Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn - Lòng người hướng về ai?

Bởi khi GL đánh ra Hà Nội, Hậu duệ NH bị dân ngoại thành bắt giao nộp, trái ngược với hồi Nguyễn ánh khi thất trận đc người dân cưu mang
Lịt mọe Tây Sơn thì bậc thầy về đồ sát rồi, tây son chỉ thua dacosa thôi
 
Bọn mày phải cảm ơn tao vì từ khi tao vào diễn đàn nhiều thứ về anh Huệ và lịch sử phong kiến Việt Nam mới được hé lộ cho bọn mày biết
Lịp pọe cảm ơn mày nhé tml
Cuối tháng lên đồn gặp tau lãnh 3 củ nhé
 
Kể hai câu chuyện.
1. Nguyễn Ánh trốn quân Tây Sơn, dân tình che giấu, giúp đỡ hết mình.
2. Quang Toản trốn quân Nguyễn Ánh, dân bắt trói giao cho NA trong vòng 1 nốt nhạc.
Plus: dù cho thế lực nào đó cứ dìm Gia Long, thì sự thật, ông là hoàng đế vĩ đại nhất, công lao lớn nhất
Để lôi kéo số đông chống lại phe đối lập nên TS dc tôn vinh vì kg dính tới ngoại bang. Đơn giản ls bóp méo tí là xong, dân trí thấp, truyeenf thông kg có, nên cho gì đọc đấy và cho là Ls vậy thôi. Khác gì tôn thờ mác-Lê.
 
Để lôi kéo số đông chống lại phe đối lập nên TS dc tôn vinh vì kg dính tới ngoại bang. Đơn giản ls bóp méo tí là xong, dân trí thấp, truyeenf thông kg có, nên cho gì đọc đấy và cho là Ls vậy thôi. Khác gì tôn thờ mác-Lê.
Cái đó cũng là lý do nhưng phức tạp hơn thế, Vì thời Nhà Nguyễn mở mang bờ cõi cũng thâu tóm khá nhiều đất trong đó có cả chăm pa, Cam... còn bài hát hận đồ bàn gì đó
 
Đụ móa, khúc sau có Quốc Gia Việt Nam và Đế Quốc Việt Nam nữa -> bị phe Diệm phế truất đó thây
Thoái vị khác với phế truất
Quan trọng là thoái vị , tức chế độ quân chủ sụp đổ=>> giang sơn ko còn chứ khúc sau nầy khác mịa gì 1 quan chức đâu.
Mấy giai đoạn sau ổng chỉ ở chức cố vấn, thủ tướng tức thành viên nội các ai hạ ổng mà ko đc
Chẳng qua dù gì ổng cũng là vua có nhiều ảnh hưởng nên rùm beng
 
Quan trọng là thoái vị , tức chế độ quân chủ sụp đổ=>> giang sơn ko còn chứ khúc sau nầy khác mịa gì 1 quan chức đâu.
Mấy giai đoạn sau ổng chỉ ở chức cố vấn, thủ tướng tức thành viên nội các ai hạ ổng mà ko đc
Chẳng qua dù gì ổng cũng là vua có nhiều ảnh hưởng nên rùm beng
Nếu nói như fen, thì Việt Minh đâu cướp chính quyền của nhà Nguyễn đâu. Mà là cướp từ tay Nhật Bổn mà
 
Việt Minh cướp được cái quần què từ tay Nhật Bổn.
Lúc đó Nhật đã tính đập chết Việt Minh rồi và hỏi ý kiến Bảo Đại nhưng Bảo Đại từ chối.
Cái chính danh duy nhất của Việt Minh là cướp được chính quyền trong tay Bảo Đại thôi
Ý t là đang phủ định cái ý của pilot9999 mà
 

