Tiếng Việt, những câu nói hàng ngày mà nhiều người chưa chắc đã hiểu?

Tao thấy cái topic này hay cơ mà hơi ngắn hóng có phần tiếp
Tao bất chợt nghĩ ra vài từ thì viết thôi. Thằng nào biết thì vào đóng góp, một mình tao ko làm xuể. Với lại giải nghĩa có vài từ thôi nhưng ngồi gõ mất cả tiếng. Thớt này là tàm tạm rồi, chúng nó lập thớt còn ngắn cùn, thậm chí còn đéo thèm viết mà copy pase cái link đéo đâu vào
 
Chắc cùng 1 loại với bọn tao ngoài này, nhưng cách gọi khác nhau.
Hồi bé hay dùng quả đay, sau văn minh hơn lấy giấy vệ sinh ngấm nước rồi vo lại bắn, đỡ đau hơn

B0S1W.png
Này là trái cò ke chứ có phải đay đâu. Cái củ Lồn này bắn đau vãi lồn, tay thằng nào mà khỏe thụt trái này phát nào bầm phát đấy.
 
ĐM giờ t quên mẹ cách vắt tranh rồi, ngày xưa quê t gọi là đánh tranh:vozvn (19):
Đúng. Đánh tranh hay vắt tranh đều là một mày nha. Thời tường nhà trộn đất sét + rơm rồi đạp cho nhuyễn rồi phết lên tường đã đan sẵn các mảnh từ tre để làm phên đất.
 
Đúng. Đánh tranh hay vắt tranh đều là một mày nha. Thời tường nhà trộn đất sét + rơm rồi đạp cho nhuyễn rồi phết lên tường đã đan sẵn các mảnh từ tre để làm phên đất.
Tao kén ăn nên hầu như k ăn chung đc đồ người khác lựa chọn, còn tao lựa chọn thì thành ra kén chọn quá nhiều khi người ta bực mình. =))
 
Cũng có nhiều câu mà giờ cũng đổi nghĩa hết rồi.
Ví dụ như câu Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm, chẳng hiểu sao giờ lại thành gà mọc đuôi tôm? đuôi tôm là cái lồn gì? :vozvn (19):
Đúng là dân tộc 4000 năm mà không chịu lớn.

Cũng có những câu đổi nghĩa theo tân thời như câu lo bò trắng răng,
chính xác là vì ngày xưa người Việt nhuộm răng hết, nên có một anh chàng lắm chuyện thấy con bò răng trắng ởn thì lại giật mình đi hét toáng lên, cho là sự gì lạ lùng lắm.
t cũng học về văn hoá nên chỉ thấy tiếc cho một nền văn hoá đẹp bị đảng cầm quyền đồng hoá và xoá đi dần dần.
Lúc hai con gà nó phủ nhau. Cái đuôi nó xoè ra giống cái đuôi con tôm. Ngày xưa nuôi gà phải mang đi xa xa một tý để xin giống cho gà con nó tốt. Gần quá bị giao phối cận huyết. K biết liệu đúng k?
Vọc niêu tôm giống con mèo ăn vụng quá.
 
Dạng này nhiều mà, hồi xưa đi học, cô dạy văn giải thích khá nhiều câu: Ướt như chuột lột, râu ông nọ cắm cằm bà kia, đơn thương độc mã, thuốc đắng dã tật,...
Cô giáo mày giỏi đấy. Cô chắc cũng phải có tuổi mới hiểu rộng như vậy. Mấy giáo viên trẻ ít biết hơn
 
Tao chưa nhớ ra đc nhiều từ hay.
Nhưng bổ sung thêm 1 từ nữa đã bị nói trệch và hiểu nhầm ý nghĩa.

Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan
Đéo hiểu thằng củ kec nào chế cháo ra câu này. Nghĩa của nó ám chỉ các loại gái ko nên động đến nhưng nghĩ lại thì thấy nhiều điểm rất vô lý. Vợ bạn thì đúng là ko nên đụng đến rồi, trái luân thường đạo lý...
-Nhưng con thầy thì quá bình thường. Tán con gái thầy nếu thầy quý, thầy gả con gái cho lại chả sướng bỏ mei. Từ quan hệ thầy trò thành bố vợ-con rể cũng là 1 việc rất tốt.
-Còn gái cơ quan thì cũng bình thường. Đi làm đồng nghiệp quen biết nhau tại nơi làm việc, có tình cảm thì đến với nhau là lẽ thường tình. Vợ chồng làm cùng ngành nghề thậm chí còn thấu hiểu cho nhau vì hiểu tính chất công việc...

