vozer1
Đẹp trai mà lại có tài
Thực ra trách nhiệm còn ở người dân nữa. Người dân cần đọc hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự để yêu cầu các cấp chính quyền làm đúng luật, làm đúng trách nhiệm. Nhiều tiền hơn thì tìm đến các văn phòng luật, tư vấn pháp luật. Hoặc cũng ko cần nhiều tiền, nếu có bạn bè làm liên quan đến luật, có thể nhờ họ tư vấn.
Thỉnh thoảng tôi lại thấy lời bình trên Facebook: “Việt Nam có một rừng luật nhưng nhà nước chỉ dùng luật rừng”. Câu này sai cả về nội dung và về thái độ.
Về nội dung, hệ thống luật của Việt Nam hãy còn thưa thớt, lèo tèo so với hệ thống luật ở các quốc gia có nền pháp quyền phát triển, khi mà nhất nhất những đối tác dân sự giữa người dân với nhau hay hành chính giữa người dân và chính quyền đều được thể thức hoá và định chế hoá qua luật. Nói rằng Việt Nam có một rừng luật là vô tình khen hệ thống luật ở Việt Nam là phong phú đến mức dư thừa. Thực tế là ngược lại.
Về thái độ, đổ lỗi hiện trạng “luật rừng” cho nhà nước không thôi là một thái độ tiêu cực và tai hại. Thực ra, chính người dân có khả năng và có trách nhiệm đòi hỏi nhà nước tuân thủ luật pháp quốc gia. Thấy việc sai trái nhưng không làm gì cả để thay đổi thực trạng thì chẳng khác nào chấp nhận hay đồng loã cho nhà nước tự tung tự tác, diễn giải luật pháp tuỳ tiện. Chính thái độ này cũng góp phần không nhỏ tạo nên tình trạng luật rừng ở Việt Nam.
Để khuyến khích người dân chủ động thay đổi tình trạng luật rừng, tháng 10 năm 2018 BPSOS công bố Đề Án Dân Quyền Việt Nam với sự hợp tác của Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam. Sứ mệnh của đề án này là thúc đẩy nhà nước Việt Nam thực thi nghiêm chỉnh luật quốc nội bằng cách thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ cho người dân khai dụng luật Việt Nam để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Trong thời gian qua, đề án này đã tuyển chọn một số hồ sơ để cung cấp tư vấn pháp lý nhằm thử nghiệm khung luật của Việt Nam, thẩm định việc thực thi luật, và nhận diện các bất cập giữa luật quốc gia và các cam kết quốc tế.
Những bất cập được nhận diện được dùng làm đề tài quốc tế vận trong Đề Án Vận Động Cho Việt Nam, cũng của BPSOS. Hai đề án, một nhắm vào luật quốc nội và một nhắm vào luật quốc tế, là 2 chân để từng bước tiến đến thể chế pháp quyền. Người dân phải chủ động trên toàn lộ trình này.
Dưới đây là bài viết trên trang Facebook Đề Án Dân Quyền Việt Nam về một trường hợp vận dụng luật Việt Nam và áp lực quốc tế để đối phó với lệnh cấm xuất cảnh.
Xin quý vị giới thiệu với bạn hữu trang Facebook này: https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/.