Ae vào bàn luận tình hình trung đồng chơi

Về đọc quyển Lịch sử nội chiến ở Vn từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường đi mày. Tao ngu si dốt chữ nhưng cũng vớ được vài quyển hay mà đọc để xàm lồn chúng mày
Cuốn ấy đã từng đọc.
 
T nghĩ hết năm 2020 này mỹ mới có thễ đổ quân vào Iran hặc lâu hơn,nếu không kích vào Iran mà bị đánh chặn như kiểu B52 ở vn thì coi như mỹ thua bây h mỹ phãi lo hoà giải cho ả rập xê út và quata làm sao kéo Anh Pháp tham chiến t nghĩ mỹ sẽ dừng ở việc hạ sát tướng Soleimani thôi,chưa kể Nga và Trung Quốc không ngồi yên,VN cũng sẽ bị tổn thất nhiều nếu Iran thất thủ,hiện nay Iran nhập khẩu gạo,rau củ,cafe của vn với cấp số nhân,chưa kể vn hiện đang Trung giang bán dầu Iran khắp đông nam á,việc mua dầu giá rẽ từ iran đình trệ kinh tế chúng ta có thễ đi xuống,bây giờ ngồi chờ vậy
Thực ra lò lửa nào cũng có nguyên nhân rõ ràng.
Đầu tiên là nội tại, từ chiến tranh lạnh như VN cho đến Trung Đông. Trong nhà anh em phải choảng nhau đã. Thì Mỹ mới đứng một bên mà hùa vào. Chứ trong nhà đoàn kết thì không bao giờ ai xúi dại được. Tuy nhiên từ TQ cho đến Mỹ. Không thằng nào muốn chiến tranh chấm dứt. Bọn nó muốn 2 phe cứ dùng dằng, bởi nhẽ còn dùng dằng thì còn phải nghe lời răm rắp (không nghe thì không ai chống lưng) chứ thống nhất như Vn rồi thì lại sinh ương bướng khó bảo.
Khổ là Trung Đông giàu dầu, lại là thị trường tiềm năng cho tương lai nên bên nào cũng giành cho được. Mỹ giành vì kinh tế, Nga thì nặng tính địa chính trị hơn. Còn bây giờ thấy thực tế Pháp, Anh, Đức....bớt mặn mà với Mỹ hơn ngày xưa nhiều lắm. Có lẽ một phần vì ngại Nga, vẫn cần Nga trong những vấn đề như khủng bố và cũng phải thừa nhận là không đuổi Nga đi đâu được, Nga vẫn sẽ mãi là kỳ đà ở châu Âu, thôi thà êm với nó hơn là gây gổ rồi chả được gì lại ôm vạ. Một phần có lẽ sau cuộc chiến Iraq, EU thấy rõ không được xơ múi gì từ Iraq mà mỗi Mỹ có phần nên cũng không dại dây vào nữa.
 
Bác nào có cuốn sách lịch sử nào tâm đắc viết hay giới thiệu nào. Vodka thẳng tay:ah:
 
Trung Đông nhờ dầu mỏ nên đời sống dân của nó còn đang khỏe nên chưa phát sinh nhiều mâu thuẫn với nhà nước. Thử vài chục năm nữa khi tài nguyên cạn kiệt, lúc đó không phát sinh nhiều vụ hay ho hơn mới lạ :))
Tài nguyên thiên nhiên nó cạn đi nữa thì nó vẫn đếch nghèo đc nhé, riêng về tài nguyên về con người ( trí tuệ của nó đc tiến bộ hoá nhờ vào nhiều nguồn lực ) đã quá đủ để xây đựng và bảo vệ cho kinh tế - xã hội của nó rồi. Chưa kể về lĩnh vực hàng không, du lịch, tập đoàn quy mô đa quốc gia. Chờ ngày trung đông nó như mày nói thì chắc lúc đó thế giới nó sang một quá trình tái tạo tiến hoá do thiên thạch va vào rồi
 
Tài nguyên thiên nhiên nó cạn đi nữa thì nó vẫn đếch nghèo đc nhé, riêng về tài nguyên về con người ( trí tuệ của nó đc tiến bộ hoá nhờ vào nhiều nguồn lực ) đã quá đủ để xây đựng và bảo vệ cho kinh tế - xã hội của nó rồi. Chưa kể về lĩnh vực hàng không, du lịch, tập đoàn quy mô đa quốc gia. Chờ ngày trung đông nó như mày nói thì chắc lúc đó thế giới nó sang một quá trình tái tạo tiến hoá rồi
Mày đọc tiểu thuyết fiction nhiều quá ah? =))
Dm, bây giờ còn đầy tài nguyên đã loạn cào cào rồi :)
 