-Câu này nghĩa gốc chỉ là : Cơm thầy, vợ bạn
Vợ bạn thì quá rõ , tao đã nêu ở trên , khỏi cần bàn.
Còn cơm thầy là sao? Ý muốn nói người thầy, hay người tiền bối chỉ dậy, dẫn dắt mình có đc cái nghề để kiếm cơm. Vì vậy, cần tôn trọng họ vì là người đi trước lại có ơn với mình. Nếu sau này ra làm việc, gặp chuyện gì đụng chạm đến công việc (miếng cơm) của thầy thì tốt nhất nên né tránh để làm trọn cái đạo với ân nhân. Ví dụ: một anh nhân viên công ty A đi kiếm hợp đồng cho cty, gặp 1 dự án vấp phải sự cạnh tranh của công ty B. Mà người đàm phán hợp đồng của cty B lại là bậc đàn anh, tiền bối dẫn dắt mình ngày xưa. Thì anh này từ chối chủ đầu tư ko muốn cạnh tranh nữa vì tôn trọng bậc tiền bối có ơn với mình.
Con thầy vợ bạn. Hình như trước ông Ngạn cũng giải thích. Là học trò ngày xưa đến nhà thầy học. Nhà thầy có con gái. Thì dù có đẹp đến mấy cũng ko nên nhìn ngắm mà phải tập trung học. Nếu tằng tịu với con gái thầy thì mỗi lần đến học sẽ bị phân tâm khó tiếp thu. Nếu chuyện vỡ lở thầy biết thì thầy ghét sẽ ko học đc. Tao nhớ mang máng là như thế
Nhưng giải thích theo câu gốc của mày: cơm thầy, vợ bạn. Tao thấy thâm sâu hơn
 
nếu còn giữ hán tự, thì nhìn 1 phát là biết ngay nghĩa từ cấu thành, chả cần phải giải thích làm gì
bọn hàn quốc tuy đã chuyển sang chữ kí âm từ sau chiến tranh triều tiên, nhưng khi dạy học, bọn nó vẫn giữ hán tự trong từ điển, để học sinh biết từ đó có ý nghĩa như thế nào
và tên người hàn trên cccd, có mở ngoặc hán tự để người ta biết ý nghĩa tên gọi 1 người, các biển báo địa danh, cũng có hán tự kèm theo

riêng dân vn thì mất gốc tới nỗi, cái từ "hạ mã", dân vn tưởng là tên thần thánh đền chùa gì đó, cúng bái như đúng rồi
Sắp tới dân việt sính ngoại toàn nói tiếng Anh. Thấy cái biển “tắt máy xuống xe” lại khấn vái đấy =))
 
nếu còn giữ hán tự, thì nhìn 1 phát là biết ngay nghĩa từ cấu thành, chả cần phải giải thích làm gì
bọn hàn quốc tuy đã chuyển sang chữ kí âm từ sau chiến tranh triều tiên, nhưng khi dạy học, bọn nó vẫn giữ hán tự trong từ điển, để học sinh biết từ đó có ý nghĩa như thế nào
và tên người hàn trên cccd, có mở ngoặc hán tự để người ta biết ý nghĩa tên gọi 1 người, các biển báo địa danh, cũng có hán tự kèm theo

riêng dân vn thì mất gốc tới nỗi, cái từ "hạ mã", dân vn tưởng là tên thần thánh đền chùa gì đó, cúng bái như đúng rồi
Trông mong gì từ cái bản ghi tay ký âm để dễ nhớ của thằng thầy xứ BDN đâu mày. Ghét Tàu đến mức độ mù quáng, cái tinh tuý cũng bỏ đi. Trước ông thầy tao bảo còn ghét Tây đến mức độ cứ cái gì của Tây là ghét. Xà phòng của nó sạch sẽ thì chê ko dùng đem vứt đi, bảo là giặt bằng tro sạch hơn :waaaht:
 
Sửa lần cuối:
Giờ bọn mày mua cái cuốn từ điển Hán Việt như của Đào Duy Anh, Thiền Chưử, rãnh đem vào nhà vệ sinh giở ra mà xem
Cái này phải là từ điển ca dao tục ngữ, thành ngữ mới chuẩn. Tao ngày xưa cũng mua quyển từ điển Hán-Việt về xem nhưng chỉ giải thích các từ Hán-Việt. Hồi đấy là lúc tao đi làm thêm nó tuyển “khánh tiết” mà tao ko biết là làm gì =)) nên phải mua về xem. Đến lúc nhận bằng đại học, thầy phó hiệu trưởng đọc giới thiệu xong mời các đại biểu “an toạ” mà thằng bạn tao cũng ko hiểu là từ gì. May mà tao hiểu
 
