[NSFW] Topic thảo luận, sưu tầm tình hình căng thẳng Trung Quốc - Đài Loan

Ngoại trưởng Đài Loan: Trung Quốc có thể gia tăng ‘tấn công ngoại giao’ nhằm vào quốc đảo

Ngoại trưởng Đài Loan nhận định hôm 26/10, Trung Quốc có thể sẽ gia tăng các cuộc “tấn công” ngoại giao vào Đài Loan sau Đại hội 20, bao gồm cả việc ‘giành giật’ thêm một số đồng minh ngoại giao của quốc đảo này.


Đảng Cộm sản Trung Quốc đã kết thúc kỳ đại hội lần thứ 20 hôm 22/10, củng cố thêm nữa quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong một báo cáo trước quốc hội, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu cho hay, ông dự đoán Bắc sẽ Kinh tăng cường “đe dọa an ninh và đàn áp ngoại giao” nhằm vào quốc đảo, mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Đài Bắc.

Ông Wu nói với các nhà lập pháp: “Trung Quốc có khả năng gia tăng các cuộc tấn công và đe dọa đối với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao. Đây là điều chúng tôi đang hết sức lo ngại.”

Ông Wu cho biết thêm, Đài Loan đã nhận được “tín hiệu” và thông tin tình báo từ các đồng minh ngoại giao (dù chưa thể xác minh) về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực để lôi kéo các đồng minh của hòn đảo chuyển sang ủng hộ Bắc Kinh.

Ông nhấn mạnh: “Những thách thức ngoại giao mà chúng ta đang phải đối mặt ngày càng lớn hơn. Nhìn về phía trước, tình hình của chúng tôi đang trở nên khó khăn hơn.”

Dưới nhiệm kỳ của ông Wu, có 6 quốc gia đã từ chỗ ủng hộ Đài Bắc sang công nhận chính sách của Bắc Kinh. Hiện chỉ có 14 quốc gia chính thức công nhận chính quyền của hòn đảo, hầu hết là các nước nghèo và đang phát triển ở Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe.

Cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều cáo buộc lẫn nhau sử dụng “ngoại giao bằng đồng đô la” để thu hút các quốc gia khác xây dựng quan hệ chính thức với họ.

Trung Quốc đã tăng cường áp lực ngoại giao và quân sự để cố gắng buộc Đài Loan chấp nhận sự cai trị của họ. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan khẳng định, chỉ có 23 triệu dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ, và vì Đài Loan chưa bao giờ bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cai trị, do đó các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đều vô hiệu.

(Theo Reuters)
 

Trung Quốc họp khẩn với các công ty chip sau khi Mỹ siết chặt xuất khẩu​


Không phải siết mà cấm luôn, cấm triệt để , bắt những công dân , tổ chức Mẽo đang hỗ trợ cho nghành công nghiệp bán dẫn Tàu, họ phải lựa chọn giữa tiền của Tàu và Citizenship Mẽo, 1 trong 2. Mà không phải mỗi Mẽo , có thêm anh Hà Lan và Nhật tham gia lệnh cấm này .Ảnh hưởng chi tiết xem video phía dưới :
 
tao tin tưởng 100% là sẽ chiếm sạch trường sa là đủ rồi cần quái gì khoe cơ mà phải sờ vào thằng đài chẳng để làm gì việc nó chiếm sạch trường sa sẽ gây ra 1 tiếng nổ to chẳng kém nó đánh đài mà nó lại an toàn hơn về mặt chiến thuật , đồng thời đối thủ thì yếu hơn hẳn và sự chống cự là yếu ớt hơn rất nhiều , cơ bắp khoe ra càng mạnh mẽ hơn :)))
lúc đấy xem bọn nga trắng nó cười vào mặt bọn việt nam và hô tập vương vạn tuế thì nhục như chó, kiểu đau như tìn đầu phản bội vạy .
Tao đồng ý với mày , Trường Sa là 1 lựa chọn an toàn cho Tập , các nước tuyên bố có phần ở Trường Sa đều có những toan tính riêng , thiếu thống nhất và sẽ đâm nén nhau nếu thấy cần .
 
Tao đồng ý với mày , Trường Sa là 1 lựa chọn an toàn cho Tập , các nước tuyên bố có phần ở Trường Sa đều có những toan tính riêng , thiếu thống nhất và sẽ đâm nén nhau nếu thấy cần .
Ko hẳn.
Đảo TQ ở TS đã đủ dùng, thêm nữa cũng như gân gà.
Trong khi chiếm thêm đảo TS gây quá nhiều hậu quả.
Thứ nhất, nó ko giải quyết đc bế tắc mà TQ đang gặp trong công nghệ, kinh tế
Thứ hai, nó làm trầm trọng hơn các lệnh cấm vận, vốn dsax lmf kinh tế xã hội TQ rối loạn. Và là thảm hoạ ngoại giao khiến các nc Asean có tranh chấp thành kẻ thù công khai với TQ.
Thứ ba, Hàn, Nhật, Ấn, Úc, Mỹ thẳng tay tăng cường và sử dụng sức mạnh quân sự. Có thể ko trực tiếp nổ súng, song sẽ biến mục tiêu chiếm ĐLOAN thành bất khả thi.
Nếu TQ độc chiếm TS, hoặc hất hẳn chân 1,2 nước khỏi đây, đó phải là 1 phần của kế hoạch lớn hơn, giống như trận Trân châu cảng trong tham vọng của Nhật. Không thể chỉ để hướng mâu thuẫn ra ngoài hay củng cố quyền lực.
 
Ko hẳn.
Đảo TQ ở TS đã đủ dùng, thêm nữa cũng như gân gà.
Trong khi chiếm thêm đảo TS gây quá nhiều hậu quả.
Thứ nhất, nó ko giải quyết đc bế tắc mà TQ đang gặp trong công nghệ, kinh tế
Thứ hai, nó làm trầm trọng hơn các lệnh cấm vận, vốn dsax lmf kinh tế xã hội TQ rối loạn. Và là thảm hoạ ngoại giao khiến các nc Asean có tranh chấp thành kẻ thù công khai với TQ.
Thứ ba, Hàn, Nhật, Ấn, Úc, Mỹ thẳng tay tăng cường và sử dụng sức mạnh quân sự. Có thể ko trực tiếp nổ súng, song sẽ biến mục tiêu chiếm ĐLOAN thành bất khả thi.
Nếu TQ độc chiếm TS, hoặc hất hẳn chân 1,2 nước khỏi đây, đó phải là 1 phần của kế hoạch lớn hơn, giống như trận Trân châu cảng trong tham vọng của Nhật. Không thể chỉ để hướng mâu thuẫn ra ngoài hay củng cố quyền lực.
Ghi nhận , phân tích hay ,cho thấy là người khá am hiểu .
Tiện anh cho tôi xin vài phân tích chế độ Việt Nam sẽ phản ứng thế nào với các bên NẾU Tàu tất tay vào canh bạc mang tên Trường Sa.
 
Cảm ơn anh Thắng Lợi, tôi cũng sinh 90, thất nghiệp lu sơ chém gió chơi.
Phản ứng của VN tôi ko dám chém, vì tôi thấy lãnh đạo VN nó ko phải thứ mà dân đen như tôi có thể đoán đc.
Tuy nhiên, trên tinh thần cứ nói đi kệ mẹ nó đúng sai, tôi sẽ còm sau khi đủ liều. Bây giờ thì chưa, khi nào còm tôi báo
 
Hãy tìm điểm chung giữa Nhật Bản trước WW2 và TQ hiện nay:
1. Có đồng minh Fatshit châu Âu
2. Học hỏi công nghệ p.tây
3. Tham vọng vươn lên thống trị nhưng bị cười nhạo và đè đầu
4. Bản thân ko dân chủ, AQ: vừa ngạo nghễ vừa tự ti, có hoàng đế thần thông quảng đại không thể nghĩ bàn (sợ ko dám bàn)
5. Bị cấm vận đúng yếu huyệt, mọi thứ tê liệt, tuyệt vọng mạnh động dù biết khó ăn
6. Cần tấn công những cứ điểm trên đại dương để thoát khốn
7. Lấy lượng bù chất, cuối cùng cái gì cũng ko đủ.
8. Cần ngoan để sống sót chờ thời nhưng ko muốn ngoan, muốn làm hảo hớn, võ sĩ đạo
9. Dự đoán: đc xem nấm mọc
đánh nát được nó thì mình cũng tèo từ sớm rồi
 
Cảm ơn anh Thắng Lợi, tôi cũng sinh 90, thất nghiệp lu sơ chém gió chơi.
Phản ứng của VN tôi ko dám chém, vì tôi thấy lãnh đạo VN nó ko phải thứ mà dân đen như tôi có thể đoán đc.
Tuy nhiên, trên tinh thần cứ nói đi kệ mẹ nó đúng sai, tôi sẽ còm sau khi đủ liều. Bây giờ thì chưa, khi nào còm tôi báo
Tôi đợi anh .
 