T nghĩ hết năm 2020 này mỹ mới có thễ đổ quân vào Iran hặc lâu hơn,nếu không kích vào Iran mà bị đánh chặn như kiểu B52 ở vn thì coi như mỹ thua bây h mỹ phãi lo hoà giải cho ả rập xê út và quata làm sao kéo Anh Pháp tham chiến t nghĩ mỹ sẽ dừng ở việc hạ sát tướng Soleimani thôi,chưa kể Nga và Trung Quốc không ngồi yên,VN cũng sẽ bị tổn thất nhiều nếu Iran thất thủ,hiện nay Iran nhập khẩu gạo,rau củ,cafe của vn với cấp số nhân,chưa kể vn hiện đang Trung giang bán dầu Iran khắp đông nam á,việc mua dầu giá rẽ từ iran đình trệ kinh tế chúng ta có thễ đi xuống,bây giờ ngồi chờ vậy
Thông tin này lần đầu t biết.
Hay lắm tml. Viết tiếp đi
 
Mày k thấy mâu thuẫn là, lãnh đạo nói hòa giải dân tộc, nhưng tuyên truyền vẫn bọn ngụy. Thế chẳng thấy đéo nhất quán à
Mày hiểu từ "ngụy" nghĩa là gì không đã ????

Ngụy nguyên gốc của nó trong Hán Việt là giả dối, không chân thật, theo nghĩa khác là không chính danh. (Nhiều người là tưởng cách gọi ngụy quân, ngụy quyền là ảnh hưởng của nhà Ngụy trong Tam quốc nhưng ko phải, mà tao cá là tại sao lại gọi là ngụy quân ngụy quyền thì đa số dân VN đéo biết, chỉ biết là "Do Đảng và nhà nc gọi thế, do sgk ghi vậy). Mày có thể tìm được từ tương ứng để làm rõ cho tầng nghĩa này là "ngụy biện", "ngụy quân tử".

Bên tuyên truyền gọi bọn ngụy quân, ngụy quyền thì đồng nghĩa với việc gọi đấy là một "quân đội/ chính quyền giả dối, bù nhìn, tay sai, không phải là quân đội thực sự, không phải chính quyền thực sự" không có tính chính danh như chính quyền cách mạng.

Tao không thấy có gì gọi là không nhất quán ở đây cả. Ngoài ra tao phải sửa lỗi sai cho mày một chút, chủ chương của các sếp bên trên là "Hòa hợp dân tộc" chứ đéo phải là "hòa giải nhé". "Hòa hợp" mang theo nghĩa bề trên: mặc dù bố đéo thích, nhưng thôi bố vẫn chấp nhận mày, coi như mày về bên bố thì bố không nhắc đến quá khứ của mày nữa. Còn hòa giải mang nghĩa thương lượng, mày kiện tao ra tòa, tòa đứng ra hòa giải, nghĩa là tao với mày thương lượng với nhau, mày ra điều kiện với tao tao ra đk với mày.

Ngoài ra tao cung cấp thêm thông tin:
-_Năm 1954, lính Bắc Việt từ miền Nam ra miền Bắc thì được gọi là "tập kết" ra bắc, còn lính Pháp và chư hầu rút về Nam thì được gọi là "tập chung"ở miền Nam, mặc dù xét trên bản chất ngôn từ, tập trung vá tập kết chả khác đéo gì nhau cả.
- Việt Nam (DCCH và cho đến bây giờ) gọi là sổ HỘ khẩu, chế độ VNCH gọi là Sổ Gia Đình
- Tương tự ta có các khái niệm tương đương nhau giữa Bắc và Nam trong thời chiến (theo thứ tự Bắc /Nam): Nhà Trắng/ tòa Bạch Ốc, Chứng minh minh thư nhân dân/ căn cước công dân, sân bay/ phi trường...
Tại sao có sự khác nhau: đơn giản là để phân rõ địch-ta, aizzzz
 
KHỦNG HOÀNG TRUNG ĐÔNG: LIỆU CÓ XẢY RA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI

(*) Vị trí địa lý của Iran và nút thắt của cuộc xung đột.

Về cơ bản, có ba ý chính yếu nhất nói lên vị trí, tầm quan trọng chiến lược của Iran tại khu vực Trung Đông và ảnh hưởng của vị trí địa lý của họ đến la bàn chính trị thế giới.