Đa phần bọn nó nói câu này thì đc hiểu theo nghĩa tao bôi đen. Mà những thằng thở ra câu này toàn lại trẻ trâu, to mồm, ít học thích dùng vũ lực bắt nạt người khác.
Tao mà gặp mấy thằng ranh nói "mày biết bố mày là ai ko"?
Tao sẽ trả lời: "bố mày là 1 thằng mặt lol nên mới đẻ ra cái loại như mày"
Loại ít học lại thích chơi chữ mà bị phản dame chắc cay lắm, kiểu gì cũng lao vào tẩn nhau
Nó hỏi "mày biết bố mày" ~~> tức nó hỏi bố của mày(nó xưng nó là bố của mày). Mày đi trả lời như thế thì lại quá ngu.
Thứ nhất là trả lời chệch mẹ đi hướng khác.
Thứ hai là mày tự chửi mày là 1 thằng mặt lol(nếu từ bố mày kia nó hiểu theo kiểu mày tự xưng là bố nó).
 
Nông chân là phong thái của người quân tử thường chậm dãi, nho nhã.
người quân tử thì thường là những người nho nhã lịch sự và họ đi rất chậm,và cũng bởi vì câu nói này xuất phát từ ngày xưa thời của những thư sinh áo dài với những bước đi chậm dãi. Vì mặc chiếc áo dài đến gần mắt cá chân như vậy rồi bước đi với những bước chậm dãi làm người ta tưởng anh này chân ngắn (cách gọi khác là "nông chân"). Nhưng kỳ thực thì không phải vì họ chân ngắn mà là do phong thái quân tử làm họ trở lên như vậy
Dạy tiếng Việt vậy là hư hết. Dưa leo nó đá vô cuống họng mày.
 
Sửa lần cuối:
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN. Thực sự câu này đúng mà ko hẳn là đúng vì từ ngữ thuần Việt ko quá nhiều, đa phần vay mượn từ nước ngoài, chủ yếu là từ mượn bên Tàu, được đọc theo lối phiên âm Hán-Việt. Chính ra tiếng Tàu mới đa nghĩa, trừu tượng, mới đúng là phong ba bão táp. Có nhiều từ người Việt vẫn dùng trong cuộc sống hàng ngày, nói rất nhiều nhưng ý nghĩa thì lại rất ít người biết.

Tết Nguyên đán
Từ này thì ai cũng biết và ai cũng nói mỗi dịp đón năm mới. Tết nguyên đán là lễ đón năm mới của các nước theo lịch mặt trăng (Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Việt Nam...) . Ngày lễ này đã có hàng ngàn năm, nhưng ko phải ai cũng hiểu đc nghĩa của nó, kể cả các cụ già sống quá nửa đời người.
-Nguyên là đầu tiên. Ví dụ: trạng nguyên là người đứng đầu kỳ thi khoa bảng thời phong kiến hay nguyên thủ quốc gia là người lãnh đạo, đứng đầu một đất nước.
-Đán là buổi sáng sớm
Vậy Nguyên Đán là buổi sáng sớm đầu tiên. Một cách chơi chữ của người xưa, ví von cho 1 sự khởi đầu mới (năm mới)

Bnrue.jpeg


Đều như vắt tranh
-Từ này mới buồn cười. Có nhiều lần tao viết từ này thì bị nhiều người vào bắt lỗi. Họ bắt phải sửa tranh thành chanh, bảo tao viết sai chính tả. Nhưng thực sự họ mới là người sai vì ko hiểu ý nghĩa của từ. Tao có hỏi thì họ nói hành động này là đều như vắt quả chanh. What đờ hợi? Vắt nước từ quả chanh thì có gì mà đều cơ chứ? Vặn lại thì người ta ko giải thích được.
-Vậy từ này có nghĩa gì?
Thời xưa, người VN rất nghèo, có cái nhà chui ra chui vào, che nắng, che mưa là tốt rồi. Loại nhà mà dân thời xưa ở đa phần là nhà tranh vách đất. Tức là: tường thì đắp bằng đất, còn mái lợp bằng cỏ tranh. Chính hình tượng mái nhà tranh này đã đi vào thơ ca và đi vào cả tiềm thức người dân VN rất nhiều. Ví dụ như bài hát "xuân này con không về" có câu: "Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang".
-Mái nhà thời xưa được lợp từ cỏ tranh, một loại cỏ ngày nay ít người biết đến. Muốn lợp mái người ta bó cỏ tranh lại thành từng khóm, còn gọi là đánh tranh. Rồi dùng những khóm cỏ tranh đó lợp mái. Một khóm đó còn được gọi là một cái vắt tranh. Khi lợp các vắt tranh thì người ta bó rồi lợp đều tăm tắp. Vì vậy mới gọi là đều như vắt tranh.

