đến quả sanh y nhân thiên và hai là siêu thế, xuất thế gian chứng ngộ đạo quả.
Bậc phàm phu bước trên con đường tục đế đến một giai đoạn thấy được cột mốc đầu tiên thông qua chứng ngộ chân lý về Tam Tướng lần đầu, cắt đứt đc ba kiết sử ban đầu, nhập dòng giải thoát, không thể quay lui, trở thành bậc thánh sơ quả, mở pháp nhãn!
K9TcrgT.jpeg


hXvC02e.jpeg
 
Top