Túm cái váy là thằng chó Tạp nó có bem ko bọn mày . T lại chuẩn bị đi Đài chứ lị
 
Ông Tào Hưng Thành bác chủ trương “tránh chiến tranh, kiếm hòa bình” của ông Mã Anh Cửu

Ngày 24/10, ông Tào Hưng Thành (Robert Tsao), cựu chủ tịch của công ty chip Đài Loan UMC, đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn, kêu gọi cựu Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) không phát tán chủ trương thất bại “Tránh chiến tranh, tìm kiếm hòa bình”.


Ông Tào nói rằng “Sự đồng thuận năm 1992” của Quốc Dân đảng do ông Mã Anh Cửu chủ trương là một khẩu hiệu vô căn cứ, chỉ gây nhầm lẫn. Văn phòng của ông Mã Anh Cửu đáp trả rằng tuyên bố của ông Tào Hưng Thành tương đương với việc trực tiếp đẩy 2 bờ eo biển ra chiến trường, trước khi chuẩn bị cho chiến tranh, thì việc tránh chiến tranh vẫn quan trọng hơn.

Theo Storm Media, ngày 24/10, ông Tào Hưng Thành cho biết, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 (Đại hội 20), Tập Cận Bình đã loại bỏ ông Hồ Cẩm Đào, cựu lãnh đạo Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – người có ơn với ông ấy. Điều này cho thấy ngay cả với lãnh đạo tiền nhiệm, ông Tập cũng không thể chung sống hòa thuận, thì càng không thể tìm kiếm hòa bình với ông Mã Anh Cửu.

Ông Tào chỉ ra rằng có một thực tế là Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) không chịu khuất phục lẫn nhau. Ông Tô Khởi (Su Chi), cựu Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan, cho rằng tuyên bố này là một sự khiêu khích đối với ĐCSTQ.

Ông Tào Hưng Thành nói: “Chúng ta còn chưa bị thống nhất, ông ấy đã làm ‘Triệu Cao’ hãm hại Đài Loan. Nếu lỡ chúng ta bị thống nhất thì sao? Tôi muốn nghiêm túc yêu cầu câu trả lời thỏa đáng của ông Tô Khởi và Mã Anh Cửu, làm thế nào để tránh chiến tranh với chế độ ĐCSTQ? Làm thế nào để tìm kiếm hòa bình?” (Triệu Cao là người đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của triều đại nhà Tần.)

Ông Tào nói rằng sau khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, Trung Quốc đã nhanh chóng tiến tới xu hướng đóng cửa đất nước như Triều Tiên, và tăng cường đàn áp mọi quyền tự do.

Trong báo cáo khai mạc Đại hội 20, ông Tập Cận Bình nói về an ninh 50 lần và đấu tranh 17 lần, kéo Trung Quốc ra khỏi con đường cải cách và mở cửa, hướng tới con đường giống với Chính phủ Triều Tiên.

Ông Tào nhấn mạnh Đài Loan phải nói rõ với thế giới rằng họ sẽ chiến đấu dũng cảm và không đầu hàng như Ukraine trong các vấn đề xuyên eo biển, Đài Loan sẽ đánh bại ĐCSTQ, như vậy thế giới mới có lòng tin giúp đỡ quốc đảo này. Đài Loan sẽ đoàn kết, không giống như Afghanistan. Ông Tào nói ông Mã Anh Cửu và ông Tô Khởi đừng nói những điều vô nghĩa, truyền bá thông tin sai lệch như chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại, tìm kiếm hòa bình và tránh chiến tranh.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình phát thanh “Tin tức Pháo nổ” ngày 25/10, ông Lâm Đức Vũ (Lin, Te-Yu), Ủy viên Hội đồng thành phố Đài Trung của Đảng Dân Tiến (DPP), cho biết trước khi hy vọng tìm kiếm hòa bình với ĐCSTQ, ông Mã Anh Cửu nên nhận thức rõ tình hình hiện tại ở eo biển Đài Loan, ĐCSTQ không hề có ý định duy trì quan hệ tốt đẹp với Đài Loan, mà muốn thôn tính quốc đảo này.

Ông tin rằng yêu sách của ông Mã Anh Cửu về phẩm giá bình đẳng giữa 2 bờ eo biển Đài Loan phải được cả hai bên công nhận là 2 thực thể chính trị bình đẳng.

Theo Hãng thông tấn Trung ương (CNA), ngày 25/10, văn phòng của ông Mã Anh Cửu đã trả lời rằng các hoạt động trao đổi hòa bình giữa 2 bờ eo biển đã diễn ra trong nhiệm kỳ 8 năm tại vị của ông Mã Anh Cửu, và đối đầu không phải là lựa chọn tốt nhất. Tuyên bố của ông Tào Hưng Thành sẽ đẩy 2 bờ eo biển ra chiến trường.

Văn phòng của ông Mã tin rằng tuyên bố của ông Tào về việc hạ thấp chủ quyền trong chính sách “Một Trung Quốc” không phù hợp với Hiến pháp. Nếu không cần thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp, các phản biện liên quan cũng không có cơ sở để tranh luận.

Trước đó, ông Tào Hưng Thành đã đăng một bài viết có tiêu đề “Bình luận về việc tránh chiến tranh và tìm kiếm hòa bình của ông Mã Anh Cửu”. Bài viết nhấn mạnh rằng hơn 70 năm qua, người dân Đài Loan luôn phải đối mặt với sự đe dọa vũ lực từ ĐCSTQ.

Nguyên nhân chính là do Quốc Dân Đảng đã lôi kéo người Đài Loan vào cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ, đồng thời tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc”, từ chối thừa nhận thực tế là 2 bờ eo biển đã không khuất phục nhau trong suốt 70 năm. Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng giữa 2 bên là do Quốc dân đảng.

Ông Tào chỉ ra rằng tình hình hiện nay ở Đài Loan rất căng thẳng, việc né tránh chiến tranh và cầu hòa là sai lầm. Hơn nữa, các khẩu hiệu của Quốc Dân đảng và ông Mã Anh Cửu kêu gọi như “Sự đồng thuận năm 1992” và “Một Trung Quốc” là không thực tế.

Sau khi nhiệm kỳ của ông Mã Anh Cửu kết thúc vào năm 2016, ông Mã đã mất giá trị lợi dụng đối với ĐCSTQ. “Sự đồng thuận năm 1992” của ông bắt đầu bị ĐCSTQ lật mặt, họ tuyên bố đây là chính sách “Một Trung Quốc”, không có chỗ cho việc tự do biểu đạt.

Ông Tào nhận định trong cuộc nói chuyện gần đây, cuối cùng ông Mã Anh Cửu cũng đã ngừng đề cập đến “Sự đồng thuận năm 1992” và bắt đầu nói về việc né tránh chiến tranh và tìm kiếm hòa bình.

“Nội dung tìm kiếm hòa bình của ông Mã Anh Cửu đã sao chép lời kêu gọi của tôi trong nhiều năm qua, nhưng ông ấy lại không hề biết điều đó. ‘Sự đồng thuận năm 1992’ của ông ấy đã kéo dài một cách sai lầm suốt 15 năm. Cơ hội để Đài Loan tìm kiếm hòa bình đã bị bỏ lỡ từ lâu.”

Trong cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông ngày 21/7/2019, hơn 100 người đàn ông không rõ danh tính đã xông vào ga tàu điện ngầm Yuen Long, vung gậy đánh hành khách, gồm cả những người biểu tình trong toa tàu điện ngầm, khiến ít nhất 36 người bị thương.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News ngày 12/9, ông Tào Hưng Thành nói: “Tôi quyết định công khai lập trường chống cộng của mình vào thời điểm đó.” “Tôi bị sốc, ĐCSTQ hoàn toàn là nhóm thổ phỉ.”

Ngày 1/9, ông Tào Hưng Thành tuyên bố chi 1 tỷ Đài tệ (32,8 triệu USD) để giúp quân đội quốc gia Đài Loan huấn luyện 3 triệu dân quân và 300.000 lính bắn súng khác, nhằm tăng cường phòng thủ trước một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc.