Đại Nam qua góc nhìn của một người Anh năm 1822.​

John Crawfurd (13 tháng 8 năm 1783 - 11 tháng 5 năm 1868) là một bác sĩ người Scotland, nhà quản lý thuộc địa, nhà ngoại giao và đồng thời là tác gia. Ông được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm về các ngôn ngữ châu Á, sách History of the Indian Archipelago (Lịch sử Quần đảo Ấn Độ), và vai trò của ông trong việc thành lập Singapore với tư cách là vị Thống đốc (British Resident of Singapore) cuối cùng của Singapore; vị trí này đã được thay thế bởi Thống đốc Các khu định cư Eo biển.
Có thể nhiều bạn đã biết đến ông Crawfurd nhưng với tôi thì đây là lần đầu tôi biết ông và tác phẩm "Nhật kí của một Đại sứ đến các nước Xiêm và Việt Nam: Phô bày một cái nhìn chân thật về các quốc gia ấy" qua Wikipedia và tôi thấy rất ngạc nhiên về tầm hiểu biết cũng như nhãn quan chiến lược của ông ta khi đó. Năm 1822, ông có chuyến hành trình đến Đại Nam thừa lệnh toàn quyền Anh tại Ấn Độ. Trong khoảng 5 tháng đặt chân đến Việt Nam, ông có tiếp xúc với quan tổng trấn Gia Định là ông Lê Văn Thành cũng như xin tiếp kiến vua Minh Mạng nhưng bị từ chối. Sau đó khi về nước và viết cuốn nhật ký nêu trên in lần đầu năm 1827. Xin trích dưới đây những đoạn tôi đọc được trên Wikipedia và thấy hay (và nếu bạn nào có quyển hồi ký này bằng tiếng Việt thì cho tôi link tải)
- Đoạn nói về sức mạnh quân sự của triều Nguyễn thời Minh Mạng: "Toàn bộ đàn ông, từ 18 đến hơn 60 tuổi, đều phải phục vụ lao dịch, quân dịch cho triều đình. Sự cưỡng bức phục vụ quân đội gây ra nhiều hệ lụy, tinh thần và kỹ năng của quân lính kém cỏi. Vệ binh Hoàng gia có khoảng 30.000 quân ở kinh đô. Tổng số tượng binh khoảng 800, trong đó 130 con ở kinh thành. Nhà Nguyễn không có kỵ binh. Về thủy binh, quân lính được tổ chức từ các vùng ven biển thành các trung đoàn thủy quân. Tàu chiến có từ 16-22 súng, chứa được 200 lính; thuyền chiến lớn, loại 50-70 ta chèo, có trang bị thần công, chứa được 100 lính... Sau khi Gia Long chinh phục xong Bắc Thành, 150.000 quân được túc trực sẵn sàng chiến đấu. Sang thời Minh Mạng, số quân này bị giảm chỉ còn 40.000-50.000 và kém hiệu quả. Quân đội nhà Nguyễn được trang bị súng hỏa mai, lưỡi lê hoặc giáo. Súng được bảo quản tốt, quân lính có kỷ luật và diễn tập theo chiến thuật châu Âu. Người lính thời Nguyễn nhìn chung dễ bảo và biết nghe lệnh; tuy thấp bé nhưng mạnh mẽ, linh hoạt, và khóe léo bền bỉ.
Crawfurd đánh giá rất cao người lính nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ông cho rằng quân đội nhà Nguyễn dù cho có kỷ luật tốt và học theo cách châu Âu, nhưng người lính không có đủ can đảm. Và quân Nguyễn cũng chỉ đe dọa được các nước nhỏ kế bên, họ không có cơ hội nào để chống lại một lực lượng châu Âu. Crawfurd cho rằng, đối với thời Minh Mạng, chỉ cần một lực lượng quân châu Âu với 5.000 người, và một đội tàu chiến cỡ nhỏ cũng dư sức chinh phục và thiết lập sự cai trị vĩnh viễn nước này. Crawfurd nhìn thấy một viễn cảnh mà nước Việt Nam bị cai trị bởi một chính quyền của người châu Âu, nhất là người Pháp."
- Về điểm yếu chiến lược của Đại Nam: "Hai vùng Bắc ThànhGia Định Thành nằm cách xa, hay có nổi loạn. Các đồn binh và kho vũ khí, kể cả kinh đô, đều nằm sát bờ biển, rất có khả năng bị tập kích. Quân Nguyễn không thể đấu lại kỹ thuật và lòng can đảm của quân châu Âu; khi họ bị thua, triều đình sẽ mất nguồn lực, đồng nghĩa với việc đất nước bị đánh bại. Miền Trung phụ thuộc vào các nguồn cung và lương thực từ miền Bắc và miền Nam theo đường biển. Đường biển này dễ bị cắt đứt, nhất là Gia Định Thành, chỉ cần một lực lượng bình thường cũng làm được, có khi còn hỗ trợ người dân nổi dậy"
- Đoạn về vua Gia Long và những cận thần Pháp: "Công trạng của Gia Long chắc chắn bị thổi phồng quá mức, nhưng không thể chối cãi ông ta là một người tài giỏi, can đảm, kiên nhẫn, ngăn nắp và thông minh. Công lao lớn nhất của Gia Long là sự tiếp nhận các kiến thức, chiến thuật châu Âu vào quân sự và xây dựng thành trì. Qua đó mà ông ta có được một đội quân thường trực mạnh và hiệu quả bậc nhất ở châu Á, dù cần rất ít sự hỗ trợ của văn minh và khoa học châu Âu. Tuy nhiên, tài năng của Nguyễn Ánh chỉ đủ để chinh phục lại một vương quốc chứ không đủ để cai trị nó. Tầm nhìn của ông ta ích kỷ, hạn hẹp và bạo ngược; và chế độ mà ông ta xây dựng quả thực là một chính quyền quân sự chuyên chế bậc nhất. Những sĩ quan Pháp thân cận nhất của Gia Long nhiều lần mạo hiểm khuyên ông ta nên khuyến khích phát triển công nghiệp, nhưng ông ta luôn từ chối và cho rằng, kẻ nghèo ngoan ngoãn hơn người giàu. Dù rằng họ cho ông ta biết, các nước nghèo ở châu Âu mới là các nước hay có nổi loạn nhất, ông ta cũng bảo là chuyện đó khác với ở Việt Nam. Khi còn hoạn nạn, vương tử Nguyễn Ánh được ghi nhận là rộng lượng, nhưng khi có đủ quyền lực trên ngai, Gia Long hành động tàn bạo và thù hằn như bao tên bạo chúa phương Đông".
 
