Vòng lặp của hành giả chánh niệm

Tải về hoặc mua bản cứng mà đọc 🤣
Khó lắm, in ấn thì không bao giờ hết nổi.
Chắc phải cả 1 tủ đại tạng hơn trăm quyển.

Chưa kể là nhiều tài liệu chưa có bản dịch Việt nên đòi hỏi phải biết thêm tiếng Anh, tiếng Pali, Miến, Thái ….

Bởi vậy 1 ông sư xong 4 năm Phật học của Thái và Miến khác 1 ông 4 năm ở VN rất nhiều.
 
Khó lắm, in ấn thì không bao giờ hết nổi.
Chắc phải cả 1 tủ đại tạng hơn trăm quyển.

Chưa kể là nhiều tài liệu chưa có bản dịch Việt nên đòi hỏi phải biết thêm tiếng Anh, tiếng Pali, Miến, Thái ….

Bởi vậy 1 ông sư xong 4 năm Phật học của Thái và Miến khác 1 ông 4 năm ở VN rất nhiều.
Uh vậy là bạn biết lên mạng để làm j rồi đấy. Ngày xưa Ananda cũng đa văn, lại thường xuyên ở cạnh đức phật nghe pháp nhưng cũng đâu giác ngộ dc ngay, thực hành vẫn quan trọng và thực tế hơn. Hqua nghe pháp trên utube của sư ông Viên Minh có 1 câu mình thấy rất hay: người nhận thức càng thấp nói chuyện càng cao siêu, nhận thức cao thì thực tại là quá đủ rồi. Học đến đâu nên hành đến đó, ko cần quá xa vời lại dẫn đến tà kiến.
 
Sửa lần cuối:
Uh vậy là bạn biết lên mạng để làm j rồi đấy. Ngày xưa Ananda cũng đa văn, lại thường xuyên ở cạnh đức phật nghe pháp nhưng cũng đâu giác ngộ dc ngay, thực hành vẫn quan trọng và thực tế hơn. Hqua nghe pháp trên utube của sư ông Viên Minh có 1 câu mình thấy rất hay: người nhận thức càng thấp nói chuyện càng cao siêu, nhận thức cao thì thực tại là quá đủ rồi. Học đến đâu nên hành đến đó, ko cần quá xa vời lại dẫn đến tà kiến.
Khó để nhận định thế nào là nói chuyện cao siêu, thế nào là nói chuyện đơn giản.

Phật Pháp tránh những cực đoan khi nhìn nhận vấn đề 1 chiều như vậy.

Có những vấn đề bản thân nó rất là đơn giản nhưng để hiểu thì phải diễn giải dài. Có cái thì tuy dài nhưng tóm lại rất gọn.

Phật Pháp có 1 cái là đến 1 lúc nào đó càng học sẽ càng thấy thiếu. Pháp học và pháp hành bản chất nó không hề có sự tách rời.

Một bài Kinh ngắn rất hay
Cho gì là cho lực?
Cho gì là cho sắc?
Cho gì là cho lạc?
Cho gì là cho mắt?
Cho gì cho tất cả?
Xin đáp điều con hỏi?
(Thế Tôn):
Cho ăn là cho lực,
Cho mặc là cho sắc,
Cho xe là cho lạc,
Cho đèn là cho mắt.
Ai cho chỗ trú xứ,
Vị ấy cho tất cả,
Ai giảng dạy Chánh pháp,
Vị ấy cho bất tử.
Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên
V: Phẩm Thiêu Cháy
1.42 Cho gì
 
“Một nhân cách tốt đẹp, trong mọi trường hợp, là hoa trái của nỗ lực tự thân, nó không phải là sản phẩm được thừa hưởng nơi cha mẹ, nó không phải được tạo ra từ những hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài, nó không nhất thiết phải phụ thuộc vào sinh trưởng, tài sản, năng khiếu hay địa vị. Mà nó chính là kết quả do những cố gắng của con người. Nếu chúng ta muốn có được một nhân cách tốt đẹp thực sự chúng ta phải nhớ lời cảnh tỉnh của Đức Phật không nên dễ duôi và mộng tưởng hão huyền: ‘Hãy thận trọng, luôn luôn Chánh Niệm.”