Trước nhất, biên giới biển phía Tây Nam Iran vuốt theo vịnh Ba Tư, đây là tuyến đường hàng hải dầu mỏ nhộn nhịp bậc nhất thế giới, chiếm hơn 40% lượng dầu mỏ toàn cầu hiện tại. Với đường bờ biển trải dài, vịnh biển hẹp, Iran tận dụng ưu thế xuồng cao tốc, hệ thống tên lửa mạnh mẽ mặt đất của quốc gia này để có thể khống chế toàn cục tuyến đường hàng hải tại đây. Cần biết rằng, “hàng xóm” đối diện bên kia vịnh Ba Tư đều là các quốc gia thân Mỹ và phương Tây như Qatar, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Saudi Arabia. Đáng chú ý, Iran là quốc gia duy nhất Trung Đông sở hữu tên lửa đạn đạo với tầm bắn bán kính 2500km, bao trùm toàn bộ căn cứ Mỹ tại Trung Đông. Mỹ không thể từ bỏ Trung Đông ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước khi đồng USD được định giá từ bản vị vàng sang bản vị dầu mỏ, chưa kể rằng với kho dầu trị giá hơn 40000 tỷ USD tại Trung Đông, Mỹ dĩ nhiên chưa bao giờ khước từ nguồn tài nguyên giá trị này. Chính vì việc vị trí trung tâm tại Trung Đông, các tên lửa của Iran chỉ mất tối thiểu 7 phút để có thể vươn sang đến bên kia bờ Vịnh Ba Tư.

Thứ hai, Iran là cái gai nằm vị trí trung tâm Trung Đông, vừa gần các chiến trường lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm Afghanistan, Iraq… và các đồng minh chiến lược như Israel, các quốc gia Ả rập… Phía Bắc Iran là các quốc gia thân Nga, đặc biệt rất gần Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia được coi đang có quan hệ “bằng mặt không bằng lòng” với Mỹ sau vụ đảo chính xảy ra vào năm 2016. Với vị trí như vậy, một liên minh ngầm là Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran đang dần thiết lập và khăng khít, thậm chí Trung Quốc cũng muốn đánh tiếng có phần tại đây khi ngày 31/12 vừa qua, ngoại trưởng Iran và Trung Quốc đã có cuộc họp về vấn đề Trung Đông. Các bạn còn nhớ bộ phim Điệp Vụ Biển Đỏ chứ? Chính bộ phim này có thể được coi là màn phô trương thanh thế và đánh tiếng bước đầu can thiệp vào khu vực này. Ngoài ra, chính ngoại trưởng Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ không leo thang căng thẳng tại đây. Trong tháng 11/2019, hải quân Trung Quốc và Iran cũng tập trận chung tại vịnh Oman, giữa năm 2019, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng ghé thăm Iran mặc cho sự phản đối của Hoa Kỳ và đồng minh.
 
Thứ ba, Iran là quốc gia hồi giáo theo dòng Shia lớn nhất thế giới. Hồi giáo hiện tại được chia theo 2 dòng chính là Shia và Sunni, theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, số người Hồi giáo dòng Sunni chiếm 70 - 80% dân số Hồi giáo thế giới, phần còn lại thuộc về dòng Shia. Hai dòng này tuy chung xuất phát điểm nhưng có mâu thuẫn lớn lao và trong lịch sử, chính quyền thuộc hai dòng này đã có những cuộc chiến từ cục bộ đến căng thẳng.

(*) Căn nguyên của xung đột Hoa Kỳ - Iran

Đầu tiên, 1975, đồng USD được định giá dựa trên bản vị dầu mỏ thay cho bản vị vàng như cũ. Với ưu thế kinh tế, tiền tệ, quyền lực quan hệ chính trị tuyệt đối của mình, Mỹ dễ dàng áp đặt được các nước đồng minh như EU, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Trung Đông dùng đồng USD để thanh toán cho việc mua bán dầu mỏ. Từ 1975 đến gần đây, vị thế của đồng USD trong việc mua bán dầu mỏ đã bị lung lay nhiều vì Liên Minh Châu Âu sẽ dùng đồng Euro để giao dịch với Nga, Nga và Trung Quốc cũng tăng cường giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ và đồng Rúp, ngoài ra, một trong những quốc gia có mối quan hệ thân quen nhất với Mỹ là Nhật Bản, trong cuộc thăm tới Iran vào tháng 6/2019 đã đề xuất dùng đồng Yên để thanh toán giá dầu. Chính việc này của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã châm ngòi gián tiếp cho cuộc chiến tranh thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ đã đứng đằng sau và châm ngòi cuộc chiến này nhưng đã khước từ vị trí dàn xếp chấm dứt.

Sở dĩ, Mỹ phải duy trì ưu thế tuyệt đối của đồng USD trong thị trường dầu mỏ vì 2 điều: Một là muốn là có USD giao dịch thì quốc gia đó phải làm ăn kinh tế với Mỹ, với bản chất là một quốc gia tư bản hùng mạnh, Mỹ có thể đơn phương áp đặt kinh tế, chính trị với các quốc gia khác, chính vì thế, Mỹ luôn có lợi trong làm ăn kinh tế, duy trì tham vọng số 1 thế giới. Thứ hai, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đang phát triển mạnh và ngành này được cho rằng là tương lai của công nghiệp dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, việc chế tách dầu từ đá phiến hiện tại đang gặp khó khăn do các nhà tư bản Mỹ chưa thể có lãi nếu giá dầu ở mức 69 USD, thậm chí lãi rất ít và không hiệu quả. Tham vọng dùng đồng USD để khống chế giá dầu luôn là kim chỉ nam trong hành động của Mỹ ở Trung Đông.