"Tầm nhìn của ông ta ích kỷ, hạn hẹp và bạo ngược; và chế độ mà ông ta xây dựng quả thực là một chính quyền quân sự chuyên chế bậc nhất. Những sĩ quan Pháp thân cận nhất của Gia Long nhiều lần mạo hiểm khuyên ông ta nên khuyến khích phát triển công nghiệp, nhưng ông ta luôn từ chối và cho rằng, kẻ nghèo ngoan ngoãn hơn người giàu..." -Đoạn này là tầm nhìn Ngu Dân Để Trị của Nguyễn Ánh .Ông ta tiếp xúc với phương Tây từ sớm , thừa hiểu phương Tây lợi hại ra sao , nhưng vì ích kỷ hẹp hòi mà để sau này biến con dân thành nô lệ cho ngoại bang . Và nhiều người lại ca ngợi tay Gia Long này thì thật không hiểu được .
 
Đây là ý kiến của một sĩ quan Anh.
Và phe Anh thất bại khi tiếp cận Nguyễn Ánh và triều Nguyễn để hợp tác buôn bán vì Nguyễn Ánh thấy tụi này âm mưu xâm lược
Anh đã cho tàu chiến xâm nhập Việt Nam và bị đánh bại
Cho nên đó chỉ là lời nhận xét mang tính cá nhân của ông ta.
Chả nói lên được gì
-Tôi không nghĩ vậy , phát triển công nghiệp có gì sai ,Gia Long không thể không biết Phương Tây phát triển thế nào .
-Đã biết là cả Pháp và Anh đều có giã tâm , thì phát triển quốc phú binh cường ,phòng giặc Tây mới phải nhưng lại chọn con đường đóng cửa, tôi thấy không hợp lý cho lắm .
-Lời giải thích hợp lý là Gia Long muốn bảo vệ quyền lực dòng họ Nguyễn của ông ta mà thôi , đóng cửa chính là ngăn những tư tưởng mới tràn vào Annam gây nguy hại cho chính bản thân ông ta và dòng họ sau này .
 