Các khoản tiền này là một phần của cam kết trị giá 3 tỷ Đài tệ (98 triệu USD) mà ông trùm chip đã cam kết để bảo vệ Đài Loan.
 
Forbes: Công ty mẹ của TikTok có kế hoạch theo dõi vị trí của công dân Mỹ

Tạp chí Forbes tại Mỹ hôm 21/10 đưa tin, nhóm nghiên cứu Trung Quốc của công ty mẹ ByteDance của TikTok có kế hoạch sử dụng TikTok để theo dõi vị trí cá nhân của các công dân Mỹ cụ thể.


Nhóm đứng sau dự án giám sát, bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm soát rủi ro của ByteDance, do Song Ye (Tống Diệp), một quản lý cấp cao thường trú tại Bắc Kinh, người báo cáo công việc cho đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của ByteDance Lương Nhược Ba (Liang Ruobo).

Nhóm chủ yếu điều tra các hành vi sai trái tiềm ẩn của các nhân viên ByteDance hiện tại và trước đây. Nhưng các tài liệu nội bộ được Forbes kiểm tra cho thấy trong ít nhất 2 trường hợp, nhóm ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh đã được lên kế hoạch lấy dữ liệu vị trí từ thiết bị của người dùng Mỹ, để xác định một người Mỹ mà chưa bao giờ có mối quan hệ tuyển dụng với công ty.

Người phát ngôn của TikTok, bà Maureen Shanahan cho biết TikTok thu thập thông tin vị trí gần đúng dựa trên địa chỉ IP của người dùng “để giúp hiển thị cho người dùng nội dung và quảng cáo có liên quan, tuân thủ luật hiện hành, đồng thời kiểm tra phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận và lừa đảo.”

Nhưng các tài liệu được Forbes xem xét cho thấy nhóm kiểm toán nội bộ của ByteDance có kế hoạch sử dụng thông tin vị trí để theo dõi công dân Mỹ cá biệt, chứ không có mục đích nào khác. Cả TikTok và ByteDance đều không trả lời các câu hỏi về việc liệu kiểm toán nội bộ có nhắm mục tiêu cụ thể đến bất kỳ thành viên Chính phủ Mỹ, nhà hoạt động, nhân vật công chúng hay nhà báo nào hay không.

Theo báo cáo, TikTok được cho là sắp ký hợp đồng với Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ (CFIUS), cơ quan đang điều tra xem liệu mối quan hệ của công ty với trụ sở chính ở Bắc Kinh có thể cho phép Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộm sản Trung Quốc, ĐCSTQ) truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng TikTok ở Mỹ hay không.

Vào tháng 9, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hành chính, nêu rõ những rủi ro cụ thể mà CFIUS nên xem xét khi đánh giá các công ty nước ngoài. Sắc lệnh nêu rõ những rủi ro do các đối thủ nước ngoài truy cập vào dữ liệu của người Mỹ, đặc biệt tập trung vào việc các công ty nước ngoài có thể sử dụng dữ liệu để “khảo sát, theo dõi và nhắm mục tiêu vào các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến an ninh quốc gia.”

Nhóm kiểm toán nội bộ và kiểm soát rủi ro thường xuyên tiến hành kiểm tra và điều tra nhân viên TikTok và ByteDance về các vi phạm như xung đột lợi ích và sử dụng sai nguồn lực của công ty, cũng như tiết lộ thông tin bí mật. Các tài liệu nội bộ được Forbes kiểm tra cho thấy các quản lý cấp cao, bao gồm cả Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew, đã ra lệnh cho nhóm điều tra từng nhân viên, thậm chí sau khi nhân viên đã rời công ty thì cũng tiến hành điều tra họ.

Theo các tài liệu và hồ sơ từ Lark, phần mềm quản lý văn phòng nội bộ của ByteDance, nhóm kiểm toán nội bộ đã sử dụng hệ thống yêu cầu dữ liệu mà các nhân viên gọi là “kênh xanh”. Các tài liệu và hồ sơ cho thấy rằng các yêu cầu “kênh xanh” cung cấp thông tin về nhân viên Mỹ đã yêu cầu lấy dữ liệu đó từ Trung Quốc Đại Lục.

Kế hoạch thu thập thông tin người dùng cá nhân của ByteDance có một yếu tố quan trọng trong những trường hợp này: TikTok gần đây đã nói với các nhà lập pháp rằng căn cứ vào thỏa thuận đang được lập ra với Mỹ, quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Mỹ nhất định (có thể bao gồm vị trí) sẽ chỉ “giới hạn đối với nhân viên được ủy quyền”. TikTok và ByteDance đã không trả lời câu hỏi về việc Song Ye, trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ hay các thành viên khác của bộ phận có phải là “nhân viên được ủy quyền” hay không.

Vào tháng 7 năm nay, Giám đốc điều hành TiKTok, ông Shou Zi Chew, thừa nhận rằng “nhân viên bên ngoài nước Mỹ, bao gồm cả những người ở Trung Quốc, có thể truy cập vào dữ liệu của người dùng Mỹ của TiKTok, điều này đòi hỏi một loạt các biện pháp kiểm soát an ninh mạng mạnh mẽ và các giao thức phê duyệt ủy quyền do nhóm an ninh của chúng tôi tại Mỹ giám sát.”

Vào thời điểm đó, TikTok cho biết họ đang triển khai dự án Kế hoạch Texas, được thiết kế để “bảo vệ đầy đủ dữ liệu của người dùng và lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ”. Điều này bao gồm việc lưu trữ mặc định tất cả dữ liệu của Mỹ trong đám mây của Oracle. Nỗ lực này là trọng tâm của các cuộc đàm phán an ninh quốc gia của công ty với CFIUS.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện vào tháng 9, Giám đốc điều hành (COO) của TikTok, bà Vanessa Pappas cho biết thỏa thuận với CFIUS sắp tới sẽ “giải quyết tất cả các mối quan tâm về an ninh quốc gia” liên quan đến ứng dụng. Tuy nhiên, một số thượng nghị sĩ vẫn giữ thái độ hoài nghi.

Tháng 7 năm nay, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã bắt đầu một cuộc điều tra về việc liệu TikTok có che giấu Quốc hội thông tin về việc nhân viên Trung Quốc của công ty này truy cập vào dữ liệu tại Mỹ vào đầu năm nay hay không. Trang tin tức trực tuyến BuzzFeed tiết lộ vào tháng Sáu rằng các nhân viên của ByteDance Trung Quốc đã liên tục truy cập vào dữ liệu của người dùng Mỹ.

Người phát ngôn của Oracle, ông Ken Glueck nói rằng mặc dù TikTok sử dụng các dịch vụ đám mây của Oracle, nhưng “chúng tôi hoàn toàn không biết” ai có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok.

TikTok cho biết trong một tuyên bố cung cấp cho Bloomberg vào ngày 21/10 rằng: “Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi đang đi trên con đường đáp ứng đầy đủ tất cả các mối quan tâm hợp pháp về an ninh quốc gia của Mỹ.”

CNBC đưa tin, ngày 21/10, TikTok đã phủ nhận các cáo buộc do Forbes báo cáo, nói rằng Forbes “chọn không đưa vào phần tính khả thi trong tuyên bố của chúng tôi để bác bỏ các cáo buộc cốt lõi của họ: TikTok đã không thu thập thông tin vị trí GPS chính xác từ người dùng Mỹ, điều này có nghĩa là TikTok không thể giám sát người dùng Mỹ theo cách mà bài báo ngụ ý.”

TikTok nói thêm rằng ứng dụng của họ chưa bao giờ được sử dụng để “nhắm mục tiêu” bất kỳ thành viên nào của Chính phủ Mỹ, nhà hoạt động, nhân vật của công chúng hoặc nhà báo.

Forbes không có bình luận ngay lập tức về chất vấn của CNBC.
 
Tập Cận Bình thắng thì ai thua?

Tại Đại hội 20 Đảng Cộm sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa qua, lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình đã phá bỏ mọi quy tắc để tại nhiệm. Liệu đây có phải “đại tiệc” của ông Tập và ĐCSTQ? Nhà văn Nghiêm Thuần Câu (NGAN, Shun-kau) tại Hồng Kông có bài nhận định thể hiện quan điểm cá nhân của ông về vấn đề này.