Thứ hai, Mỹ luôn phải duy trì vị thế cường quốc trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Điều này dễ hiểu thôi, Mỹ và phe phương Tây đã chi phối thế giới từ lâu, phe Đồng Minh của Mỹ đang thiết lập một hệ thống chính trị bành trướng khắp thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ và đồng minh không còn một đối trọng lớn thực sự nào nữa cả. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa và phân cực hiện tại thì những cái tên mới nổi hiện diện, đó là Nga, Trung Quốc và ngay đến cả đồng minh lâu đời nhất của Mỹ là EU cũng đã dần muốn tách ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Mỹ vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu thế giới nhờ việc lãnh thổ nằm ở tách biệt trên toàn cầu, từ 2 cuộc chiến tranh thế giới trước, Mỹ đều hưởng lợi cực kỳ lớn từ 3 việc: Một là bán vũ khí và chiến lợi phẩm cho các phe, hai là mạnh lên nhờ các quốc gia khác suy yếu đi do đập lộn, ba là nhảy vào ăn hôi khi biết rằng phe nào sẽ có lợi thế.

Với cuộc chiến tại Iran, Mỹ sẽ có một mũi tên nhắm vào ba đích. Một là ép các đồng minh mua vũ khí từ Mỹ, hai là Mỹ đơn phương tăng cường lực lượng Mỹ tại Trung Đông mà có lý do đầy đủ và chính đáng (y như cái cách Mỹ đưa quân vào Iraq vì vũ khí hóa học đó) là bảo vệ đồng minh và hòa bình thế giới, thứ ba là Mỹ có thể đẩy giá dầu lên cao. Chú ý vào yếu tố thứ ba, nếu thùng thuốc súng Trung Đông nổ hoặc gần nổ, giá dầu chắc chắn sẽ bị đẩy lên cao, điều này khiến các bên đều có lợi cả, thậm chí cả Nga - đối thủ chính yếu của Mỹ trên toàn cầu. Nhưng Nga hưởng lợi thì EU sẽ méo mặt vì nguồn cung dầu và khí đốt của EU chủ yếu đến từ Nga, đây có thể là một động thái dằn mặt của Mỹ với các quốc gia EU, nhất là khi Anh Quốc - đồng minh quan trọng nhất của Mỹ đã rời EU trong khi Đức và Pháp luôn nhăm nhe thay thế lãnh đạo EU và có những động thái “đi sai đường” trong mối quan hệ với Mỹ.

Trong khi vị thế của Mỹ có phần sụt giảm dần với sự trỗi dậy của một thế giới đa cực, một cuộc chiến tranh và những xung đột leo thang của nó sẽ khiến cho nước Mỹ tái khẳng định vị thế siêu cường duy nhất của họ. Từ thời của Obama, mặc dù nước Mỹ gây chiến rất nhiều nhưng cũng bị dính lầy rất nhiều, một trục ngang giữa Nga - Iran - Trung Quốc - Thổ Nhĩ Kỳ đã được hình thành, dải trục này vắt ngang từ Đông Á sang đến châu Âu đe dọa hành lang mà phía Mỹ và phương Tây duy trì bao lâu nay. Mỹ cần một “cú hích” để tái khẳng định bản chất của mình và khả năng của mình.

Thứ ba, một phần nguyên nhân mà phía Mỹ, tỏ ra nóng ruột và tiến hành là việc tận dụng để tranh cử cho nhiệm kỳ 2 của tổng thống Trump và Đảng cộng hòa. Sau phiên luận tội “hình thức” của Hạ viện Mỹ vốn thuộc phần kiểm soát của Đảng Dân chủ nhắm vào cá nhân ông Trump, phe Cộng hòa cần tiến hành một cuộc phản công để giữ chiếc ghế này vào nhiệm kỳ tiếp theo. Tháng 12, ĐH Quinnipiac tiến hành một cuộc thăm dò về dư luận ủng hộ ông Trump, tỷ lệ này đạt 44% và cao nhất từ đầu nhiệm kỳ, nhưng nó vẫn còn là một con số khiêm tốn với các đời tổng thống Mỹ khác, vốn duy trì mức trung bình vào khoảng 52%.