Trích 'Con Đường Cổ Xưa' TK Pháp Thông dịch
 
NGHIỆP QUÁ KHỨ CÒN CÓ THỂ TÁC ĐỘNG CHO NHÂN HIỆN TẠI

Vào thời xửa thời xưa thật là xưa, có một anh bị què chân (khanja) đi đứng không được, chỉ bò hoặc lết, kiếm sống bằng nghề ngồi búng sạn. Quí vị đọc Kim Dung sẽ biết một trong những tuyệt chiêu của Đông Tà Hoàng Dược Sư là đàn chỉ thần công, dùng ngón tay búng là một thứ vũ khí. Anh què này kiếm sống bằng cách búng những hột sạn lên lá cây thành ra hình con voi, con ngựa, đứa bé, ông già v.v... theo yêu cầu của những đứa trẻ, rồi chúng trả tiền. Một thanh niên thấy vậy thích quá lân la lại gần học nghề và cuối cùng cũng học được nghề. Do là người khỏe mạnh nên lực búng mạnh hơn anh què. Theo kinh nghiệm của anh què thì phải búng như thế nào đó mới có thể xuyên lá, và thủ pháp này có thể giết người. Anh thanh niên nghe vậy bèn đi thử, thay vì thử trên cây cối, đất đá, thú vật thì anh ta muốn thử trên con người. Bữa đó nhìn thấy một vị Phật Độc Giác đi ngang, anh ta nghĩ bụng: “Ông này tứ cố vô thân, thử nghiệm với ổng lỡ có thi cũng chẳng ai kiện mình.” Thế là anh ta búng viên sạn vào lỗ tai của vị Độc Giác. Theo kinh, vị Phật Độc Giác này bị nghiệp sát trong tiền kiếp, nên hôm ấy phải chết dưới tay của anh thanh niên này. Vì vậy nghiệp đến lúc Ngài đang đi bát, khi viên sạn rơi vào lỗ tai là Ngài biết, nhưng vì đã vào tới óc nên không thế cứu được. Do thiền định có thần thông nên Ngài dùng định lực để kiềm chế không cho phát tác. Ngài lập tức đi về núi từ từ giã những vị khác và viên tịch. Anh thanh niên búng sạn, sau khi chết bị đoạ rất lâu vì tội giết một vị Độc Giác. Sau kiếp địa ngục trở lên làm người hễ sanh ra đời thì bị vấn đề vì lỗ tai, nhiều kiếp bị điếc và chết do những bệnh liên quan đến lỗ tai.

Do quả dư sót chút xíu, đến đời Phật Thích Ca, anh ta sanh trở lên thành một thanh niên tên là Sunakkhatta. Sunakkhatta đi xuất gia với Đức Phật và đắc được thần thông thiền định, nhưng đặc biệt do nghiệp cũ nên có thiên nhãn mà không có thiên nhĩ (khả năng nghe được những âm thanh nhỏ nhất, xa nhất). Vị tỳ kheo Sunakkhatta nhìn thấy chư Thiên nhép miệng mà không biết họ nói gì nên vào thưa với Đức Phật. Đức Phật nói vì do tiền nghiệp Sunakkhatta không thể luyện thiên nhĩ được. Tỳ kheo Sunakkhatta cảm thấy bực mình và nghĩ là Đức Phật giấu nghề. Theo trong kinh, Đề Bà Đạt Đa cũng đắc thiền, đắc thần thông mà cứ nghĩ quấy Đức Phật là vì do tiền nghiệp khiến.

Nhiều người tưởng lầm nghiệp quá khứ chỉ tạo ra quả hiện tại, nhưng thật ra nghiệp quá khứ còn có thể tác động cho nhân hiện tại. Ví dụ như Bồ tát Tất Đạt đã tu Ba-la-mật quá nhiều đời, nên kiếp cuối cùng khiến cho Ngài nhìn thấy cảnh người già người bệnh và sanh tâm nhàm chán. Theo A-tỳ-đàm, tâm nhàm chán đó là tâm thiện nhưng tại sao biết bao nhiêu người nhìn thấy cảnh già bệnh chết mà không có tâm đó như Ngài.

Việc Ngài đắc quả Phật không phải là Ngài hên mà do nhiều đời tu tập Ba-la-mật tạo rất nhiều công đức nguyện thành Phật. Những công đức đó chín muồi mới dẫn đến việc Ngài thành tựu Phật quả, những thành tựu này không phải là quả. Theo A-tỳ-đàm, trước khi Ngài chứng được Phật quả thì Ngài phải có một loạt các tâm thiện. Chính những tâm thiện Chuẩn bị, Cận hành Thuận thứ, Chuyển tộc (mà Ngài là bậc lợi căn nên không có Chuẩn bị), rồi mới đắc thánh đạo. Nói như vậy có nghĩa là tiền nghiệp quá khứ có thể tạo ra quả hiện tại nhưng nó cũng có thế tác động cho nhân hiện tại. Ví dụ do tiền nghiệp quá khứ, Đề Bà Đạt Đa gieo oan trái với Đức Phật nên giờ đây sanh ra gặp Ngài là Đề Bà Đạt Đa thấy ghét.

Có ai tưởng tượng được một vị dung mạo hảo tướng, hành trạng đáng kính như vậy mà có kẻ đành lòng tìm cách giết năm lần bảy lượt như vậy, thuê 16 sát thủ, thả voi uống rượu say để chận đường hại Ngài, lăn đá dập Ngài. Lạ một chỗ là Đề Bà Đạt Đa là người đắc thiền, có thần thông, vậy mà tâm bất thiện, lòng căm ghét quá nặng, khiến cho ông ta mất thiền, mê mờ và hành động như một người chẳng biết gì về Đức Phật. Điều này chứng tỏ rằng do tâm bất thiện đời trước khiến cho đời này mình có thêm một loạt những bất thiện khác, nghĩa là nhân không chỉ tạo quả mà nhân cũng tác động nhân.