Một người bạn hỏi, Tập Cận Bình đã thắng tại Đại hội 20, vậy ai thua? Nhìn bề ngoài cho thấy “phe Giang” [thân tín cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân] đã thua toàn diện. Thế nhưng, nếu các phe phái trong ĐCSTQ đều thấy triển vọng tương lai u ám nên đồng lòng đoàn kết để bảo vệ Đảng và lợi ích chung của nhóm quyền quý, họ thấy trong bối cảnh này phải trao cho Tập Cận Bình địa vị cao nhất mới có thể ứng phó được cuộc đấu tranh tàn khốc phía trước, nếu đúng như vậy thì Tập Cận Bình đã thắng, nhưng không đồng nghĩa có phe nào trong ĐCSTQ thua.

Đại hội 20 là chuyện nội bộ của ĐCSTQ, ai thắng ai thua không liên quan gì đến “thế lực nước ngoài”. Tập Cận Bình toàn thắng không có nghĩa là lợi ích của Mỹ và phương Tây bị tổn hại, nếu là người khác thì đối đầu giữa Trung Quốc và nước ngoài vẫn khó tránh khỏi. Trái lại, việc Tập Cận Bình tập trung quyền lực có thể giúp phương Tây đối phó với Trung Quốc dễ dàng hơn, do đó có thể nói các thế lực bên ngoài không vì vấn đề này mà thua thiệt.

Nhưng nhìn chung, chiến thắng của Tập Cận Bình có nghĩa là ĐCSTQ đã thua và người dân Trung Quốc cũng thua, vấn đề chỉ là tổn hại của người dân Trung Quốc là tạm thời nhưng thua cuộc của ĐCSTQ là cuối cùng.

Sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, Tập Cận Bình sẽ có một chế độ độc tài kiên cố hơn, quyền lực chính trị trong ĐCSTQ để kiềm chế Tập Cận Bình sẽ suy giảm, ĐCSTQ sẽ “phát triển” thành đảng phát-xít nhanh hơn. Có vấn đề gọi là “vật cùng tất biến”, trong xã hội hiện đại này, khi một đảng cầm quyền tự biến thành thế lực phát-xít khổng lồ, không bị hạn chế bởi bất kỳ thế lực chính trị nào và bản thân nó lại không thể tự kiềm chế [quyền lực của chính nó], trong trường hợp đó xu hướng tà ác của thế lực đó sẽ có đủ điều kiện để bành trướng không giới hạn, và triển vọng sẽ không thể tốt đẹp mà chỉ là tự hủy hoại sức mạnh từ bên trong nó, giống như Hitler và Stalin.

Chuyện ông Hồ Cẩm Đào bị đưa đi khỏi hiện trường tại Đại hội 20 khiến một số người cảm thương cho ông ấy, nhưng tôi không có cảm giác gì với ông Hồ cả. Hệ quả của ông ấy ngày hôm nay có phần do chính ông ấy tạo ra. Khi Hồ còn là Bí thư Tây Tạng đã đàn áp dã man những đòi hỏi chính trị của người dân Tây Tạng, sau khi vào Ban Chấp hành Trung ương, ông ta chưa bao giờ chùn tay kiểm soát những trí thức tự do, xu thế bành trướng quốc doanh (‘nước tiến dân lùi’) cũng được ông Hồ thúc đẩy, chính hệ thống an ninh duy trì trật tự xã hội [phi dân chủ] cũng được gia cố trong nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào. Ông ta tận tâm tận lực bảo vệ vị thế cai trị toàn trị của ĐCSTQ, vấn đề giao lại mọi quyền lực sau khi nghỉ hưu không phải điều ông ấy muốn, mà vì sức ép của ban nguyên lão trong Đảng.

Trên mạng xuất hiện một đoạn video về buổi lễ chia tay do Tập Cận Bình tổ chức sau khi Hồ Cẩm Đào thoái vị. Trong buổi lễ, Tập Cận Bình đã nói những lời tốt đẹp yêu thương chân thành dành cho Hồ và họ bắt tay nhau, thế nhưng vẻ mặt của Hồ không thấy có gì vui mừng khi phải giao lại quyền lực. Ông ta đã có công lớn vun đắp bóng ma toàn trị này, và bây giờ chính nó nuốt chửng ông ta. Đây là hệ quả ông ta tự chuốc lấy, có thể xem như nhân quả báo ứng.

Chắc chắn quan điểm “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc đã kết thúc, cải cách và mở cửa đã kết thúc, kiểu lãnh đạo tập thể đã kết thúc, chế độ độc tài ĐCSTQ sẽ đạt đến đỉnh cao. Sau này, ĐCSTQ sẽ tăng cường đối đầu với phương Tây và đàn áp tàn bạo hơn phản kháng của người dân Trung Quốc, sẽ “không do dự” quay trở lại cuộc Cách mạng Văn hóa cực tả, đất nước Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành phiên bản bành trướng của Triều Tiên.

Nước Trung Quốc sẽ thế nào sau khi thành “phiên bản Triều Tiên” thì phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của người Trung Quốc. Sức chịu đựng của người Trung Quốc càng lỳ và càng quen, thì tuổi thọ của ĐCSTQ càng dài, ngược lại nếu người dân Trung Quốc không thể chịu đựng được nữa thì ĐCSTQ sẽ khó có tháng ngày tươi đẹp. Người dân Trung Quốc sẽ nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền toàn trị.

Điểm chí mạng của nhà độc tài là ông ta thường ảo tưởng quyền lực không gì lay chuyển của bản thân, nhưng hãy xem quyền uy “một tay che trời” của Mao Trạch Đông cuối cùng không bị đổ do tay kẻ khác, mà do chính tay ông ta. Một khi nhà độc tài đã lên đỉnh cao uy quyền thì xung quanh ông ta chỉ còn đám nô tài, còn kẻ độc tài thì lại không muốn nghe thấy tiếng nói đối lập, cũng không thể nghe được tiếng nói đối lập, vì vậy nhận thức và phán đoán của ông ta đầy cực đoan khiếm khuyết và có xu hướng tự hủy hoại, hành vi ông ta làm thường dẫn đến tổn hại cho chính bản thân.

Trong những năm cuối đời, Viên Thế Khải (1859 – 1916) tin dùng toàn những lời xu nịnh xung quanh và được lên ngôi, kết quả là chỉ trong 83 ngày ông phải tuyên bố bãi bỏ chế độ quân chủ. Lời trăn trối ân hận trước lúc lìa đời của Viên Thế Khải xem như ông còn chút lương tri: “Ta vốn không có tư tưởng quân chủ, được quốc dân giao phó nắm quyền, nhưng lại nhất thời mê muội gây hệ quả xấu ngày nay…”.

Tập Cận Bình đã thắng, nhưng chiến thắng này chắc chắn không phải là điều tốt đối với ông Tập. Từ đây, Tập Cận Bình sẽ đơn độc thao túng có thể dễ dàng đánh giá sai lầm nghiêm trọng hơn tình hình trong và ngoài nước, triết lý đấu tranh sẽ dễ lên cực đoan, đưa Trung Quốc vào hoàn cảnh tồi tệ hơn không thể sửa sai. Trong trường hợp đó, Tập Cận Bình không chỉ gây hại cho tương lai của Trung Quốc mà còn dẫn dắt ĐCSTQ vào con đường tự diệt. Cuối cùng, Tập Cận Bình có thể an lành sao? Tất nhiên không, vì vậy, chiến thắng của Tập Cận Bình chính là khởi đầu cho thất bại của ông ta.

20 năm trước, trong một buổi họp mặt của cựu học sinh trung học, có người hỏi tôi trong bữa tiệc rằng bạn có nghĩ ĐCSTQ sẽ sụp đổ không, ngay lập tức tôi trả lời: Nếu mọi người [Trung Quốc] muốn sụp đổ thì sẽ sụp đổ, và ngược lại sẽ không. Câu này dù hiển nhiên nhưng cũng khiến mọi người trầm tư. Có lẽ mọi người không bất ngờ gì đối với lời của tôi, mà bản thân mỗi người suy ngẫm xem mình có muốn ĐCSTQ sụp đổ không.

Vấn đề nằm ở chỗ câu hỏi chỉ đề cập đến kết quả “ĐCSTQ có sụp đổ không” mà không chỉ vào nguyên nhân “liệu ĐCSTQ có đáng tồn tại không”.

Việc nhà cầm quyền có đáng tồn tại không thì phải xem “tính chính danh” của họ: Có do dân bầu lên không, có được lòng dân không, có đại diện cho giá trị của cộng đồng dân tộc đó không?