Thông thường, vào 2 năm cuối của nhiệm kỳ, các tổng thống Mỹ thường sẽ tạo ra các luồng dư luận, tạo sự đoàn kết dân chúng và thu hút phiếu của người dân Mỹ cho nhiệm kỳ tiếp theo. Với TT Trump, ông nhắm vào 2 yếu tố giúp ông tiếp tục trụ vững trong cuộc chạy đua cho nhiệm kỳ 2: Một là cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, điều này đã được đánh giá thành công khi thu hút tận 73% người dân Mỹ đánh giá tích cực ở khía cạnh kinh tế. Hai là khẩu hiệu “Make American Great Again” trong vị thế của nước Mỹ trong chính trường thế giới. Và thùng thuốc súng Trung Đông chính là điểm nút khiến chính quyền Trump thực thi điều này”.

(*) Khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ III: Gần như không có.

Trước tiên, chiến tranh thế giới là cuộc chiến quy mô toàn cầu, thu hút đông đảo các nước, phe phái tham gia. Hai cuộc chiến tranh trước đó xảy ra tại châu Âu và đều có nguyên nhân là tranh chấp lãnh thổ, thuộc địa, bên cạnh đó là giành lấy vị thế quốc gia và thống trị thế giới. Nhưng hiện nay, vấn đề này đã được giải quyết bằng các cuộc chiến tranh thương mại và chính trị.

Các cường quốc không cần động binh, họ dùng quyền lực mềm để ép buộc các tiểu quốc và phe đối nghịch trở thành kẻ thua trận.

Nhân loại đã thừa hiểu hậu quả từ hai cuộc chiến tranh thế giới và hai cuộc chiến tranh tổng lực cục bộ lớn nhất là chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên. Hệ quả của nó để lại là quá lớn và đến giờ, bất cứ cuộc chiến nào cũng chắc chắn sẽ bị phản ứng rất lớn từ nhân dân thế giới.

Các mối quan hệ giữa các quốc gia đã dần chuyển từ đồng minh, đồng chí thân cận sang đa phương hóa. Một quốc gia có quan hệ với rất nhiều các quốc gia khác, khu vực khác chứ không bó hẹp trong phạm vị cục bộ như trước. Điều này có một nhược điểm là họ sẽ không có được đồng minh sẵn sàng “nhảy vào lửa” nhưng khiến cho các mối quan hệ trở nên minh bạch hơn, thay vì đấu tranh thì cùng cộng sinh. Các cuộc chiến tranh lớn nhất thế kỷ 20, đều bắt nguồn từ một số quốc gia, sau đó lan ra 2 phe đối nghịch. Nhưng hiện tại, kể cả xảy ra một quốc chiến toàn cục giữa Mỹ và Iran, sẽ hiếm có một quốc gia khác như Anh Quốc, phương Tây tham gia cùng Mỹ hoặc Nga, Trung Quốc tham gia phía bên Nga. Dĩ nhiên khả năng là có, nhưng sẽ tham gia hạn chế chứ không thể nào phát huy đến quy mô toàn lực và bùng phát trở thành các cuộc chiến tranh thế giới.

Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ phía Iran, có thể chính phe Iran "hi sinh" người mình để thực hiện âm mưu liên kết với Mỹ. Trước đó, vị tướng thiệt mạng Qassem Soleimani có thể chính là con tốt đó. Người ta đặt câu hỏi rằng, tại sao lịch trình bảo mật đến cặn kẽ của ông lại bị lộ diện dễ dàng và ông mất trong thời điểm bất ngờ chỉ bằng UAV như vậy? Tại sao một vị tướng lõi đời trận mạc lại có cái kết thúc rất nghi ngờ là thế?

Một yếu tố khác khiến cho việc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ không xảy ra, đó là vũ khí hạt nhân. Cũng không cần phải dài dòng làm gì, nếu một trong số các quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân, điều này sẽ dẫn tới việc Hệ mặt trời chỉ còn 7 hành tinh, Sao Hỏa trở thành hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời.

Và trên hết, mục đích chính của xung đột Mỹ - Iran không phải nhằm triệt tiêu nhau, họ chỉ răn đe nhau, thậm chí, đây là một cuộc bắt tay nhằm cùng đẩy giá dầu lên. Cuộc chơi này có lợi cho cả Mỹ, Iran, khối OPEC, Nga. Đối tượng thiệt hại là phe EU, Nhật Bản, Trung Quốc, những khách tiêu dùng dầu mỏ lớn nhất toàn cầu.

