HÃY CỨU LẤY HÀNH TINH CỦA CHÚNG TA. CỨU LẤY CHÍNH TƯƠNG LAI CHÚNG TA

Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Lớp bụi mịn phủ kín Hà Nội khiến người dân nhầm tưởng sương mù
View attachment Lớp bụi mịn phủ kín Hà Nội khiến người dân nhầm tưởng sương mù - Xã hội - ZINGNEWS.VN.mp4
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Bao nhiêu tỉ người là giới hạn ‘an toàn’ cho Trái Đất?
30/05/2018 810 lượt xem
untitled-1-45-590x308.jpg

Có một ngưỡng dân số để có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống cư dân trên địa cầu? (Ảnh: dkn.tv)
Dân số càng ngày càng tăng, trong khi diện tích trái đất vẫn không thay đổi. Điều đó nói lên rằng dân số không thể tăng mãi được, có một ngưỡng nào đó để có thể đảm bảo cuộc sống cho số lượng khổng lồ cư dân trên địa cầu mà vẫn bảo đảm an toàn cho Trái Đất?
Căn cứ vào lượng oxy tiêu thụ

Một điều rất quan trọng đối với sự sống là oxy, con người không thể thiếu oxy dẫu chỉ trong vài phút. Hiện nay, quang hợp là quá trình duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí.
quang-hop-nhan-tao.jpg

Con người không thể thiếu oxy dẫu chỉ trong vài phút… (Ảnh: khoahoc.tv)
Cây xanh luôn nhả khí oxy sau khi hoàn tất quá trình quang hợp dưới sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời và chất diệp lục, con người và các loài động vật cấp cao khác luôn cần khí oxy để duy trì sự sống. Từ đó, một câu hỏi được đặt ra là mỗi người cần bao nhiêu cây xanh mới có đủ khí oxy để tồn tại trong 1 năm?
Dựa theo nghiên cứu, cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân tử oxy, tỷ lệ phân tử là 1:1. Nếu tính theo khối lượng thì chúng ta có cứ 44 kg phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2 (khối lưọng phân tử của CO2 là 44 đơn vị carbon còn của O2 là 32).
Nếu xét trên một cây sung dâu trưởng thành có mặt nhiều tại Bắc Mỹ thì trung bình 1 năm nó tiêu thụ khoảng 21,7 kg khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Vậy theo tỷ lệ khối lượng CO2 ra O2 thì ta sẽ tính được lượng khí oxy mà 1 cây sung dâu trưởng thành tạo ra trong 1 năm: 21,77 x 32 / 44 = 15,83 kg.
can-bao-nhieu-cay-xanh-moi-du-luong-oxy-loai-nguoi-hit-tho-trong-1-nam.jpg

Một cây sung dâu (Ảnh: GenK)
Trung bình một người sẽ cần 9,5 tấn không khí để thở trong vòng 1 năm, với khí oxy chiếm 23% số lượng này, Tức là một năm mỗi người chúng ta cần 2,185 tấn O2 để tồn tại, giả sử Trái Đất được bao phủ bởi chỉ nguyên loại cây sung dâu kể trên thì số lượng cây cần thiết để sản xuất đủ khí oxy đủ cho một người trong 1 năm là: 2,185 x 1000 / 15,83 = 138 cây.
Nếu tính trên quy mô dân số toàn thế giới thì số lượng cây cần thiết để đủ cho toàn bộ loài người (dân số thế giới hiện nay là 7,3 tỷ người): 138 x 7,3 = 1007,4 tỷ cây xanh. Một con số khổng lồ và thậm chí nó chiếm khoảng 1/3 tổng lượng cây xanh trên Trái Đất hiện nay (3,04 tỷ cây – theo tạp chí Nature).
Như vậy dựa trên số lượng cây xanh hiện tại thì trái đất đủ cung cấp oxy cho khoảng 21 tỉ người. Tuy nhiên, dân số càng đông thì diện tích đất trồng cây xanh càng thu hẹp, lượng khí thải CO2 cũng sẽ lớn hơn, ngoài ra còn rất nhiều động vật cũng cần oxy để thở, nên số lượng oxy dành cho con người thực tế thấp hơn rất nhiều.
Căn cứ vào lượng thực phẩm có thể cung cấp cho con người
Còn một cách tính khác để xác định xem Trái Đất có thể nuôi được bao nhiêu người, đó là căn cứ vào lượng thực phẩm mà các sinh vật có thể cung cấp cho con người.
gia_luong_thuc-18_02_27_505.jpg

Trái Đất có thể cung cấp tối đa bao nhiêu lương thực cho con người? (Ảnh:youtube.com)
Như ta đã biết, nguồn năng lượng để tất cả mọi sinh vật dựa vào đó mà tồn tại đều lấy từ Mặt Trời. Thực vật thông qua quang hợp để tiếp nhận năng lượng Mặt Trời, từ đó con người lại tiêu thụ thực vật để cung cấp năng lượng cho bản thân. Theo ước tính thực vật trên Trái Đất mỗi năm có thể sản sinh ra 1,65 x 1017 gam vật chất hữu cơ, tức là sản sinh ra một năng lượng khoảng 2,76 x 1018 Jun. Nếu như mỗi người mỗi ngày cần 919,6 Jun thì Trái Đất có thể nuôi sống đến… 800 tỉ người (Số liệu từ cuốn: 10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao – Khoa Học Môi Trường).
Nhưng trên thực tế loài người chỉ có thể lợi dụng 1/100 tổng năng lượng thực vật sản sinh ra, vì toàn bộ năng lượng của thực vật sản sinh ra không phải được dùng hết để nuôi sống con người các loài động vật khác cũng phải trực tiếp hoặc gián tiếp lấy thực vật làm thức ăn, thêm nữa luôn có một tỉ lệ lớn năng lượng bị hao phí trong quá trình chuyển đổi. Do đó Trái Đất chỉ có thể nuôi sống nhiều nhất là 1/100 x 800 = 8 tỉ người.
climate-change-1470824435063.jpg

8 tỉ người là giới hạn mà Trái Đất có thể nuôi con người mà không bị tổn thương, quá giới hạn này sẽ xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng (Ảnh:hoivisao.com)
Dân số thế giới hiện đạt mức 7,3 tỷ người, con số này hiện nay vẫn ở ngưỡng an toàn. Nhưng theo bản báo cáo mới nhất của Ban dân số Liên Hợp Quốc chính xác, con số này sẽ tăng lên 9,7 tỷ người vào năm 2050. Số liệu trên được công bố trong phiên họp dự báo dân số tại Hội nghị Thống kê Chung 10/82015 (JSM 2015) tổ chức ở Seattle, Mỹ.
Các nhà nghiên cứu sử dụng sự kết hợp phức tạp giữa xu hướng dân số quá khứ, tỉ lệ sinh trong khu vực và dữ liệu già hóa dân số để xây dựng mô hình dự báo dân số thế giới. Các nhà khoa học nói rằng 95% khả năng dân số toàn cầu sẽ rơi vào khoảng 9,5 tỷ và 13,3 tỷ người cuối thế kỷ này.
Như vậy số lượng dân số trong 100 năm tới có thể vượt qua ngưỡng trái đất có thể nuôi sống con người. Điều này có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả: sự khai thác tài nguyên sinh vật quá mức, môi trường sinh thái bị phá hoại nặng nề, an sinh xã hội không được đảm bảo. Thậm chí nhân loại còn có thể đứng trước nguy cơ sinh tồn bị uy hiếp. Vì thế đảm bảo sự phát triển dân số bền vững cùng với bảo vệ môi trường sinh thái là một yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này.
Nam Minh (TH)
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Bức ảnh gây chấn động ở Alaska
Như Trần
Chủ nhật, 8/12/2019 09:11 (GMT+7)
Hình ảnh đau lòng về những con gấu Bắc Cực con giành nhau hộp rác nhựa cho thấy tác động đáng sợ của con người lên môi trường.
Tờ Mirror vừa công bố những bức ảnh chụp những chú gấu Bắc Cực cùng rác thải nhựa ở Alaska của Daniel Sullivan. Những con gấu này rất đói bụng vì chúng không thể đi săn hải cẩu khi băng chưa hình thành.
Ông Sullivan đã chụp những bức ảnh cho thấy một con gấu con kẹt đầu trong bình sữa, hai con gấu con khác giành giật nhau một mẩu nhựa và một con gấu con khác đang gặm mảnh bao bì nhựa.
gau bac cuc gianh nhau an chai nhua anh 1
Những con gấu Bắc Cực con mà ông Sullivan đã chụp ảnh. Ảnh: Mirror.
Những này cho thấy tác động của ô nhiễm rác nhựa và biến đổi khí hậu lên động vật hoang dã, nhiếp ảnh gia 58 tuổi sống ở Los Angeles cho biết. Ông đã chụp được những bức ảnh này khi ở Katovik.
Ông nói: "Những bức ảnh này được chụp vào đầu tháng 10. Thời điểm đó những năm trước, toàn bộ khu vực đó đã được bao phủ bởi lớp băng dày 1,5m”.
gau bac cuc gianh nhau an chai nhua anh 2
Một con gấu mắc kẹt đầu trong bình sữa. Ảnh: Mirror.
"Thời tiết ấm hơn 5 độ so với năm ngoài, do đó băng được hình thành vào cuối tháng thay vì đầu tháng như bình thường”, ông Sullivan nói thêm. “Hiện tượng này làm mùa đi săn của gấu Bắc Cực ngắn lại và chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng đến chúng”.
“Việc cái bình nhựa xuất hiện ở Alaska chỉ ra rằng những gì chúng ta đang làm có ảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới”, ông chia sẻ. “Tôi và vợ không thể can thiệp vào hoạt động của những con gấu con vì gấu mẹ đang ở gần đó”.
gau bac cuc gianh nhau an chai nhua anh 3
Hai con gấu bắc cực con giành nhau mẩu nhựa. Ảnh: Mirror.
"Thật đáng buồn vì đây không phải là lần duy nhất chúng ta thấy rác ở những nơi đẹp đẽ, xa xôi hẻo lánh nhất. Chúng ta đang hủy diệt hành tinh này”, ông nói.
"Tôi thực sự hy vọng mọi người nhìn thấy những bức ảnh này và nghĩ rằng chúng ta thực sự phải bắt đầu thay đổi cách sống”, ông nói thêm.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Bức ảnh sốc trên đảo Đại bàng ở Nam cực
Quốc Thăng
Thứ ba, 25/2/2020 16:57 (GMT+7)
Một đợt nắng nóng kỷ lục diễn ra ở châu Nam cực đã khiến lượng tuyết bao phủ một hòn đảo giảm đi 20% chỉ trong vòng 9 ngày, cho thấy sự nghiêm trọng của tốc độ biến đổi khí hậu.
Theo CNN, những hình ảnh vệ tinh cho thấy đảo Đại bàng ở phía đông bắc châu Nam cực đã mất đi khoảng 20% lượng tuyết bao phủ sau một đợt nắng nóng kéo dài 9 ngày. Hầu hết phần đất của hòn đảo đã lộ ra sau khi tuyết tan chảy, và nhiều hồ nước được hình thành bởi lượng tuyết này.
Châu Nam cực ghi nhận ngày nóng nhất từng được ghi lại trong lịch sử, diễn ra vào đầu tháng này, khi nhiệt độ đạt mốc 18,3 độ C, tương đương với nhiệt độ ở Los Angeles cùng ngày hôm đó.
Chỉ trong vòng hơn một tuần, lớp tuyết dày trung bình 10 cm trên đảo Đại bàng đã tan chảy, tương đương với 20% lượng tuyết bao phủ bề mặt hòn đảo, theo số liệu bởi Đài quan sát Trái Đất của NASA.
"Tôi chưa từng thấy những hồ nước được hình thành nhanh như vậy do tuyết tan. Bạn có thể thấy những sự kiện như thế này ở Alaska hoặc Greenland, nhưng không thường xảy ra điều đó ở châu Nam cực", ông Mauri Pelto, nhà địa chất học từ Đại học Nichols ở Massachusetts, nhận định.
Bang tan o chau Nam cuc anh 1
Hình ảnh vệ tinh trước và sau đợt sóng nhiệt kéo dài 9 ngày cho thấy đảo Đại bàng ở Nam cực đã mất đi khoảng 20% lượng tuyết bao phủ. Ảnh: NASA.
Nhà khoa học khí hậu Xavier Fettweis là người đang ước tính lượng nước chảy xuống đại dương từ bán đảo Nam cực. Theo ông, những đợt sóng nhiệt như thế này đóng góp rất nhiều vào mức độ dâng lên của nước biển trong mùa hè năm nay.
Như chuyên gia Pelto cho biết, những sự kiện tan chảy như xảy ra ở đảo Đại bàng là rất hiếm gặp ở châu Nam cực, vì vùng này là nơi lạnh nhất trên Trái Đất.
Sóng nhiệt xảy ra khi có nhiệt độ cao được duy trì trong nhiều ngày, và điều này gần như chưa từng xảy ra trên châu Nam cực cho đến thế kỷ 21. Tuy nhiên sự kiện thời tiết này được cho là sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng.
Tháng này, khối áp cao ở phía trên mũi Horn của Chile cho phép nhiệt độ cao tích tụ và di chuyển. Bán đảo phía bắc của châu Nam cực thường được bảo vệ khỏi những khối khí nóng này do gió mạnh đi qua Nam bán cầu, nhưng những cơn gió như vậy đã yếu đi một cách bất thường, và không thể ngăn chặn nhiệt độ cao di chuyển đến Nam cực.
Các khối băng ở Nam cực đang tan chảy nhanh chóng do ô nhiễm không khí tạo ra hiệu ứng nhà kính (nhiệt lượng từ mặt trời bị kẹt lại trong bầu khí quyển). Tình hình sẽ càng tệ đi vì khi các khối băng mất dần, ánh nắng từ mặt trời sẽ không còn bị phản chiếu (màu trắng phản lại ánh sáng), thay vào đó Trái Đất sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn từ mặt trời khiến nó càng trở nên nóng hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới, các khối băng từ Nam cực chứa đủ lượng nước để nâng mực nước biển toàn cầu lên 60 mét.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Thời trang - Một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới
View attachment Thời trang - Một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới - VTV.VN.mp4
VTV.vn - Theo LHQ, thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là thời trang nhanh.
Thời trang nhanh là mô hình sản xuất nhanh chóng các loại quần áo giá rẻ để đáp ứng xu hướng thời trang mới nhất. Mảng thời trang này là nguyên nhân chính gây ra lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính khổng lồ và các tác động tàn phá môi trường. Theo các chuyên gia, nhu cầu thời trang nhanh gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm như: hóa chất độc hại thường dùng trong nhuộm vải đổ ra môi trường, quá trình vận chuyển toàn cầu làm tăng phát thải khí carbon, bao bì đóng gói sản phẩm lại không phân hủy.
Theo thống kê của Chương trình Môi trường LHQ, thời trang là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nước thứ 2 thế giới và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại.
Hai năm trở lại đây, tình hình có vẻ được cải thiện khi các "ông lớn" trong ngành thời trang nhanh đều có những động thái tích cực. Thời trang bền vững hay eco-fashion đã trở thành triết lý được họ theo đuổi. Mỗi thương hiệu đều có thể chọn một công thức bền vững riêng phù hợp với giá trị, niềm tin và nguồn lực tài chính.
Để bắt kịp xu hướng thời trang xanh, ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, thậm chí cả các nhà thời trang lớn, tìm kiếm giải pháp sáng tạo từ các vật dụng bỏ đi hoặc vật liệu thân thiện với môi trường. Theo đó, da cá, lá khóm, vỏ táo..., những nguyên liệu thường bị vứt bỏ khi nấu ăn, hiện đã được các nhà thiết kế ứng dụng vào sản xuất quần áo và phụ kiện thời trang.
Giải pháp sản xuất sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật cũng được đẩy mạnh. Hàng loạt loại thực vật mới như: hạt dẻ, cải ngựa, tầm ma, gai dầu đã được trồng để sản xuất vải. Ngoài ra, rong biển và bột gỗ cũng được dùng để sản xuất vải sợi. Đối với sợi có nguồn động vật, thay vì sản xuất lụa thông thường phải giết chết tằm, một phương pháp nhân văn hơn đã được thay thế, đó là sản xuất lụa hòa bình. Quy trình sản xuất này sẽ không gây hại cho tằm.
Những chiếc áo hợp thời trang, không có vẻ gì khác biệt nhưng nó đang được kỳ vọng tạo nên một xu hướng thời trang mới tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Đó là những sản phẩm thời trang không được sản xuất bởi vải truyền thống mà được làm từ rác thải nhựa băm nhỏ.
Mỗi năm, nhân loại bỏ đi hàng tỷ lít sữa vì không dùng đến hoặc bị hỏng. Tuy nhiên, đây lại chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành thời trang. Vải sữa được kỳ vọng sẽ trở thành chất liệu của tương lai, thân thiện với môi trường.
Hiện nay, thời trang bền vững được xem là đối trọng của thời trang nhanh (còn gọi là "thời trang mì ăn liền"), tức thời trang có vòng đời sử dụng ngắn ngủi. Lựa chọn đồ gì là quyết định của mỗi người, nhưng môi trường sống có thể ảnh hưởng đến chính bản thân mỗi người. Và chúng ta cần nhớ rằng ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất thế giới.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Động vật ở rừng Amazon đang kêu cứu
Uyên Uyên
Thứ ba, 15/9/2020 05:00 (GMT+7)
Các loài động vật sinh sống trong rừng nhiệt đới Amazon đang gặp nguy hiểm khi con người gia tăng hoạt động khai thác lâm nghiệp.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 1
Xita, con khỉ nhỏ với đôi mắt nâu buồn, ôm chặt chú khỉ con trong cơn đau. Các bác sĩ thú y tại phòng khám Clinidog, thành phố Porto Velho, phía tây bắc Brazil, cho biết một chiếc ôtô đã cán qua hai con khỉ nhỏ bé này. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 2
Bác sĩ Carlos Tiburcio cho biết: “Khỉ mẹ được đưa đến trong tình trạng hoảng loạn, cơ thể dính đầy máu”. Vụ tai nạn khiến khỉ Xita bị chấn thương sọ não và mất đi đứa con. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 3
Trong những năm gần đây, rừng Amazon trở thành điểm khai thác tài nguyên lâm nghiệp. Người dân thường đốt rừng và chặt cây để khai phá đất đai. Việc khai thác rừng đã phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loại động vật như chú khỉ Xita. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 4
Phòng khám của bác sĩ Tiburcio đã tiếp nhận nhiều loài động vật bị tổn thương nghiêm trọng. Trong ảnh là một con chim diều hâu có triệu chứng ngộ độc thức ăn. Ảnh: Reuters.

Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 5
Cleio Junior, lính cứu hỏa của Viện Môi trường và Tài nguyên Brazil, đang ôm một con thú ăn kiến trên tay. “Tôi thấy đây (phá rừng) là hành động cực kỳ tàn bạo. Con người nên sống có lương tâm hơn. Hãy nghĩ đến các loài động vật”, anh Junior cho biết. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 6
Marcelo Adreani, nhân viên giải cứu động vật, có nhiệm vụ đi tìm và đưa những con vật bất hạnh đến phòng khám thú y. Anh than thở: “Con người đang trở nên vô cảm và thiếu trân trọng thiên nhiên”. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 7
Trong ảnh, anh Adreani đang chăm sóc vết thương của một con thú ăn kiến tại nhà riêng. Anh cho biết con vật này bị gãy chân trái khi đang chạy trốn đám cháy rừng. Loài thú ăn kiến hiếm khi xuất hiện ở các khu đô thị có đông dân cư. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 8
Sau 5 ngày nghỉ ngơi tại nhà riêng của anh Adreani, con vật dần hồi phục chấn thương và được thả về môi trường sống tự nhiên. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 9
Bác sĩ Tiburcio chia sẻ: “Khi chữa trị, chúng tôi chỉ mong con vật sớm hồi phục và được trả về tự nhiên. Mỗi lần chữa trị thành công cho các con vật, tôi đều nhìn lên bầu trời và nói lời cảm tạ Chúa”. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 10
Cảnh sát môi trường phát hiện một con heo vòi bị bắt giữ trái phép. Ảnh: Reuters.
Dong vat o rung Amazon dang keu cuu anh 11
Khói bốc nghi ngút trên khu rừng nhiệt đới Amazon. Ảnh: Reuters.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Đi tới đâu động vật tuyệt chủng tới đó, con người đúng là loài độc ác nhất trên hành tinh này BY CHIKO
Con người được coi là giống loài thông minh nhất trên thế giới bởi chính con người sáng tạo ra các nền văn minh, chinh phục thiên nhiên đồng thời hầu hết mọi nơi trên Trái Đất đều có dấu chân khai phá của con người. Tuy nhiên, đi cùng quá trình phát triển, con người lại chính là loài độc ác nhất bởi vì lợi ích của mình, chúng ta không ngần ngại hủy hoại môi trường, thậm chí tàn sát các loài động vật ngoài thiên nhiên một cách không thương tiếc.

Bộ ảnh dưới đây chính là minh chứng cho điều đó khiến bạn nhận ra con người chúng ta đáng sợ đến mức nào.

_YLBOIOydBQ6MBQTc7GUrxwTVBVPGavNWDqFqV4u6P0LC-uBkcrtDl7rkxdHO_1-nX8gmLmogBze1B8TEPGO=s1500


Đây là bức ảnh ghi lại cảnh tượng hàng chục người dân làng Sandavágur trên đảo Vagar, một hòn đảo thuộc quần đảo Faroe (Đan Mạch) giết cá voi hàng loạt khiến cho bờ biển nhuộm đỏ màu máu. Đáng chú ý đây là mùa săn cá voi thường niên hàng năm và trong khoảng thời gian này có ít nhất khoảng 180 con cá voi bị giết hại.

Các con cá voi sau khi kéo vào bờ bằng móc, bị giết bằng dao ngay sau đó. Điều này khiến cho vùng biển này bị nhuộm đỏ và ngập tràn mùi máu tanh trong suốt mùa săn cá voi.

Các con cá voi sau khi kéo vào bờ bằng móc, bị giết bằng dao ngay sau đó. Điều này khiến cho vùng biển này bị nhuộm đỏ và ngập tràn mùi máu tanh trong suốt mùa săn cá voi.

jW4R6t3r2Xopp0ULVZ50CpWrlfpsVAWFf265mcih0v7PYxeNY10lIZ8guTEQXABNtN3LawuFan_B20x4sI9m=s1500


Cá voi và cá heo là nguồn thực phẩm ở nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản. Nghề săn cá voi và cá heo ở đây là nghề mang lại thu nhập lớn cho người dân. Bức ảnh trên chính là cảnh thảm sát cá heo ở vịnh Taiji, một thị trấn nhỏ nằm cách Tokyo khoảng 248 dặm về phía Tây. Đây được xem là lò sát sinh cá voi và cá heo lớn nhất đất nước mặt trời mọc.

LukNnqEiXUyDc-ch1vhqBJfKzBgQ2aQgOqhTdylATdUuOrYdiHcD4mdvPer0isfVkHSN5Spx0KU9tkyS3hKQCQ=s1500


Thịt cá voi và cá heo được rất nhiều người yêu thích tại Nhật Bản đồng thời có giá trị cao. Nó được bày bán ở nhiều khu chợ để làm các món ăn tươi sống hoặc chế biến. Chính vì vậy, hàng năm nước này săn bắt và tiêu thụ hàng nghìn con cá voi, cá heo bất chấp sự lên tiếng của các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế.

cxDTpzbIZ8hWmzYRu9B02dLQrc9VLXPqzB9J5VCzdMQqptQ-XWtNMe-nzhxyjNEUAkkm7sLiNuogJiYw4y0D8Q=s1500


Còn đây là bức ảnh ghi lại khoảng 4.000 con tê tê đông lạnh được buôn bán trái phép tại đảo Sumatra, Indonesia. Cảnh sát Indonesia cho biết đây là lần thu được số lượng tê tê buôn lậu lớn nhất từ trước đến nay. Tê tê được xem là mục tiêu của các kẻ săn trộm để bán sang TQ làm thuốc hoặc dùng trong các nhà hàng. Chính vì vậy, nó đang trở thành một trong số các loài động vật bị buôn lậu nhiều nhất trên thế giới, không chỉ ở Indonesia mà còn ở châu Phi và nhiều nước Đông Nam Á khác.

alCiizaR541bFDwav5dQoLAhX1q3njVcXE_ypy7vt92pu-2kObE03foyn-bLccpiwVmwiwfknj8HL8-6tGQ8Mg=s1500


Các kẻ săn trộm tê tê thường săn bắt vào nhiều tháng trong năm, đặc biệt ở các hòn đảo nhiệt đới như tại Indonesia. Sau khi bắt được, họ nhúng tê tê trực tiếp vào nước sôi, sau đó lấy vảy và thịt bán cho các đầu lậu thu mua trái phép.

I0nM-HMk4j1tQVdvHi96EHV8DyYGFt2KU3y6zeTBl0aoVkti7jhq1Ufc0ybwwexyR3DAAdc9-wnYUtOrDeU5Qw=s1500


Còn tại châu Phi, tê giác là một trong số các loài động vật bị giết hại nhiều nhất để lấy sừng. Đây là bức ảnh ghi lại cảnh một con tê giác đen bị giết cưa lấy sừng ở vườn quốc gia Hluhluwe-Imfolozi, Nam Phi vào năm 2017. Hàng năm có tới hơn 1.000 con tê giác bị giết hại chỉ để lấy sừng bán cho các đầu mối trung gian, vận chuyển sang TQ. Bởi người TQ và một số quốc gia châu Á tin rằng sừng tê giác có giá trị trong y học và tâm linh, thậm chí có thể trị được cả ung thư.

Xác một con tê giác bị cắt lấy sừng đang trong thời kỳ phân hủy ở châu Phi sau khi các kẻ săn tê giác thắt cổ đến chết trong một chiếc dây sắt.

Xác một con tê giác bị cắt lấy sừng đang trong thời kỳ phân hủy ở châu Phi sau khi các kẻ săn tê giác thắt cổ đến chết trong một chiếc dây sắt.

erja39PRtk24e3EFF3x4YFjvKGkGNzbN1pqjpCPeygF0KPrFctfl5BHoCFy4p6PZX1pvN9OJQZ7oVmQGi4wGjA=s1500


Với các kẻ săn trộm, sừng tê giác có giá trị rất cao, thậm chí cao hơn cả vàng hay bitcoin. Điều này khiến cho các cá thể tê giác giảm mạnh đồng thời biến tê giác trở thành loài có nguy cơ bị tuyệt chủng lớn nhất trong sách đỏ. Trong hình là cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái Đất mang tên Sudan. Chú tê giác này vừa qua đời vào ngày 20/03 năm ngoái tại khu bảo tồn của Kenya.

Nạn săn trộm động vật quý hiếm còn xảy ra với nhiều loài động vật khác đồng thời trở thành nguy cơ đáng báo động trên toàn thế giới.

Nạn săn trộm động vật quý hiếm còn xảy ra với nhiều loài động vật khác đồng thời trở thành nguy cơ đáng báo động trên toàn thế giới.

inTEkwa2CWv8BIcziGeYftrfFA9ZfVSVHNtc5LPc-v5y5erzjJsgL-JMdl-w8tqKGnVAf27UvjuNYZnFzQOY=s1500


Cùng với tê giác, voi là loài động vật bị săn bắt nhiều nhất ở châu Phi. Chỉ trong vòng chưa đầy 100 năm, số lượng voi chỉ còn khoảng 500 nghìn con trên toàn thế giới so với 4 triệu con trước đó. Voi chủ yếu bị giết để lấy ngà, ngà voi chính là thứ mà nhiều kẻ săn trộm động vật hoang dã thèm khát bởi giá trị cao của nó. Trong hình là ảnh một chú voi bị giết chết để lấy ngà, sau đó bỏ mặc cho đến khi xác thối rữa.