Trước tiên hãy hỏi xem ĐCSTQ có tính hợp pháp để cai trị hay không, sau đó hỏi liệu việc cai trị đó có hợp lý hay không, liệu đó là vì sự ích kỷ của một Đảng phái hay vì lợi ích của toàn dân. Nếu cả tính hợp pháp và hợp lý đều không có, thì ĐCSTQ cần phải sụp đổ. Nhưng trước tiên, số đông cần suy nghĩ có muốn nó sụp đổ hay không rồi hãy nghĩ kịch bản nó sụp đổ!

Do đó, dù hành động của Bành Tái Chu (Peng Zaizhou) [treo biểu ngữ phản đối Tập] trên cầu Tứ Thông (Sitong) thật dũng cảm, nhưng số người Trung Quốc được như vậy còn quá ít. Gần đây, cộng đồng mạng chia sẻ một video ghi lại cảnh hai cô gái đi trên đường cầm một biểu ngữ có nội dung “Không muốn, không muốn, không muốn”, khẩu hiệu chính là lối ghi tắt của khẩu hiệu mà Bành Tái Chu đã làm trên cầu Tứ Thông, có vài cô gái đi theo cùng rõ ràng họ là một nhóm với nhau.

Kỳ lạ ở chỗ họ đều là con gái, đến một người đàn ông cũng không có, trong khi vài người dân xung quanh bàng quang ghi hình, nhưng không ai tham gia cùng. Ở trên một con phố bị kiểm soát chặt chẽ như vậy tại Thượng Hải mà có một nhóm phụ nữ liều mạng công khai tuyên bố nguyện vọng chính trị, thì có thể thấy rõ lòng dân đã quay lưng [với ĐCSTQ].

Vì vậy, nếu nói rằng Tập Cận Bình đã chiến thắng [tại Đại hội 20] thì nghĩa là ĐCSTQ đã thua, hệ quả cuối cùng là Tập Cận Bình còn thua thê thảm hơn.
 
Mỹ tuyên bố bảo vệ các đồng minh châu Á bằng vũ khí hạt nhân

Phía Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng toàn bộ tiềm lực quân sự của mình để bảo vệ các đồng minh ở khu vực châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản.


Cụ thể, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết quân đội nước này sẽ tung toàn bộ kho vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản khỏi bị tấn công. Bà Sherman cũng đã lên án Triều Tiên vì các vụ thử vũ khí gây nguy hiểm và bất ổn trong khu vực. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho hay rằng Washington sẽ lập tức triển khai các lực lượng hạt nhân, thông thường và phòng thủ tên lửa nếu 2 đồng minh trên bị tấn công.

Nữ quan chức này cho biết loạt vụ phóng tên lửa nhiều kỷ lục gần đây của Triều Tiên chính là trọng tâm của các cuộc họp 3 bên trong tuần này.

Tại cuộc gặp riêng biệt với người đồng cấp Mỹ trước giờ họp 3 bên, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Hàn Quốc Cho Hyun-dong nói rằng hành động của Bình Nhưỡng đang gây căng thẳng nghiêm trọng trên Bán đảo Triều Tiên, cũng như gióng lên hồi chuông cảnh báo về chính sách vũ khí của Triều Tiên vào tháng trước.

Ngoài hàng loạt vụ thử vũ khí và phô diễn sức mạnh quân sự để đáp trả những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên mới đây đã thực hiện một cuộc diễn tập mô phỏng việc nạp đầu đạn hạt nhân chiến thuật vào một hầm phóng ẩn dưới hồ chứa nước, 9 để đảm bảo tính sẵn sàng của các lực lượng hạt nhân của nước này.

Triều Tiên tuyên bố có quyền duy trì kho vũ khí hạt nhân nhằm mục đích phòng vệ và đã chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn Quốc là hành động diễn tập cho một cuộc xâm lược.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần dự đoán vụ thử hạt nhân thứ 7 của Triều Tiên sắp sửa diễn ra, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên gia tăng mạnh sau khi cả 2 bên liên tục đưa ra những lời đe dọa và tổ chức tập trận.
 
Công ty bán dẫn lớn của Hàn Quốc SK Hynix cân nhắc rút khỏi Trung Quốc

Trước tình hình kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao ngày càng leo thang của Hoa Kỳ, công ty bán dẫn lớn của Hàn Quốc SK Hynix cho biết họ sẽ xem xét việc bán các cơ sở sản xuất chip của mình ở Trung Quốc trong trường hợp xấu nhất nếu việc hoạt động tại Trung Quốc trở nên quá khó khăn.


“Như một kế hoạch dự phòng, chúng tôi đang cân nhắc việc bán nhà máy, bán thiết bị hoặc chuyển thiết bị sang Hàn Quốc”, Giám đốc Tiếp thị Kevin Noh của SK Hynix cho biết trong cuộc họp báo cáo thu nhập quý III qua điện thoại.

Ông Kevin Noh nói với các nhà phân tích rằng ‘gã khổng lồ’ chip nhớ đang chuẩn bị cho nhiều trường hợp khác nhau, gồm lệnh cấm của Washington có thể ngăn công ty này có được thiết bị cần thiết, để duy trì nhà máy DRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hay RAM động) tại thành phố Vô Tích, Trung Quốc.

Ông nhấn mạnh: “Đây là một kế hoạch dự phòng. Chúng tôi muốn (tiếp tục) hoạt động mà không phải đối mặt với tình huống này.”

Ông thừa nhận hoạt động của nhà máy Vô Tích gần Thượng Hải “không thể không bị ảnh hưởng” bởi nhiều hạn chế.

Hai tuần trước, SK Hynix thông báo rằng họ đã nhận được sự miễn trừ 1 năm từ Washington, có thể sản xuất chip nhớ tiên tiến tại Trung Quốc bằng công nghệ của Hoa Kỳ. Nhưng Kevin Noh cho biết ông không chắc liệu công ty có thể được gia hạn sau khi hết thời hạn hay không.

“Chúng tôi hy vọng sẽ được tạm hoãn hàng năm, nhưng điều này không chắc chắn. Điều này rất không chắc chắn,” ông Kevin Noh nói.

SK Hynix là nhà sản xuất DRAM lớn thứ 2 thế giới. Theo Nikkei Asia, nhà máy Vô Tích sản xuất hơn 40% chip DRAM của công ty. Loại chip này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh và ô tô.

Trong tháng này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố các quy tắc sâu rộng hạn chế bán chất bán dẫn, và thiết bị sản xuất chip cho khách hàng Trung Quốc, đánh vào nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xây dựng nền tảng của ngành công nghiệp chip.

Các nhà máy Wafer (đĩa bán dẫn) Nam Kinh của TSMC, Samsung Electronics và SK Hynix tại Trung Quốc đều có thời hạn miễn trừ 1 năm, cho phép họ nhập khẩu các thiết bị theo yêu cầu của nhà máy. Nhưng áp lực địa chính trị gia tăng đã buộc những ‘gã khổng lồ’ bán dẫn này phải đánh giá lại các chiến lược sản xuất của mình.

Một số người tin rằng sự miễn trừ của Washington có lẽ là cho họ một thời hạn để thực hiện việc chuyển đổi, chứ không phải là tín hiệu cho phép họ tiếp tục hưởng lợi. Nếu thời gian miễn trừ hết hạn mà không thể kéo dài, các công ty này chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, về việc nộp đơn và xem xét từng trường hợp cụ thể.

Ông Brady Wang, nhà phân tích tại Counterpoint, công ty nghiên cứu thị trường công nghệ, cho biết các nhà máy sản xuất chip nhớ tiên tiến đòi hỏi đầu tư lớn, và phải liên tục nâng cấp để duy trì tính cạnh tranh. Các hạn chế mới nhất của Hoa Kỳ sẽ tạo ra sự không chắc chắn rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất chip quốc tế ở Trung Quốc.

Theo Nikkei Asia, ông Kim Yang-paeng, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET), nhận định Mỹ đang gửi một thông điệp tới Samsung và SK Hynix rằng họ cần phải rút khỏi Trung Quốc, và xây dựng nhà máy sản xuất tại Mỹ.

Ông Kim Yang-paeng nói: “Đây là một áp lực khiến họ phải rút khỏi Trung Quốc, và xây dựng nhà máy ở Mỹ trong ngắn hạn. Washington là lực lượng mạnh nhất trong ngành bán dẫn.”