Mặc dù Iran đã “giương cờ đỏ” nhưng rõ ràng, các biện pháp của họ vẫn chỉ là tấn công vào các mục tiêu cục bộ của Mỹ tại Trung Đông. Mỹ và Anh điều tàu chiến đến nhưng vẫn chỉ đảm bảo “an toàn hàng hải” và “hộ tống các tàu dầu”. Trong ngày vừa qua, giá dầu vượt mốc 70 USD/1 thùng và đặt giả sử có thể tăng lên mốc 80 USD/1 thùng trong tháng tới nếu xung đột tiếp tục bùng phát. Giá dầu tăng khá bất ngờ vì rõ ràng nguồn cung - cầu các điểm nóng đều đảm bảo, thậm chí nguồn cầu trong giai đoạn 2020 - 2025 sẽ không tăng nhanh như thập kỷ trước do xu thế bùng nổ năng lượng điện và năng lượng tái tạo. Rất có thể, vẫn chỉ là biện pháp cà khịa rồi ai về nhà lấy tiếp tục hưởng lợi nhờ giá dầu tăng của các phe Mỹ, Iran.
 
Hỏm rài t ngủ mổi ngày có 5 tiếng thôi hẹn ae qua têt t kiếm nguồn r mình típ
 
Thực ra lò lửa nào cũng có nguyên nhân rõ ràng.
Đầu tiên là nội tại, từ chiến tranh lạnh như VN cho đến Trung Đông. Trong nhà anh em phải choảng nhau đã. Thì Mỹ mới đứng một bên mà hùa vào. Chứ trong nhà đoàn kết thì không bao giờ ai xúi dại được. Tuy nhiên từ TQ cho đến Mỹ. Không thằng nào muốn chiến tranh chấm dứt. Bọn nó muốn 2 phe cứ dùng dằng, bởi nhẽ còn dùng dằng thì còn phải nghe lời răm rắp (không nghe thì không ai chống lưng) chứ thống nhất như Vn rồi thì lại sinh ương bướng khó bảo.
Khổ là Trung Đông giàu dầu, lại là thị trường tiềm năng cho tương lai nên bên nào cũng giành cho được. Mỹ giành vì kinh tế, Nga thì nặng tính địa chính trị hơn. Còn bây giờ thấy thực tế Pháp, Anh, Đức....bớt mặn mà với Mỹ hơn ngày xưa nhiều lắm. Có lẽ một phần vì ngại Nga, vẫn cần Nga trong những vấn đề như khủng bố và cũng phải thừa nhận là không đuổi Nga đi đâu được, Nga vẫn sẽ mãi là kỳ đà ở châu Âu, thôi thà êm với nó hơn là gây gổ rồi chả được gì lại ôm vạ. Một phần có lẽ sau cuộc chiến Iraq, EU thấy rõ không được xơ múi gì từ Iraq mà mỗi Mỹ có phần nên cũng không dại dây vào nữa.
Mỹ đéo đánh nổi iran đâu ko có bè phái dễ j dám
 
Ae ai có hứng thú tiềm hiểu vè cuộc nội chiến ở lybia ko,may t làm 1 bài
 
Nội chiến lybia khởi nguồn(phần 1)