UY9Ut545-F7Vl_YuhcQP1svESvSdlTDMr-Z5Acm6DYJ-PoMKf4Fd7uwCpFXykzuwiwxshBUWvEHh2qc0NfqyEQ=s1500


Ở vườn quốc gia Buoba Ndjidah thuộc Cameroon, chỉ trong vòng một thập kỷ có khoảng 300 con voi bị sát hại chỉ để lấy ngà đem bán. Bọn săn trộm voi thường sử dụng lựu đạn đi kèm súng ống để giết chết các chú voi tại đây. Điều đáng nói, kể cả các con voi nhỏ đều bị giết để lấy đi chiếc ngà tí hon làm vật phẩm phong thủy.

Còn đây là bức ảnh gây ám ảnh khi xác của 22 chú voi tại Congo bị các tay săn trộm thảm sát từ một chiếc trực thăng để lấy đi ngà và bộ phận sinh dục.

Còn đây là bức ảnh gây ám ảnh khi xác của 22 chú voi tại Congo bị các tay săn trộm thảm sát từ một chiếc trực thăng để lấy đi ngà và bộ phận sinh dục.

rPqzVbO4oDWsPXkQpSAz6yjYyAOWW4Y_mDz_Ii9fo6RdBIiuUmzbiuzycWVR2o5l09isg1fWOTlKcuqROR2a=s1500


Hổ Serbia là một trong số các loài động vật đứng bên bờ vực tuyệt chủng bởi nạn săn bắn trái phép gia tăng. Chỉ trong vòng một thế kỷ vừa qua, theo ghi nhận có tới khoảng 97% cá thể loài hổ quý hiếm này bị săn trộm để lấy da và xương làm cao hổ. Thống kê cho thấy trên toàn thế giới hiện nay chỉ còn khoảng hơn 3.000 cá thể hổ Serbia còn sống sót.

nHAePZXGrXsN00YZNXlnCKRQ6j1Q8AK9XOm3DYmT4PQyIZ3_yH09vdmApNQd7-5TcnZReSEL6l2tGWVCUux_3w=s1500


Không chỉ có hổ trưởng thành, nhiều cá thể hổ con được các đối tượng vận chuyển và tiêu thụ. Đây là hình ảnh 4 cá thể hổ Đông Dương con bị công an Nam Định thu giữ sau khi một đối tượng rao bán công khai trên Facebook.

1IDA0ORDm8vVH_enQInxta9E-dLUJqrd2OAUPuS3QUdd9qtmmhA8wRhPDPJy5qD-g_KL0Iw2N_8mA1V2urEBCA=s1500


Còn đây là hàng tấn rùa biển quý hiếm bị đánh bắt trái phép tại Khánh Hòa. Việt Nam là nơi cư trú của 5 loài rùa biển khác nhau, tất cả đều nằm trong danh sách cần được bảo vệ. Tuy nhiên, nạn săn bắt, thu mua rùa biển và trứng rùa biển đang khiến nhiều loài rùa biển ở Việt Nam bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là đồi mồi.

Lò mổ trăn ở một hòn đảo trên đất nước Indonesia, nơi hàng trăm tấm da trăn nằm la liệt trên sàn nhà sau khi được lột.

Lò mổ trăn ở một hòn đảo trên đất nước Indonesia, nơi hàng trăm tấm da trăn nằm la liệt trên sàn nhà sau khi được lột.

CJlZp47hmucTHAFTGU1dwTtB57KbHjJXeLAEpKgL5cIat66dY5Es7Bjf5So6pkLkNHdGL5hMlde9esBLsYLs=s1500


Trăn hoa thường được lột lấy da phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thời trang như túi xách, ví, dây lưng. Các con trăn này sau khi bị bắt về bị giết chết, bơm đầy nước và không khí vào bên trong và bắt đầu được lột da bởi các thợ lột da chuyên nghiệp người địa phương.

o0M79CFwk6cjY94cq5cGvfeUeNe5Mmf5kpvbdQQ6DFliFD7aai2DiJi3DUyW6x_8rtCEjlHd-WxsTcYoLXQS=s1500


Bức hình này ghi lại cảnh 292 con cá sấu từ sơ sinh đến trưởng thành bị người dân một ngôi làng ở Indonesia dùng dao, xẻng và rựa giết hại để trả thù cho một người đàn ông bị cá sấu tấn công trước đó tại đây.

Nhìn các hình ảnh thảm sát động vật hàng loạt trên đây, cộng đồng mạng không phải cảm thấy bàng hoàng và đau xót trước lòng tham và sự độc ác của con người.

Con người thật đáng sợ, chỉ vì phục vụ cho lợi ích của mình mà nhiều người bất chấp sát hại các loài động vật ngoài thiên nhiên. Mẹ thiên nhiên chắc đau lòng lắm”, Nickname H. T. L bình luận

Rồi một ngày chúng ta phải trả giá cho chính hành động của mình. Không chỉ phá hoại môi trường mà việc giết hại các loài động vật quá mức làm mất cân bằng sinh thái. Cuối cùng chính con người chúng ta phải chịu hậu quả lớn nhất”, Nickname N. D. B nhận xét

Nickname P. L. X thể hiện quan điểm “Nhìn các hình ảnh này thương tâm quá, mình đang tưởng tượng đến một ngày chúng ta chỉ có thể nhìn thấy chúng trong viện bảo tàng. Hành động vô cùng đáng lên án.”

Các hình ảnh trên thực sự là hồi chuông báo động trước vấn nạn giết hại động vật hoang dã hàng loạt đang xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bạn cảm thấy thế nào khi nhìn thấy các bức ảnh này, để lại bình luận chia sẻ với Got it nhé.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Con người đang tàn phá thiên nhiên ở quy mô chưa từng thấy
Thứ hai, 21/9/2020 08:02 (GMT+7)
Các quần thể động vật hoang dã giảm tới 68% kể từ năm 1970. Hoạt động khai thác thiên nhiên của con người đang đẩy Trái Đất đến bờ vực nguy hiểm.
Các quần thể động vật hoang dã đang giảm sút nghiêm trọng trên khắp thế giới, khi con người tiêu thụ quá nhiều năng lượng, tăng dân số, thâm canh nông nghiệp và đánh bắt quá mức, theo một đánh giá mới về đa dạng sinh học trên Trái Đất, Guardian đưa tin.
Trung bình, quần thể động vật có vú, chim, cá, lưỡng cư và bò sát trên toàn cầu giảm 68% trong giai đoạn 1970 - 2016, theo báo cáo Sự sống trên hành tinh, được thực hiện 2 năm một lần của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Hiệp hội Động vật học London (ZSL). Con số trong báo cáo 2 năm trước là 60%.
Đa dạng sinh học bị đe dọa
Nghiên cứu này là một trong những đánh giá toàn diện nhất về đa dạng sinh học toàn cầu, do 134 chuyên gia trên toàn thế giới thực hiện. Họ phát hiện từ các khu rừng nhiệt đới ở Trung Mỹ đến Thái Bình Dương, thiên nhiên đang bị con người tàn phá trên quy mô chưa từng được ghi nhận trước đây.
Thien nhien keu cuu anh 1
Những cánh rừng ở Indonesia bị tàn phá để lấy đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh:Ulet Ifansasti.
Nghiên cứu đã theo dõi dữ liệu toàn cầu về 20.811 quần thể của 4.392 loài động vật có xương sống. Những đối tượng được giám sát bao gồm các loài động vật đang bị đe dọa như gấu trúc, gấu Bắc Cực, cũng như các loài lưỡng cư và cá.
Số liệu mới nhất cho thấy ở trên toàn thế giới, các quần thể động vật hoang dã có xương sống đang giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970.
Robin Freeman, người đứng đầu nghiên cứu tại ZSL nói: “Chúng tôi đã dành 10-20 năm để nói về sự suy giảm đa dạng sinh học, nhưng không thể thay đổi được gì. Điều đó khiến tôi thất vọng và buồn phiền. Chúng tôi ngồi tại bàn làm việc, biên soạn và thống kê những con số, nhưng thật khó để cảnh báo mức độ nghiêm trọng của vấn đề”.
Khu vực Mỹ Latin và Caribe ghi nhận tình trạng đáng báo động nhất với mức giảm tới 94%, trong các quần thể động vật hoang dã có xương sống. Các loài bò sát, cá và động vật lưỡng cư trong khu vực bị ảnh hưởng tiêu cực do việc khai thác quá mức hệ sinh thái, sự phân tán môi trường sống và dịch bệnh.
Thien nhien keu cuu anh 2
Biểu đồ cho thấy tác động của việc mất dần môi trường sống do hoạt động khai thác thiên nhiên của con người gây ra với động vật hoang dã. Nguồn: BBC/Đồ họa: Zing.
Châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương cũng trải qua sự sụt giảm nghiêm trọng các loại động vật hoang dã với con số lần lượt là 65% và 45%. Châu Âu và Trung Á ghi nhận mức giảm 24%, Bắc Mỹ là 33%. Những con số trên hình thành chỉ số sự sống trên hành tinh (LPI), nó giống như chỉ số chứng khoán về động vật hoang dã.
Các chuyên gia cho biết chỉ số LPI là bằng chứng về sự tuyệt chủng lần thứ 6 của sự sống trên Trái Đất, với 1 triệu loài động vật đang gặp nguy hiểm do hoạt động của con người, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019.
Nạn phá rừng và chuyển đổi thành đất nông nghiệp để sản xuất thực phẩm cho con người là nguyên nhân chính dẫn đến sự phá hủy đa dạng sinh học trên Trái Đất.
90% diện tích đất ngập nước đã biến mất
Nghiên cứu cho biết thêm 75% diện tích đất không có băng trên Trái Đất đã bị thay đổi đáng kể do hoạt động của con người. Gần 90% diện tích đất ngập nước trên toàn cầu đã biến mất kể từ năm 1700.
“Chúng ta cần hành động khẩn cấp và ngay lập tức trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp. Chỉ số mất đa dạng sinh học đang đi sai hướng một cách nhanh chóng. Chúng ta cần có ngay quy định về việc loại bỏ phá rừng ra khỏi chuỗi cung ứng. Đó là điều rất quan trọng”, Mike Barrett, giám đốc điều hành về bảo tồn và khoa học tại WWF, nói.
Thien nhien keu cuu anh 3
Châu Phi là khu vực có mức sụt giảm số lượng động vật hoang dã nhiều nhất thế giới. Đồ họa: Zing.
Theo báo cáo, các khu vực nước ngọt chịu thiệt hại nặng nhất, với 1/3 loài bị đe dọa tuyệt chủng. Số lượng động vật hoang dã trung bình giảm tới 84%. Các loài bị ảnh hưởng bao gồm cá tầm sông Trường Giang ở Trung Quốc. Số lượng cá thể đã giảm tới 97%.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh từ vệ tinh, cho thấy các khu vực hoang dã không có dấu chân con người chỉ chiếm 25% diện tích trên cạn của Trái Đất, phần lớn nằm ở Nga, Canada, Brazil và Australia.
“Chúng ta đang xóa sổ động vật hoang dã trên hành tinh, đốt rừng, ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức các vùng biển. Chúng ta đang phá hủy thế giới của chính mình, mạo hiểm sức khỏe, an ninh và sự tồn tại của chúng ta trên Trái Đất”, Tanya Steele, giám đốc điều hành WWF nói.
David Attenborough, nhà sinh vật học người Anh, cho biết nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên nhân tạo - nơi con người thống trị Trái Đất. Ông cho rằng đây là thời điểm để con người học cách quản lý hành tinh của mình.
“Để làm được điều này đòi hỏi những thay đổi có hệ thống trong cách chúng ta sản xuất thực phẩm, tạo ra năng lượng, quản lý đại dương và sử dụng vật liệu, nhưng trên hết, nó đòi hỏi một sự thay đổi trong cách suy nghĩ”, ông Attenborough viết trong bài tiểu luận đi kèm với báo cáo.
Trong bối cảnh ảm đạm về sự suy giảm đa dạng sinh học trên khắp thế giới, một số tín hiệu tích cực đã xuất hiện nhờ những nỗ lực bảo tồn. Quần thể cá mập đuôi đen ở Australia và hổ Nepal có dấu hiệu phục hồi.
Theo một nghiên cứu riêng do Đại học Newcastle và Đại học Quốc tế Birdlife của Anh công bố, ít nhất 28 loài động vật đã được ngăn chặn tuyệt chủng, nhờ những nỗ lực bảo tồn kể từ khi Công ước đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc có hiệu lực vào năm 1993.
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Trái đất đang bị hủy diệt vì con người ăn nhiều thịt
Dưới đây là 8 lý do khiến cho trái đất bị hủy diệt vì thói quen ăn thịt của chúng ta
1. Đốt nóng hành tinh

Thế giới tiêu thụ khoảng 230 triệu tấn thịt động vật mỗi năm – lớn gấp đôi 30 năm trước. Thường chúng ta chăn nuôi bốn loại - gà, bò, cừu và lợn - tất cả đều đòi hỏi số lượng lớn thức ăn và nước, thải ra khí metan và những loại khí khác làm khí hậu nóng lên. Chúng cũng sản xuất cả núi chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước…
ăn thịt hủy diệt trái đất