Ở đây, do tiền nghiệp bất thiện tác động nên khi Sunakkhatta luyện thiên nhĩ không được, Sunakkhatta nghĩ quẩn về Đức Phật. Sunakkhatta nghĩ là Đức Phật đã giấu nghề nên nói: “Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn không dạy con luyện thiên nhĩ thông thì con xin hoàn tục.” Giống như ra Sunakkhatta ra điều kiện với Đức Phật vậy. Đức Phật nói: “Ngày xưa Sunakkhatta đến tu với Như Lai, Như Lai có hứa rằng sẽ dạy cho Sunakkhata thiên nhĩ hay không?” Sunakkhatta thưa không. “Nếu Như Lai không đặt điều kiện với Sunakkhatta vậy sao hôm nay Sunakkhatta lại dọa sẽ hoàn tục chỉ vì không luyện được thiện nhĩ thông?”. Và Đức Phật biết phước duyên của Sunakkhatta đã mãn nên Ngài không thể can thiệp được. Đức Phật không phải là người toàn năng có thể làm được tất cả mọi chuyện. Nếu Ngài là người toàn năng thì Ngài đã có thể giúp cho chúng ta thành Phật, đã có thể ngăn chặn được những nạn đói rồi.

Thế là Sunakkhatta hoàn tục trở về với người thầy cũ của mình, là một người ngoại đạo. Về được mấy hôm, Sunakkhatta nghe những bạn đạo cũ nói rằng Đức Phật tiên đoán người thầy của Sunakkhatta trong một tuần lễ nữa sẽ chết. Sunakkhatta không tin. Dù là đắc thiền đắc thần thông vậy mà khi bất thiện nhiều quá, cơn u mê ám chướng trổi lên thì Sunakkhatta cũng không tin Đức Phật. Đúng bảy ngay sau, người thầy của Sunakkhatta chết và sanh về hệ vũ trụ khác. Do nghiệp khiến nên ông này không còn hệ vũ trụ của mình nữa mà về một nơi khác rất xa. Sanh làm một loại A-tu-la tên là Kalakanjika, cao 3/4 do tuần. (giả định 1 do-tuần là 10 cây số thì A-tu-la này cao 7 cây số), nhưng cổ nhỏ như sợi chỉ nên cứ khát nước triền miên, uống bao nhiêu cũng không đủ.

Sunakkhatta thấy thầy mình chết nên hoảng hốt vào thưa với Đức Phật: “Con không nghĩ Thế Tôn biết chính xác đến vậy!” Đức Phật trả lời: “Ta biết thầy ngươi giờ đang sanh về vũ trụ khác thành một loài A-tu-la cao 3/4 do-tuần cổ nhỏ như sợi chỉ. Và để xác chứng, ngài dùng thần thông đem A-tu-la - thầy của Sunakkhatta từ bên vũ trụ kia về cho Sunakkhatta nhìn thấy và nói: “Ngươi thấy chưa, có bao nhiêu điều ngươi biết về chánh Pháp, về Như Lai mà chỉ vì một chút hiểu lầm mà nqươi đã hoàn tục, duyên như vậy tới đây đã mãn rồi!”.

Tại sao với Sunakkhatta Đức Phật phải khổ công như vậy, bởi vì việc này có rất nhiều người biết. Vì lòng đại bi Ngài muốn gieo duyên giải thoát cho người, và việc Ngài làm lúc nào cũng có vô số chư Thiên theo dõi học hỏi.

Sư Giác Nguyên
(Kinh TB giảng giải)
 
May be an image of 1 person and text that says 'Bây giờ mình già rồi, sức khỏe suy yếu, sống nay chết mai, thời gian không còn nhiều nữa. Chỉ tập trung vào các pháp học và pháp hành nào có thể giúp cắt đứt ba sợi dây trói buộc đầu tiên: Thân kiến, Hoài nghi và và Giới lễ nghi thủ. Còn các chuyện khác thì để sang một bên, không bận lòng, không quan tâm.'
 
Thân kiến là chua nhất.
Kiến thức của tôi, của họ
Giáo lí của tôi, của họ
Cái biết của tôi, của họ
Tôn giáo của tôi, của họ
Như vậy là thua rồi.

Trong PG ko có gì là của ai.
Chỉnh có Tùy Tín Hành và Tùy Pháp Hành.
Cá nhân t thấy phải có nhận thức này thì mới tu Niệm Xứ được.
Vì nếu việc ghi nhận sai, thấy Khổ là Lạc, thấy Tham thành không Tham, Sân thành không Sân là đang phóng dật rồi.
Nếu ko có một nền tảng giáo lí cần thiết thì không thể nào ghi nhận đúng được các đề mục Niệm Xứ.