“Chúng tôi tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ tiếp tục theo đuổi lập trường diều hâu (cứng rắn) và duy trì mức lãi suất cao trong năm 2023. Do đó, tình hình vĩ mô sẽ tạo thêm áp lực với nhu cầu phần cứng công nghệ”, ông CW Chung – nhà phân tích cấp cao tại Nomura, cho biết.

Hôm thứ Tư (26/10), SK Hynix cảnh báo rằng họ sẽ cắt giảm một nửa chi tiêu vốn vào năm 2023, để phản ánh nhu cầu về điện tử đang suy yếu.

SK Hynix đã công bố báo cáo tài chính quý III, tổng lợi nhuận hoạt động công ty là 1.700 tỷ Won (khoảng 1,2 tỷ USD), giảm 66,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu giảm 7%, xuống còn 11.000 tỷ Won (khoảng gần 7,72 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

@tomas tan
 
Các nước đang không thể đáp ứng được các cam kết khí hậu của mình, theo báo cáo được công bố hôm thứ Tư trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP27 của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập vào tháng 11. Cơ quan khí hậu của LHQ cho biết chỉ 24 trên 193 quốc gia tăng mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong năm nay dù tất cả đều đã hứa trước đó. Nếu các quốc gia đều thực hiện tốt cam kết hiện tại, thế giới vào năm 2100 sẽ ấm hơn khoảng 2,5°C so với mức tiền công nghiệp. Trong khi đó, tạp chí y khoa Lancet cho thấy biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn vì làm gia tăng nạn đói, các bệnh liên quan đến nắng nóng và bệnh truyền nhiễm. Các trường hợp tử vong do nắng nóng ở người trên 65 tuổi đã tăng 2/3 trong 20 năm qua.

Chính phủ mới của Anh hoãn công bố dự thảo ngân sách — một dự thảo sẽ phải tiết kiệm ít nhất 40 tỷ bảng Anh (46 tỷ đô la) — cho đến ngày 17 tháng 11. Trong khi đó, người đứng đầu Văn phòng Quản lý Nợ Robert Stheeman đã nói trước nghị viện rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu vừa qua “không có gì nghi ngờ” là do yếu tố trong nước – chứ không phải chấn động toàn cầu như lời một số bộ trưởng.

Nga tổ chức cuộc tập trận hạt nhân lớn đầu tiên kể từ khi xâm lược Ukraine, trong đó mô phỏng một cuộc tấn công trả đũa và được tổng thống Vladimir Putin đích thân chỉ đạo qua video. Một ngày trước đó, tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ là “sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.” Trong một diễn biến khác, truyền thông Ukraine đưa tin có khoảng 1.000 thi thể đã được khai quật tại các vùng lãnh thổ được quân đội nước này giải phóng ở đông bắc đất nước.

Các tay súng đã giết chết ít nhất 15 người và làm bị thương 40 người khác trong cuộc tấn công vào một đền thờ Shia ở thành phố Shiraz miền nam Iran. Truyền thông nhà nước nói thủ phạm là những kẻ khủng bố dòng Sunni. Trong khi đó, cảnh sát Iran đã đụng độ với đám đông đang viếng mộ Mahsa Amini tại quê nhà cô ở Saqez. Cái chết của cô khi bị cảnh sát đạo đức giam giữ chính là tác nhân châm ngòi cho cuộc biểu tình rộng khắp chống lại các nhà cai trị thần quyền của Iran.

Truyền thông Hà Lan đưa tin hôm thứ Ba rằng Trung Quốc có ít nhất hai “đồn cảnh sát” ngầm được dùng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến Trung Quốc ở Hà Lan. Theo Safeguard Defenders, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tây Ban Nha, chính phủ Trung Quốc đã thành lập 54 văn phòng như vậy ở nước ngoài – với bề ngoài là cung cấp các dịch vụ ngoại giao, chẳng hạn như gia hạn giấy phép lái xe. Bộ Ngoại giao Hà Lan nói các cơ sở này là “bất hợp pháp” và hứa có “hành động thích hợp.”

Alphabet báo cáo kết quả quý thấp hơn mong đợi. Doanh thu tại công ty mẹ của Google tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 69,1 tỷ đô la, đạt tốc độ tăng trưởng chậm nhất hai năm qua giữa bối cảnh chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số giảm. Doanh số bán quảng cáo tại YouTube, nền tảng chia sẻ video của công ty, giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, doanh thu của Microsoft tăng gần 11% dù doanh số bán hàng của đơn vị điện toán đám mây không đạt kỳ vọng.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cảnh báo sẽ có “phản ứng ở quy mô vô song” nếu Triều Tiên thử hạt nhân. Lần cuối chế độ Kim Jong-un tiến hành thử vũ khí hạt nhân là vào năm 2017, và ba nước đồng minh lo ngại Bình Nhưỡng đang chuẩn bị một vụ thử khác. Nước này đã phóng một số lượng tên lửa chưa từng có trong năm nay.

Con số trong ngày: 30 triệu, là ước tính số người thiệt mạng vì chiến tranh giữa các nước trong 200 năm qua.

TIÊU ĐIỂM

Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý‎ ba


Dữ liệu công bố vào thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy GDP Mỹ tăng khoảng 3% theo năm trong quý ba, đánh dấu sự phục hồi mạnh sau hai quý đầu đều suy thoái. Đây chắc chắn là tin tốt cho đảng Dân chủ và Joe Biden khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến cuộc bầu cử giữa kỳ, ngay cả khi họ đứng trước nguy cơ thất bại lớn.

Nhưng nếu nhìn kĩ, bức tranh kinh tế sẽ không còn quá lạc quan. Về mặt công thức, nhập khẩu mạnh chính là lực cản lên GDP vào đầu năm. Gần đây, nhập khẩu đã suy yếu khi nhu cầu trong nước chậm đi. Điều này làm cho tăng trưởng GDP trông có vẻ mạnh hơn vì ít đô la Mỹ bị chuyển ra nước ngoài hơn. Dù không có nghĩa Mỹ đang suy thoái, nó vẫn cho thấy các động lực kinh tế đã phần nào chậm đi.

Davos tiếng Nga khai mạc

Hội nghị Valdai bắt đầu từ năm 2004 như một phiên bản tiếng Nga của diễn đàn Davos vốn có quy mô toàn cầu. Nhiệm vụ của nó chủ yếu là thuyết phục giới tinh hoa phương Tây đầu tư vào Nga. Nhưng đó là ngày xưa. Khi tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại sự kiện ở Moscow vào thứ Năm, ông sẽ tấn công phương Tây và nói về sự sụp đổ của họ.

Năm ngoái, ông Putin đã chiêu đãi những người tham dự bằng một cuộc thảo luận kéo dài 3 giờ, trong đó ông phê phán chủ nghĩa tự do phương Tây và ca ngợi các nhà triết học dân tộc chủ nghĩa của Nga. Năm nay sẽ không khác. Chủ đề của hội nghị, “Một thế giới hậu bá quyền: An ninh và Công lý cho Mọi người,” cũng chính là trọng tâm tuyên truyền của Nga, theo đó cuộc chiến của Putin ở Ukraine là nỗ lực giải phóng thế giới khỏi sự thống trị của phương Tây. Các câu hỏi có phê duyệt trước của khán giả sẽ không làm ông khó chịu. Trong một bản rò rỉ cho truyền thông Ukraine, câu hỏi đầu tiên là liệu ông Putin có đồng ý “rằng hệ tư tưởng của nhà nước Nga là hệ tư tưởng về chiến thắng của Nga” hay không.

Chính sách tiền tệ châu Âu trở nên vô cùng phức tạp

Các lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB sẽ nhóm họp tại Frankfurt vào thứ Năm để quyết định mức tăng lãi suất. Đây là một quyết định khó khăn khi ba chỉ số kinh tế quan trọng đều hướng về các hướng khác nhau.

Con số quan trọng nhất, tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng euro, đã tăng lên 9,9% trong tháng 9, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng. Nó cho thấy cần tăng mạnh lãi suất. Nhưng dữ liệu niềm tin kinh tế cho thấy một cuộc suy thoái đang diễn ra, đặc biệt là ở Đức vốn bị thiếu khí đốt. Và suy thoái thì cần phải giảm lãi suất.

Chỉ số cuối cùng là tăng trưởng tiền lương. Người sử dụng lao động và người lao động hầu hết có các thỏa thuận vừa phải, do đó không có lý do gì phải tăng lãi suất. Ví dụ, ngành công nghiệp hóa chất Đức tăng tiền lương lên 3,25% và đưa ra các khoản thưởng để bù đắp cho lạm phát. Với việc giá năng lượng giảm nhờ mùa thu năm nay ấm hơn, ECB có thể sẽ nhẹ tay vào lần này, và tăng lãi suất ở mức thấp hơn con số 0,75 điểm phần trăm như nhiều người dự đoán.
 
Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo.

Chí ít thì đó là lý thuyết. Trong một đoạn phim vài giây được quay một cách vụng về khi đại hội Đảng Cộm sản Trung Quốc kết thúc vào cuối tuần qua, thực tế đã xé toạc vẻ ngoài đẹp đẽ và tiết lộ những kịch tính xứng đáng ở tầm William Shakespeare. Vụ việc xảy ra ngay thời điểm vốn đã được định sẵn để trở thành khoảnh khắc vinh quang tột đỉnh của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, sau khi ông sửa điều lệ đảng để cho phép bản thân, về mặt nguyên tắc, có thể nắm quyền đến chừng nào ông muốn – mà đối với một người đàn ông 69 tuổi nghĩa là nắm quyền cho đến hết phần đời còn lại.

Không bị tiếng nói nào phản đối, Tập đã thanh trừng nhiều nhân vật thuộc nhóm thiểu số trong đảng dám ủng hộ các chính sách và phong cách quản trị khác với những gì ông đặt ra. Trong số những cái tên đã bị sa thải một cách thẳng thừng là thủ tướng Lý Khắc Cường, người từng được xem là ứng viên cho vị trí lãnh đạo Trung Quốc. Hồi tháng 8, Lý đã gây xôn xao khi tuyên bố trong chuyến thăm tới Thâm Quyến rằng “Chương trình cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến triển. Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử không thể chảy ngược dòng,” điều mà một số chuyên gia hy vọng là dấu hiệu rằng sự phản kháng đối với Tập sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại và đáng chú ý là bình luận của vị thủ tướng đã nhanh chóng bị xóa khỏi Internet ở Trung Quốc.

Một trường hợp thay đổi nhân sự cấp cao khác có liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, Uông Dương, người đã từng phát biểu những suy nghĩ rất khác với Tập, rằng “Chúng ta phải xóa bỏ ý nghĩ sai lầm rằng hạnh phúc là một món quà do đảng và chính phủ ban phát.” Ông ủng hộ việc từng bước cải cách chính trị Trung Quốc, tập trung tạo ra nhiều không gian hơn cho xã hội dân sự cũng như cho “giải phóng tư tưởng”.

Thế nhưng, trước khi phiên họp có thể khép lại với những nụ cười, thể hiện niềm tin nhất loạt vào sự vĩ đại của Tập, một sự kiện bất ngờ và khó hiểu đã xảy ra. Ngồi bên trái Tập là người tiền nhiệm trực tiếp của ông, Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, trong bộ dạng xanh xao, yếu ớt một cách đáng ngạc nhiên. Hồ đã bất ngờ bị mời rời khỏi ghế – vẻ mặt lộ rõ đó không phải điều ông muốn – và bị dẫn ra khỏi hội trường, để lại một chiếc ghế trống ngay chính giữa hàng ghế đầu của đại hội.


Cảnh Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội 20 ĐCSTQ. Nguồn: The Guardian.

Hồ đã không chịu rời đi trước khi với tay cầm một tập giấy đặt trước mặt Tập, khiến Tập phải giữ chúng lại. Gần như toàn bộ dàn lãnh đạo cấp cao nhất ngồi tại hàng ghế đó đều nhìn chằm chằm về phía trước, vờ như chẳng có chuyện gì quan trọng xảy ra. Nhưng khi một trong những người phụ tá kéo mạnh vào vai ông, Hồ đã nói vài lời với Tập, người đã gật đầu cùng vẻ mặt vô cảm. Sau đó, Hồ cố gắng quay sang vỗ vai người mà mình bảo trợ, Lý Khắc Cường, trước khi bị đưa đi xa khỏi tầm máy quay.

Đúng như dự đoán, các chương trình tin tức Trung Quốc đã xóa sạch cảnh này, nhưng người ta đã nhanh chóng xì xầm về sự việc bất thường.

Bộ máy của Tập sau đó đưa ra lời giải thích theo kiểu ‘Vua Lear.’ Hành động của Hồ Cẩm Đào là hành động của một ông lão ốm yếu, chân đi không vững. Dù đúng là có khả năng này, nhưng đây không phải là lời giải thích khả dĩ hoặc thỏa đáng nhất. Như nhà khoa học chính trị Joseph Torigian đã viết trong cuốn sách xuất bản gần đây, Prestige, Manipulation, and Coercion: Elite Power Struggles in the Soviet Union and China After Stalin and Mao (Uy tín, thao túng và cưỡng bức: Các cuộc đấu tranh quyền lực cấp cao ở Liên Xô và Trung Quốc sau Stalin và Mao), “những bước ngoặt quan trọng là những khoảnh khắc mà trong đó chính trị trở nên ‘dễ thấy’ nhất, và do đó, chúng cho phép chúng ta đặt ra giả thuyết về những giới hạn và khả năng cho tương lai.”

Ở đây, khả năng mà chúng ta ngay lập tức nên xem xét là Hồ – người thường bị xem là một nhà lãnh đạo vô diện, yếu đuối, và bất tài trong suốt 10 năm cầm quyền, từ năm 2002 cho đến khi Tập lên kế nhiệm vào năm 2012, đã chọn thời điểm này để công khai thể hiện sự bất đồng của mình với cách quản lý đảng dưới thời Tập, vốn đã tập trung quyền lực một cách bất thường vào tay một người duy nhất.

Để hiểu được logic đằng sau cách giải thích này đòi hỏi một chút hiểu biết về lịch sử, cụ thể là việc Hồ đã lên nắm quyền và thực thi quyền lực như thế nào. Ông chính thức trở thành lãnh đạo vào năm 2002, điều này đã được quyết định từ trước khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào năm 1997, mở ra một kỷ nguyên mới về sự chuyển giao quyền lực thường xuyên, hòa bình, và được thể chế hóa ở một quốc gia chưa từng biết đến việc này. Quá trình sẽ diễn ra theo một lịch trình kéo dài 10 năm, được chia thành hai nhiệm kỳ, nghĩa là về mặt lý thuyết, đảng có thể loại bỏ một nhà lãnh đạo tồi hoặc không được lòng dân ngay sau nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên.

Cơ chế đằng sau hệ thống mới của Đặng cũng tước bỏ một quyền của nhà lãnh đạo tối cao – lựa chọn người kế nhiệm của chính mình, cho phép đảng đóng vai trò nhiều hơn trong việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo tương lai. Trong trường hợp của Hồ, quyền chỉ định người kế vị đã bị lấy khỏi tay người kế nhiệm Đặng, Giang Trạch Dân. Chính Đặng, người có quyền lực vô song hồi thập niên 1990, đã chọn Hồ làm người kế nhiệm Giang.

Thời gian Hồ Cẩm Đào tại nhiệm – trùng với sáu năm tôi làm phóng viên tại Trung Quốc – thường bị mỉa mai là giai đoạn không có phương hướng, một thập niên bị lãng phí đối với người Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, di sản nắm quyền của ông rất phức tạp.

Về mặt nào đó, đây là thời kỳ hoàng kim của đất nước, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc và nhiều thay đổi lớn trong mức sống của hầu hết người dân. Tất nhiên, Hồ không phải là một nhà dân chủ, nhưng sự bùng nổ của Internet đã tạo ra một không gian mới cho tự do ngôn luận. Thủ tướng của Hồ, Ôn Gia Bảo, cũng đã tìm cách đem lại khuôn mặt ‘nhân tính’ cho chính phủ, nhiều lần công khai bày tỏ sự quan tâm đối với người nghèo và những người yếu thế.

Sáng kiến chính trị quan trọng nhất của Hồ là nỗ lực thể chế hóa một phong cách cầm quyền mang tính tập thể hơn những gì thường thấy ở Trung Quốc. Như nhà khoa học chính trị Susan Shirk viết trong cuốn sách mới của mình, Overreach: How China Derailed Its Peaceful Rise (Vươn xa quá tầm: Cách Trung Quốc làm chệch hướng sự trỗi dậy hòa bình của mình), Hồ đã làm điều này bằng cách cân bằng sự đại diện của các bên liên quan trong các cơ quan ra quyết định quan trọng nhất của đất nước, bao gồm đảng, chính phủ, chính quyền cấp tỉnh, và quân đội.