Thế giới tiêu thụ khoảng 230 triệu tấn thịt động vật mỗi năm – lớn gấp đôi 30 năm trước.
Các tác giả bản tường trình “cái bóng dài của đàn bò” đã tính toán không chỉ số lượng khí metan do đàn bò thải ra, mà cả ác loại khí bốc ra từ chất thải của chúng, số nhiên liệu tiêu hao khi vận chuyển thịt đến điểm tiêu thụ, số điện tiêu thụ bảo quản thịt đông lạnh, lượng gas sử dụng trong khâu chế biến, năng lượng tiêu hao để làm đất nuôi trồng thức ăn cho gia súc, và thậm chí cả nước ngọt cần thiết cho đàn bò. Và kết quả là một con số lớn hơn tổng khí thải của xe hơi, máy bay và các phương tiện vận tải cơ giới gộp lại.
Các nhà khoa học thuộc Ngân hàng Thế giới đã tăng con số trên tới 51% sau khi tính cả nhiều nhân tố khác, như các khoản chi phí sản xuất phân bón cần thiết cho nuôi trồng thức ăn chăn nuôi hoặc kim loại để đóng tầu vận chuyển gia súc.
Sự tính toán chính xác ảnh hưởng của chăn nuôi đối với môi trường là cơn ác mộng toán học. Và dù tính chi li hay xuê xoa, dù chỉ là 5-10%, hoặc lên tới 50% lượng khí làm Trái đất nóng lên, thì ngành chăn nuôi vẫn thuộc loại hình hoạt động làm hủy hoại môi trường lớn nhất.
2. Ngốn quá nhiều đất đai
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng. Việc sản xuất thực phẩm chiếm dụng diện tích ngày càng lớn trên Trái đất. Nhu cầu của con người ăn chay cần không gian nhỏ hơn nhiều so với người ăn thịt. Một gia đình trung bình tám khẩu ăn chay ở Banglades chỉ cần diện tích canh tác 1 ha, trong khi một người Mỹ tiêu thụ trung bình 120 kg thịt/năm cần tới 20 ha đất đai!
Gần 30% địa bàn Trái đất không bị đóng băng được sử dụng để chăn nuôi bò hoặc trồng cỏ làm thức ăn cho chúng. Trong khi đàn bò ăn phần lớn các sản phẩm canh tác thì trên hành tinh mỗi ngày có hàng tỷ người đói ăn! Các nhà khoa học thuộc Đại học Corrnell (Mỹ) đã tính được rằng năm 1997 diện tích trồng rau, lúa mỳ, hoa quả, khoai tây và đậu nành trên toàn nước Mỹ chỉ chiếm diện tích 13 triệu hécta. Trong khi diện tích sử dụng chăn nuôi bò lên tới 302 triệu héc ta. Rắc rối ẩn giấu ở chỗ: hiệu suất “chế biến” thức ăn thành sản phẩm của gia súc nuôi đại trà quá thấp. Trong khi để sản xuất 1 kg thịt, gia cầm chỉ cần trung bình 3,4 kg thức ăn, nhưng để có 1 kg thịt lợn nuôi phải cần tới 8,4 kg thức ăn.
Các nhà khoa học cũng tính được, nếu sử dụng số ngũ cốc phương Tây chăn nuôi gia súc để chế biến thức ăn cho con người, ít nhất có thể nuôi sống số nhân loại lớn hơn hai lần so với hiện nay.
Súc vật hiện được chăn nuôi tại các quốc gia châu Âu duy nhất nhằm mục đích giết mổ lấy thịt trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong khi tại các vùng lãnh thổ nghèo, đặc biệt tại những vùng khô cằn, động vật có sừng đóng vai trò thành phần trung tâm của cuộc sống và nền văn hóa, thường là nguồn sống và tài sản đối với hàng triệu dân chăn thả. Dân du mục quanh năm vận động theo đàn súc vật trở thành nền tảng nền kinh tế nhiều quốc gia châu Phi. Theo Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế, hình thức nuôi thả động vật có sức và móng này thân thiện hơn với môi trường và năng suất cao hơn so với phương pháp chăn nuôi công nghiệp tại Australia hoặc Mỹ.
3. Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt
Khi ăn món bít tết bò hay món gà rán, chúng ta đồng thời đã sử dụng lượng nước không nhỏ mà những con vật từng tiêu thụ để tồn tại. GS John Robbin đã tính được, để sản xuất 1 kg khoai tây, lúa mỳ, ngô và gạo cần tương ứng 120, 216, 336 và 450 lít nước. Tuy nhiên, để sản xuất được 1kg thịt bò, cần có tới trên 18 ngàn lít nước. Để có một lít sữa bò – cần 1.000 lít nước ngọt.
Lợn cũng thuộc loại động vật tiêu thụ nhiều nước nhất. Một trang trại chăn nuôi cỡ trung bình (đàn lợn 80 ngàn con) ở Mỹ mỗi năm tiêu tốn 337,5 triệu lít nước. Những trang trại lớn với đàn lợn cỡ triệu con sử dụng lượng nước sinh hoạt tương đương một thành phổ.
Thực tế ngành chăn nuôi gia súc hiện sử dụng tới 70% dự trữ nước ngọt dành cho con người. Bởi thế nhu cầu tiêu thụ thịt gia tăng, nước ngọt cho nhu cầu sản xuất lẫn sinh hoạt sẽ cạn kiệt. Các quốc gia giàu có, nhưng thiếu nước ngọt như A Rập Saudi, Libia, các nước vùng vịnh Persja hay CH Nam Phi khẳng định, cần sản xuất thực phẩm tại những quốc gia nghèo hơn, để bảo vệ dự trữ nước ngọt của chính mình. Cũng vì thế mà họ đã mua hoặc thuê hàng triệu ha đất ở Etiopia và nhiều quốc gia khác. Bằng cách này họ tiết kiệm nước ngọt tại chính quốc.
Việc chặt phá rừng trên quy mô toàn cầu kéo dài hơn 30 năm không nhằm mục đích khai thác gỗ, mà chủ yếu lấy diện tích chăn nuôi bò, trồng đậu nành và trồng cọ lấy dầu.
Trong bản tường trình “Thực phẩm của chúng ta sống bằng gì?” mới nhất của mình, tổ chức môi trường Friends of the Earth đánh giá, mỗi năm thế giới tàn phá khoảng 6 triệu hecta rừng (tương đương diện tích nước Litva) vì mục đích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
4. Làm ô nhiễm đất đai

Nền nông nghiệp và chăn nuôi trên phạm vi công nghiệp nắm địa vị chi phối tại các quốc gia phương Tây. Một trang trại đơn lẻ có thể thải ra lượng chất thải tương đương một thành phố. Trung bình, để cung cấp một kg thịt bò cho chúng ta ăn, con bò đã thải ra môi trưởng tối thiểu 40kg chất thải rắn. Nếu hàng ngàn con bò nuôi trên diện tích hạn chế, hiệu ứng sẽ thật khủng khiếp. Phân động vật thường được đổ vào những bể chứa khổng lồ - công trình thường bị vỡ hoặc rò rỉ, làm ô nhiễm dự trữ nước ngầm và các dòng sông bởi lượng nito, fosfo và nhiều chất độc hại khác.
Hàng năm có hàng chục ngàn kilomet sông ngòi tại Mỹ, châu Âu và châu Á bị ô nhiễm vì chăn nuôi. Chỉ một vết nứt bể chứa dò rỉ hàng triệu lít chất thải từ trại nuôi lợn lớn ở Bắc Carolina(Mỹ) năm 1995 đã giết chết đàn cá hàng triệu con và làm tê liệt trang trại nuôi tôm diện tích 364 ngàn ha mặt nước biển.
5. Ô nhiễm các Đại Dương
Vụ tràn dầu ở vịnh Mexico giữa năm 2010 không phải là thảm họa môi trường duy nhất tại vùng lãnh thổ này. Đã từ lâu, 13.000-20.000 km2 diện tích mặt biển và cửa sông Mississipi đã bị coi là “vùng chết” vì phân động vật, các nguyên tố nito, phân hóa học và những thứ độc hại khác thải ra từ các trang trại chăn nuôi. Các chất ô nhiễm đã lấy hết nguồn oxy của cơ thể sống khác.
ăn thịt hủy diệt trái đất

Cửa sông Mississipi đã bị coi là “vùng chết” vì phân động vật và những thứ độc hại
khác thải ra từ các trang trại chăn nuôi.
Từ bờ biển Bắc Âu đến bờ biển Đông Nam Á, giới khoa học đã nhận diện được 400 vùng biển chết với diện tích 1.000-70.000 km2. Chăn nuôi không phải là thủ phạm duy nhất, song chắc chắn là một trong số các nguyên nhân nghiêm trọng nhất.
6. Ô nhiễm bầu không khí
Tất cả những ai sống gần trang trại chăn nuôi lợn đều biết rõ bầu không khí tại đó khó chịu thế nào. Ngoài các chất gây hiệu ứng nhà kính như metan hay cacbonic, đàn bò và lợn còn thải ra nhiều khí độc hại khác. Tại Mỹ, đàn bò và canh tác ngũ cốc làm thức ăn gia súc đảm trách 37% tổng số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại quốc gia này, trên 50% thuốc kháng sinh sản xuất tại Mỹ, 1/3 lượng nito và fosfo thải vào nguồn nước. Các trang trại nuôi bò tạo ra gần 2/3 lượng amoniac tổng hợp (nhân tố chính tạo mưa axit).
7. Đầu độc con người
Chất thải động vật chăn nuôi chữa nhiều mầm bệnh, trong đó có khuẩn salmonella, vi trùng E.Coli và nhiều vi trùng gây bệnh khác có thể thâm nhập vào cơ thể con người. Mỗi năm người ta trộn hàng tấn thuốc kháng sinh vào thức ăn gia súc – yếu tố làm xuất hiện nhiều loại vi trùng nhờn thuốc kháng sinh, tức gây khó khăn trong nỗ lực điều trị bệnh ở con người.
8. Góp phần làm cạn kiệt dự trữ dầu lửa thế giới
Ngành công nghiệp chăn nuôi ở các quốc gia phương Tây phát triển dựa vào dầu lửa. Vì thế năm 2008, khi giá nhiên liệu đột ngột nhảy vọt, tại 23 quốc gia đã xảy ra bạo động vì lý do tăng giá các mặt hàng thực phẩm. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, ngành chăn nuôi đã tiêu thụ 1/3 tổng sản lượng các nguồn nhiên liệu khai khoáng hàng năm của đất nước.
Theo Bee.net
 
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
'Chúng ta đang chứng kiến ngày tận thế của tự nhiên'
Thủy Tiên
Thứ hai, 28/9/2020 00:00 (GMT+7)
Tại cuộc họp thường niên của Liên Hợp Quốc trong tuần này, các nhà lãnh đạo thế giới cảnh báo nếu Covid-19 không giết chết chúng ta thì biến đổi khí hậu cũng gây hậu quả tương tự.
"Chúng ta đang chứng kiến ngày tận thế của tự nhiên", Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama nói tại cuộc họp, đề cập đến các vụ cháy rừng ở miền Tây nước Mỹ và hiện tượng băng tan ở Greenland.
Đây được coi là năm "chúng ta cứu lấy hành tinh của mình", ông nói thêm. Nhưng thay vào đó, Covid-19 đã thu hút hết nguồn lực cũng như sự chú ý của thế giới và hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc đã bị hoãn lại đến cuối năm 2021.
"Trong 75 năm nữa, nhiều thành viên có thể không còn ngồi tại Liên Hợp Quốc này nếu thế giới vẫn tiếp tục không chịu thay đổi", Liên minh Các quốc đảo Nhỏ và Nhóm Các nước Kém phát triển cảnh báo.
Mục tiêu chính của hiệp định khí hậu Paris năm 2015 là hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C, nhưng các nhà khoa học cho biết thế giới đang trên đà ấm lên vượt mức này.
Nghiên cứu mới cho thấy nếu thế giới nóng lên thêm 0,9 độ C, băng ở Tây Nam Cực sẽ đạt đến ngưỡng tan chảy không thể cứu vãn, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 5 m, theo AP.
bien doi khi hau anh 1
Tổng thống Tommy E. Remengesau của quốc đảo Palu phát biểu qua cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 23/9. Ảnh: AP.

Quốc đảo Palau ở Thái Bình Dương chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào, nhưng Tổng thống Tommy E. Remengesau cảnh báo rằng hiện tượng nước biển dâng mới chính là yếu tố hủy hoại quốc gia này.
"Chúng ta không nên tự mãn chút nào về việc xả thải khí (carbon) giảm xuống nhất thời trong năm nay", ông nói, đề cập đến việc phong tỏa vì Covid-19 khiến bầu trời ở một số quốc gia trong xanh hơn. Nhưng không khí đã ô nhiễm trở lại khi lệnh phong tỏa bị dỡ bỏ.
Các cường quốc thế giới không thể trốn tránh các cam kết tài chính để chống lại biến đổi khí hậu trong thời kỳ đại dịch, ngay cả khi các nền kinh tế đang gặp khó khăn, ông Remengesau nhấn mạnh.
View attachment 'Chúng ta đang chứng kiến ngày tận thế của tự nhiên' - Thế giới - ZINGNEWS.VN.mp4
Thác Victoria cao 100 m có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu Thác Victoria được xem là một trong những thác nước lớn và đẹp nhất thế giới. Tuy nhiên, thác này có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu.
 
Sửa lần cuối:
Nếu không thay đổi nhận thức ngay bây giờ, nếu không hành động để cứu lấy hành tinh này ngay lập tức, nếu bạn còn dửng dưng khi thấy thiên nhiên đang gào khóc bởi chính hành động vô ý của chúng ta. Thì một ngày không xa lắm đâu. Chúng ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn thấy màu xanh tươi của lá cây, màu xanh trong của nước biển, màu xanh biếc của màu nắng. Cuộc sống khi đó chính thức là địa ngục.
Hãy cứu lấy trái đất ngay lập tức cho dù là hành động nhỏ nhất.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Sông băng ở Trung Quốc đang dần biến mất
View attachment Sông băng ở Trung Quốc đang dần biến mất - Địa điểm du lịch - ZINGNEWS.VN.mp4
 
Sửa lần cuối:
Nếu loài người ngu dốt
Loài người sẽ tự diệt
Các động vật còn biết bảo vệ MT....con người đang trở thành động vật ngu nhất
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
10 điều bạn có thể làm để giảm sự nóng lên của trái đất
09/10/2014 1:52:56 PM

Sử dụng các nhiên liệu như khí đốt tự nhiên, than, xăng dầu làm tăng mức độ CO2 trong khí quyển, và CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.

Bạn có thể giúp làm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu trên, do đó làm giảm sự nóng lên toàn cầu, bằng cách sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan hơn. Dưới đây là 10 hành động đơn giản, bạn có thể làm để giúp giảm sự nóng lên toàn cầu.

1. Tái sử dụng và tái chế

Góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần. Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của bạn, bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.

taisudung_taiche.jpg

Phân loại tái chế


2. Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ

Hãy làm cho ngôi nhà, căn phòng của bạn được kín kẽ bằng cách sử dụng các loại cửa cách âm, cách nhiệ có thể làm giảm chi phí sưởi ấm, làm mát của bạn hơn 25%. Bạn chỉ cần cài đặt nhiệt lớn cao 2 độ vào mua đông và thấp hơn 2 độ vào mùa hè có thể tiết kiệm khoảng 2 tấn CO2 mỗi năm.