(Mấy ngày trước mình vô tình xem đc đoạn video này, trong đó có phỏng vấn những người từng chiến đấu chống lại Gaddaffi,anh này đang rất hối hận
Link)
"Lúc đương thời TT Gaddafi luôn muốn giao dịch dầu mỏ bằng vàng,ông luôn mong có một liên minh châu phi,để người dân châu lục này được độc lập dân tộc, tự chủ,không phãi lệ thuộc vào phương tây"từ ngày lên nắm quyền ông đã xây dựng một Lybia giàu có,vồn vinh nhất bắc phi
Năm 2008 khi TT Iraq Sadamhussen bị treo cổ, ông đã nhận một tràn cười mĩa may từ liên đoàn Ả Rập khi đã phát biểu
"Tổng thống một nước có độc lập chủ quyền đã bị treo cổ,bao giờ đến lượt chúng ta"
(ae nếu muốn biết cụ thễ thì cmt để t gửi link fim tài liệu cho xem)
Tháng 3 năm 2018 tướng Haftar nhân danh Gaddafi kéo quân từ miền đông đến giải phóng miền tây nước này nhưng thất bại,ông vấp phãi sự hất hủi của dân chúng miền tây lybia,vì chính ông này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của TT Gaddafi
Haftar là ai
Khalifar Haftar sinh năm 1943 tên đầy đủ là Khalifa Belqasim Haftar
Ông ta sinh trưởng tại thành phố Ajdabiya , Libya. Thời trẻ, Haftar là một cộng sự đắc lực của Gaddafi, một sĩ quan tài năng từng được đào tạo tại học viện Frunze của Liên Xô
Tuy nhiên Haftar đã ủng hộ Gaddafi tiến hành đảo chính năm 1969 và trở thành một chỉ huy quân sự, cánh tay đắc lực của ông Gaddafi> Bản thân ông này cũng dẫn đầu một đội quân Libya tham chiến trong cuộc chiến 1973 chống lại Israel
Cương vị cao nhất của ông này đến giữa 1980 là Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Đáng tiếc là do tham vọng của Gaddafi với nước Chad bé nhỏ mà quân đội Libya đã phải tổn hao vô ích mà không đạt kết quả gì. Và với Haftar thì đó còn là nỗi nhục khi ông ta và đội cận vệ bị các ông cái bang Chad lừa vào bẫy, nguyên đoàn công cán Tổng tham mưu trưởng Libya kiêm chỉ huy chiến dịch Chad bị tóm sạch. Haftar và chừng 600 người phải đầu hàng Chad. Danh tiếng của quân đội Libya thời đó coi như,,,,kiếp này bỏ
Với Gaddafi thì đó là một nỗi nhục nhã, và mặc dù Haftar bắn tin nhưng phía Ga
không muốn thương lượng nhận người .. Sự vụ này theo các nguồn tin thì không phải do lỗi của Haftar và bản thân ông ta cũng đã khuyến cáo Gaddafi không nên dính vào Chad
Trong những ngày bị giam, Haftar và các sĩ quan Libya thề sẽ trở về lật Gaddafi trả thù. Nắm được cơ hội này CIA đã thương lượng với phía Chad thả người, đưa ông này về Langley đào tạo, còn các thuộc cấp của ông ta xây dựng lên LNA, tổ chức vũ trang lật đổ Gaddafi và thực tế từ năm 1996 các vụ nổi loạn cũng đã manh nha ở Libya
Nhưng năm 2011 khi đưa Haftar trở về thì ông ta mới chỉ được làm phó tướng cho LNA sau Abdul Fatah Younis mặc dù tổ chức này do ông ta và thuộc cấp dựng lên
Đến mùa hè 2012 thì Abdul Fatah Younis bị ám sát nhưng Haftar cũng chẳng có gì tiến triển, ông ta bị buộc rời khỏi Libya năm 2014 để tránh các cuộc ám sát diễn ra ngày một nhiều
Đến năm 2015, Haftar âm thầm nhận sự trợ giúp từ phía quốc gia con Chúa ở Trung Đông, và từ đó lực lượng ông ta ngày một mạnh mẽ, ông ta chính thức nắm lại LNA và kiếm soát thủ phủ Benghazi vào năm 2017
Nỗ lực của Haftar khiến NATO và một số quốc gia không vui dù đây là những nguồn lực chính của LNA, dù vậy NATO vẫn hỗ trợ LNA trong khi LHQ đơn độc hỗ trợ chính phủ Tripoli..
Các cáo buộc của phương Tây cho rằng Haftar đã tìm tới sự trợ giúp của Nga như ông ta nhờ phía Nga cứu chữa các tay súng LNA bị thương, nhờ Nga bảo vệ các căn cứ ở Benghazi thực ra cũng chưa được kiểm chứng
Tóm lại với việc quy kết Haftar thân Nga, phương Tây đang muốn tẩy hình ảnh của họ khi đã trợ giúp ông này quá nhiều và xóa đi sự nhơ nhuốc trong việc cố tính chia rẽ Libya thành nhiều phần khác nhau
Việc quân đội các nước lần lượt rút ra ngoài Địa Trung Hải chỉ phản ánh một điều họ đã chén đủ Libya, đã lấy những gì cần thiết, còn bây giờ họ cần một cái cớ để đi
(đây chỉ là một phần trong căn nguyên nội chiến ở lybia, hẹn mọi người ở phần 2)
 
Dm tao nghĩ Mỹ, Nga, Trung chúng nó tồn tại đc là do bán vũ khí. Thế giới hòa bình chúng nó ăn loz.
Mấy thằng đó đéo bao giờ cho thế giới hòa bình đâu.
Hồi Thằng Liên xô đổ làm thằng Mỹ bấn hết cả zái. Đéo còn ai để chạy đua vũ trang. Nên nó xui Thăng binladen oánh Tòa tháp đôi.( thằng này hồi trước là đồng minh cuae Mẽo nhé). Vì Trung đông có nhiều tiền. chứ nó có xui mấy thặng mọi đen châu Phi đâu. Trước có vào tí Somaly.... song Mấy thăng Mặt Lồn đen hơn mõm chó đéo có tiền nên nó bỏ.
 