May be an image of text
 
Kiến thức của tôi, của họ
Giáo lí của tôi, của họ
Cái biết của tôi, của họ
Tôn giáo của tôi, của họ
Như vậy là thua rồi.

Trong PG ko có gì là của ai.
Chỉnh có Tùy Tín Hành và Tùy Pháp Hành.
Cá nhân t thấy phải có nhận thức này thì mới tu Niệm Xứ được.
Vì nếu việc ghi nhận sai, thấy Khổ là Lạc, thấy Tham thành không Tham, Sân thành không Sân là đang phóng dật rồi.
Nếu ko có một nền tảng giáo lí cần thiết thì không thể nào ghi nhận đúng được các đề mục Niệm Xứ.

May be an image of text
Câu hỏi ai đang hành thiền?
Ai đang sân hận?
Ai đang trong quá trình giải thoát?
Ai đã giải thoát?
Phải chăng Vô ngã là một phương pháp không phải chân lý.
Mong được giải đáp.
 
Câu hỏi ai đang hành thiền?
Ai đang sân hận?
Ai đang trong quá trình giải thoát?
Ai đã giải thoát?
Phải chăng Vô ngã là một phương pháp không phải chân lý.
Mong được giải đáp.

Giáo huấn về ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã (anicca, dukkha, anattā) nghe rất quen thuộc, và luôn luôn ở đầu môi chót lưỡi người Phật tử. Mỗi khi có một diễn biến ít nhiều quan trọng xảy ra ta liền nghe nhắc đến những danh từ nầy, gợi ý nên nhớ lại Giáo Pháp. Ðiều nầy chứng tỏ rằng giáo huấn về ba đặc tướng rất là phổ thông và được hiểu biết rộng rãi trong giới Phật tử. Lẽ dĩ nhiên đây chỉ là sự hiểu biết xuyên qua sách vở hay vì thường được nghe lặp đi lặp lại, nhƣng trong thực tế đây là một giáo lý khó thấu đạt đầy đủ, mặc dầu nhìn từ bên ngoài thấy hình như dễ hiểu.

Trong ba đặc tướng, lý vô ngã, "anattā", là thâm diệu và khó thông suốt nhất. Cũng vì lý do ấy mà chính Ðức Thế Tôn đã gặp sự phản đối nghiêm trọng của những nhân vật nhƣ Ðạo Sĩ Du Phương Saccaka, và Phạm Thiên Baka vì những vị nầy có quan kiến đối nghịch về "tự ngã".

Trước khi có những lời dạy của Ðức Phật ngƣời ta hiểu rằng cái "ta" cố hữu chằn chịt dính liền với cơ thể vật chất (rūpa, sắc) và phần tâm linh (nāma, danh). Ðối nghịch với tà kiến nầy Ðức Phật tuyên ngôn rằng danh và sắc không phải là "ta", không phải là "tự ngã" của ta. Trong thực tế, rất khó làm cho người ta thấu triệt lý "vô ngã" vì trong vô lượng kiếp khái niệm sai lầm về cái "ta" nầy đã ăn sâu, châm gốc rễ vững chắc. Nếu giáo lý về "tự ngã" nầy có thể dễ dàng đƣợc hiểu biết thì không cần phải có một vị Phật thị hiện trong thế gian.


Kinh Vô Ngã Tướng​

Anattalakkhana sutta


Giới thiệu: Ðây là bài Pháp thứ hai mà Ðức Phật giảng cho các vị đệ tử đầu tiên, 5 anh em Kiều Trần Như. Sau khi nghe xong bài Pháp nầy, anh em Kiều Trần Như giác ngộ và đắc quả A la hán. [1]

Bài dịch nầy trích từ quyển "Ðức Phật và Phật Pháp", Phạm Kim Khánh dịch từ quyển "The Buddha and His Teachings" của Hòa Thượng Narada.


--oOo--​



Một thời nọ, lúc Ðức Thế Tôn ngự tại vường Lộc Uyển, xứ Chư Thiên Ðọa Xứ (Isipatana), gần Ba La Nại (Benares), Ngài dạy nhóm năm vị tỳ khưu như sau:

-- Này hỡi các Tỳ Khưu!

-- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, năm vị trả lời.

Rồi Ðức Phật truyền dạy:

-- Này hỡi các Tỳ Khưu, sắc (rũpa, thể chất, xác thân nầy) là vô ngã (anattã, không có một linh hồn [2]). Nầy hỡi các Tỳ Khưu, nếu trong sắc có ngã, như vậy sắc không phải chịu đau khổ. Sắc này phải như vầy hay phải như thế kia, tường hợp tương tự có thể xảy ra. Nhưng vì sắc không có ngã nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lịnh): Sắc này phải như vầy, hay phải như thế kia [3].

Cùng một cách ấy, thọ (vedana), tưởng (sanna), hành (samkhara) và thức (vinnana) đều vô ngã [4].