3. Thay đổi bóng đèn chiếu sáng

Hãy thay thế bóng đèn thường xuyên với ánh sáng của bóng đèn huỳnh quang huỳnh quang compact (CFL). Chỉ cần thay thế một bóng đèn sợi đốt 60-watt bằng một bóng đèn CFL sẽ tiết kiệm 500.000 đ trong suốt thời gian chiếu sáng của bóng đèn. CFL có tưởi thọ dài hơn bóng đèn sợi đốt cuối 10 lần, sử dụng ít hơn hai phần ba năng lượng.

dencompact.jpg

Sử dụng bóng đèn Compact để tiết kiệm


4. Lái xe thông minh và hạn chế sử dụng xe cá nhân

Ít xe cá nhân có nghĩa là lượng khí thải ít hơn. Đi bộ và đi xe đạp để tiêt kiệm năng lượng và là hình thức tuyệt vời để tập thể dục, khám phá hệ thống giao thông cộng đồng của bạn. hoặc bạn có thể đi chung xe làm hoặc đi học.

dixedap.jpg


Khi bạn lái xe, để đảm bảo xe của bạn chạy một cách hiệu quả. Hãy giữ lốp xe luôn căng, như vậy có thể cải thiện hơn 3% lượng xăng của bạn, không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà còn giúp giảm 20 kg CO2 trong khí quyển.

5. Mua những sản phầm tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Hãy mua một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu tốt. Thiết bị gia dụng hiện nay có một loạt các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, và bóng đèn huỳnh quang nhỏ gọn được thiết kế để cung cấp ánh sáng trông tự nhiên hơn trong khi sử dụng ít năng lượng hơn so với bóng đèn sợi đốt.

tietiemnangluong.jpg


Tránh các sản phẩm đi kèm như bao bì dư thừa , đặc biệt là các bao bì mà không thể tái chế được. Nếu bạn giảm rác thải hộ gia đình của bạn bằng 10 phần trăm, bạn có thể tiết kiệm 500 tấn CO2 mỗi năm.

6. Sử dụng ít nước nóng

Đặt bình đun nước nóng ở nhiệt độ vùa phải, và bọc nó trong một tấm chăn cách nhiệt nếu nếu đã sử dụng được 5 năm. Mua vòi hoa sen chảy chậm để tiết kiệm nước nóng và giảm khoảng 350 kg CO2 mỗi năm. Giặt quần áo và rửa mọi thứ bằng nước lạnh, sự thay đổi đó của một mình bạn có thể tiết kiệm ít nhất 500 kg CO2 mỗi năm.

7. Hãy "Off"

Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng . Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.

haytat.jpg


8. Trồng một cây

Nếu bạn có điều kiện thì hãy bắt đầu, trong quá trình quang hợp, cây cối và các loài thực vật khác hấp thụ CO2 và tạo ra 02. Họ là một phần không thể thiếu của chu kỳ trao đổi không khí tự nhiên trên trái đất, nhưng có quá ít để đối phó sự gia tăng lượng khí carbon dioxide gây ra bởi phương tiện giao thông, sản xuất và các hoạt động khác của con người. Một cây sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon dioxide trong suốt cuộc đời của nó.

trongcay.jpg


9. Nhận dịch vụ báo cáo từ công ty tiện ích của bạn

Nhiều công ty cung cấp dịch vụ tiện ích kiểm toán năng lượng nhà miễn phí để giúp người tiêu dùng xác định các khu vực trong nhà của họ có thể không có hiệu quả năng lượng. Ngoài ra, nhiều công ty dịch vụ tiện ích còn cung cấp các chương trình giảm giá để giúp bạn chi trả cho các chi phí nâng cấp tiết kiệm năng lượng.

10. Khuyến khích người khác tiết kiệm năng lượng

Chia sẻ thông tin về tái chế và tiết kiệm năng lượng với bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, và có cơ hội để tổ chức và thiết lập các chương trình và các chính sách có lợi cho môi trường.

10 bước trên là một chặng đường dài hướng tới việc giảm sử dụng năng lượng của bạn và ngân sách hàng tháng của bạn. Và sử dụng ít năng lượng có nghĩa là ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm khí CO2, góp phần giảm sự ấm lên toàn cầu.

Trên đây chỉ là một số ý kiến của BTV Môi Trường Xanh, rất mong được nhận thêm sáng kiến của quý đọc giả MTX. Mọi ý kiến đóng góp cùng bình luận xin gửi tới Fanpage MTX. Xin cảm ơn!

Thân Mạnh (MOITRUONG.COM.VN/)
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Chiến lược giảm bớt hiệu ứng nhà kính
23/06/2011 09:00 GMT+7

Một nghiên cứu cho thấy, phương pháp mới chống lại sự biến đổi khí hậu bằng than sinh học có thể không gây ra nhiều thiệt hại đối với động vật ở trong đất như các nghiên cứu công bố trước đây.

Giun đất thực hiện nhiều chức năng cần thiết và có lợi cho hệ sinh thái đất như cải thiện cấu tạo đất và khoáng hoá các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khả năng thực hiện các chức năng này của chúng có thể bị phá hủy khi bị tiếp xúc với các chất độc hại.

Than sinh học không gây tác động nhiều đến giun đất như người ta nghĩ. Ảnh minh họa.
Một nhà nghiên cứu địa chất tại Trường Đại học Baylor, cùng với các nhà khoa học Đại học Rice, đã thử nghiệm tác dụng của một phụ gia mới cho đất gọi là than sinh học (biochar) đối với giun đất. Họ nhận thấy làm ướt than sinh học trước khi dùng làm giảm nhẹ tác hại đến giun đất.

Than sinh học ngày càng được quan tâm bởi những lo ngại về biến đổi khí hậu do các khí thải cácbon và các khí nhà kính khác gây ra. Than này là một sản phẩm phụ của năng lượng tái tạo và sản xuất nhiên liệu từ thực vật như phế thải lâm nghiệp. Đó là một dạng than có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất và sinh trưởng của cây trồng bằng cách giữ nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời lưu giữ cacbon trong đất hàng trăm năm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây lại cho rằng, than sinh học có thể gây ra những tác hại lớn đối với loài giun đất.

Tiến sĩ Bill Hockaday, phó giáo sư địa chất, Đại học Baylor, đồng tác giả nghiên cứu nói: “Do tiềm năng sử dụng rộng rãi, cần phải giảm thiểu các hậu quả không lường trước được do việc dùng than sinh học làm giàu cho đất gây ra. Các kết quả cho thấy rằng tùy thuộc vào lượng mưa và tưới tiêu, cần làm ướt than sinh học trước hoặc ngay khi dùng cho đất để ngăn chặn sự biến mất của giun đất và duy trì các tác động có lợi của chúng đối với đất”.

Các nhà khoa học cũng cho biết than sinh học không làm ảnh hưởng đến sinh sản của giun đất.

Ông Dong Li, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Quan trọng nhất, chúng tôi là người đầu tiên chứng minh rằng than sinh học không làm giảm hệ thống miễn dịch của một số sinh vật nhạy cảm trong đất. Đây là một bước tiến quan trọng cho một chiến lược rất hứa hẹn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”.

Quang Diệu (Theo Science Daily)
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Chống hiệu ứng nhà kính bằng màu trắng
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Steven Chu hôm qua thông báo chính quyền Obama muốn phủ sơn màu trắng lên các mái nhà, đường xá và vỉa hè để giảm bớt tốc độ biến đổi khí hậu.
white-roof3-322009-1368804069.jpg

Mái màu trắng làm giảm nhiệt độ trong nhà và góp phần làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu. Ảnh: ecohomeguy.com.
Thông báo của ông Chu, người từng đoạt giải Nobel vật lý, được đưa ra khi ông tham dự một hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu tại London. Ông cũng kêu gọi các nước tiến hành “một cuộc cách mạng mới” trong lĩnh vực năng lượng để cắt giảm những khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cảnh báo rằng loài người chưa thể tìm ra biện pháp thực sự hiệu quả để chống lại biến đổi khí hậu. Ông cho rằng các nước nên áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có cả việc phết sơn màu trắng lên các mái nhà và đường xá. Theo ông đây là giải pháp “thân thiện tuyệt đối” với môi trường. Nó có thể giúp các tòa nhà trở nên mát hơn, giảm lượng điện mà máy điều hòa sử dụng và khiến ánh sáng mặt trời phản xạ ngược trở lại vũ trụ.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), nếu màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá của 100 thành phố lớn nhất thế giới, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm tới 44 tỷ tấn. Lý do khiến màu trắng làm giảm tình trạng nóng lên của khí hậu rất đơn giản: màu trắng phản chiếu ánh nắng Mặt trời nhiều hơn màu đen và các màu sẫm. Một mái nhà màu trắng có diện tích 10 m vuông có thể làm giảm 1 tấn CO2. Ở những nước có khí hậu nóng ẩm, mái nhà màu trắng còn giúp làm giảm tới 20% chi phí sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong những tháng nóng nực.
Nhiều người cảm thấy nhức mắt khi nhìn thấy màu trắng. Ông Chu cho biết, các nhà khoa học đã chế tạo được những loại sơn trắng có tông màu dịu, nhưng vẫn có khả năng “hất ngược” ánh sáng mặt trời như sơn trắng thông thường. Ông khẳng định rằng máy điều hòa nhiệt độ trong những xe hơi được sơn màu trắng hoặc các màu nhạt luôn tiêu thụ ít điện năng hơn so với những chiếc có màu sẫm.
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu – nơi có sự góp mặt của hơn 20 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel – bộ trưởng năng lượng Mỹ cho rằng các chính phủ cần theo đuổi tư duy hoàn toàn mới trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon do hoạt động sản xuất năng lượng tạo ra.
“Cách mạng công nghiệp thực chất là cuộc cách mạng về sử dụng năng lượng. Ở thuở sơ khai nhân loại chỉ sử dụng sức người và sức động vật, sau đó chúng ta bước sang thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Giờ đây chúng ta cần phải tiến hành một cuộc cách mạng mới để giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất năng lượng”, ông nói.
Minh Long (theo AFP)​
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Công trình xanh - Lời giải cho việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
Không chỉ giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và đảo nhiệt đô thị, sự phát triển công trình xanh đang trở thành xu hướng sống hiện đại của những cư dân thị thành.
Bài toán hiệu ứng đảo nhiệt đô thị
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến khá thất thường, đặc biệt trước sự tác động của con người, làm gia tăng hàm lượng khí nhà kính dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển.
Một điển hình về công trình xanh tại dự án Mulberry Lane (Hà Nội).

Một điển hình về công trình xanh tại dự án Mulberry Lane (Hà Nội).
Trước thực trạng đó, tại hội thảo chuyên ngành với chủ đề “Phát triển công trình xanh trong bối cảnh biển đổi khí hậu ở Việt Nam”, diễn ra ngày 9/9, tại TPHCM, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, khái niệm "công trình Xanh" tại Việt Nam đang bị hiểu sai, lạm dụng không đúng cách. Bà Phan Thị Mỹ Linh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Việt Nam đã ký cam kết để giảm gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ để xây dựng các công trình xanh.
Cùng với đó, từ những năm 2000, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu và Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, cùng nhiều chương trình hành động thiết thực khác.
Để cụ thể hóa chủ trương này, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành “Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng về tăng trưởng Xanh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Xu hướng công trình xanh
Theo các chuyên gia, một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và đảo nhiệt đô thị chính là phát triển các thảm thực vật, công viên và những công trình xanh. Do đó, công trình xanh đang là trào lưu và xu thế tất yếu tác động tích cực đến môi trường sống của cư dân và cộng đồng.
Tại Mulberry Lane, lối đi dạo cũng tràn ngập màu xanh.

Tại Mulberry Lane, lối đi dạo cũng tràn ngập màu xanh.
Điều này này cho thấy rằng, các công trình xanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các khu dân cư, căn hộ hay trung tâm thương mại vẫn chưa thực sự phổ biến như kỳ vọng, dù nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các thành viên thị trường.
 Cảnh quan khu vực bể bơi Mulberry Lane được bố trí trồng cây xanh theo phong cách resort

Cảnh quan khu vực bể bơi Mulberry Lane được bố trí trồng cây xanh theo phong cách resort
Tại Mulberry Lane, cây xanh hiện diện mọi nơi, từ đường vào dự án, tường bao quanh cho đến phía bên trong và cả 5 tầng đỗ xe cũng được phủ xanh bằng hệ thống dây leo xanh mát. Hệ thống vườn treo rộng tới 2.000 m2 được bố trí tại tầng 6 chạy dọc dự án tạo nên một hình ảnh vô cùng ấn tượng. Hơn thế nữa, các bãi đỗ xe được làm nổi trên mặt đất, giúp giảm tải hao phí điện năng duy trì như dạng bãi đỗ tầng hầm thông thường.
Bên cạnh đó, Mulberry Lane còn được bao quanh bởi hệ thống hồ điều hòa và bể bơi rộng, giúp tạo vi khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm. Các tòa nhà được xây theo dạng đơn nguyên có khoảng cách hợp lý, giúp tận dụng tối đa gió, ánh sáng, tầm nhìn.
Toàn bộ dự án sở hữu 100% ánh sáng tự nhiên và 80% thông gió tự nhiên giúp cư dân không chỉ có chất lượng sống tốt, tiện ích đủ đầy đủ trong chính căn hộ, mà sở hữu không gian thoáng đãng với nhiều cây xanh - xu hướng sống hiện đại và phổ biến mà các dự án nhà ở phải đáp ứng.
Với kinh nghiệm đầu tư tại 150 thành phố trên 30 quốc gia, CapitaLand hiểu rằng, sư phát triển phải luôn song hành cùng trách nhiệm xã hội. Do đó, dự án Mulberry Lane luôn tận dụng mọi khoảng trống có thể để trồng cây phủ xanh công trình, giảm khả năng hấp thụ nhiệt và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị cho cộng đồng xung quanh.
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Những cách bảo vệ môi trường sống
Bảo vệ môi trường là điều rất quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình.
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ môi trường

Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại.
Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động... khi không sử dụng.
Tận dụng ánh sáng mặt trời, bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.