Cũng có thể như vậy
Hoặc khác hơn là ông ta nhìn thấy kết cục những nước mở cửa buôn bán với Tây lông đều bị xâm lược hết.
Ấn Độ Philippines indo Malaysia
Và Anh đang xâm lược Myanmar
-Những nước bị phương Tây xâm lược là khi phương Tây thấy chế độ sở tại rất yếu , không mạnh mẽ như vua chúa quan lại tại những quốc gia này tưởng , nên khi cân nhắc phương Tây đều giải quyết nhanh chóng mọi kháng cự .
-Đã thấy sự mạnh mẽ của phương Tây , và các quốc gia bị xâm lấn đều mạnh mẽ hơn quốc gia mình nhiều thì việc đóng cửa là tầm nhìn của kẻ ích kỷ vì lợi ích dòng họ mà bỏ qua lợi ích quốc gia , cái tư tưởng này ăn sâu góp phần giải thích tại sao dân ta 1 cổ 2 tròng thời thực dân , suy nghĩ của người họ Nguyễn lúc bấy giờ luôn là : Sao cũng được miễn là họ Nguyễn vẫn làm vua , có thế thôi .
 
Tình hình Việt Nam lúc đó rất khác.
Nho giáo ăn sâu vào tư tưởng
Và Gia Long thấy số phận của các vua Pháp và Anh trong các cuộc cách mạng Pháp Anh đều bị chặt đầu
Và Gia Long giành được thiên hạ là nhờ tư tưởng Nho giáo
Chưa kể phong trào xâm chiếm thuộc địa của Anh Pháp đang bắt đầu ở Châu Á
Họ buôn bán xong đưa gián điệp vào thông qua truyền đạo
Sau đó sẽ tiến hành xâm lược
Chúng ta thế kỷ 21 nhìn về quá khứ phán rất dễ
Phải đặt bản thân vào tư duy đầu thế kỷ 19 sẽ thấy khác biệt rất lớn
Có thể như anh nói .
Nhưng có vấn đề ở đây :
-Gia Long đã thấy được nguy cơ từ Phương Tây , nhưng cách ông ấy chọn là đóng cửa , và chỉ thế thôi và chỉ thế thôi , không có gì thêm .
-Gia Long không dành được thiên hạ nhờ Nho Giáo , mà thấy ở Nho giáo là công cụ tốt nhất cho ông ta và hậu duệ sau này duy trì quyền lực , ông ta thấy nguy cơ những nhà truyền đạo đang truyền vào Annam những tư tường không phải Trung Quân ,và rất nhanh ông ta biết phải làm gì với những tư tưởng này , vẫn là cách đấy thôi : Đóng Cửa .
-Đúng là tôi dùng nhãn quan của thế kỷ 21 để đánh giá những hành động thế kỷ 19 , nhưng qua lăng kính thế kỷ 21 tôi thấy mọi hành động của Nguyễn Ánh là đảm bảo quyền lực của dòng họ, và chỉ dòng họ ông ta được trường tồn .
-Gia Long thống nhất Bắc Trung Nam , nhưng cái tư tưởng hẹp hòi mà Sỹ Quan người Anh chỉ ra tôi thấy là chuẩn xác không hề có sự cay cú nào ở đây
 