Vậy như Tỳ Khưu nghĩ thế nào, thân này thường còn hay vô thường?

-- Bạch Thế tôn, là vô thường (anicca).

-- Cái gì vô thường là khổ não hay hạnh phúc?

-- Bạch Thế tôn là khổ não.

-- Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi?

-- Bạch Ðức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.

-- Cùng một thể ấy, nầy hỡi các Tỳ Khưu, thọ, tưởng, hành, thức, đều là vô thường và khổ não. Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi [5]?

--
Bạch đức Thế tôn, chắc chắn là không hợp lý.

-- Như vậy, này hỡi các Tỳ Khưu:

Tất cả các sắc, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó ---- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.

Tất cả các thọ, tưởng, hành, thức, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó ---- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.

Bậc Thánh đệ tử đã thông suốt pháp học thấy vậy thì nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, dứt bỏ, không luyến ái những gì không đáng ưa thích và do sự dứt bỏ ấy, được giải thoát. Rồi tri kiến trở nên sáng tỏ ---- "Ta đã được giải thoát". Vị ấy thấu hiểu rằng dòng sanh tử đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được thành tựu, những điều phải làm đã được hoàn tất viên mãn, không còn trở lại trạng thái này nữa.

Ðức Thế Tôn giảng giải như vậy và các Tỳ Khưu lấy làm hoan hỉ, tán dương lời dạy của Ngài.

Khi Ðức Phật thuyết xong thời Pháp, tâm của năm vị tỳ khưu đều trở nên hoàn toàn trong sạch, không còn chút ô nhiễm [6].

Bản Anh ngữ: HT Narada (The Buddha and His Teachings)
Bản dịch Việt ngữ: Phạm Kim Khánh (Ðức Phật và Phật Pháp)


Chú thích:

  1. Mahavagga tr. 13; Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ) phần III, tr. 66. Ðây là bài Pháp thứ hai Ðức Phật giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như sau khi Ngài đắc đạo (bài Pháp đầu tiên là bài Chuyển Pháp Luân).
  2. Một thực thể không biến đổi tạo nên do một Thần Linh hay phát ra từ một đại hồn (Paramama, tinh hoa của Thần Linh)
  3. Cái được gọi là chúng sanh gồm năm uẩn. Ngoài năm uẩn ấy không có chúng sanh. Nếu bỏ năm uẩn ra sẽ không còn gì tồn tại. Không có linh hồn hay bản ngã trong một uẩn riêng rẻ, không có linh hồn trong năm uẩn hợp lại mà linh hồn cũng không có ngoài năm uẩn ấy.
  4. Ðức Phật giảng giải giống như đoạn trên với thọ, tưởng, hành, thức, và cho thấy rằng không có một linh hồn hay bản ngã trong uẩn nào. Ở đây bản dịch thâu gọn lại.
  5. Vì bị ái dục (tanha) che lấp ta suy tưởng sai lầm: -- đây là của tôi. Bị ngã mạn (mãna) che lấp ta suy tưởng: -- đây là tôi. Bị tà kiến (miccha dithi) che lấp ta suy tưởng: -- đây là tự ngã của tôi. Ðó là ba quan niệm sai lầm (mannana)
  6. Ðó là đắc quả A La Hán.
 
Giáo huấn về ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã (anicca, dukkha, anattā) nghe rất quen thuộc, và luôn luôn ở đầu môi chót lưỡi người Phật tử. Mỗi khi có một diễn biến ít nhiều quan trọng xảy ra ta liền nghe nhắc đến những danh từ nầy, gợi ý nên nhớ lại Giáo Pháp. Ðiều nầy chứng tỏ rằng giáo huấn về ba đặc tướng rất là phổ thông và được hiểu biết rộng rãi trong giới Phật tử. Lẽ dĩ nhiên đây chỉ là sự hiểu biết xuyên qua sách vở hay vì thường được nghe lặp đi lặp lại, nhƣng trong thực tế đây là một giáo lý khó thấu đạt đầy đủ, mặc dầu nhìn từ bên ngoài thấy hình như dễ hiểu.

Trong ba đặc tướng, lý vô ngã, "anattā", là thâm diệu và khó thông suốt nhất. Cũng vì lý do ấy mà chính Ðức Thế Tôn đã gặp sự phản đối nghiêm trọng của những nhân vật nhƣ Ðạo Sĩ Du Phương Saccaka, và Phạm Thiên Baka vì những vị nầy có quan kiến đối nghịch về "tự ngã".