Tận dụng ánh sáng mặt trời, bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời... Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.
Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, và recycle): Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi!
Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến trong khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng.
Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh - là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
Giảm sử dụng túi nilon: Bạn có tin rằng các túi nilon không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá... để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này.
Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình.
Bảo vệ môi trường sống

Sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt.
Xử lý ô nhiễm trong nước thải trước khi xả ra môi trường: Đó là việc làm rất cấp bách hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng thấy một thực trạng đáng buồn là hệ thống kênh rạch xung quanh những khu công nghiệp đang bị ô nhiễm trầm trọng, bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Hay có thể thấy quá nhiều trường hợp cá chết hàng loạt năm 2016 vừa qua là mình chứng rõ nhất cho hiện trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Ưu tiên sản phẩm tái chế: Sử dụng giấy tái chế để cứu rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được dùng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng. Tái chế chất thải của bạn càng nhiều càng tốt khi có thể. Khí mê-tan, loại “khí nhà kính” có ảnh hưởng nhiều nhất, được phát thải vào không khí khi rác trong bãi rác bị phân hủy. Giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp làm giảm lượng khí mê-tan phát thải từ bãi rác.
LƯƠNG THỊ MỘNG TÂM
Cập nhật: 07/01/2020 Theo LiveScience, Tuổi trẻ, visinhxulynuocthai
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
10 “việc nhỏ mình làm” để bảo vệ môi trường
Biên tập Doan Truc
Xuất bản: 01/04/2017 07:00:48 | Chỉnh sửa: 12/04/2017 14:28:37
Không cần làm những điều lớn lao, mỗi chúng ta chỉ cần thay đổi những thói quen rất nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường.
Tháng 3 này, có một hoạt động đáng chú ý mà những người yêu việc bảo vệ môi trường đều đang chờ đợi, đó chính là Giờ Trái Đất (Earth Hour).
Giờ Trái Đất là là sự kiện quốc tế hàng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) sáng lập. Chiến dịch kêu gọi cộng đồng tắt đèn điện và các thiết bị điện trong một giờ đồng hồ, từ 8h30 đến 9h30 tối ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Năm nay, Giờ Trái Đất sẽ diễn ra vào ngày 25/3.
Tại Việt Nam, chiến dịch mang thông điệp chính thức là “Tắt đèn bật tương lai”, khuyến khích mọi người cùng nhau thay đổi, không chỉ là tắt đèn mà còn hướng đến những hành động lớn hơn, xa hơn để góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và giữ gìn tài nguyên.
Nhưng bạn biết không, bên cạnh tiết kiệm năng lượng, mỗi chúng ta đều có thể bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ của riêng mình, đơn giản thôi nhưng lại rất hiệu quả. Hãy để ELLE gợi ý cho bạn.
1. Thu gom pin hỏng
Pin là vật dụng thiết yếu của đời sống hiện đại. Chúng ta sử dụng pin cho hầu hết các vật dụng điện tử trong nhà, nhưng lại không biết rằng pin vô cùng độc hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
Mọi người thường có thói quen vứt pin đã qua sử dụng vào thùng rác, điều đó thật nguy hiểm. Trong pin có các loại hóa chất cực độc như đồng, chỉ, thủy ngân… Khi pin bị lẫn trong rác thông thường, bị đốt, đập vỡ, chôn xuống đất hoặc đổ ra biển, những chất độc này sẽ rò rỉ, ngấm vào đất, nước hoặc phát tán vào không khí… Lượng thủy ngân trong 1 cục pin có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hay 1 mét khối đất trong 50 năm. Và khi con người hấp thụ, các độc tố này sẽ làm tổn thương não, tim mạch, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản…
Vậy nên, đừng vứt pin bừa bãi mà hãy thu gom lại, sau đó đem đến các điểm thu nhận và xử lý pin các bạn nhé. Chúng ta cũng có thể dễ dàng tra tìm các điểm thu nhận pin trên Google.
3D rendered Illustration. Isolated on white. AA Batteries.
Pin sẽ vô cùng độc hại với môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách
2. Hạn chế dùng túi nilon
Ước tính mỗi năm có khoảng 500 tỷ – 1000 tỷ túi nilon đang được con người sử dụng ở khắp mọi nơi trên trái đất. Túi nilon rất rẻ, và tiện dụng, vì thế mà chúng ta luôn “sẵn tay” lấy túi và cũng sẵn tay vứt túi không chút đắn đo. Túi nilon là những cái bẫy chết chóc đối với sinh vật biển, ảnh hưởng đến đất và cây trồng, phân hủy cực kỳ lâu và không hoàn toàn (chúng sẽ trở thành những mảnh vi nhựa được động vật tiêu thu, và theo chuỗi thức ăn, sẽ quay trở lại cơ thể của chúng ta), thậm chí, khi bị đốt, túi nilon cũng thải ra độc chất tương tự chất độc màu da cam.

Chúng ta có thể sử dụng túi vải, túi cói, túi giấy… hay bất kỳ loại túi nào dùng được nhiều lần và có thể phân hủy thay cho túi nilon. Đơn giản chỉ là gấp gọn vài chiếc túi mỏng, nhẹ và cho vào giỏ xách để phòng hờ những khi cần mua đồ gấp. Khi đi chợ, chúng ta nhớ mang theo hộp nhựa để đựng thực phẩm ướt, túi vải lớn để đựng rau, và kiên quyết không nhận túi nilon từ người bán hàng, như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rất nhiều rồi đấy.
bao ve moi truong 4

Chúng ta có thể sử dụng túi vải, túi cói, túi giấy… hay bất kỳ loại túi nào dùng được nhiều lần và có thể phân hủy thay cho túi nilon để góp phần bảo vệ môi trường
3. Tái tạo rác hữu cơ thành phân xanh
Hẳn ai cũng sẽ có một vườn cây nho nhỏ ở nhà, ngoài ban công, trên sân thượng… Chúng ta có thể tận dụng các loại rác hữu cơ như vỏ củ quả, lá úa, lá sâu để ủ thành phân xanh cho khu vườn của mình.
Cách làm rất đơn giản. Mình dùng một cái thùng hoặc chậu cây trống, đổ một lớp đất mỏng, rồi cho rác hữu cơ lên, sau đó phủ lại bằng 1 lớp đất mỏng, cứ lần lượt như thế. Sau một thời gian, tất cả đều trở thành đất và bạn có thể dùng để trồng cây. Hoặc đơn giản hơn, mình rửa sơ các loại vỏ rau củ quả rồi cắt nhỏ, rải lên chậu cây, mỗi lần một ít. Khi lớp mới phủ lên, lớp dưới sẽ phân hủy, như vậy bạn không cần phải thay đất cho chậu cây nữa.
Sống ở thành phố, hầu hết mọi người đựng rác trong túi nilon, sau đó sẽ có công nhân vệ sinh đến gom rác, và số rác này sẽ chất đống hoặc được chôn ở đâu đó. Nếu chúng ta tận dụng rác hữu cơ làm phân xanh thì số lần vứt rác cũng như số túi nilon sẽ được giảm thiểu. Không những vậy, mình còn dễ dàng phân loại và thu gom các loại rác vô cơ nữa đấy.
bao ve moi truong 5

Chúng ta có thể tận dụng các loại rác hữu cơ như vỏ củ quả, lá úa, lá sâu để ủ thành phân xanh cho khu vườn của mình
4. Sử dụng bánh xà phòng từ nguyên liệu thiên nhiên
Cứ cho là một hộ gia đình 4 – 5 người cùng sử dụng 1 chai sữa tắm khiêm tốn, 2 tháng hết 1 chai. Vậy 1 năm mình thải ra khoảng 6 chai nhựa, chưa kể những chai nước rửa tay ở nhà bếp, chai nước rửa tay ở nhà vệ sinh, phòng tắm… Những chai nhựa này, theo thống kê chung, có thể mất đến 450 năm hoặc hơn để phân hủy hoàn toàn, đặc biệt là phần cổ chai. Vậy trong 1 năm, tổng số rác nhựa do một gia đình thải ra chỉ cho việc dùng sữa tắm có thể mất ít nhất 2700 năm để phân hủy. Thêm vào đó, sữa tắm cũng chứa nhiều hóa chất, hương tổng hợp, đặc biệt là những loại có hạt li ti, đó là những hạt vi nhựa, có ảnh hưởng rất lớn với môi trường.
Sử dụng bánh xà phòng, trước hết bạn sẽ sử dụng ít chai lọ nhựa hơn sữa tắm hay nước rửa tay. Bánh xà phòng thường chỉ được bọc trong hộp giấy bìa – có khả năng phân hủy cao hơn nhiều so với nhựa. Ngoài ra, xà phòng sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẽ tốt cho da, không gây hại cho sức khỏe và phân hủy nhanh hơn các loại chất hóa học.
bao ve moi truong 6

Sử dụng bánh xà phòng từ thiên nhiên để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường
5. Hạn chế chai nước dùng 1 lần
Ngày nay, những chai nước nhựa dùng 1 lần vừa tiện, vừa rẻ với đủ mọi mẫu mã, kiểu dáng xuất hiện khắp nơi. Người ta vì cái sự tiện ấy mà bỏ qua thói quen mang chai nước cá nhân bên mình vì “vướng víu”.

Cứ tính thế này, mỗi năm có khoảng 50 tỉ chai nước được tiêu thụ. Và mỗi chai nhựa này có thể mất khoảng 1000 năm để phân hủy hoàn toàn – đặc biệt là những chỗ nhựa đặc như cổ chai, nút chai… Ngay cả ở những nước phát triển có khả năng tái chế một lượng lớn rác nhựa, thì nhiều nơi vẫn chưa có khả năng tái chế nút chai.
Hơn nữa, để làm ra những chai nhựa thế này, cần tiêu tốn lượng nước gấp 3 lần lượng nước được bán trong mỗi chai, chưa kể đến khoảng 17 triệu thùng dầu được sử dụng để làm ra chai nhựa đựng nước, và khoảng 50 triệu thùng dầu được sử dụng để chuyên chở và vận chuyển nước đến người tiêu dùng. Một cách ví von đơn giản, mỗi một chai nước bạn mua có 1/4 trong đó là dầu hỏa – lượng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra 1 chai nước dùng 1 lần rồi vứt.
Cách đơn giản mà ai cũng có thể làm là hãy mua những loại chai sử dụng được nhiều lần, và tập cho mình thói quen tự mang những chai nước này khi hoạt động ngoài trời, khi đi du lịch hay đi chơi.
bao ve moi truong 7

Hãy mua những loại chai sử dụng được nhiều lần, và tập cho mình thói quen tự mang những chai nước này khi hoạt động ngoài trời, khi đi du lịch hay đi chơi
6. Không dùng mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa
Các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân như sữa rửa mặt, sữa tẩy tế bào da chết, kem đánh răng thường chứa những hạt vi nhựa. Đó là những hạt lấp lánh, li ti, được quảng cáo là giúp massage, tẩy tế bào hay cuốn trôi mảng bám. Nhưng bạn có biết đa phần trong số chúng là những mảnh cực nhỏ của nhựa?
Hạt vi nhựa – microbeads – là những hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 1mm. Khi bạn sử dụng những sản phẩm có hạt vi nhựa, chúng được rửa trôi thẳng xuống cống và chảy ra sông hồ, ao biển…ngay cả ở những nước tiên tiến các loại máy lọc nước thải cũng bỏ qua những hạt vi nhựa này vì chúng quá nhỏ. Những hạt vi nhựa trôi nổi trên đại dương có thể hấp thụ và tập trung những chất thải độc hại từ biển. Vì vậy mà chúng được ví như những viên thuốc độc nhỏ xíu trôi nổi trên biển và đầu độc những loài động vật ăn phải chúng. Khi theo chuỗi thức ăn vào cơ thể con người, chúng làm ảnh hưởng đến hệ nội tiết, phổi, hệ miễn dịch và có khả năng gây ra ung thư. Vậy nên, hãy chắc chắn bạn không sử dụng sản phẩm có những hạt vi nhựa này nhé.
bao ve moi truong 8

Hãy luôn nhớ: tránh xa các sản phẩm chứa hạt vi nhựa
7. Dùng xơ mướp thay cho bông tắm
Xơ mướp là vật dụng rất dễ tìm và phổ biến ở làng quê Việt Nam. Thế nhưng, từ khi có bông tắm nhựa, dường như người ta đã quên mất món đồ dân dã này. Xơ mướp có thể dùng để kỳ cọ, tẩy da chết hay tạo bọt khi tắm không thua kém bông tắm nhựa, lại thân thiện với môi trường vì có xuất xứ thiên nhiên và dễ phân hủy.
Xơ mướp có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ hay siêu thị, giá thành cũng rất rẻ. Thậm chí có thể xin từ người thân ở quê. Tất cả là do thói quen của chúng ta mà thôi.
bao ve moi truong 3

Xơ mướp có giá trị sử dụng ngang với bông tắm nhựa nhưng thân thiện với môi trường vì có xuất xứ thiên nhiên và dễ phân hủy
8. Không thả bóng bay
Thả bóng bay, một việc nghe tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra lại gây hại nhiều cho môi trường hơn bạn nghĩ. Có bao bạn giờ tự hỏi, bóng bay khi được thả lên trời thì nó sẽ rơi xuống đâu không? 70% trong số chúng sẽ theo gió, rơi xuống biển, đại dương hoặc theo hồ, ao, sông suối trôi ra đại dương.
Và ở đây, chúng trở thành những cái bẫy chết chóc cho các loài sinh vật biển. Theo thống kê của Hội Nghiên cứu Sinh vật biển bị mắc cạn ở Mỹ (Marine Mammal Stranding Center), hơn 100.000 sinh vật biển bị chết mỗi năm vì ăn nhầm phải nhựa. 5% trong số này, tức là khoảng 5000 sinh vật biển bị chết do ăn nhầm phải bóng bay. Ngoài ra, sợi dây buộc vào bóng bay cũng trở thành những cái bẫy mà một khi vướng vào, các loài chim không thể nào thoát ra được. Không chỉ có chim biển, chúng có thể mắc vào vây của các loài cá và rùa biển… Chúng có thể gây nhiễm trùng – khi các loài sinh vật vẫy vùng để cố thoát ra, thậm chí làm mất vây bơi, hay chết đuối.
Vì thế, chỉ cần một hành động đơn giản, như không dùng bóng bay trong những ngày kỷ niệm nữa, cũng đã giúp rất nhiều cho đại dương rồi đó.
bao ve moi truong 9