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, ông đã mở rộng cơ quan quyền lực nhất ở Trung Quốc, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, từ bảy lên chín thành viên, và công khai lựa chọn cách cầm quyền bình đẳng với các ủy viên khác, thay vì là một nhà lãnh đạo áp đặt mọi thứ. Đáng chú ý, Hồ giải thích đây là “nỗ lực ngăn chặn nhà lãnh đạo cao nhất ra quyết định tùy tiện”, vốn là một trong những nỗi sợ hãi chính của Đặng sau thời kỳ cầm quyền kéo dài và đầy biến động của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông.

Điều này đưa chúng ta đến với Tập, người rõ ràng đã tìm mọi cách có thể để đi theo hướng ngược lại, tập trung gần như tất cả quyền lực vào tay mình, bao quanh mình bằng những kẻ chỉ biết vâng lời và những tay chân thân tín trung thành, theo đó làm trầm trọng thêm nguy cơ trên.

Tuy nhiên, trước khi thảo luận về Tập, chúng ta nên dành thời gian để xét xem mọi việc đã diễn ra như thế nào dưới thời Hồ. Phong cách cầm quyền tập thể của ông có thể mang chủ đích tốt, nhưng nó đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng. Trách nhiệm dường như không thuộc về một người cụ thể, nghĩa là mỗi thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị được phép điều hành ‘thái ấp’ của riêng mình trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của nền kinh tế hoặc hệ thống an ninh quốc gia. Và các ủy viên hiếm khi phản đối hành động của nhau ngay cả theo cách riêng tư, vì họ tin rằng điều đó sẽ ngăn người khác can thiệp vào các dự án riêng và những người mà họ bảo trợ. Nói cách khác, dưới thời Hồ, không có ai chịu trách nhiệm chính, và nạn tham nhũng đã diễn ra ở quy mô đáng báo động.

Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết rõ chuyện gì đã xảy ra với Hồ, người rời khỏi sân khấu chính trị vào thứ Bảy vừa rồi theo đúng nghĩa đen, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy nữa – bí ẩn này sẽ theo ông đến cuối cuộc đời chính trị. Nhưng điều mà chúng ta biết là việc Hồ phải rời đi một cách bất ngờ và không vui vẻ đã khiến Tập bẽ mặt, dù vô tình hay cố ý.

Mặt tối của những sự kiện này nhấn mạnh một điểm yếu cơ bản của các hệ thống Lê-nin-nít như ở Trung Quốc: một điểm yếu mà không ai có thể khỏa lấp được – từ Mao Trạch Đông (người chứng kiến cái chết của hai người kế nhiệm được chỉ định), Đặng Tiểu Bình (người lật đổ người kế nhiệm được chỉ định cuối cùng của Mao, Hoa Quốc Phong, vì những lý do liên quan đến tham vọng và quyền lợi cá nhân hơn là sự khác biệt về hệ tư tưởng hoặc chính sách, rồi sau đó tạo ra một công thức cho quá trình chuyển đổi trong tương lai), Giang Trạch Dân (người nghỉ hưu theo đúng lịch trình nhưng đã giữ lại các chức danh phụ suốt nhiều năm, đồng thời làm suy yếu quyền lực và hạn chế sự lựa chọn của Hồ), và giờ là Tập Cận Bình.

Trên thực tế, cách tiếp cận của Tập là sự quay trở lại với nguồn gốc của các hệ thống Lê-nin-nít – và cụ thể là quay trở lại với hình mẫu của một lãnh đạo trọn đời khác, cựu lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Tập đã xây dựng sự sùng bái cá nhân, và tạo ra Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới chỉ gồm những ‘gã tí hon’ về chính trị – những người đàn ông thiếu tầm vóc chính trị, chưa từng có kinh nghiệm tại chính quyền trung ương, có mạng lưới quan hệ hạn chế – và do đó không đặt ra thách thức nào đối với Tập.

Ban Thường vụ này gồm Lý Cường, người có khả năng trở thành thủ tướng của Tập vào năm tới, thay thế Lý Khắc Cường hiện đã bị phế truất. Hiếm có nhà phân tích nào tin rằng Lý Cường – người từng gây bất bình khi còn làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, nơi ông giám sát chiến dịch cách ly hà khắc trong đợt bùng phát COVID-19 gần đây – lại có thể trở thành người kế nhiệm cuối cùng của Tập. Và đó mới là điều quan trọng.

Như nhà khoa học chính trị Victor Shih của Đại học California San Diego lập luận trong cuốn sách mới của mình, Coalitions of the Weak: Elite Politics in China From Mao’s Stratagem to the Rise of Xi (Liên minh của những kẻ yếu: Nền chính trị cấp cao ở Trung Quốc từ mưu lược của Mao đến sự trỗi dậy của Tập), đây là một chiến thuật mà Mao sử dụng vào cuối thời kỳ cai trị của mình, khi ưu tiên của ông chuyển từ câu hỏi về di sản ý thức hệ, hoặc thậm chí là tương lai của Trung Quốc, sang ngăn chặn sự trỗi dậy của những kẻ thách thức và đảm bảo sự trường tồn chính trị của chính ông.

Bài học ở đây là các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn, phần lớn là bởi đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo tối cao đều cai trị vượt trên luật pháp. Như người Mỹ đã được nhắc nhở sau vụ tấn công Tòa nhà Quốc hội vào ngày 06/01/2021, một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một xã hội ổn định là việc tôn trọng quy tắc kế nhiệm. Nhưng tại Trung Quốc, vấn đề vẫn chỉ xoay quanh những cuộc tranh giành quyền lực trần trụi, thường được che khỏi mắt công chúng, nhưng không hề bị quy tắc nào cản trở. Trong một hoàn cảnh như vậy, người ta không thể mong đợi một kết thúc tốt đẹp.

Howard W. French là chuyên gia bình luận của Foreign Policy, giảng viên tại Trường Báo chí Sau Đại học thuộc Đại học Columbia, và là một phóng viên nước ngoài lâu năm. Cuốn sách mới nhất của ông là “Blackness: Africa, Africans and the Making of the Modern World, 1471 to the Second World War.”
 
Ngoại trưởng Blinken nói Trung Quốc bác bỏ hiện trạng của tình hình Đài Loan

Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Trung Quốc đã quyết định hiện trạng của tình hình Đài Loan là không thể chấp nhận được nữa và bắt đầu gây sức ép lên hòn đảo này, bao gồm cả khả năng sử dụng vũ lực, theo hãng tin Reuters.


Phát biểu tại một sự kiện do Bloomberg tổ chức, ông Blinken cho biết Trung Quốc đã thay đổi cách hiểu cơ bản hàng thập kỷ giữa Washington và Bắc Kinh rằng những khác biệt của họ với Đài Loan sẽ được quản lý một cách hòa bình.

Ông Blinken nói: “Điều đã thay đổi ở đây là: quyết định của chính phủ Bắc Kinh rằng hiện trạng đó không còn được chấp nhận nữa, rằng họ muốn đẩy nhanh quá trình theo đuổi thống nhất”.

Ông nói thêm rằng Trung Quốc cũng đã đưa ra quyết định về việc gây áp lực nhiều hơn lên Đài Loan và gia tăng khả năng “sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của họ” nếu chiến thuật gây áp lực không hiệu quả.

“Đó là những gì đã thay đổi cơ bản.”

Ông nói thêm, Washington không muốn xảy ra “Chiến tranh Lạnh” và không cố gắng kiềm chế Trung Quốc, nhưng kiên quyết và đứng lên bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.

Tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi việc thống nhất với Đài Loan “với một mốc thời gian nhanh hơn nhiều”, mặc dù ông không nói rõ ngày tháng.

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc sử dụng chuyến thăm Đài Loan vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi như một cái cớ để tăng cường các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ của riêng mình.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói trước đại hội 5 năm của Đảng ******** cầm quyền Trung Quốc vào tháng này rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ từ bỏ quyền sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, nhưng sẽ nỗ lực cho một giải pháp hòa bình.

(theo Reuters)
 
Không phải siết mà cấm luôn, cấm triệt để , bắt những công dân , tổ chức Mẽo đang hỗ trợ cho nghành công nghiệp bán dẫn Tàu, họ phải lựa chọn giữa tiền của Tàu và Citizenship Mẽo, 1 trong 2. Mà không phải mỗi Mẽo , có thêm anh Hà Lan và Nhật tham gia lệnh cấm này .Ảnh hưởng chi tiết xem video phía dưới :

Tan giấc mơ trung hoa rồi
 

Có thể bạn quan tâm

Top