Có thể như anh nói .
Nhưng có vấn đề ở đây :
-Gia Long đã thấy được nguy cơ từ Phương Tây , nhưng cách ông ấy chọn là đóng cửa , và chỉ thế thôi và chỉ thế thôi , không có gì thêm .
-Gia Long không dành được thiên hạ nhờ Nho Giáo , mà thấy ở Nho giáo là công cụ tốt nhất cho ông ta và hậu duệ sau này duy trì quyền lực , ông ta thấy nguy cơ những nhà truyền đạo đang truyền vào Annam những tư tường không phải Trung Quân ,và rất nhanh ông ta biết phải làm gì với những tư tưởng này , vẫn là cách đấy thôi : Đóng Cửa .
-Đúng là tôi dùng nhãn quan của thế kỷ 21 để đánh giá những hành động thế kỷ 19 , nhưng qua lăng kính thế kỷ 21 tôi thấy mọi hành động của Nguyễn Ánh là đảm bảo quyền lực của dòng họ, và chỉ dòng họ ông ta được trường tồn .
-Gia Long thống nhất Bắc Trung Nam , nhưng cái tư tưởng hẹp hòi mà Sỹ Quan người Anh chỉ ra tôi thấy là chuẩn xác không hề có sự cay cú nào ở đây
Phong kiến làm gì có chế độ nào ko sợ mất ngôi? không đề cao Trung quân? mà trong đó nho giáo, đạo giáo, thậm chí tam sao thất bản cả Phật giáo là công cụ?

thời đó có chế độ phong kiến nào cho phép truyền đạo thiên chúa giáo giống như ông ( cho dù bất đắc dĩ)

đó là 1 việc là chuyện xưa nay, tại sao quy kết đó là đi ngược với suy nghĩ thực tại để lên án?

Hơn nữa 1 vị vua chỉ cầm quyền 20 năm với 1 đn trải qua nội chiến binh dao, nói lên được điều gì?

Napoléon đánh chiếm hết châu âu nếu thắng tiếp theo sẽ là châu á chẳng lẽ đó ko là cảnh báo

Mỗi người mỗi góc nhìn, nhưng có lẽ đặt mình vào thời điểm lịch sử sẽ khách quan

 
Việc nước đéo gì.
Tụi Thanh nó qua trên lãnh thổ vương quốc bắc hà của vua Lê và theo lời mời của vua Lê
Liên quan đéo gì vương quốc nam hà của anh Huệ mà mày kêu việc nước
Lãnh thổ nào của vua Lê???? Vua cũng chỉ là hình ảnh đại diện cho 1 nền văn hóa, hoặc dân tộc. Mời giặc về giày xéo lên đất của ông cha tổ tiên, cũng xứng đáng đc gọi là vua à?
 
Như thế nào gọi là giặc.
Thái Tổ bản triều mời gần 32 vạn cố vấn Tàu sang có được gọi là mời giặc về giày xéo lên đất của ông cha tổ tiên không?
Lãnh thổ thời phong kiến đéo phải của vua thì chắc của ông cố nội mày hả.
Uh, của ông cố nội tao đấy. Sao? Bản triều Lồn nào mời 32 vạn cố vấn Tàu?
 
Gia Long không đóng cửa
Ông ta vẫn mua bán vẫn tiếp thu khoa học kỹ thuật vẫn hợp tác với phương tây
Nhưng không theo cái cách mà tụi Anh mong muốn
Có thể ông ta nhìn thấy được âm mưu của tụi Tây và bọn Anh.
Nên nhớ cái thằng cha nhận xét ở trên là nhà quản lý thuộc địa, nhà ngoại giao và vai trò của ông trong việc thành lập Singapore với tư cách là vị Thống đốc (British Resident of Singapore) cuối cùng của Singapore;
Cho nên cách nhìn của hắn là cách nhìn của kẻ xâm lược và không hài lòng khi Gia Long không rơi vào bẫy của tụi Anh.
Còn Minh Mạng mới đóng cửa hoàn toàn
'Cho nên cách nhìn của hắn là cách nhìn của kẻ xâm lược và không hài lòng khi Gia Long không rơi vào bẫy của tụi Anh.
'-Tôi không hiểu lắm, tại sao lại là bẫy khi khuyên 1 nhà lãnh đạo phát triển Công Nghiệp ở nước mình .
 