Thả bóng bay, một việc nghe tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra lại gây hại nhiều cho môi trường hơn bạn nghĩ
9. Hạn chế sử dụng màng bọc thực phẩm
Màng bọc thực phẩm cũng xuất xứ từ nhựa, từ nilon, mà còn hại hơn túi nilon ở chỗ túi nilon bạn có thể giặt sạch và tái sử dụng, nhưng màng bọc thực phẩm thì chỉ có thể dùng 1 lần rồi vứt đi, không thể tái chế hay tái sử dụng.
Nhiều nhà bây giờ có thói quen dùng màng bọc thực phẩm bọc thức ăn mặc dù đôi khi không cần thiết. Chúng ta có thể thay đổi bằng cách sử dụng lồng bàn đan từ tre nứa, kim loại hoặc cất thức ăn vào hộp.
Ngoài ra, chúng ta cũng hạn chế mua các loại thực phẩm chế biến sẵn trong siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, vì hầu hết đều được đựng trong hộp nhựa không thể tái chế và sử dụng màng bọc thực phẩm.
bao ve moi truong 10

Màng bọc thực phẩm chỉ có thể dùng 1 lần rồi vứt đi, không thể tái chế hay tái sử dụng.
10. Giảm tiêu thụ thịt và không phí phạm thức ăn
Một trong những nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là do ngành công nghiệp chăn nuôi. Vậy nên nếu bạn ăn chay, hay giảm bớt lượng thịt, cá và các loại động vật khác thì bạn đã giúp cho trái đất rất nhiều rồi đấy. Nếu tất cả mọi người cùng ăn chay, dù chỉ trong 1 ngày, sẽ có 5 triệu chú heo, 8 triệu chú bò, 33 triệu chú cừu và 480 triệu chú gà thoát khỏi cái chết.Đối với những ai chưa quen, có thể ăn chay 1 ngày trong tuần hoặc đơn giản chỉ là giảm lượng thịt bạn tiêu thụ trong 1 bữa ăn.
Ngoài ra, ăn vừa đủ, không phí phạm cũng là một cách thiết thực chúng ta có thể làm để giảm tải áp lực lên ngành công nghiệp thực phẩm. Hóa chất trồng trọt và chất thải chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng hiệu ứng nhà kính. Không những vậy, giảm tiêu thụ thực phẩm chính là cách hạn chế nạn phá rừng, chuyển đất lâm nghiệp thành đất nông nghiệp.
Asparagus Couscous with Chickpeas and Almonds

Ăn vừa đủ, không phí phạm cũng là một cách thiết thực chúng ta có thể làm để giảm tải áp lực lên ngành công nghiệp thực phẩm
Còn rất rất nhiều việc nhỏ khác mà chúng ta có thể làm cho trái đất. Chỉ cần chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường và tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể, chúng ta sẽ ngay lập tức tìm được giải pháp trong chính cuộc sống hàng ngày.
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Bí quyết tiết kiệm điện bảo vệ môi trường

03/05/2014 2:16:29 PM
Mùa Hè đang đến gần, nếu chú ý hơn một chút sử dụng các bí quyết, chúng ta có thể dễ dàng tiết kiệm điện góp phần bảo vệ môi trường.

Theo các chuyên gia, việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng xanh... có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như ổn định cuộc sống của người dân.

Việc này ngoài đem lại những lợi ích về kinh tế và góp phần giảm bớt khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng điện thì đây còn là sự chia sẻ có trách nhiệm với cộng đồng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Tiet%20kiem%20nang%20luong%20mua%20he_MOITRUONG.COM.VN.jpg

Không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp vì vừa lãng phí vừa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm cúm, ho, cảm lạnh....

Bạn có thể vẫn mong đợi mùa Hè mà không cần lo lắng hóa đơn tiền điền tăng vọt nếu thực hiện các bí quyết dưới đây.

1. Dùng điều hòa không khí

Nếu bạn đã có điều hòa, hãy đảm bảo nó được đặt ở nơi râm mát. Nếu không, bạn có thể thay đổi vị trí hay tìm cách che mát nơi để điều hòa. Điều hòa không khí phơi trực tiếp dưới nắng sử dụng điện năng nhiều hơn 10% so với đặt ở nơi mát. Cũng nên để những vật nóng ở xa điều hòa trong nhà. Đèn, ti vi và bếp đặt gần điều hòa tạo cảm giác phòng nóng hơn thực tế, vì thế điều hòa phải làm việc nhiều hơn. Giữ cho bộ lọc máy lạnh thông thoáng bằng cách làm sạch hay thay chúng thường xuyên. Bộ lọc bẩn sẽ khiến khả năng làm mát của điều hòa kém, gây lãng phí điện.

Nếu bạn đang muốn mua điều hòa, hãy cân nhắc loại sử dụng công nghệ biến tần. Loại này tiêu hao ít điện hơn 50% với với các loại điều hòa không khí thông thường. Hãy đảm bảo mua loại điều hòa phù hợp với kích thước phòng mình. Một chiếc điều hòa quá nhỏ sẽ không đủ làm mát phòng. Một chiếc điều hòa công suất quá lớn sẽ tiêu thụ quá nhiều điện. Tham khảo danh sách dưới đây để tìm được chiếc điều hòa đúng kích cỡ cho phòng bạn.

2. Nấu nướng

Nấu ăn trong nhà tạo ra nhiệt. Vì thế, thử một ý tưởng mới: nấu ăn ngoài trời. Nướng thịt là một cách tuyệt vời tận hưởng một ngày hè đầy nắng. Thời tiết khô, nóng khiến than, củi dễ dàng được đốt cháy. Nếu bạn muốn tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn, thử tìm kiếm các hướng dẫn làm bếp ngoài trời với than và củi, tận dụng lợi thế của thời tiết khô để nấu ăn ngoài trời.

Càng nhiều càng tốt, dùng lò vi sóng để nấu hay hâm nóng những phần thức ăn nhỏ. Lò vi sóng tạo ra rất ít nhiệt bên ngoài và nếu bạn nấu trong thời gian ngắn thì nó thực sự tiêu thụ ít hơn 51% năng lượng so với lò gas, 65% so với lò nướng bánh và 81% so với lò điện thông thường.

Một cách khác để giảm độ nóng trong bếp của bạn: Hạn chế sử dụng bếp gas - loại có thể tỏa tới 60% nhiệt ra không khí xung quanh. Thay vào đó, sử dụng một bếp từ - loại chỉ thoát 30% nhiệt vào không khí bếp. Chắc chắn khi đun bằng bếp từ thì chi phí điện sẽ cao lên, nhưng bạn có thể bù vào việc giảm tiền gas.

3. Thắp sáng

Nếu bạn vẫn sử dụng những bóng đèn sợi đốt, đã đến lúc cần thay thế. Không chỉ tiêu hao nhiều hơn tới 75% năng lượng hơn so với bóng đèn huỳnh quang, chúng còn tỏa nhiệt nhiều hơn - làm cho phòng bạn nóng thêm. Bóng đèn sợi đốt huỳnh quang hay CFL có thể tiết kiệm rất nhiều điện năng và giảm thiểu chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng cho bạn.

Các sản phẩm bóng đèn CFL cung cấp ánh sáng mạnh như các loại bóng đèn chiếu sáng thông thường nhưng nó chỉ sử dụng 1/5 – 1/3 lượng điện. Tuổi thọ của bóng CFL cao hơn tới 15 lần so với các loại bóng đèn thông thường. Sử dụng sản phẩm bóng CFL giúp bạn tiết kiệm khoảng 5 lần chi phí tiền điện.

Đèn huỳnh quang có vẻ đắt hơn bóng sợi đốt nhưng chúng có tuổi thọ cao gấp 10 lần, vì thế bạn sẽ tiết kiệm hơn. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí điện năng tối đa, hãy dùng đèn LED. So với đèn huỳnh quang - loại được đánh giá hiệu suất chiếu sáng 40%, đèn LED có hiệu suất chiếu sáng lên tới 90%. Thêm vào đó, LED có tuổi thọ gấp đôi đèn huỳnh quang và gấp 20 lần đèn sợi đốt, và nếu có lỡ tay làm rơi, loại đèn này cũng ít bị vỡ hơn.

4. Giặt là

Nếu bạn hay sấy quần áo, nên để cho máy nghỉ chế độ này trong những tháng mùa hè và phơi đồ ngoài trời. Không chỉ tiết kiệm năng lượng, ánh nắng mặt trời sẽ giúp khử trùng quần áo và làm đồ trắng trắng hơn.

Nếu bạn chỉ vắt khô nên giảm nửa thời gian so với thông thường để giảm nửa mức tiêu hao năng lượng. Ví dụ, nếu bạn thường đặt thời gian 5 phút để vắt, bạn có thể giảm xuống còn 2,5 hay 2. Trong mùa nóng, bạn có thể phơi quần áo ướt sũng vào buổi trưa và tới tối chúng vẫn khô.

5. Dùng tủ lạnh

Vào những ngày nóng, chúng ta thích đồ uống lạnh. Nhưng mỗi lần bạn mở cửa tủ lạnh mất nhiệt và phải làm việc nhiều hơn (và tiêu thụ nhiều điện hơn) để làm lạnh thức ăn. Thay vì giữ đồ uống trong tủ lạnh, hãy đông lạnh các chai nước, sau đó đặt chúng trong một thùng cách nhiệt đầy nước để tan đá. Bằng cách đó, bạn và gia đình mình có thể có đồ uống lạnh mà không cần liên tục mở cửa tủ suốt ngày.

Trước khi bạn đặt thực phẩm vào tủ lạnh, cần để thực phẩm đến nhiệt độ phòng và đóng gói trong một vật chứa kín và khô. Thực phẩm đựng trong đồ ướt và không kín sẽ tỏa độ ẩm và điều này tủ lạnh phải làm việc nặng thêm.

6. Tránh thất thoát điện

Ở đây đề cập đến các thiết bị sử dụng điện ngay cả khi bạn không dùng chúng. Nếu bạn có các thiết bị đang ở chế độ chờ, hãy rút bỏ phích cắm chúng vào đêm hoặc cắm vào lúc bạn có thể tắt. Cũng làm vậy với sạc điện thoại và máy biến áp. Bạn nên biết về cơ chế tiêu thụ điện của các thiết bị điện trong gia đình, cách này giúp hóa đơn tiền điện của bạn không bị cộng thêm vài con số.

Đối với các thiết bị điện, ngay khi được cắm vào ổ điện là chúng sẽ sử dụng điện năng. Các giải quyết đơn giản nhất chính là tháo hoặc rút hết các thiết bị điện trong nhà khi không dùng đến. Bộ chỉnh điện áp của máy tính và nguồn cung cấp điện liên tục cũng thuộc loại gây thất thoát điện. May mắn là, cả hai đều có nút tắt. Hãy sử dụng nó. Ngắt điện các thiết bị này khi máy tính của bạn không được dùng.

7. Dùng năng lượng mặt trời

Bạn không cần tấm pin mặt trời để khai thác năng lượng miễn phí từ mặt trời. Hãy để vòi nước dài ra ngoài nắng để có nước nóng. Mở cửa sổ rộng để có ánh sáng. Cho nước sạch vào những chai nhựa sạch, trong suốt và phơi dưới nắng ít nhất 6 giờ để diệt khuẩn và có nước an toàn để uống.

8. Làm sạch

Bóng đèn sạch sẽ tỏa sáng hơn, vì thế bạn có thể nhận được nhiều ánh sáng hơn mà tiết kiệm điện hơn. Làm sạch bộ lọc không khí giúp điều hoà của bạn làm mát không khí hiệu quả hơn. Làm sạch lõi nồi cơm điện hoặc tấm làm nóng (ở bếp) giúp việc làm nóng hiệu quả hơn. Nếu bạn giữ cho các quạt điện khỏi bụi, nó sẽ ngăn chặn động cơ nóng lên và sử dụng năng lượng nhiều hơn.

Sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩm sẽ bám lại, cáu bẩn trong bộ lọc của máy điều hòa nhiệt độ. Không khí không thể lưu thông tốt khi bộ lọc bị bẩn. Vì thế, vệ sinh bộ lọc hoặc thay thế bộ lọc mới có thể giữ nhiệt độ trong nhà bạn mát hơn. Cùng với đó, nó cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền điện.

9. Chú ý đến chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng (EER)

Khi mua một thiết bị mới, hãy tìm kiếm phần ghi chú màu vàng có chữ "Energy Guide”. Con số hiển thị trên đó là chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng của thiết bị. Số này càng cao thì hiệu suất năng lượng của thiết bị càng lớn.

10. Về với thiên nhiên

Bạn làm gì trong nhà vào một ngày đầy nắng? Hãy tắt quạt và máy lạnh, làm đầy nước vào bể bơi hơi và ngâm mình trong đó cùng các con. Hãy tắm rửa sơ trước khi bước vào bể để giúp nước sạch lâu hơn. Khi bạn cần thay nước, có thể dùng nước cũ đổ vào máy giặt cho lần giặt đầu tiên để khỏi lãng phí. Nếu bạn không có bể bơi, bạn có thể lấy một ống nước, đặt ống phun sương và treo ở trên cây trong vườn.

Nó không chỉ làm mát không khí mà còn giúp bạn tưới cây. Nếu bạn cần làm việc trong nhà? Có thể mặc một chiếc áo ướt (nhưng không nhỏ nước) và để nó tự bay hơi, bạn sẽ cảm thấy mát mẻ khi xung quanh nóng bức.

11. “Niêm phong” ngôi nhà

Không khí lạnh thoát ra qua những lỗ hổng dù là rất nhỏ, vì thế, hạn chế những chỗ hở có thể giúp bạn tiết kiệm tiền điện. Hãy kiểm tra các cửa ra vào và cửa sổ khi bạn sử dụng điều hòa nhiệt độ để đảm bảo rằng không khí lạnh không bị thoát ra ngoài một cách lãng phí.

Bạn có thể lấp các lỗ hổng, các rãnh hở trên cửa bằng những miếng cao su dẻo có bán ở các cửa hàng đồ điện gia dụng. Hoặc sử dụng miếng đệm cao su để tránh không khí lạnh bị thoát ra ngoài. Trồng cây trước các cửa sổ chắc chắn bạn sẽ mất vài năm để chờ cây lớn nhưng nó sẽ tạo bóng mát cho ngôi nhà và giúp giảm tiền điện.

