Bần tăng xuất thân 3 đời Cơm sườn, được trưởng thành trong môi trường vô thần!. Cũng may mắn được đi nhiều nơi, học được nhiều điều trong đời (Bằng cấp, học vị bần tăng từng up lên rồi, xin không up lại). Bần tăng kể như thế để các thí chủ hiểu bần tăng trải qua nhiều môi trường, nhiều tư tưởng hệ và giá trị quan khác nhau!
Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đầu tiên phải nói đến 2 chữ “niềm tin”, hay còn gọi là “tín ngưỡng”.
Lấy một ví dụ đơn giản: Con gà có trước hay quả trứng có trước?.
_ Lý luận của dân gian chia làm 2 phe: Không có đáp án chung, mâu thuẫn lẫn nhau.
_ Khoa học gần đây chứng minh là con gà có trước.
Nếu nói vấn đề này cho người cố chấp thì họ vẫn giữ nguyên quan điểm của họ, người lắng nghe thì tin vào khoa học! Vậy cái nào đúng???. Không có cái nào đúng! Hôm nay khoa học chứng minh là thế, ngày mai lại chứng minh ngược lại. Vấn đề chỉ là niềm tin trong mỗi chúng ta! Hãy nhớ Einstein cũng sai trong khoa học!
Phật giáo nguyên thuỷ đúng như nhiều thí chủ ở trên nói, nó là một dạng hệ tư tưởng, Đức Phật có thể tạm gọi là nhà tâm lý học, nhà tư tưởng vĩ đại. Ngài ngộ ra những chân lý sâu xa trong tâm lý con người, hiểu được bản chất sâu xa của vạn vật… Nhưng theo thời gian, tam sao thất bản, mọi thứ càng ngày đi càng xa với lời Đức Phật chia sẻ. Xin phép lấy vài ví dụ về mối tương quan trong triết lý của Đức Phật và khoa học ngày nay!
1. Luật nhân quả: Luật này không phải do Đức Phật tạo ra, cũng không phải ngài là người đầu tiên nói đến nó. Rất đơn giản, ly thuỷ tinh chứa nước ở trên bàn thí chủ làm rớt xuống gạch thì tỷ lệ rất cao là nó sẽ vỡ và làm đổ nước xuống nền gạch (nếu không có sự tác động ngăn điều ấy xảy ra). Nhân: Làm rớt ly - Quả: Khả năng ly vỡ, nước đổ xuống nền.
Trong cuốn Lược sử thời gian của Stephen Hawking có chứng minh luật nhân quả thông qua không thời gian và sự suy giảm entropy (Vũ trụ chúng ta đang sống là vũ trụ nhân - quả, không thể có chuyện ngược lại quả - nhân).
2. Đức Phật từng chỉ tay vào bát nước và nói rằng: Trong bát nước này có vô lượng chúng sinh đang tồn tại. Ngày nay chúng ta nhìn nhận thế nào???. Chắc tất cả thí chủ ở đây đều học qua môn Hoá học và Vật lý học rồi nhỉ?
Còn vô vàn những triết lý về tâm lý con người, vô số câu ngài nói về khoa học… mà đến tận ngày nay chúng ta cũng không thể hiểu hết được.
Thái tử Tất Đạt Đa (xin tạm phiên âm như vậy) chưa bao giờ kêu gọi, ẩn ý, hay thao túng tâm lý con người phải bái lạy ngài, tôn thờ ngài, hay ưa ngài lên cái gọi là thần thánh, siêu nhiên như ngày nay. Mà ngài chỉ mong muốn nhân loại được giải thoát, thoát khỏi cái bể khổ do chính nhân loại tạo ra. Thế nhưng con người ta lại quên đi lời giáo huấn ấy mà làm ngược lại, cải biên, xào nấu nó thành như ngày nay!
Chân lý, hệ tư tưởng mà lấy cái kết quả của hiện tại để lập luận đúng sai thì chỉ là cái nhìn phiến diện, ngắn ngủi!. Lịch sử của nhân loại còn chưa bằng một sát na của vũ trụ. Hiểu biết của chúng ta chỉ như một tế bào so với một cơ thể sống!
Dẫu sao đi nữa, nhân loại có tồn tại hay diệt vong thì vũ trụ vẫn còn đó. Vũ trụ vĩnh hằng không có đúng sai, đúng sai là do cách chúng ta nhìn nhận!
Nam mô bổn sư đồng chí Thích ca mâu ni Allah Phật