Trước khi có những lời dạy của Ðức Phật ngƣời ta hiểu rằng cái "ta" cố hữu chằn chịt dính liền với cơ thể vật chất (rūpa, sắc) và phần tâm linh (nāma, danh). Ðối nghịch với tà kiến nầy Ðức Phật tuyên ngôn rằng danh và sắc không phải là "ta", không phải là "tự ngã" của ta. Trong thực tế, rất khó làm cho người ta thấu triệt lý "vô ngã" vì trong vô lượng kiếp khái niệm sai lầm về cái "ta" nầy đã ăn sâu, châm gốc rễ vững chắc. Nếu giáo lý về "tự ngã" nầy có thể dễ dàng đƣợc hiểu biết thì không cần phải có một vị Phật thị hiện trong thế gian.
Chỉ có bậc thánh Alahan mới đoạn trừ hoàn toàn được ngã tưởng.
Bậc sơ quả cho đến tam quả đoạn trừ được ngã kiến (sakaya ditthi) nhưng vẫn còn mạn chấp (mana)
 
Chỉ có bậc thánh Alahan mới đoạn trừ hoàn toàn được ngã tưởng.
Bậc sơ quả cho đến tam quả đoạn trừ được ngã kiến (sakaya ditthi) nhưng vẫn còn mạn chấp (mana)
Uh nói rốt ráo thì đó là phiền não ngủ ngầm trong tâm.
Việc thuyết pháp cho người khác hiểu không phải là chuyện dễ vì Phật Pháp quá sâu và rộng.
 
Nay rảnh ở nhà học đạo, má t bưng li nước cam vô. Mà lúc đó t cũng đang khát.
Đối với phàm phu gọi là người thiện chỉ khi nào họ đang sống với 25, chứ một người mà trú với 14 thì không thể gọi là người thiện dù họ la ai chăng nữa.
Đang học đạo là đang thiện vì bản chất chỉ có danh - sắc thôi, lúc đang học đạo thì t còn nhớ để trú vào từ tâm nữa.
Nếu một người có niềm tin về Phật Pháp, nhân quả thì sẽ thấy ly nước cam vừa rồi là công đức vô lượng.

Bởi vậy bây giờ các thầy trong nước giảng pháp bố thí rất sai lệch so với những gì Đức Phật đã dạy.

No description available.
 
Nầy các đạo hữu, ví như một người đang lái xe đi về nhà thì người ấy nên thận trọng chú tâm lái xe cẩn thận trên đường hay nên phân tích cái xe gồm những bộ phận gì, hoạt động như thế nào...?
 
Nầy các đạo hữu, ví như một người đang lái xe đi về nhà thì người ấy nên thận trọng chú tâm lái xe cẩn thận trên đường hay nên phân tích cái xe gồm những bộ phận gì, hoạt động như thế nào...?
Tùy lúc mà ghi nhận khác nhau.
Nếu đang lái xe thì chỉ nên ghi nhận những cái trước mắt, tránh việc suy tưởng, suy tư, chỉ nên có sao thấy vậy.
Còn khi hư xe thì nên dừng lại, phân tích xem xe hư chỗ nào rồi đưa ra phương án giải quyết.

Đó chính là Tỉnh Giác (chi pháp là tâm sở Trí Tuệ)

Ngày này năm xưa
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tuệ Lực?
1. Những pháp nào bất thiện được xem là bất thiện;
2. những pháp nào thiện được xem là thiện;
3. những pháp nào có tội được xem là có tội;
4. những pháp nào vô tội được xem là vô tội;
5. những pháp nào đen được xem là đen;
6. những pháp nào trắng được xem là trắng;
7. những pháp nào không nên thực hiện được xem là không nên thực hiện;
8. những pháp nào nên thực hiện được xem là nên thực hiện;
9. những pháp nào không xứng đáng bậc Thánh được xem là không xứng đáng bậc Thánh;
10. những pháp nào xứng đáng bậc Thánh được xem là xứng đáng bậc Thánh.
Những pháp ấy cần phải được khéo quán sát, khéo thẩm sát với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tuệ Lực.
 
Tùy lúc mà ghi nhận khác nhau.
Nếu đang lái xe thì chỉ nên ghi nhận những cái trước mắt, tránh việc suy tưởng, suy tư, chỉ nên có sao thấy vậy.
Còn khi hư xe thì nên dừng lại, phân tích xem xe hư chỗ nào rồi đưa ra phương án giải quyết.

Đó chính là Tỉnh Giác (chi pháp là tâm sở Trí Tuệ)

Ngày này năm xưa
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tuệ Lực?
1. Những pháp nào bất thiện được xem là bất thiện;
2. những pháp nào thiện được xem là thiện;
3. những pháp nào có tội được xem là có tội;
4. những pháp nào vô tội được xem là vô tội;
5. những pháp nào đen được xem là đen;
6. những pháp nào trắng được xem là trắng;
7. những pháp nào không nên thực hiện được xem là không nên thực hiện;
8. những pháp nào nên thực hiện được xem là nên thực hiện;
9. những pháp nào không xứng đáng bậc Thánh được xem là không xứng đáng bậc Thánh;
10. những pháp nào xứng đáng bậc Thánh được xem là xứng đáng bậc Thánh.
Những pháp ấy cần phải được khéo quán sát, khéo thẩm sát với trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tuệ Lực.
Coi chừng sở tri chướng 🆘🆘🆘
 