12. Không sử dụng các sản phẩm làm mát

Mặc dù các sản phẩm làm mát như máy điều hòa không khí, quạt đá, máy thông gió… luôn cám dỗ bạn trong mùa hè, nhưng hãy tập thói quen sử dụng quạt, tắt hết các bóng đèn vào ban ngày. Thường xuyên đóng kín cửa và tắt điện cũng giúp ngôi nhà bạn mát mẻ hơn. Khi ra khỏi nhà hay ra khỏi phòng, đừng quên tắt hết các thiết bị làm mát. Điều này sẽ giúp bạn giảm được chi phí tiền điện rất nhiều. Sử dụng quạt, thường xuyên đóng kín cửa và tắt điện cũng giúp ngôi nhà bạn mát mẻ hơn.

Che rèm các cửa và giảm sức chiếu của ánh nắng mặt trời vào sườn nhà sẽ giúp bên trong mát hơn trong những ngày nóng bức. Nếu bạn không muốn bị che khuất tầm nhìn, hãy dán những miếng phim lên kính cửa để giảm sức nóng của tia tử ngoại và cho phép bạn nhìn xuyên được mọi vật bên ngoài qua kính. Trong trường hợp bạn sống ở vùng nóng quanh năm thì việc sử dụng bạt che là một gợi ý hay; và nên sơn nhà bằng màu sáng để có tác dụng chống lại sự bức xạ nhiệt.

Phúc Anh (MOITRUONG.COM.VN/tổng hợp)
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường
Theo Nina - sinh viên Genetic Indonesia, để tiết kiệm năng lượng, nên tắt máy tính và các thiết bị điện khi công cần thiết, hay mua một chiếc máy tính phù hợp với mục đích sử dụng, không cần quá nhiều tính năng.

Cuối tuần qua, 60 sinh viên và 30 giảng viên Genetic của Việt Nam, Singapore, Lào, Indonesia, Trung Quốc tham dự chương trình giao lưu, hội thảo tại Hà Nội về sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, cách thức ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu và công nghệ thông tin thân thiện với môi trường.

Sau khi các diễn giả chia sẻ tình hình hiện tại của vấn đề nóng lên toàn cầu cùng các nguyên nhân gây ra hiện tượng này, các sinh viên trường máy tính Genetic đã chia nhóm để trao đổi, giao lưu qua các game nhỏ về các kiến thức bảo vệ môi trường nhằm hiểu rõ bản chất, nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này.

Xaysonph - sinh viên Lào cho rằng, nóng lên toàn cầu đang là vấn đề được tất cả các nước quan tâm, do đó bằng những hành động nhỏ của mình mỗi người trong chúng ta hãy cùng gìn giữ màu xanh cho trái đất.

trao-doi-1349335643.jpg

Các sinh viên trao đổi về các vấn đề liên quan tới tình trạng nóng lên toàn cầu. Ảnh: Anh Khoa.

Để minh chứng cho điều này, Nina - sinh viên Genetic Indonesia cho hay, nếu chú ý hơn một chút, chúng ta có thể làm được rất nhiều điều để tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, góp phần bảo vệ môi trường.

"Một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của nó thật lớn: đơn giản là hãy tắt máy tính và các thiết bị điện khi công cần thiết, hay mua một chiếc máy tính phù hợp với mục đích sử dụng của mình, không cần quá nhiều tính năng", Nina chia sẻ.

Nhấn mạnh việc thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng do biến đổi khí hậu trong đó có hiện tượng nóng lên toàn cầu, Chanthone Segvandee, sinh viên Lào bày tỏ: "Buổi hội thảo đã giúp tôi và các bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân của hiện tượng này, những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với con người. Tôi mong muốn mọi người hãy chung tay để bảo vệ, gìn giữ màu xanh của tự nhiên".

Đồng quan điểm, Hiệu trưởng trường máy tính Genetic Singapore William Goh cho hay: "Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, một trong số đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tôi muốn sinh viên của mình nhận thức rõ tầm quan trọng của thiên nhiên và ý thức được việc bảo vệ môi trường sống quanh ta".

Trong khi đó, tại chủ đề "Công nghệ thông tin thân thiện với môi trường", ông Tony Toe (Genetic Singapore) đã đưa ra khẩu hiệu "Cứu lấy trái đất bằng 3R": Giảm thiểu (Reduce), Tái sử dụng (Reuse) và Tái chế (Recycle) cùng những giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng liên quan đến công nghệ thông tin.

Không chỉ là "rốn bão", Đông Nam Á còn là một trong những khu vực chịu nhiều thiệt hại do lụt, bão, nước biển dâng, hạn hán... Và Việt Nam là một trong số 10 nước trên thế giới chịu tác động lớn nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Anh Khoa
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
10 cách đơn giản giúp bảo vệ môi trường xanh
BS. Ái Thủy - 14:28 27/04/2016 GMT+7
Suckhoedoisong.vn - Không bao giờ là quá trễ để giảm những tác động, những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hãy bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống hàng ngày.
Màn trình diễn múa bóng “Mẹ Thiên Nhiên” ở Chung kết Asia's Got Talent (Tìm kiếm tài năng châu Á), một video cảm động, đầy ý nghĩa và sáng tạo về bảo vệ môi trường. (Nguồn: Asia's Got Talent/ Youtube)
Duy trì môi trường lành mạnh nơi chúng ta đang sống là việc làm hết sức quan trong đối với mỗi chúng ta, chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày là có thể bảo vệ môi trường sống. Không bao giờ là quá trễ để giảm những tác động, những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vậy hãy bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống hàng ngày.
1. Nên sử dụng phương tiện công cộng
nen_su_dung_phuong_tien_cong_cong.jpg

Nếu trường học của trẻ ở gần nhà hoặc khi bạn và gia đình đi chơi ở công viên… nên dùng xe buýt, xe đạp, đi xe chung nếu có thể được nên đi bộ! Như là cách bạn tập thể dục ngoài ra còn tiết kiệm được nhiên liệu, giảm bớt các khí thải và giúp bảo vệ môi trường !
2. Tiết kiệm giấy
tiet_kiem_giay.jpg

Bạn cũng có thể mua điện thoại di động, vé máy bay…hay có những thanh toán, trả tiền thông qua internet!! Các báo và tạp chí đều có phiên bản Web. Như vậy bạn đã tiết kiệm phần nào giấy, góp phần bảo vệ cây xanh - là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy.
3. Sử dụng lại các túi xách
su_dung_lai_cac_tui_xach.jpg

Khi đi siêu thị hay đi chợ bạn nên sử dụng lại các túi xách đã sử dụng, điều này rất đơn giản nhưng có một tác động tích cực đến môi trường. Nên hạn chế sử dụng túi nilông, bạn có tin rằng các túi nilông có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm!
4. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
su_dung_chat_lieu_tu_thien_nhien.jpg

Các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh nhà cửa hàng ngày đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chúng ta. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên. Vậy bạn hãy nên dùng những sản phẩm này vừa an toàn hiệu quả và không độc hại. Tốt hơn nữa bạn có thể tự làm sạch nhà bếp của mình bằng những nguyên liệu luôn có sẵn trong gia đình ví dụ chanh, dầu ô liu, hàn the…
5. Nên sử dụng các thiết bị máy móc tiết kiệm điện
may_moc_tiet_kiem_dien.jpg

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất cần máy giặt, tủ lạnh, tivi, máy điều hòa… đó là những tiện ích mà khoa học công nghệ đem đến và cũng mang nhiều tiện ích cho cuộc sống chúng ta.Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên của Canada thì các thiết bị tiết kiệm năng lượng có thể giảm 50% năng lượng tiêu thụ so với các máy thế hệ cũ!
6. Tái chế
tai_che.jpg

Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, recycle): giảm sử dụng-tái sử dụng-sử dụng sản phẩm tái chế. Chúng ta đang tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt! Bằng việc phân loại các đồ tái chế như nhựa, bìa carton, giấy…điều này có thể hạn chế phần nào nạn chặt phá rừng và giúp bảo vệ môi trường.
7. Nên làm sạch “ tuyết” trong tủ lạnh
lam_sach_tuyet_trong_tu_lanh.jpg

Bạn biết rằng chỉ cần 3 mm “tuyết” trong tủ lạnh hoặc tủ đá thì năng lượng tiêu thụ tăng 30%? Vì vậy bạn nên làm sạch thành tủ lạnh bằng nước trộn với nước cốt chanh, ba tháng một lần.
8. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm được sản xuất từ địa phương
thuc_pham.jpg

Khi đến cửa hàng mua sắm bạn nên mua những trái cây rau quả được sản xuất tại địa phương, theo mùa…như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Nếu nhà bạn có mảnh vườn thì nên trồng một ít rau xanh, vừa thư giãn vừa có rau “sạch”!
9. Không nên vứt bỏ đồ chơi, áo quần cũ
quan_ao_cu.jpg

Đừng vứt bỏ đồ chơi, áo quần cũ của trẻ em hay người lớn như vậy vừa tiết kiệm vừa giúp bảo vệ môi trường.
10. Tắt điện nước… khi ra khỏi nhà
tat_thiet_bi_dien_truoc_khi_ra_khoi_nha.jpg

Hãy nhớ tắt đèn khi ra khỏi phòng. Nhắc trẻ tắt tivi, các thiết bị máy móc, trò chơi game khi không sử dụng nữa!
Các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài sẽ làm tiêu tốn một lượng điện lớn!
BS. Ái Thủy
(Theo Mamanpourlavie.com)
 
Sửa lần cuối:
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Xe bus 2 tầng - biểu tượng của London sẽ hoạt động nhờ bã cà phê
01 Tháng 12, 2017
Xe bus 2 tầng - biểu tượng của London sẽ hoạt động nhờ bã cà phê

Những chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ gắn liền với hình ảnh của thủ đô London, Anh sẽ sớm được chuyển sang hoạt động bằng loại nhiên liệu sinh học làm từ bã cà phê.
 
Hãy bảo vệ môi trường bằng những hành động hữu ích dù nhỏ nhất.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cho chính bạn và những người thân yêu của bạn.
----------------------------------------------------
#cuulaytraidat
#vìhanhtinhxanh
----------------------------------------------------
Làm đồ nội thất từ nấm - vật liệu xây dựng của tương lai
Đoán xem những chiếc đèn này được làm bằng gì? Da lộn ư? Không phải đâu, chúng được làm từ nấm đấy. Khi nấm kết hợp với gỗ, chúng ta có đèn treo tường hoặc ghế ngồi vững chắc không cần phải dùng keo dán gỗ thậm chí là đinh đóng.
Sebastian Cox – một nhà thiết kế trẻ tại London vừa cho ra mắt hai món đồ nội thất làm bằng nấm và gỗ. Anh đã hợp tác cùng Ninela Ivanova, một tiến sỹ nghiên cứu về nấm để tìm ra loại vật liệu tiềm năng trong lĩnh vực thiết kế nội thất.
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 08

Sợi nấm được nhồi vào khuôn.
Cox và Ivanova muốn dùng nấm để tạo ra nhiều đồ gia dụng hơn. Dự án đồ gỗ kết hợp sợi nấm của họ – với tên gọi Mycelium + Timber – nổi bật với bộ bàn ghế và đèn treo đơn giản. Trông chúng như được làm từ da lộn.
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 02

Trông chiếc đèn như được làm từ da lộn.
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 06

Ivanova từng nói: “Điều khiến chúng tôi cảm thấy hào hứng hơn cả là cách ta đưa những vật liệu này ra khỏi giai đoạn concept và biến chúng thành vật dụng thiết thực trong nhà. Làm thế nào để chúng đẹp như những nguyên liệu khác ta từng dùng?”
Cả hai sản phẩm đều được làm từ sợi nấm với gỗ cây liễu từ mảnh vườn riêng của Cox. Những cành liễu rụng được chẻ mỏng, đan lại với nhau thành khuôn. Trong các khuôn được thêm vào một loại nấm tên fomes fomentarius, chúng xem gỗ như thức ăn và phát triển nhanh chóng.
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 14

Cận cảnh bề mặt chất liệu nấm và gỗ.
Tại buổi triển lãm, Ivanova cho biết: “Chúng tôi không chỉ muốn đề cập đến sợi nấm, mà còn về sự kết dính của nấm và gỗ. Đây chỉ mới là thử nghiệm thôi. Hai nguyên liệu này có sự liên kết mật thiết ngoài thiên nhiên, chúng tôi dự định sẽ khai thác triệt để trong tương lai.”
Cox chia sẻ rằng: “Xưởng của chúng tôi không dùng gỗ composite vì tôi không mấy thoải mái với keo dán gỗ. Tôi luôn có một sự hứng thú kỳ lạ trong việc cải tiến ván ép và tìm cách mới để kết dính các sợi gỗ thành từng trang giấy hoặc hình tháp mà không cần keo dán.” Từ lâu, anh luôn mong mỏi tìm ra nguyên liệu tự nhiên thay thế cho keo dán gỗ thông thường, đó là lý do anh hợp tác cùng Ivanova. Họ đã tận dụng sự kết dính của hệ sợi nấm và mùn cưa để thay thế cho keo dán gỗ.
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 07

Cặp đôi này dự định sẽ cho ra đời trọn bộ sưu tập trong tương lai gần. Cox cho biết nấm tạo cơ hội để anh và Ivanova phát triển nhiều sản phẩm nâng cao giá trị bền vững, thúc đẩy họ tìm ra các phương pháp sản xuất mới.
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 13
idesign do noi that duoc lam tu nam va go 03

Hệ sợi nấm là một thành phần linh hoạt của thiên nhiên, giúp đất đai màu mỡ, cô lập carbon và giờ đây, có vẻ như sợi nấm đang trở thành vật liệu tái tạo đồ dùng trong cuộc sống, thậm chí được dùng để làm vật liệu xây nhà. Từ xưa đến nay, con người đã nghĩ ra nhiều vật liệu tái chế để làm đồ vật trước khi dùng đến nấm, đây vẫn là một ý tưởng hấp dẫn và tiềm năng đáng để suy ngẫm.
Nguồn: Deezen
Ảnh: Petr Krejci
Người dịch: Mingboong
 

Có thể bạn quan tâm

Top