Bn6C0.png


Bn58p.png

Nhà tranh vách đất và cái vắt tranh

Nghèo rớt mồng tơi
-Từ này cũng gây nhiều sự hiểu lầm, đa phần hiểu thành nghĩa rau mồng tơi. Ngày xưa, tao cũng chả hiểu gì, tự hỏi sao cái nghèo lại đi kèm với rau mồng tơi? Nhiều lúc nghĩ chắc chỉ có người nghèo mới ăn mồng tơi.
-Sau này tìm hiểu mới biết được ý nghĩa của nó.
-Câu chuyện vẫn là cái nghèo của người VN. Thời xưa, đa phần dân VN chỉ làm nông, sáng sớm ra đồng cày cấy, người ta mặc 1 cái áo tơi để che mưa, hoặc che gió cho đỡ lạnh. Áo tơi là loại áo được đan bằng lá cọ hoặc lá dừa, ko có tay áo mà đc mặc như 1 cái áo choàng. Phần trên cùng người ta đan thành lỗ để luồn sợi dây vào trong, sau đó quấn quanh cổ.
Phần trên cùng có luồn dây này gọi là mồng tơi.
-Loại áo này đan từ lá, chính vì vậy nếu dùng nhiều, nhất là gặp mưa thì lá cọ cứ thế rụng xuống và rụng từ dưới rụng lên. Cần nhắc lại đây là loại áo rất rẻ tiền, chỉ có nông dân mới dùng. Khi lá cứ thế rụng dần trong quá trình sử dụng, cái áo cứ ngắn dần đi và đến lúc lá rụng hết chỉ còn lại mỗi cái mồng tơi phía trên cùng cũng bị rụng nốt thì người ta ám chỉ việc nghèo đến ko còn gì có thể nghèo hơn nữa, nghèo đến mức cái mồng tơi cũng ko còn... Nói chung là nghèo ko thể tưởng tượng nổi.

Bnsv4.png


Bnt0v.png

Cái áo tơi, phía trên cùng là cái mồng tơi

Trâm anh thế phiệt
Đây là 1 từ ghép đa nghĩa, từ này thì nhiều người hiểu và ko bị nhầm lẫn tai hại như các từ trên.
Nhưng ý nghĩa sâu xa của nó chưa chắc nhiều người đã biết
-Trâm là cái trâm cài đầu. Nếu xem phim cổ trang thì có thể dễ dàng nhận thấy, thời xưa người ta búi tóc củ tỏi cao trên đỉnh đầu, rồi lấy cây trâm đâm xuyên qua búi tóc. Trâm chính là 1 loại phụ kiện trong trang phục của những người giàu có, quyền quý, nó tương đương với 1 món đồ trang sức. Tiếng Hán còn gọi cây trâm là cái Kim thoa. Trâm thường đc làm bằng đồng, người nào giàu có hơn có thể dùng trâm vàng, trâm bạc thậm chí là trâm bằng ngọc.
-Anh là 1 dải lụa cài trên mũ thả xuống 2 bên vai. Cũng là 1 loại phụ kiện trong trang phục của người giàu.
Nói chung, Trâm và Anh là những loại trang sức của người giàu có, quyền quý. Nó tương đương với đồng hồ Rolex, túi Hermes bây giờ. Người ta dùng những cái này để thể hiện đẳng cấp trong xã hội.