Giáo huấn về ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã (anicca, dukkha, anattā) nghe rất quen thuộc, và luôn luôn ở đầu môi chót lưỡi người Phật tử. Mỗi khi có một diễn biến ít nhiều quan trọng xảy ra ta liền nghe nhắc đến những danh từ nầy, gợi ý nên nhớ lại Giáo Pháp. Ðiều nầy chứng tỏ rằng giáo huấn về ba đặc tướng rất là phổ thông và được hiểu biết rộng rãi trong giới Phật tử. Lẽ dĩ nhiên đây chỉ là sự hiểu biết xuyên qua sách vở hay vì thường được nghe lặp đi lặp lại, nhƣng trong thực tế đây là một giáo lý khó thấu đạt đầy đủ, mặc dầu nhìn từ bên ngoài thấy hình như dễ hiểu.

Trong ba đặc tướng, lý vô ngã, "anattā", là thâm diệu và khó thông suốt nhất. Cũng vì lý do ấy mà chính Ðức Thế Tôn đã gặp sự phản đối nghiêm trọng của những nhân vật nhƣ Ðạo Sĩ Du Phương Saccaka, và Phạm Thiên Baka vì những vị nầy có quan kiến đối nghịch về "tự ngã".

Trước khi có những lời dạy của Ðức Phật ngƣời ta hiểu rằng cái "ta" cố hữu chằn chịt dính liền với cơ thể vật chất (rūpa, sắc) và phần tâm linh (nāma, danh). Ðối nghịch với tà kiến nầy Ðức Phật tuyên ngôn rằng danh và sắc không phải là "ta", không phải là "tự ngã" của ta. Trong thực tế, rất khó làm cho người ta thấu triệt lý "vô ngã" vì trong vô lượng kiếp khái niệm sai lầm về cái "ta" nầy đã ăn sâu, châm gốc rễ vững chắc. Nếu giáo lý về "tự ngã" nầy có thể dễ dàng đƣợc hiểu biết thì không cần phải có một vị Phật thị hiện trong thế gian.
Ở đây cái sai là cho rằng 1 trong những danh từ chỉ sắc ,thọ ,tưởng hành ,thức là tự ngã.
Nhưng vô ngã ở đây có được xem là không có tự ngã chăng.
Bài kinh trên rõ ràng không khẳng định điều này.
Bro có thể kiến giải thêm chăng.
 
Giáo huấn về ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã (anicca, dukkha, anattā) nghe rất quen thuộc, và luôn luôn ở đầu môi chót lưỡi người Phật tử. Mỗi khi có một diễn biến ít nhiều quan trọng xảy ra ta liền nghe nhắc đến những danh từ nầy, gợi ý nên nhớ lại Giáo Pháp. Ðiều nầy chứng tỏ rằng giáo huấn về ba đặc tướng rất là phổ thông và được hiểu biết rộng rãi trong giới Phật tử. Lẽ dĩ nhiên đây chỉ là sự hiểu biết xuyên qua sách vở hay vì thường được nghe lặp đi lặp lại, nhƣng trong thực tế đây là một giáo lý khó thấu đạt đầy đủ, mặc dầu nhìn từ bên ngoài thấy hình như dễ hiểu.

Trong ba đặc tướng, lý vô ngã, "anattā", là thâm diệu và khó thông suốt nhất. Cũng vì lý do ấy mà chính Ðức Thế Tôn đã gặp sự phản đối nghiêm trọng của những nhân vật nhƣ Ðạo Sĩ Du Phương Saccaka, và Phạm Thiên Baka vì những vị nầy có quan kiến đối nghịch về "tự ngã".

Trước khi có những lời dạy của Ðức Phật ngƣời ta hiểu rằng cái "ta" cố hữu chằn chịt dính liền với cơ thể vật chất (rūpa, sắc) và phần tâm linh (nāma, danh). Ðối nghịch với tà kiến nầy Ðức Phật tuyên ngôn rằng danh và sắc không phải là "ta", không phải là "tự ngã" của ta. Trong thực tế, rất khó làm cho người ta thấu triệt lý "vô ngã" vì trong vô lượng kiếp khái niệm sai lầm về cái "ta" nầy đã ăn sâu, châm gốc rễ vững chắc. Nếu giáo lý về "tự ngã" nầy có thể dễ dàng đƣợc hiểu biết thì không cần phải có một vị Phật thị hiện trong thế gian.
Vậy phải chăng Đức Phật thuyết rằng. Tìm kiếm 1 tự ngã trong thân tâm này là vô vọng. Hay nói cách khác sử dụng 1 danh từ nào đó để nói về ngã là sai.
Cái cần là quán vô ngã cho các phần ấy trong lúc hành thiền.
 