Dm tao nghĩ Mỹ, Nga, Trung chúng nó tồn tại đc là do bán vũ khí. Thế giới hòa bình chúng nó ăn loz.
Mấy thằng đó đéo bao giờ cho thế giới hòa bình đâu.
Hồi Thằng Liên xô đổ làm thằng Mỹ bấn hết cả zái. Đéo còn ai để chạy đua vũ trang. Nên nó xui Thăng binladen oánh Tòa tháp đôi.( thằng này hồi trước là đồng minh cuae Mẽo nhé). Vì Trung đông có nhiều tiền. chứ nó có xui mấy thặng mọi đen châu Phi đâu. Trước có vào tí Somaly.... song Mấy thăng Mặt lồn đen hơn mõm chó đéo có tiền nên nó bỏ.
Cái vụ tháp đôi t còn nghĩ mỹ nó tự phá nổ ấy. Thế đéo nào máy bao chở người lao vào tháp mà tòa tháp sập cứ như nổ mìn các cột trụ chính ấy
 
Tình hình trung quốc cũng đang vào thế cô
lập .virus corona - sản phẩm của vũ khí sinh học đang đưa trung quốc trở nên suy yếu.
Mặt trận chiến tranh kinh tế đang trải dài từ thổ đến nhật
Ko thể loại bỏ mỹ và iran bắt tay nâng giá dầu.tất cả chỉ là con tốt thí cho 1 tài khoản đảm bảo ở ngân hàng thụy sỹ
 
Tình hình trung quốc cũng đang vào thế cô
lập .virus corona - sản phẩm của vũ khí sinh học đang đưa trung quốc trở nên suy yếu.
Mặt trận chiến tranh kinh tế đang trải dài từ thổ đến nhật
Ko thể loại bỏ mỹ và iran bắt tay nâng giá dầu.tất cả chỉ là con tốt thí cho 1 tài khoản đảm bảo ở ngân hàng thụy sỹ
Bớt hút cần dùm t
 
Cái vụ tháp đôi t còn nghĩ mỹ nó tự phá nổ ấy. Thế đéo nào máy bao chở người lao vào tháp mà tòa tháp sập cứ như nổ mìn các cột trụ chính ấy
Để may t viết mộ bài về taliban,r m liên kết đến vụ 11/9 sẽ thấy nhiều mâu thuẩn
 
Dm tao nghĩ Mỹ, Nga, Trung chúng nó tồn tại đc là do bán vũ khí. Thế giới hòa bình chúng nó ăn loz.
Mấy thằng đó đéo bao giờ cho thế giới hòa bình đâu.
Hồi Thằng Liên xô đổ làm thằng Mỹ bấn hết cả zái. Đéo còn ai để chạy đua vũ trang. Nên nó xui Thăng binladen oánh Tòa tháp đôi.( thằng này hồi trước là đồng minh cuae Mẽo nhé). Vì Trung đông có nhiều tiền. chứ nó có xui mấy thặng mọi đen châu Phi đâu. Trước có vào tí Somaly.... song Mấy thăng Mặt lồn đen hơn mõm chó đéo có tiền nên nó bỏ.
Diều hâu đen gãy cánh,mấy thằng Somalia điên cuồng hơn bọn hồi giáo mỹ đéo ăn nổi nên bõ,mà cũng tội Somalia một thời cường thịnh bây giờ toàn cướp biển
 
Diều hâu đen gãy cánh,mấy thằng Somalia điên cuồng hơn bọn hồi giáo mỹ đéo ăn nổi nên bõ,mà cũng tội Somalia một thời cường thịnh bây giờ toàn cướp biển
Mày bị phim ngộ rồi.
Thăng somaly và một số nước vùng hạ châu phi nghèo kiết xác. tìa nguyên không có ji. vị chí chiến lược cũng không nốt. Nên nếu có muốn bao đồng khu này USA cũng đéo có tí lợi nào nên nos bỏ. Dân vùng này đang tự diệt.
Mày xem vùng Bắc Phi, Arab có lợi đợi đấy mà quậy. nó đang bán đồ cho bọn arab oánh nhau với bọn huthi đấy thôi. ( vì bọn arab có tiền nhé. mà đéo thắng nổi mấy thằng mặc váy tông lào)
 
Mày bị phim ngộ rồi.
Thăng somaly và một số nước vùng hạ châu phi nghèo kiết xác. tìa nguyên không có ji. vị chí chiến lược cũng không nốt. Nên nếu có muốn bao đồng khu này USA cũng đéo có tí lợi nào nên nos bỏ. Dân vùng này đang tự diệt.
Mày xem vùng Bắc Phi, Arab có lợi đợi đấy mà quậy. nó đang bán đồ cho bọn arab oánh nhau với bọn huthi đấy thôi. ( vì bọn arab có tiền nhé. mà đéo thắng nổi mấy thằng mặc váy tông lào)
Somali mà ko có tài nguyên hã cha,t nói thời vàng son của Somali hồi tk 17 18 trc khi bị thực dân đô hộ ấy,thời đấy nguyên khu vực sừng châu phi là của Somali về sau thực dân chia ra các nước nhỏ,từ thập niên 80 bọn nó đánh nhau chia thành mấy nc nữa,thời ấy gọi là nội chiến XHCN
 
Top