Có thể như anh nói .
Nhưng có vấn đề ở đây :
-Gia Long đã thấy được nguy cơ từ Phương Tây , nhưng cách ông ấy chọn là đóng cửa , và chỉ thế thôi và chỉ thế thôi , không có gì thêm .
-Gia Long không dành được thiên hạ nhờ Nho Giáo , mà thấy ở Nho giáo là công cụ tốt nhất cho ông ta và hậu duệ sau này duy trì quyền lực , ông ta thấy nguy cơ những nhà truyền đạo đang truyền vào Annam những tư tường không phải Trung Quân ,và rất nhanh ông ta biết phải làm gì với những tư tưởng này , vẫn là cách đấy thôi : Đóng Cửa .
-Đúng là tôi dùng nhãn quan của thế kỷ 21 để đánh giá những hành động thế kỷ 19 , nhưng qua lăng kính thế kỷ 21 tôi thấy mọi hành động của Nguyễn Ánh là đảm bảo quyền lực của dòng họ, và chỉ dòng họ ông ta được trường tồn .
-Gia Long thống nhất Bắc Trung Nam , nhưng cái tư tưởng hẹp hòi mà Sỹ Quan người Anh chỉ ra tôi thấy là chuẩn xác không hề có sự cay cú nào ở đây
Đúng là mọi hành động của Nguyễn Ánh đều là đảm bảo quyền lực, cũng như tất cả các ông vua khác ở châu Á, thậm chí châu Âu thời bấy giờ dù có theo nho giáo hay không, đấy là điều tự nhiên thời kỳ đấy.
Sau này phải đến khoảng thế kỷ 20 thì tư tưởng quốc gia dân tộc mới du nhập vào vn (cũng từ châu âu) qua các ông có tư tưởng cấp tiến như Phan châu trinh, Phan bội châu. Còn trước đó làm gì có ai biết đến quốc gia dân tộc, không chỉ dân đen mà kể cả quý tộc, quan chức, danh tướng đến vua chúa thì ai ai cũng hành động dựa vào lợi ích của bản thân và dòng tộc hết.
Những tư tưởng không phải trung quân thì đương nhiên vua nào cũng sẽ cấm đoán, kể cả vua nào cũng vậy thôi. Ông nào cũng muốn lật vua để lên làm vua, nhưng làm vua rồi thì lại dạy dân phải trung với vua, thằng nào phản nghịch còn chém cả họ ấy chứ lại còn định truyền bá tư với tưởng.
Chính vì sự vô lý của chế độ phong kiến như vậy nên sau này xã hội mới vận động để xuất hiện tư tưởng quốc gia dân tộc tiến bộ hơn thay thế, kèm với đó là chế độ quân chủ lập hiến hay nền cộng hòa. Tại chế độ mới thì các lực lượng không đâm chém nhau giành quyền lực nữa mà phải thỏa hiệp để có quyền lực, mà quyền lực để phục vụ cho quốc gia dân tộc chứ không phải cho bản thân dòng họ. Ở vn thì tư tưởng đó cũng không tự nhiên xuất hiện mà cũng du nhập từ châu âu, còn châu âu thì đã xuất hiện tư tưởng đó vào thời kỳ trước là cách mạng tư sản anh rồi.
Vậy câu hỏi tại sao Nguyễn Ánh không làm thế này thế kia chả khác nào câu hỏi tại sao thời đấy dân đi từ huế ra gia định lại đi bằng ngựa mà không đi bằng tàu hỏa, ô tô. Vì đơn giản dân thời đấy có biết gì đến tầu hỏa ô tô đâu, cũng không hề biết đến tư tưởng quốc gia dân tộc. Kể cả vua cũng vậy, đâu biết tư tưởng quốc gia dân tộc là cái gì.
Nguyễn Ánh không đóng cửa, ông vẫn chủ trương giao lưu buôn bán làm ăn với nước ngoài, đặc biệt là lực lượng quân đội, vũ khí vẫn mua mới từ châu âu thường xuyên và hiện đại.
Lời khuyên của ông sỹ quan Anh không sai, nhưng trong hoàn cảnh nước Anh xâm lược khắp nơi, thì đối với một nước chưa bị xâm lược như vn thì người lãnh đạo luôn có phản ứng cảnh giác, đặt vào hoàn cảnh của người đó thì làm sao mà biết được lời khuyên đó đúng hay không? đến thế kỷ 20,21 mới nhìn lại thấy đúng.
 
Top