Ở đây cái sai là cho rằng 1 trong những danh từ chỉ sắc ,thọ ,tưởng hành ,thức là tự ngã.
Nhưng vô ngã ở đây có được xem là không có tự ngã chăng.
Bài kinh trên rõ ràng không khẳng định điều này.
Bro có thể kiến giải thêm chăng.
Bởi vậy việc tự đọc Kinh tạng rất là khó.
Thông thường con người thường hay áp đặt hay tự hào về một cái gì đó mà mình nghĩ là mình đang sở hữu nó.
Ví dụ như là tôi đẹp.
Tôi học giỏi.
Tôi thông minh.
Tôi học rộng.
Tôi sống thiện.Tôi thấy.Tôi nghe.Tôi nếm....

Nhưng mà thực tế.Những cái mà gọi là tôi ấy.Chỉ là những thành tố khía cạnh để cấu tạo nên con người.

Đức Phật chia nhỏ ra thành 5 uẩn: sắc thọ tưởng hành thức.

Sắc không phải là tôi vì không bắt nó đừng già được, không bắt nó đừng chết đi, đừng tan rã.Nếu nó là của tôi thì mình phải ra lệnh cho nó được chứ?

Thọ không phải là của tôi vì mình không thể muốn mình vui là vui.Muốn buồn là buồn được. Ví dụ như bị sút vào mõm.Thì không thể bắt cho mõm đừng đau, tâm đừng sân. Việc bị sút vào mõm.
Chính là các duyên hay điều kiện tạo thành, tác động lên mõm.

Tưởng chỉ là những cái biết đơn thuần được ghi nhớ trong quá trình. Khi sinh ra ở đâu, gặp gở ai?Học gì, đọc gì, nghe gì thấy gì?Thì ta sẽ có.Những cái tưởng sai biệt so với người khác. Khi mình nhìn một đứa con gái nào đó mà gọi là đẹp hay xấu.Thì lúc đó tưởng uẩn đang làm việc.Bản chất trên đời làm gì có đẹp xấu?
Nếu không so với cái nào khác.Cái đẹp của châu á.Nó khác của tụi châu âu.Hay châu phi, mỹ đen, mỹ trắng, mỹ đỏ.


Các hành mà nói gọn thì chỉ là những hoạt động thiện ác hàng ngày.Ví dụ như mình là thằng lãnh đạo.Thì đối với người dân mình là thằng quan tồi, là cán bộ xấu. Nhưng đối với gia đình mình là một.Người cha tốt, người chồng đáng yêu khi đem tiền về cho gia đình.
Không thể gọi là tốt hay xấu được vì các hành động luôn nối tiếp sinh diệt, đánh đổi, đắp đổi cho nhau.

Với thức uẩn thì chỉ là 6 căn nhận biết 6 trần.Như là máy chụp hình thấy sắc hay máy thu âm ghi nhận.Còn việc biết cảnh tốt hay xấu thì dựa vào những uẩn khác.


Nếu mà chia chẻ chi tiết và phân tích một cách rốt ráo thì không hề thấy một cái gì là chúng sinh hay con người.Toàn bộ chỉ là những danh sắc tiếp nối sinh diệt, công hưởng đồng sinh với nhau.
Đó là nói về mặt chữ nghĩa.Còn nếu để hiểu tường minh và rốt ráo thì cần phải học pháp hành pháp để thấy sâu hơn.Về thực tính của pháp.
 
Simp lỏ ngoại đạo : 4 tâm tham hợp tà
Simp lỏ trung đạo : 4 tâm tham ly tà 🙏 🙏 🙏
Simp lỏ hay lụy tình là danh chế định để nói về một chúng sanh trải qua quá trình của ngũ uẩn hay 12 nhân duyên vận hành trong yêu đương nam nữ,

-Biểu hiện của simp lỏ : nhớ nhung, đau khổ đêm ngày khôn xiết.
-Đặc tính của simp lỏ : muốn sở hữu đối tượng.
-Nhiệm vụ của simp lỏ : chấp thủ đối tượng.
-Nhân gần của simp lỏ : hình ảnh của tưởng thức về đối tượng.

Vài tri kiến hẹp hòi, nông cạn gửi đến chư tôn đức thẩm soát và bi mẫn chỉ dạy.


Nguyên Hạnh tỳ khưu xin đảnh lễ

Cẩn chí,
 
Simp lỏ hay lụy tình là danh chế định để nói về một chúng sanh trải qua quá trình của ngũ uẩn hay 12 nhân duyên vận hành trong yêu đương nam nữ,

-Biểu hiện của simp lỏ : nhớ nhung, đau khổ đêm ngày khôn xiết.
-Đặc tính của simp lỏ : muốn sở hữu đối tượng.
-Nhiệm vụ của simp lỏ : chấp thủ đối tượng.
-Nhân gần của simp lỏ : hình ảnh của tưởng thức về đối tượng.

Vài tri kiến hẹp hòi, nông cạn gửi đến chư tôn đức thẩm soát và bi mẫn chỉ dạy.


Nguyên Hạnh tỳ khưu xin đảnh lễ

Cẩn chí,
Ra pháp danh của ông là Nguyên Hạnh 🙏

Lành thay 🙏
 
Top