BnKXo.png


Nhân vật Tuân Úc trong Tam Quốc diễn nghĩa sử dụng trâmanh trong trang phục

-Thế là thời thế.
-Phiệt là những người rất giàu có, từ phiệt đc hiểu trong từ "Nhà tài phiệt" chẳng hạn
-Thế Phiệt ám chỉ những người giàu có nhưng giàu nhiều đời rồi, có tài sản kế thừa liên tục, tức là tầng lớp tinh hoa, có địa vị xã hội. Khác với những người giàu xổi kiểu trọc phú. Ví dụ: một anh sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống 3 đời làm gỗ nổi tiếng 1 vùng và rất giàu có, anh này có thể hiểu là trâm anh thế phiệt. Nhưng một anh khác mới trúng Vietlott 300 tỷ tối hôm qua thì ko thể coi là trâm anh thế phiệt, mặc dù khối tài sản của 2 anh tạm coi là tương đương nhau.

-Nói chung, Trâm anh thế phiệt ngày nay thường đc chỉ những cậu ấm, cô chiêu sinh ra trong già đình giàu có, quyền thế truyền đời. Sinh ra đã ngậm thìa vàng, phải đi lùi mới đến vạch đích...

BnXYa.webp
Đáng làm cốc bia
 
Hiểu ngữ nghĩa cơ bản sẽ dần nâng lên level dùng “power of word”
Kw cho thằng nào thích tìm hiểu.
 
- “tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương”
Canh gà là thời gian chứ éo phải súp gà
-hồi nhỏ lần đầu tiên đọc "..., canh gà Thọ Xương" cũng tưởng là canh thịt gà, trong đầu suy nghĩ đéo hiểu canh thịt gà có liên quan gì trong mấy câu thơ này... sau này tự hiểu ý là tới giờ Dậu
-
“ mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ “

cái này bây giờ mới biết, vẫn cứ tưởng tượng là mưa bay trên mấy cái tầng tháp cổ :vozvn (19):
 
Trong này cũng nhiều tú tài văn hay chữ tốt chứ không phải suốt ngày toàn sex
 
bài hay đấy tml

tau thì giờ bị dị ứng với vài từ và số chúng mày ạ, như là NGẠO NGHỄ, CÚ ĐẤM THÉP, 331, nghe và đọc gặp mấy từ trên là tau nhức đầu, chân rung, đéo biết xài thuốc gì cho khỏi bệnh
 
Dạng này chúng m muốn tìm hiểu thì cứ lên FB tìm fanpage Tiếng Việt giàu đẹp, tra từ điển Hán Viện, Nôm thì vào web hvdic chấm thi viện chấm nét mà tra.
Tặng chúng m 1 từ mà dân Việt cũng hay nhầm đó là Vãng Cảnh (vãng cảnh chùa) chứ méo phải vãn cảnh nhé!
 
Nghe mày mô tả thì chỉ có vua chúa hoặc các chư hầu phân phong mới đc dùng từ này.
Tao nhớ ngày xưa xem Bao công, cái phần Cơn giận lôi đình, nói về Sài Văn Ý, con cháu Sài gia ở Trần Kiều. Thuộc dòng dõi nhà Hậu Chu, được vua Tống ban cho chức Tiểu thương vương truyền đời, miễn tử và ăn bổng lộc ko hết.
Chính lời thoại trong phim, Sài Văn Ý tự cao nói với Triển Chiêu, ta thuộc dòng dõi thế tập, có chiếu miễn tử của Cao tổ hoàng đế ban truyền đời, ngươi làm gì nổi ta. Thế là Triển Chiêu xách dép quay về, đéo dám động vào nó.
Thì đúng rồi mày thế phiệt nó ko khác gì vua con luôn nó được phân cho cai quản cả 1 vùng lãnh thổ, được thu thuế, truyền đời nỗi dõi, có những thời kì bọn thế phiệt mạnh có quân đội riêng lại còn được quyền phong quan (có quy định là từ chức mấy phẩm trở lên tất nhiên là phải báo lại vua nhưng cũng chỉ cho có lệ chứ nó có quyền dc phong quan luôn khác xa trâm anh)
Trâm thì chỉ ám chỉ người giàu có nhiều tiền thôi
 
Còn rất nhiều từ đang dạy sai, và có chiếu hướng ngộ nhận là đúng như từ giời, đúng của nó phải là trời nhưng do miền Bắc phát âm sai thành giời nên giảng dạy cũng thành giời khiến nhiều người ngộ nhận giời cũng đúng nhưng đây là từ sai chính tả.
Từ Sử Dụng cũng sai, đúng của nó là Xử Dụng , xử trong xử lý, xét xử, sử chỉ dùng trong lịch sử
Bố láo “sử dụng” 使
 

Có thể bạn quan tâm

Top